Hợp đồng trọn gói theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

arclvn

Thành viên mới
Tham gia
3/12/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
anh Toàn cho em hỏi hợp đồng nguyên tắc là gì ? anh có mẫu loại hợp đồng này ko cho em xin với !
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
anh Toàn cho em hỏi hợp đồng nguyên tắc là gì ? anh có mẫu loại hợp đồng này ko cho em xin với !
Hợp đồng nguyên tắc là 1 loại hợp đồng nằm ngoài hệ thống điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng. Đây là phát minh vĩ đại của những người thích lách luật. Về cơ bản, nó là 1 loại văn bản ghi lại những thỏa thuận của 2 bên mà việc không thực hiện những thỏa thuận này cũng chẳng làm sao cả
 

Dracula_HD

Thành viên mới
Tham gia
20/12/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Nói chung đến giờ là bế tắc, mình tìm hiểu vấn đề này lâu rồi nhưng cũng chưa có câu trả lời chính xác. Nên để chọn hình thức hợp đồng cho hợp lý thì theo mình nên chọn hình thức HĐ cho phù hợp. Ví dụ:
- Hợp đồng trọn gói khi xác định chính xác thời gian, khối lượng, chất lượng, nguồn vốn thì hãy ký. Trường hợp chưa xác định được rõ mà Kế hoạch ĐT đã phê duyệt thì vấn ký thì thương thảo hợp đồng cho hợp lý. Thực tế hợp đồng trọn gói nhiều nhà thầu áp dụng từ lâu rồi nhưng đều chèn thêm nhiều điều khoản có lợi cho mình như phát sinh KL ngoài HĐ, Thời gian k đúng do không đảm bảo nguồn, không GPMB.... đúng thì thay đổi bổ sung những KL do những nguyên nhân trên. Do vậy khi có thanh tra kiểm toán thì vẫn có cơ sở bảo vệ, chứ nói thật bạn không làm mà trọn gói thì cũng cắt, Chủ đầu tư ký sai thì mang tiền ra mà trả, NSNN ko có trả. CĐT thj lấy đâu ra thôi thì vì chúng ta quen nhau trừ đi thôi.
- Theo mình gói thầu đơn giản là thời gian ngắn, biết rõ khối lượng chất lượng. Thường các dự án Lập BCKTKT. Chắc còn chờ thông tư mới thấy rõ đc, đây là thời điểm chuyển tiếp như hồi Luật ĐT 61 với NĐ 112 2006.
- Bây giờ tìm hiểu để biết khi nào được áp dụng hình thức chỉ thầu rút gọn còn mệt, chẳng nhẽ phải làm HSYC và HSĐX hết.
 

haidutoan

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/3/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
- Bây giờ tìm hiểu để biết khi nào được áp dụng hình thức chỉ thầu rút gọn còn mệt, chẳng nhẽ phải làm HSYC và HSĐX hết.
Về vấn đế chỉ định thầu rút gọn, đã có trả lời của Chính Phủ rồi. Theo mình hiểu là từ gói thầu nhỏ (1đồng) đến hạn mức chỉ định (trừ gói thầu quy định tại điểm a, khoản 1, điều 22, Luật đấu thầu-hãn hữu) thì phải làm hô sơ YC và ĐX đàng hoàng.
http://baodientu.chinhphu.vn/Tra-lo...-nao-ap-dung-chi-dinh-thau-rut-gon/206292.vgp
* Mình còn thắc mắc chưa có lời giải:
1. CĐT căn cứ vào đâu để lập thành giá gói thầu trọn gói trong QĐ duyệt KHĐT (đã gồm yếu tố trượt giá và khối lượng phát sinh) để mời thầu.
2. Nhà thầu căn cứ vào đâu để lập giá dự thầu (đã bao gồm 2 yếu tố trên).
 
