Hỏi về hổ trợ ổn định đời sống

văn bản hướng dẫn thi hành

hệ thống văn bản của việt nam là: Luật->Nghị định->thông tư->Các quyết định, văn bản hướng dẫn của địa phương.
Mình nói từng địa phương khác nhau sẽ có quy định khác nhau là không sai đâu.
VD Văn bản của nghị định 64 nói là không quá 3ha. tức là có thể từ 0 đến 3ha. Vì vậy từng địa phương trên cơ sở quỹ đất của mình sẽ ra quyết định trong từng trường hợp cụ thể chứ nghị định làm sao quy định chi tiết đến cấp xã phường được. nếu không có con số cụ thể đến từng hộ gia đình thì làm sao mà ra quyết định giao đất được.
Ở Hà Nội chẳng hạn, hạn mức theo NĐ mà bạn trích dẫn là không quá 2ha. thực tế thì ở Hà Nội lấy đâu đất mà giao mỗi hộ 2ha được? cho nên thành phố sẽ giao hạn mức lại cho từng quận, huyện trên cơ sở quỹ đất địa phương và số hộ gia đình
 
bạn hiểu sai ý của thông tư 14/TT-BTNMT

mình đã xem lại quy định của thông tư 14/TT-BTNMT rồi.
Khoản c điều 14 của TT 14 không hề sai. mà chính bạn hiểu sai ý của thông tư.
phương án giao đất cho hộ bà A thì mọi nhân khẩu phát sinh trong hộ bà A mới có quyền lợi. Người ở hộ khác thì không
Chỉ trừ trường hợp bà A đã cho anh con trai đất thì hộ anh ta mới được hưởng quyền lợi. lúc này hộ bà A lại không có quyền lợi.
Còn một trường hợp là bà A vẫn đứng tên sổ đỏ, anh con trai là người sử dụng đất. lúc này mọi tài sản, đầu tư vào đất thì anh con trai được tền đền bù. Bà A được bồi thường về đất, các khoản hỗ trợ khác sẽ do người trong hộ bà A hưởng.
bạn cần phải lưu ý: sổ đỏ và phương án giao đất là pháp lý cao nhất để thực hiện bồi thường hỗ trợ. Sổ của ai người ấy hưởng
 
Last edited by a moderator:
mình đã xem lại quy định của thông tư 14/TT-BTNMT rồi.
Khoản c điều 14 của TT 14 không hề sai. mà chính bạn hiểu sai ý của thông tư.
phương án giao đất cho hộ bà A thì mọi nhân khẩu phát sinh trong hộ bà A mới có quyền lợi. Người ở hộ khác thì không
Chỉ trừ trường hợp bà A đã cho anh con trai đất thì hộ anh ta mới được hưởng quyền lợi. lúc này hộ bà A lại không có quyền lợi.
Còn một trường hợp là bà A vẫn đứng tên sổ đỏ, anh con trai là người sử dụng đất. lúc này mọi tài sản, đầu tư vào đất thì anh con trai được tền đền bù. Bà A được bồi thường về đất, các khoản hỗ trợ khác sẽ do người trong hộ bà A hưởng.
bạn cần phải lưu ý: sổ đỏ và phương án giao đất là pháp lý cao nhất để thực hiện bồi thường hỗ trợ. Sổ của ai người ấy hưởng
----------------
Cảm ơn anh naat!
Điểm c khoản 1 thông tư số 14 không phải nhắc đến nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất trong hộ gia đình được cấp đất theo nghị định 64 anh à!
Điểm c này ý muốn nói đến những trường hợp đủ điều kiện được giao đất theo nghị định 64 mà chưa được giao đất. Như vậy những nhân khẩu trong hộ gia đình anh con trai bà A như vợ và các con anh ấy là những đối tượng này đó anh!
Còn vấn đề anh nói ;
"bà A vẫn đứng tên sổ đỏ, anh con trai là người sử dụng đất. lúc này mọi tài sản, đầu tư vào đất thì anh con trai được tền đền bù. Bà A được bồi thường về đất, các khoản hỗ trợ khác sẽ do người trong hộ bà A hưởng."
Nói vậy nếu bà A hiện đã quá già quá tuổi lao động các nhân khẩu trong hộ gia đình bà A hiện tại đều không làm nông nghiệp mà thoát ly hết rồi thì vẫn là bà A nhận các khoản hỗ trợ hay sao? Xin anh lưu ý là quy định hỗ trợ chỉ giành cho những hộ gia đình cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp . Hơn thế nói như anh thì anh con trai chỉ có quyền lợi như đi thuê đất của bà A để sử dụng trên thực tế anh ấy đang sử dụng đất của chính mình được cấp năm 1993 vì lúc đó anh ấy là 1 cá nhân trong hộ bà A mà luật luôn quy định: Hộ gia đình, cá nhân..... có nghĩa là không những cấp đất cho hộ gia đình mà cụ thể là cấp đất cho từng cá nhân nhân trong hộ gia đình đó! Vậy tại sao theo anh, anh con trai bà A lại không có quyền lợi gì?
Cảm ơn anh rất nhiều về những ý kiến bổ ích của anh!
 
Last edited by a moderator:
hệ thống văn bản của việt nam là: Luật->Nghị định->thông tư->Các quyết định, văn bản hướng dẫn của địa phương.
Mình nói từng địa phương khác nhau sẽ có quy định khác nhau là không sai đâu.
VD Văn bản của nghị định 64 nói là không quá 3ha. tức là có thể từ 0 đến 3ha. Vì vậy từng địa phương trên cơ sở quỹ đất của mình sẽ ra quyết định trong từng trường hợp cụ thể chứ nghị định làm sao quy định chi tiết đến cấp xã phường được. nếu không có con số cụ thể đến từng hộ gia đình thì làm sao mà ra quyết định giao đất được.
Ở Hà Nội chẳng hạn, hạn mức theo NĐ mà bạn trích dẫn là không quá 2ha. thực tế thì ở Hà Nội lấy đâu đất mà giao mỗi hộ 2ha được? cho nên thành phố sẽ giao hạn mức lại cho từng quận, huyện trên cơ sở quỹ đất địa phương và số hộ gia đình
--------------------------
Anh naat thân mến! Anh nói thì không sai nhưng anh hiểu sai ý mình muốn hỏi. Mình đang muốn hỏi là hạn mức giao đất tại địa phương nằm trong điểm a khoản 1 điều 22 nghị định 69 là hạn mức thế nào thôi mà.
hạn mức giao đất tại địa phương quy định trong nghị định 69 được xác định là giới hạn lớn nhất mà là giới hạn lớn nhất thì cũng chính là hạn mức quy định trong các nghị định của chính phủ. Đúng không anh?
- Cấp tỉnh chỉ là tính toán hạn mức cụ thể tại mỗi cấp huyện thị xã phường theo quỹ đất hiện có của địa phương đó để mà giao đất đến từng hộ gia đình, cá nhân.
- Trên cơ sở đó có thể thấy được hạn mức giao đất tại địa phương quy định trong nghị định 69 để tính diện tích xét hỗ trợ chính là giới hạn lớn nhất quy định trong các văn bản pháp luật chính phủ quy định trước đây, .
 
sử dụng hạn mức cụ thể của địa phương khi GPMB

--------------------------
Anh naat thân mến! Anh nói thì không sai nhưng anh hiểu sai ý mình muốn hỏi. Mình đang muốn hỏi là hạn mức giao đất tại địa phương nằm trong điểm a khoản 1 điều 22 nghị định 69 là hạn mức thế nào thôi mà.
hạn mức giao đất tại địa phương quy định trong nghị định 69 được xác định là giới hạn lớn nhất mà là giới hạn lớn nhất thì cũng chính là hạn mức quy định trong các nghị định của chính phủ. Đúng không anh?
- Cấp tỉnh chỉ là tính toán hạn mức cụ thể tại mỗi cấp huyện thị xã phường theo quỹ đất hiện có của địa phương đó để mà giao đất đến từng hộ gia đình, cá nhân.
- Trên cơ sở đó có thể thấy được hạn mức giao đất tại địa phương quy định trong nghị định 69 để tính diện tích xét hỗ trợ chính là giới hạn lớn nhất quy định trong các văn bản pháp luật chính phủ quy định trước đây, .
đúng là hạn mức trong Nghị định thì là hạn mức lớn nhất. Còn khi thực hiện GPMB thì sẽ căn cứ vào hạn mức cụ thể của địa phương để thực hiện. Ở Hà Nội thì thực hiện theo hạn mức có trong QD 108/2009/QD-UBND
 
phải xét lại thời điểm

----------------
Cảm ơn anh naat!
Điểm c khoản 1 thông tư số 14 không phải nhắc đến nhân khẩu phát sinh sau khi giao đất trong hộ gia đình được cấp đất theo nghị định 64 anh à!
Điểm c này ý muốn nói đến những trường hợp đủ điều kiện được giao đất theo nghị định 64 mà chưa được giao đất. Như vậy những nhân khẩu trong hộ gia đình anh con trai bà A như vợ và các con anh ấy là những đối tượng này đó anh!
Còn vấn đề anh nói ;
"bà A vẫn đứng tên sổ đỏ, anh con trai là người sử dụng đất. lúc này mọi tài sản, đầu tư vào đất thì anh con trai được tền đền bù. Bà A được bồi thường về đất, các khoản hỗ trợ khác sẽ do người trong hộ bà A hưởng."
Nói vậy nếu bà A hiện đã quá già quá tuổi lao động các nhân khẩu trong hộ gia đình bà A hiện tại đều không làm nông nghiệp mà thoát ly hết rồi thì vẫn là bà A nhận các khoản hỗ trợ hay sao? Xin anh lưu ý là quy định hỗ trợ chỉ giành cho những hộ gia đình cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp . Hơn thế nói như anh thì anh con trai chỉ có quyền lợi như đi thuê đất của bà A để sử dụng trên thực tế anh ấy đang sử dụng đất của chính mình được cấp năm 1993 vì lúc đó anh ấy là 1 cá nhân trong hộ bà A mà luật luôn quy định: Hộ gia đình, cá nhân..... có nghĩa là không những cấp đất cho hộ gia đình mà cụ thể là cấp đất cho từng cá nhân nhân trong hộ gia đình đó! Vậy tại sao theo anh, anh con trai bà A lại không có quyền lợi gì?
Cảm ơn anh rất nhiều về những ý kiến bổ ích của anh!
có 2 vấn đề mà mình muốn nói với bạn:
thứ nhất: khi giải quyết 1 vấn đề cần xét trên góc độ pháp lý trước. Mà pháp lý cao nhất ở đây là giấy tờ xác minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Bà A có già cả đi chăng nữa thì vẫn là chủ sử dụng mảnh đất nên pháp luật vẫn phải có trách nhiệm với quyền lợi hợp pháp của bà ấy. nếu bà ấy cho anh con trai hưởng, thì phải xét trên nguyên tắc là đã chuyển toàn bộ quyền lợi cho anh ấy chưa. nếu mà chưa có giấy tờ chứng minh là bà ấy cho anh con trai được sử dụng mảnh đất ấy thì không có cơ sở giải quyết.
Thứ 2: phải xét thời điểm tách hộ của anh con trai bà ấy, nếu tách sau thời điểm nghị định 64, nghị định 99 hết hiệu lực thì cũng không có cơ sở để giải quyết. về vấn đề này bạn nên xem lại xem các văn bản về giao đất cho các hộ làm đất nông nghiệp ở Luật đất đai 2003 xem là hiệu lực các văn bản cũ thế nào, có còn hiệu lực không chứ không phải hiểu nguyên rằng cứ đủ điều kiện giao đất là được giao đất
 