Last edited by a moderator:

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Về vấn đế chỉ định thầu rút gọn, đã có trả lời của Chính Phủ rồi. Theo mình hiểu là từ gói thầu nhỏ (1đồng) đến hạn mức chỉ định (trừ gói thầu quy định tại điểm a, khoản 1, điều 22, Luật đấu thầu-hãn hữu) thì phải làm hô sơ YC và ĐX đàng hoàng.
http://baodientu.chinhphu.vn/Tra-lo...-nao-ap-dung-chi-dinh-thau-rut-gon/206292.vgp

Hình như anh haidutoan hiểu ngược lại câu trả lời của Chính phủ. Vấn đề này em cũng chia sẻ ở một chủ đề nào đó rồi, xin góp ý lại. Tất cả các gói thầu gồm "Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;" và "Gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP" thì đều được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn.
 

vietngocgt

Thành viên mới
Tham gia
13/9/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Các bác cho em hỏi như này được không nhé: Vẫn là hợp đồng trọn gói. Trong tổng mức dự phòng là 10% Gxl.
1. Em đưa 5% vào dự phòng của gói thầu trong KHĐT và mời thầu trong tiên lượng ghi mục dự phòng = 5% x giá xây lắp dự thầu. Như vậy nhà thầu sẽ vào thầu 1 cục là 5%, cũng chả có khối lượng rủi ro hay tính toán trượt giá cụ thể nào cả. Như vậy sau này thanh toán món dự phòng này cho nhà thầu cũng không có căn cứ. Chắc chả giám thanh toán.
2. 5% còn lại em vẫn để là dự phòng của tổng mức mà không đưa vào giá gói thầu. Như vậy, trường hợp có khối lượng phát sinh trong quá trình thi công do các lý do khách quan (như đề xuất của địa phương cần xây thêm rãnh chẳng hạn) thì có được sử dụng 5% đó không. Nếu sử dụng thì giá hợp đồng thay đổi, nhưng hợp đồng trọn gói thì lại có giá không đổi.
Quan điểm cá nhân: sao không áp dụng đơn giá cố định nhỉ, các gói thầu qui mô nhỏ thường có thời gian ngắn thì bù giá ít, rủi ro ít, cứ đơn giá cố định mà thanh toán, trường hợp phát sinh khối lượng thì cũng đơn giản. Xin mọi người tham gia ý kiến
 

haidutoan

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/3/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
36
Hình như anh haidutoan hiểu ngược lại câu trả lời của Chính phủ. Vấn đề này em cũng chia sẻ ở một chủ đề nào đó rồi, xin góp ý lại. Tất cả các gói thầu gồm "Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;" và "Gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP" thì đều được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn.
Cảm ơn admin nhe. Đúng thật là tôi đã hiều chưa chính xác. thế nên mới nêu ý kiến lên để anh em góp ý và đả thông kinh mạch. Tiện đây nhờ Admin nghiên cứu và trả lời giúp 2 câu hỏi của tôi
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Về vấn đế chỉ định thầu rút gọn, đã có trả lời của Chính Phủ rồi. Theo mình hiểu là từ gói thầu nhỏ (1đồng) đến hạn mức chỉ định (trừ gói thầu quy định tại điểm a, khoản 1, điều 22, Luật đấu thầu-hãn hữu) thì phải làm hô sơ YC và ĐX đàng hoàng.
http://baodientu.chinhphu.vn/Tra-lo...-nao-ap-dung-chi-dinh-thau-rut-gon/206292.vgp
* Mình còn thắc mắc chưa có lời giải:
1. CĐT căn cứ vào đâu để lập thành giá gói thầu trọn gói trong QĐ duyệt KHĐT (đã gồm yếu tố trượt giá và khối lượng phát sinh) để mời thầu.
2. Nhà thầu căn cứ vào đâu để lập giá dự thầu (đã bao gồm 2 yếu tố trên).