đúng là hạn mức trong Nghị định thì là hạn mức lớn nhất. Còn khi thực hiện GPMB thì sẽ căn cứ vào hạn mức cụ thể của địa phương để thực hiện. Ở Hà Nội thì thực hiện theo hạn mức có trong QD 108/2009/QD-UBND
---------------------
Cảm ơn anh ! theo anh nói thì ở Hà nội thì thực hiện theo hạn mức có trong QĐ 108/2009/QĐ-UBND thì xin anh trích dẫn cụ thể nó được quy định tại Điều khoản nào trong QĐ108 thưa anh?
Hạn mức cụ thể tại địa phương như anh nói có nghĩa là chẳng khác gì diện tích ghi trên GCNQSDĐ anh à vì địa phương cấp xã căn cứ vào cái hạn mức cụ thể đó để mà giao đất cho mỗi gia đình tính theo nhân khẩu. Như thế thì tất cả các diện tích đất đai không phải được cấp cho từng nhân khẩu đều là vượt hạn mức đó phải không nhỉ?
icon10.gif
 
đất khai hoang và hạn mức

về đất khai hoang: diện tích đất khai hoang mà được bồi thường thì theo NĐ 69 có ghi rõ là đất tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. vậy thì không phải cứ sử dụng đất chưa đưa vào sử dụng là được công nhận để được bồi thường. vấn đề là ở chỗ ai sẽ công nhận đất khai hoang của hộ gia đình phù hợp với quy hoạch?
mình đã giải thích về việc khác nhau giữa hạn mức giao đất và giấy chứng nhận quyền SD đất rồi. bạn nên xem lại câu trả lời của mình ở trên.
 
có 2 vấn đề mà mình muốn nói với bạn:
thứ nhất: khi giải quyết 1 vấn đề cần xét trên góc độ pháp lý trước. Mà pháp lý cao nhất ở đây là giấy tờ xác minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Bà A có già cả đi chăng nữa thì vẫn là chủ sử dụng mảnh đất nên pháp luật vẫn phải có trách nhiệm với quyền lợi hợp pháp của bà ấy. nếu bà ấy cho anh con trai hưởng, thì phải xét trên nguyên tắc là đã chuyển toàn bộ quyền lợi cho anh ấy chưa. nếu mà chưa có giấy tờ chứng minh là bà ấy cho anh con trai được sử dụng mảnh đất ấy thì không có cơ sở giải quyết.
Thứ 2: phải xét thời điểm tách hộ của anh con trai bà ấy, nếu tách sau thời điểm nghị định 64, nghị định 99 hết hiệu lực thì cũng không có cơ sở để giải quyết. về vấn đề này bạn nên xem lại xem các văn bản về giao đất cho các hộ làm đất nông nghiệp ở Luật đất đai 2003 xem là hiệu lực các văn bản cũ thế nào, có còn hiệu lực không chứ không phải hiểu nguyên rằng cứ đủ điều kiện giao đất là được giao đất
- Mình xin cung cấp thêm đó là: Nếu bà A đứng tên sổ đỏ và hiện vẫn còn sống thi cho dù bà có già cũng sẽ là người đứng ra nhận tất cả các khoản đền bù hỗ trợ trên. Nếu bà A cho con trai hưởng thì phải có biên bản họp gia đình với tất cả các thành viên và có xác nhận của UBND xã.
- Nếu tách khẩu về hộ khẩu nhưng không tác về diện tích đất nông nghiệp được giao thì chỉ những người như con trai và con dâu bà A mới được hưởng hỗ trợ còn ngôi cháu(con của người tác khẩu) không được hưởng hỗ trợ.
về đất khai hoang: diện tích đất khai hoang mà được bồi thường thì theo NĐ 69 có ghi rõ là đất tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. vậy thì không phải cứ sử dụng đất chưa đưa vào sử dụng là được công nhận để được bồi thường. vấn đề là ở chỗ ai sẽ công nhận đất khai hoang của hộ gia đình phù hợp với quy hoạch?
mình đã giải thích về việc khác nhau giữa hạn mức giao đất và giấy chứng nhận quyền SD đất rồi. bạn nên xem lại câu trả lời của mình ở trên.
- Đất khai hoang về nguyên tắc không thể được hưởng khoản hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, và không có UBND xã phường nào xác định cho gia đình anh sử dụng đất khai hoang là phù hợp quy hoạch. Đất đó thuộc quỹ đất chưa giao và do UBND xã phường quản lý, g ia đình anh sẽ được bồi thường hỗ trợ hoa màu trên đất và chi phí đầu tư hợp lý còn lại trên đất.
 
- Mình xin cung cấp thêm đó là: Nếu bà A đứng tên sổ đỏ và hiện vẫn còn sống thi cho dù bà có già cũng sẽ là người đứng ra nhận tất cả các khoản đền bù hỗ trợ trên. Nếu bà A cho con trai hưởng thì phải có biên bản họp gia đình với tất cả các thành viên và có xác nhận của UBND xã.
- Nếu tách khẩu về hộ khẩu nhưng không tác về diện tích đất nông nghiệp được giao thì chỉ những người như con trai và con dâu bà A mới được hưởng hỗ trợ còn ngôi cháu(con của người tác khẩu) không được hưởng hỗ trợ.