Góp ý:
1. CĐT căn cứ vào hồ sơ dự toán được duyệt để xác định giá gói thầu. Phần trượt giá và phát sinh nằm trong mục dự phòng phí.
2. Nhà thầu căn cứ vào hồ sơ mời thầu, năng lực công ty, giá cả thị trường, dự kiến lợi nhuận muốn thu về, ... để lập giá dự thầu.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Anh KeepranXD đã nói rõ ý rồi. Nhưng em xin bổ sung chút
1. Vấn đề giá gói thầu chưa chắc đã là giá ký hợp đồng nên CĐT không cần quá lăn tăn về giá trị phải chính xác ngay vì đã có bước đấu thầu để đưa ra giá chính xác với thực tế hơn rồi. Anh haidutoan có thể tham khảo các phân chia giá gói thầu ở chủ đề sau: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=175731
2. Trường hợp là đấu thầu thì rất OK, nhà thầu nào chào giá tốt thì trúng thầu đồng nghĩa với việc phải lường trước hết được rủi ro. Nhưng khó ở chỗ nếu là chỉ định thầu thì sao? CĐT và NT chắc phải nặn óc để nghĩ đấy anh chị nhỉ? :D. Mời anh chị đồng nghiệp cùng làm rõ vấn đề này.
 

0nickname0

:):):):):)
Tham gia
25/5/11
Bài viết
103
Điểm thành tích
28
Luật đấu thầu số 43/2013 đã qui định khá rõ, em nghĩ chúng ta hoặc các bác bên cơ quan thẩm định vẫn suy nghĩ theo tư duy cũ nên hiểu sai một vài nội dung thôi.

Ví dụ:

Điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật đấu thầu số 43/2013 có qui định:
.....Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói

Riêng nội dung này ta phải hiểu 2 ý như sau:
+ Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản thì phải áp dụng hợp đồng trọn gói.
+ Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói (Quy mô nhỏ thì theo hạn mức của điều 63, Nghị định 63/2014 đã qui định rồi:
Gói thầu quy mô nhỏ là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu không quá 20 tỷ đồng
.

Như vậy, ta phải xác định là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào thì là đơn giản và như thế nào là không đơn giản?

+ Không đơn giản thì mình cho rằng các gói thầu đòi hỏi dịch vụ yêu cầu kỹ thuật cao như: thiết kế cầu dây văng qua biển, thiết kế đường hầm metro, hoặc đường hầm qua biển qua sông gì gì đó . . . Cái này xin phép không bàn.

+ Đa phần còn lại của chúng ta đang thắc mắc là các gói tư vấn khảo sát lập dự án, thiết kế, giám sát.

Đối với khảo sát thì đã có đơn giá, định mức do Bộ Xây dựng ban hành và chúng ta trình phê duyệt nhiệm vụ, phương án khảo sát để có khối lượng thực hiện đáp ứng mục tiêu thiết kế -> Như vậy, hình thức hợp đồng này là theo đơn giá cố định hoàn toàn phù hợp cho đến thời điểm các văn bản qui định hiện nay vẫn còn hiệu lực.

Đối vơi hợp đồng tư vấn lập dự án hoặc thiết kế thì hiện nay Luật Đấu thầu 43/2013 đã không còn qui định về hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm. Mà chỉ có 04 loại hợp đồng (Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian).
Vấn đề là QĐ957/BXD vẫn còn hiện đang áp dụng, vậy các bác vẫn có thể khái toán chi phí xây dựng theo công bố suất đầu tư (đối với từng loại công trình) do Bộ Xây dựng ban hành và các chỉ số giá xây dựng của từng địa phương để xác đinh chi phí XD trước thuế. Sau đó ta nội suy tỉ lệ phần trăm và xác định ra giá trị tư vấn. Giá trị tư vấn này được lập trong nhiệm vụ thiết kế và cũng phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. Như vậy ta đã có giá trị tư vấn để xác định gói thầu.
Bây giờ là các bác có muốn được thanh toán theo hình thức trọn gói hay không thì cũng phải tùy các bác
Ví dụ: Giá trị tư vấn là 100 triệu đồng có đủ công sức của các bác để hoàn thành sản phẩm tư vấn đó hay không. Nếu đủ thì các bác cứ trọn gói mà ký hợp đồng. Bởi lẽ, trọn gói thì không được điều chỉnh nữa theo qui định tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật đấu thầu số 43/2013
Hợp đồng trọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng
và khoản 3 điều 67
Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được áp dụng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian
.