- Đất khai hoang về nguyên tắc không thể được hưởng khoản hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, và không có UBND xã phường nào xác định cho gia đình anh sử dụng đất khai hoang là phù hợp quy hoạch. Đất đó thuộc quỹ đất chưa giao và do UBND xã phường quản lý, g ia đình anh sẽ được bồi thường hỗ trợ hoa màu trên đất và chi phí đầu tư hợp lý còn lại trên đất.
----------------
Chị Vitbau03 thân mến!
Tất nhiên là khi thu hồi đất bà A là người đứng tên trên GCNQSDĐ thì bà A có quyền và trách nhiệm nhận các khoản tiền bồi thường, hỗ trợ cho cả hộ gia đình mình. Nhưng về pháp lý các cá nhân trong hộ gia đình đó có quyền trách nhiêm và nghĩa vụ như nhau đối với tài sản đất đai mà nhà nước giao cho hộ gia đình đó sử dụng.
Đi sâu vào vấn đề GPMB bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, trong luật cũng có một quy định rất cụ thể là chỉ hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì mới được hưởng hỗ trợ của nhà nước.
Ví dụ như hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp,tạo việc làm. Chúng ta phải hiểu được rõ: thế nào là ổn định đời sống và ổn định sản xuất; trong đó đối tượng nào khi nhà nước thu hồi đất đời sống hàng ngày bị ảnh hưởng và ai cần phải ổn định lại công việc sản xuất hàng ngày khi nhà nước thu hồi đất? Và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cũng vậy; ai là người mất việc làm khi bị nhà nước thu hồi đất ? và ai cần phải chuyển đổi nghề nghiệp khi mất đất sản xuất? Nếu hiểu hết được điều này chúng ta sẽ nhận ra được những Điều luật của chính phủ tại các nghị định quy định về GPMB, chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là rất sâu sắc không phải là không có lý do khi mà luật lại nêu " Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp..."
- Theo chị cho rằng nếu tách hộ khẩu thì chỉ có con trai và con dâu bà A được hưởng hỗ trợ còn các con của anh con trai đang sản xuất nông nghiệp trên đất của bố mình được nhà nước giao thì lại không được! Xin hỏi chị tại sao vợ anh con trai bà A thì được hưởng còn các con anh ấy thì lại không?
-Chị Vitbau03 nói rằng đất khai hoang về nguyên tắc không được hưởng các khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất và không có UBND xã phường nào xác nhận cho gia đình tôi là sử dụng đất khai hoang là phù hợp quy hoạch thì chị quá sai lầm và chính vì chị đang công tác ở một đơn vị tư vấn GPMB nên có thể luôn làm theo chiều hướng có lợi cho chủ đầu tư thì phải! Thưa với chị rằng trước 15/10/1993 vẫn còn định nghĩa đất khai hoang và sau thời điểm này mới hình thành định nghĩa đất chưa đưa vào sử dụng như chị nói. Chính vì lý do này trong điều luật của nghị định, quyết định mới phân ra làm nhiều loại đất: như đất sử dụng ổn định trước 15/10/1993 và đất sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004 và một loại nữa là đất sử dụng sau 1/7/2004. Trên cơ sở đó văn bản pháp luật cũng có quy định quyền hạn trách nhiêm của UBND từng cấp phải làm gì ví dụ như UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận thời gian bắt đầu sử dụng đất cho loại đất tự khai hoang của các hộ dân bằng nhiều phương pháp khác nhau và có một phương pháp là lấy ý kiến của các hộ dân trong khu vực có đất liền kề. Trên cơ sở đó cán bộ địa phương tôi họ còn biết làm bước này đó là đã xác nhận cho các hộ có đất khai hoang trước 15/10/1993 sử dụng ổn định không tranh chấp không vi phạm quy hoạch chứ nếu không thì chắc khó ngồi trên ghế thêm một ngày
icon10.gif
.
Trên đây là một số ý kiến của mình mong chị Vitbau03 cho ý kiến thêm và mong rằng chị hãy giải thích dựa trên cơ sở pháp lý cụ thể một chút để mình rễ hiểu xin chị hãy vào wesite này tham khảo thêm giúp mình chị nhé!
http://luathoc.vn/phapluat/showthread.php?t=6362
và đây nữa: http://www.lawctu.com/forum/dat-dat...chu-anh-chi-em-nghanh-luat-giup-do-t2288.html
Xin chân thành cảm ơn sự chiếu cố của chị Vitbau và toàn thể các anh chị em!
 
về đất khai hoang: diện tích đất khai hoang mà được bồi thường thì theo NĐ 69 có ghi rõ là đất tự khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. vậy thì không phải cứ sử dụng đất chưa đưa vào sử dụng là được công nhận để được bồi thường. vấn đề là ở chỗ ai sẽ công nhận đất khai hoang của hộ gia đình phù hợp với quy hoạch?
mình đã giải thích về việc khác nhau giữa hạn mức giao đất và giấy chứng nhận quyền SD đất rồi. bạn nên xem lại câu trả lời của mình ở trên.
---------------------------
Cảm ơn anh naat!
Theo anh thì vì do không được phê duyệt nên đất tự khai hoang sẽ không được bồi thường phải không anh?
Xin trả lời luôn với anh rằng hiện tại trong dự án tại địa phương mình đất tự khai hoang đã được bồi thường bằng giá đất 135.000đ/m2 theo bảng giá chỉ chưa có các khoản tiền hỗ trợ thôi anh ạ!
Dựa vào cơ sở pháp luật thì cũng có ý kiến với anh và chị Vitbau03 thế này:
-nếu là đất tự khai hoang mà còn được phê duyệt thì làm gì còn gọi là tự khai hoang!
- Nếu dựa trên cơ sở của một câu trong luật như thế này:"...đất khai hoang theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" để nói rằng cứ là đất khai hoang thì sẽ không được bồi thường hỗ trợ vì không được phê duyệt Thì chắc trong nghị định, quyết định của chính phủ cũng như thành phố không cần phải phân ra làm nhiều loại đất để xét bồi thường như sử dụng ổn định trước 15/10/1993; Sử dụng từ 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004;
Cũng chính vì có khá nhiều ý kiến xoay quang câu chữ khai hoang theo quy hoạch mà bộ TNMT đã đưa ra thông tư số 14/2009 hướng dẫn thi hành nghị đinh 69/2009/NĐ-CP trong đó tại điểm c khảon 2 Điều 14 TT số 14/2009 ghi rõ:
Điều 14. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
Đối tượng, diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng để xác định hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất quy định tại Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được xác định như sau......
2. Diện tích đất nông nghiệp mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gồm diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất được giao để trồng rừng sản xuất, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác và được xác định như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai) thì xác định diện tích đất ghi trên giấy tờ đó;
b) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng được thể hiện trong phương án giao đất nông nghiệp khi thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì diện tích đất nông nghiệp được xác định theo phương án đó;
c) Đối với đất nông nghiệp không có giấy tờ, phương án giao đất quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì xác định theo hiện trạng thực tế đang sử dụng.
Trên đây là một số ý kiến của mình dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành mong rằng anh naat, chị vitbau và toàn thể anh chị em cho ý kiến đóng góp hy vọng dựa vào topic này sẽ đi đến một câu trả lời cụ thể một đáp án tương đối chính xác cho các vấn đề đang thảo luận! Xin chân thành cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
đất khai hoang

mình không nói cứ đất khai hoang là không được bồi thường. mà mình nói là phải được xác nhận là đất đó phù hợp với quy hoạch được duyệt thì mới được bồi thường. Lý do là đất khai hoang rất dễ bị các đối tượng lấn chiếm đất đai quy vào đó để đòi được bồi thường. Vì vậy cần có xác nhận đất đó được sử dụng phù hợp với quy hoạch. bạn nói có quy hoạch thì không còn là đất hoang là không đúng. đất đã có quy hoạch nhưng chưa giao cho ai sử dụng, hoặc chưa có ai nhận (áp dụng cho đất nông nghiệp thôi, chứ đất đô thị thì không áp dụng được) thì có người nào đó đứng ra nhận đất đó thì coi là khai hoang. vấn đề là để được pháp luật thừa nhận thì phải đăng ký sử dụng đất với chính quyền.
Việc bạn đưa vd địa phương bạn được đền bù đất khai hoang là đúng rồi, nhưng bạn phải xem toàn bộ hồ sơ của họ chứ không áp đặt cho mọi trường hợp được
 
mình không nói cứ đất khai hoang là không được bồi thường. mà mình nói là phải được xác nhận là đất đó phù hợp với quy hoạch được duyệt thì mới được bồi thường. Lý do là đất khai hoang rất dễ bị các đối tượng lấn chiếm đất đai quy vào đó để đòi được bồi thường. Vì vậy cần có xác nhận đất đó được sử dụng phù hợp với quy hoạch. bạn nói có quy hoạch thì không còn là đất hoang là không đúng. đất đã có quy hoạch nhưng chưa giao cho ai sử dụng, hoặc chưa có ai nhận (áp dụng cho đất nông nghiệp thôi, chứ đất đô thị thì không áp dụng được) thì có người nào đó đứng ra nhận đất đó thì coi là khai hoang. vấn đề là để được pháp luật thừa nhận thì phải đăng ký sử dụng đất với chính quyền.
Việc bạn đưa vd địa phương bạn được đền bù đất khai hoang là đúng rồi, nhưng bạn phải xem toàn bộ hồ sơ của họ chứ không áp đặt cho mọi trường hợp được
-
--------------------------
Anh naat thân mến!
Có một điều rất quan trọng mà anh chưa nhận ra được là tại sao luật của ta lại hình thành nên nhiều loại đất sử dụng trong nhiều mốc thời gian khác nhau VD: đất sử dụng ổn định trước 15/10/1993; đất sử dụng từ 15/10/1993 đến trước tháng 7/2004. Tại sao trong các điều khoản quy định lại có : Điều kiện để được bồi thường về đất; Nguyên tắc bồi thường về đất; Những loại đất không được bồi thường; căn cứ xác định thời gian sử dụng ổn định ..v.v..
Tôi không phải nhà làm luật cũng không được học luật nhưng đơn giản nôm na cũng cơ bản hiểu được rằng: Tất cả các văn bản pháp luật làm căn cứ xây dựng nên nghị định của chính phủ về bồi thường, hỗ trợ GPMB đều có thời điểm có hiệu lực sau 15/10/1993( Trừ hiến pháp).
Như vậy đất khai hoang chỉ có khai niệm trước năm 1993 và sau năm 1993 mới có khái niệm đất chưa đưa vào sử dụng. Chính vì lý do trong nhân dân có nhiều loại đất sử dụng với thời gian và mục đích khác nhau nên phải thoả đủ: điều kiện quy định để được bồi thường ; nguyên tắc bồi thường ...vvv.. như đã nói ở trên mới được được bồi thường.
- Tôi không nói có quy hoạch thì không có đất khai hoang mà tôi nói rằng đã là tự khai hoang mà được phê duyệt thì không còn khái niệm tự khai hoang nữa. Vì dĩ nhiên đã được phê duyệt thì đồng nghĩa với việc nằm trong sự quy hoạch quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Còn gì là tự làm nữa?( Điều này đã được một lãnh đạo trong cơ cấu tổ chức nhà nước tôi không nhớ ở tỉnh nào nêu ra trước thời điểm nghị định 69 có hiệu lực báo chí đã nói rất nhiều.)
Anh nói rằng: "vấn đề là để được pháp luật thừa nhận thì phải đăng ký sử dụng đất với chính quyền" Nếu đã đăng ký sử dụng đất thì cũng đồng nghĩa với việc đã đăng ký quyền sử dụng đất và như vậy thì cần gì luật phải phân ra nhiều mốc thời gian đất sử dụng ổn định từ năm nào đến năm nào! Cần gì luật phải quy định trách nhiệm của chính quyền UBND cấp xã phải làm bước xác nhận nguồn gốc, thời gian sử dụng đất sản xuất của các hộ dân trong quy trình GPMB nữa? Chỉ cần phân rằng đất đã đăng ký sử dụng đất thì được bồi thường còn không thì miễn đòi hỏi chế độ cho nhanh và dễ hiểu hơn không?