Trong thời gian chờ 02 ông/bà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn theo qui định tại khoản 9, 10 Nghị định 63/2014/CP:
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý ngành liên quan để ban hành quy định về mức lương của các loại chuyên gia tư vấn trong nước, làm cơ sở cho việc xác định giá trị hợp đồng tư vấn áp dụng loại hợp đồng theo thời gian quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
10. Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn định mức nhân công trong các hoạt động tư vấn: xây dựng làm cơ sở cho việc xác định giá hợp đồng tư vấn áp dụng loại hợp đồng theo thời gian quy định tại Khoản 4 Điều 62 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13

thì các bác phải vận dụng cho phù hợp thôi.

PS: Quan trọng nhất là các bác có đủ dũng khí hoặc hiểu luật để vận dụng mà giải thích cho chủ đầu tư cũng như cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không? Em thì thấy các bác thẩm định hay cố tình hiểu khác lắm í . . . .
Về trọn gói trong xây lắp thì em sẽ thảo luận tiếp ở post khác.
 

sonhaepu

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 đã chính thức có hiệu lực từ 01/7/2014, theo đó thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Khoản 1, Điều 62. Loại hợp đồng, Mục 1 Hợp đồng với nhà thầu thuộc Chương VIII Hợp đồng trong Luật Đấu thầu số 43 có quy định về Hợp đồng trọn gói. Xuất hiện một quy đinh mới như sau:

Và theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về các gói thầu quy mô nhỏ:


Kính mời các anh/chị, bạn bè đồng nghiệp cùng thảo luận, trao đổi về hợp đồng trọn gói theo Luật Đấu thầu mới.

Thảm khảo bài viết để tải Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=145312
Thảm khảo bài viết để tải Nghị định số 63/2014/NĐ-CP: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=165474&p=400933#post400933


Khoản 1, Điều 62 Mục c
c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói;

Cứ áp dụng Hợp đồng theo đơn giá cố định mà Không bắt buộc HĐ Trọn gói
 

bicksay

Thành viên năng động
Tham gia
20/12/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Công ty mình cũng vừa ký một hợp đồng trọn gói mà mình có đôi điều thắc mắc mong anh em chỉ giáo!
Hợp đông của mình được phê duyệt là hợp đồng trọn gói trong khi mặt bằng chưa giải phóng xong (chưa thể chắc chắn được tiến độ thi công), vốn thì thiếu, khối lượng thiếu, và rất nhiều vấn đề nữa như chưa xác định cụ thể một số khối lượng (ví dụ đất tận dụng trên giấy tờ là nhiều nhưng thực tế nhà thầu kiểm tra thì còn rất ít, nếu thiếu phải đi mua thêm, nhà thầu đã chào giá riêng nhưng chỉ đưa vào thương thảo hợp đồng mà không đưa vào chi tiết hợp đồng (vì khối lượng thiếu lại phải chờ thiết kế kiểm tra->thẩm tra->thẩm định->bổ sung..., thủ tục quá loằng ngoằng chờ được ký chắc hết nửa năm nữa-> ảnh hưởng đến tiến độ, thời gian ký hợp đồng).
Một vấn đề nữa là chủ đầu tư yêu cầu chào thầu một cục chi phí dự phòng tách riêng (theo tôi nghỉ chi phí dự phòng trong hợp đồng trọn gói thì chỉ để xác định giá gói thầu là mức giá trần để xét trúng thầu, khi nhà thầu chào thầu thì phải tính chi phí này vào giá thầu cho từng công việc- ví dụ như giá xăng dầu nhà thầu không thể lấy theo giá lúc chào thầu (giá thấp) mà phải phòng việc lúc thi công giá dầu tăng lên, nên nhà thầu phải chào giá cao hơn so với giá thực tế lúc lập giá, tương tự như các loại vạt tư khác, và điều này có nghĩa giá dự thầu của nhà thầu có thể cao hợn giá trị xây lắp của dự toán được phê duyệt miễn là thấp hơn giá gói thầu (xây lắp+dự phòng) và lúc này cụ dự phòng sẽ biến mất (vì trọn gói rồi, không có điều chỉnh giá thì làm gì có dự phòng- còn vấn đề phát sinh khối lượng ngoài thiết kế thì làm sao biết được để mà lập dự phòng).
Rất mong anh em cho ý kiến!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top