Anh naat thân mến! Trên đây là một số nhận thức của riêng tôi có thể đúng có thể còn sai sót. Tất cả vì quyền lợi của nông dân. Tôi chỉ hy vong rằng qua topic này chúng ta cùng tranh luận thật công bằng để tìm ra chân lý của sự việc để qua đó không chỉ riêng chúng ta mà còn có rất nhiều người đang làm công tác GPMB thấy được chân lý của luật mà làm việc thực hiện chế độ chính sách cho người dân được ấm no hạnh phúc. Để những gì thuộc về quyền lợi của người dân bị thu hồi đất đáng được hưởng không bị vì sai sót chủ quan thiếu kiến thức cụ thể của một cán bộ GPMB nào đó mà phải chịu thiệt thòi!
Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của anh!
 
sự thừa nhận của pháp luật với đất khai hoang

đăng ký sử dụng đất đối với đất khai hoang không hoàn toàn đồng nghĩa với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. vì trước đây việc thi hành luật lỏng lẻo nên việc đăng ký chỉ đơn thuần là xin phép sử dụng đất và nộp thuế đất hàng năm. nếu sau khi tự khai thác sử dụng đất rồi mà không làm các thủ tục đăng ký, kê khai với chính quyền thì sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong sử dụng đất, dẫn đến tranh chấp, khiếu nại và đây cũng là điều kiện để xác nhận việc sử dụng đất ổn định. bạn quan tâm đến quyền lợi cho người bị thu hồi đất là điều rất tốt. nhưng bạn cũng phải có góc nhìn trên quan điểm quản lý đất đai nữa.
tôi đã nói rằng giữa tự khai hoang và lấn chiếm đất đai là rất dễ bị đánh đồng lẫn nhau. Mặt khác, đối với đất khai hoang, luật đất đai cũng đã mở ra rất nhiều quy định để hợp pháp hóa sử dụng cho người dân. nếu mọi người làm được điều đó thì chắc là cũng làm giảm bớt áp lực trong công tác GPMB. Tất nhiên, ở đây cũng phải nói thêm vấn đề về việc không tạo điều kiện nhân dân được sử dụng hợp pháp đất của mình tại địa phương. nhưng đó là câu chuyện ngoài lề.
các vấn đề bạn thắc mắc nói chung chỉ có thể giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể với đầy đủ các tài liệu
 
đăng ký sử dụng đất đối với đất khai hoang không hoàn toàn đồng nghĩa với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. vì trước đây việc thi hành luật lỏng lẻo nên việc đăng ký chỉ đơn thuần là xin phép sử dụng đất và nộp thuế đất hàng năm. nếu sau khi tự khai thác sử dụng đất rồi mà không làm các thủ tục đăng ký, kê khai với chính quyền thì sẽ tạo ra sự hỗn loạn trong sử dụng đất, dẫn đến tranh chấp, khiếu nại và đây cũng là điều kiện để xác nhận việc sử dụng đất ổn định. bạn quan tâm đến quyền lợi cho người bị thu hồi đất là điều rất tốt. nhưng bạn cũng phải có góc nhìn trên quan điểm quản lý đất đai nữa.
tôi đã nói rằng giữa tự khai hoang và lấn chiếm đất đai là rất dễ bị đánh đồng lẫn nhau. Mặt khác, đối với đất khai hoang, luật đất đai cũng đã mở ra rất nhiều quy định để hợp pháp hóa sử dụng cho người dân. nếu mọi người làm được điều đó thì chắc là cũng làm giảm bớt áp lực trong công tác GPMB. Tất nhiên, ở đây cũng phải nói thêm vấn đề về việc không tạo điều kiện nhân dân được sử dụng hợp pháp đất của mình tại địa phương. nhưng đó là câu chuyện ngoài lề.
các vấn đề bạn thắc mắc nói chung chỉ có thể giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể với đầy đủ các tài liệu
------------------------------
Anh naat thân mến!
Những điều anh cho biết thực tế là đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ trên cơ sở pháp luật hiện hành. Về pháp luật mà nói cơ sở căn cứ để xác định việc sử dụng đất ổn định không phải chỉ dựa trên các tài liệu lưu trữ có sẵn ở các cấp chính quyền mà còn có nhiều căn cứ khác để xác minh. Vd: tại điểm b khoản 2 điều 53 QĐ108 của tp Hà nội có nêu rõ:"Trường hợp không có hồ sơ thì tổ chức thu thập ý kiến của mặt trận tổ quốc cấp xã và những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất để làm căn cứ xác định".
-Cũng xin lưu ý anh rằng tất cả đất đai mà người dân hộ khẩu thường trú tại địa phương sử dụng ổn định trước năm 1993 được UBND cấp xã xác nhận sử dụng ổn định không tranh chấp thì theo luật đất đai 2003 quy định tại điều 50 đều có quyền được xin cấp GCNQSDĐ theo quy định pháp luật.
- Một vấn đề nữa để anh tham khảo thêm là về nguyên tắc: Khi nhà nước thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng nếu không có đất mới bồi thường bằng tiền.
Như vậy nếu nhà nước thu hồi đất khai hoang của người dân đang sử dụng vào mục đích sx nông nghiệp thì tất nhiên sẽ bồi thường cho họ bằng đất sx nông nghiệp đã có quản lý chứ không thể bồi thường bằng đất khai hoang được vì nhà nước lấy đâu ra đất khai hoang mà bồi thường
-Một vấn đề nữa anh lại đi hơi xa so với những gì tôi nói. Tôi không nói là đăng ký quyền sử dụng đấtđã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ là giống nhau. Hiện nay tại một số địa phương còn chưa cấp hết giấy cho các hộ gia đình sử dụng đất qua rất nhiều thời kỳ và quá đủ điều kiện để cấp giấy cũng nhưng đăng ký quyền sử dụng đất hàng mấy thập kỷ rồi anh à!
Anh naat thân mến! Những ý kiến thảo luận của tôi cũng là dựa trên các văn bản pháp luật về đất đai và dựa trên cơ sở pháp lý có trong các Nghị định, thông tư, quyết định ..vv. Tất nhiên mỗi người hiểu theo một góc độ khác nhau nhưng cái chính vẫn phải dựa trên các điều khoản cụ thể ghi trong luật. Chúng ta không nên quá bảo thủ phải không anh? Vậy nếu là anh anh sẽ giải thích thế nào về việc hình thành các mốc thời gian ghi trong luật như : trước 15/10/1993 và từ 15/10/1993 đến 7/2004?
Vấn đề cuối cùng cũng xin có ý kiến với anh là nếu tất cả người dân ai cũng hiểu biết pháp luật để mà làm được việc đăng ký sử dụng đất hợp pháp hoá QSDĐ thì chắc không cần phải hình thành nên các ban nọ nghành kia không cần cán bộ tổ công tác, hay GPMB phải đi làm các bước theo trình tự thu hồi đất và luật cũng không cần quá rườm già phân trách nhiệm cho ban nọ nghành kia. Nếu muốn tránh áp lực mà chỉ hoàn toàn dựa trên những giấy tờ lưu trữ có sẵn tại các cơ quan chắc năng mà để cho người dân mất đất đã thiệt thòi lại càng thiệt thòi hơn thì có nên hay không? Những cán bộ làm công tác GPMB được đào tạo ăn lương nhà nước, mà lại sợ việc thì có nên không?
Cảm ơn anh về những đóng góp ý kiến của anh rất nhiều!
 
Last edited by a moderator:
về các mốc thời gian

thực ra về các mốc thời gian thì ai cũng có thể hiểu
trước 15/10/1993 là thời điểm trước khi luật đất đai năm 1993 có hiệu lực.
Từ 15/10/1993-7/2004 là thời điểm trước khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực.
Còn sau đấy là thời điểm hiệu lực của Luật đất đai 2003.
chính vì vậy mới có các mốc quy định như vậy trong các văn bản
 
về xác nhận của UBND và các vấn đề khác

tôi hoàn toàn đồng ý việc sử dụng đất theo mục đích nào thì sẽ được giải quyết quyền lợi theo mục đích đó. Từ đầu tôi không bao giờ phủ nhận điều đó nên anh cũng không cần bận tâm thêm. Tôi chỉ bàn với anh khía cạnh pháp lý để anh có cơ sở giải quyết quyền lợi. Tôi cũng không hẳn bảo vệ một cách cứng nhắc quan điểm của mình. Bản thân tôi cũng từng thắc mắc về các vấn đề trên với các ban chỉ đạo GPMB. thì có mấy vấn đề trao đổi với anh:
chính vì sự phức tạp trong việc xác nhận đất khai hoang và đất lấn chiếm trái phép nên các cấp khi xử lý vấn đề này rất thận trọng. cần có đủ cơ sở để giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. đương nhiên nếu có sự xác nhận đầy đủ về tình hình sử dụng đất của chính quyền địa phương thì sẽ có đủ cơ sở để giải quyết thôi.
 
tôi hoàn toàn đồng ý việc sử dụng đất theo mục đích nào thì sẽ được giải quyết quyền lợi theo mục đích đó. Từ đầu tôi không bao giờ phủ nhận điều đó nên anh cũng không cần bận tâm thêm. Tôi chỉ bàn với anh khía cạnh pháp lý để anh có cơ sở giải quyết quyền lợi. Tôi cũng không hẳn bảo vệ một cách cứng nhắc quan điểm của mình. Bản thân tôi cũng từng thắc mắc về các vấn đề trên với các ban chỉ đạo GPMB. thì có mấy vấn đề trao đổi với anh:
chính vì sự phức tạp trong việc xác nhận đất khai hoang và đất lấn chiếm trái phép nên các cấp khi xử lý vấn đề này rất thận trọng. cần có đủ cơ sở để giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. đương nhiên nếu có sự xác nhận đầy đủ về tình hình sử dụng đất của chính quyền địa phương thì sẽ có đủ cơ sở để giải quyết thôi.
--------------------------------
Cảm ơn anh naat thân mến!
Đúng là trong công tác GPMB loại đất khai hoang được sử dụng trong nhân dân là rất phức tạp. Đến hiện nay về lĩnh vực quản lý đất đai của nhà nước vẫn chưa thật sự là hoàn thiện và đồng bộ. Không biết anh có biết hiện tại bây giờ thôi tại một số địa phương nguồn đất dạng khai hoang còn tồn tại rất nhiều như ở các vùng trung du và miền núi Ba vì là một ví dụ điển hình. Khi kê khai để thực hiện cấp GCNQSDĐ( năm 1993) người dân vì sợ đóng thuế nhiều nên họ chỉ kê khai có một phần diện tích đất ở mình đang sử dụng. Đến bây giờ hầu như khi đất đai được coi như hàng hoá có thể trao đổi thì đo đạc lại mới thấy hầu như là thừa. Vì lý do đó pháp luật về đất đai mới cho phép các trường hợp đang sử dụng đất có quyền hạn như xin thay đổi hiện trạng,hình dáng thửa đất, đăng ký lại diện tích đất thực tế hay trong công tác đèn bù GPMB là diện tích đo đạc thực tế lớn hơn hoặc nhỏ hơn diện tích ghi trên giấy tờ về QSDĐ quy định trong việc thực hiện về đền bù hỗ trợ tái định cư GPMB...vv.. Nói như vậy để thấy rằng không phải cứ đất khai hoang nào cũng là đất lấn chiếm. Luật pháp có những quy định cụ thể về mốc thời gian, hay là tính toán đền bù cho thửa đất có diện tích thực tế khác so với diện tích ghi trên giấy tờ( Điều 47 NĐ84/2007)....Tôi thực sự rất lấy làm tiếc vì một số cán bộ GPMB hay ngay tại trong diễn đàn này thôi một số người làm công tác thực thi pháp luật tư vấn GPMB có một quan điểm rất cứng nhắc luôn cho rằng đất khai hoang nào cũng đánh đồng vào dang đất lấn chiếm nên chỉ được hưởng các khoản bồi thường chi phí hợp lý đầu tư vào đất và tài sản trên đất. Điều họ nhận thức về đất đai trong nhân dân hiện nay còn quá hạn hẹp. Chính vì lẽ đó mà sinh ra nhiều khiếu kiện và rồi họ lại cho rằng người dân luôn là gian, được voi đòi tiên ..VV..Chính sách của Đảng và Nhà nước ta không phải không quan tâm đến đời sống của người nông dân khi bị thu hồi đất. Quy định trong luật đất đai, các Nghị định, thông tư, quyết định văn bản về căn bản tương đối đầy đủ. Nhưng tại sao vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ minh bạch. Đó là vì còn có một số người làm chính sách này góc độ nhìn nhận về các Điều luật chỉ thiên theo một hướng, quan điểm còn lệch lạc. Điều đó đã đẩy người nông dân bất mãn chế độ, khiếu kiện kéo dài, dự án chậm tiến độ..v.v...
Tôi có một ví dụ thế này xin ý kiến của anh làm như thế nào là đúng thế nào là sai nhé!
- Gia đình tôi có một thửa đất khai hoang sử dụng ổn định không tranh chấp được UBND cấp xã xác nhận đất sử dụng ổn định trước năm 1993 bằng căn cứ dựa trên ý kiến nhân dân và ban mặt trận tổ quốc quy định trong luật. Hiện nay đã được bồi thường như dạng đất nông nghiệp được giao theo nghị định 64 nhưng lại không được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước như dang đất nông nghiệp được giao. Xin anh cho biết như vậy có phải quyền lợi của mình quá thiệt thòi hay không? ban GPMB lamg như vậy có đúng hay không? chính sách hỗ trợ ổn định đời sống là nhằm đảm bảo cho người đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp( Nói chính xác là người nông dân) bị thu hồi đất giảm thiểu bới khó khăn nhanh chóng ổn định lại cuộc sống khi mất đất mất đi công cụ kiếm ăn tiính theo tỷ lệ % diện tích bị thu hồi đất. Thử hỏi cái mất này đối với loại đất có giấy tờ và không có giấy tờ có gì khác nhau? Đất nào chả là đất trồng lúa trồng màu cùng dạng cùng loại cung mục đìch sản xuất lúa gạo nuôi sống con người. Không vi phạm vì nếu vi phạm thì từ những năm trước năm 1993 đến giờ chắc chính quyền người ta chẳng để yên! Xin hỏi GPMB địa phương tôi họ làm như vậy có đúng không?
-Tại sao lại như vậy mong anh và toàn thể cô dì chú bác trong diễn đàn cho ý kiến!
Xin chân thành cảm ơn anh và mọi người!
 
xin cho biết hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông trong nghị định 69 của Chính phủ được hiểu như thế nào?
 
Theo quy định hỗ trợ ổn định đời sống chỉ được hưởng duy nhất một lần (tại 1 dự án) mà lại căn cứ vào tính tỷ lệ % diện tích đất của gia đình bị thu hồi, nếu tỷ lệ % DT đất bị thu hồi từ:
+ 30%-70% được hưởng 6 tháng hỗ trợ ổn định đời sống (30Kg x đơn giá gạo (có TB gạo có Sở TC) x 6 tháng x số nhân khẩu);
+ trên 70% được hưởng 12 tháng hỗ trợ ổn định đời sống 30Kg x đơn giá gạo (có TB gạo có Sở TC) x 12 tháng x số nhân khẩu), không phải di chuyển chỗ ở. Nếu phải di chuyên chỗ ở thì được 24 tháng.
+ Nếu dưới 30% DT bị thu hồi thì không được hưởng hỗ trợ gạo.
- Cách xác định tỷ lệ % DT bị thu hồi: DT thu hồi Dự án trước + Dự án hiện tại/Tổng DT được giao *100
Do vậy, việc hưởng hỗ trợ ổn định đời sống, thì người mua không được hưởng.
Không biết địa phương các bạn thế nào, chứ dự án mình đang làm, khi bồi thường, thì chủ được giao đất đứng tến trong phương án bồi thường, hỗ trợ. Người mua lại không được đứng tên trong phương án đền bù. Do vậy việc người mua hưởng hỗ trợ ổn định đời sống lại càng không có.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top