Suy cho cùng thì lỗi vẫn thuộc về các Bộ. Các Bộ rất chậm trong công tác ra Thông tư hướng dẫn NĐ 97/2009/NĐ-CP, mà cụ thể ở đây là Bộ Xây Dựng chậm ra Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình.
Tất cả những phép tính và giải pháp mà chúng ta bàn ở trên chỉ mang tính kiến thức chứ không mang tính pháp lý. Những gì đã nói đã bàn là để hiểu chứ áp dụng không bao giờ được (ngoại trừ các Chủ đầu tư vốn tự chủ). Với vốn ngân sách, từng câu chữ và các hệ số phải có pháp lý đi kèm, chỉ là giải trình của 1 chuyên gia tính toán rất giỏi thì pháp lý vẫn không thừa nhận.
Những phương pháp tính và cả phần mềm hổ trợ là rất hữu ích, song cá nhân tôi mong mõi vẫn không phải là giải pháp của các anh chị và các Cty phần mền mà là Bộ Xây Dựng sớm ra Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình (thay thế Thông tư 05/2009/TT-BXD). Và từ đó UBND các tỉnh - Sở ngành sớm ra văn bản hướng dẫn cụ thể cho các hệ số điều chỉnh dự toán. Đó là hành lang pháp lý duy nhất.:-w
Mình thì mình có ý kiến thế này:
1. Bộ không có lỗi lớn trong vấn đề mà chúng mình đang thảo luận là điều chỉnh dự toán. Tại sao thì mình xin giải thích thế này:
- Chúng ta đã có phương pháp xác định giá nhân công chưa. Xin thưa là có. Cách tính quy định rất rõ trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
- Chúng ta đã có phương pháp xác định giá ca máy chưa. Xin thưa là có. Trước kia là Thông tư 06/2005/TT-BXD ngày 15/04/2005, và hiện nay mới nhất là Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010.
-> Vậy Căn cứ vào Mức lương tối thiểu tương ứng (Quy định của Chính phủ), căn cứ vào các chế độ trợ cấp đối với vùng, địa phương nơi bạn cần lập dự toán thì việc xác định giá ca máy và giá nhân công là việc chúng ta làm được.
-> Đa số anh em nếu học đúng chuyên ngành Kinh tế XD, thì ít nhất cũng được học về Định mức, Đơn giá trong đó bao gồm cả cách lập. Chỉ có điều lúc ta học thì là các quy định ở thời điểm đó, sau này thì có các quy định khác. Nhưng về cơ bản, về Phương pháp tính thì không khác nhau nhiều lắm.
Vậy là chúng ta làm được, không cần thông tư điều chỉnh của Bộ chúng ta vẫn làm được. Thực tế là bắt đầu từ 1-01-2010 nhiều anh em dự toán đã chuyển sang phương pháp tính toán trực tiếp Giá ca máy và Giá nhân công để tính. Đi bảo vệ vẫn ngon lành.
Xin phép bạn rút lại câu:
"Tất cả những phép tính và giải pháp mà chúng ta bàn ở trên chỉ mang tính kiến thức chứ không mang tính pháp lý". Các phép tính đó dựa trên các căn cứ pháp lý mà mình đã nêu ở trên. THực tế đi bảo vệ rất ngon lành, không ai trách được, hợp pháp, hợp lý. Những ưu điểm của cách này đã được thảo luận trên GXD từ đầu năm 2010 rùi, các bạn có thể tìm thao khảo.
2. Bộ ra Thông tư hướng dẫn hệ số điều chỉnh:
- Các sở thì xin phép được nói thật là rất ít người biết rõ về cách lập định mức, đơn giá. Nên để thuận tiện, đơn giản hóa vấn đề và một số lý do khác thì Bộ xây dựng ra các thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán khi có mức lương tối thiểu mới. Vì là điều chỉnh chung nên tính chính xác chưa cao. Bắt đầu từ năm 2010 khi có sự thay đổi về mức lương tối thiểu Bộ không ra Thông tư hướng dẫn về hệ số điều chỉnh nữa, mà chỉ có công văn hướng dẫn các Sở thực hiện.
- Thực tế thì cách làm như của Bộ hiện nay là hợp lý nhất, không điều chỉnh chung cho "cả nước" trước đây.
- Có trách thì trách các sở chậm trong việc thực hiện thôi. Không phải cứ đợi hướng dẫn của Bộ mới thực hiện việc điều chỉnh. Ví dụ như Đà Nẵng đi tiên phong, Ngày 25/05/2010 Bộ mới có công văn số 920 hướng dẫn, nhưng ngày 22/04/2010 thì Đà nẵng đã có Thông báo về việc điều chỉnh rùi.
Tóm lại là trách người thì cũng phải nghĩ đến ta, và như vậy là trách cả ta lẫn người. Mà suy cho cùng thì không trách ai nữa để khỏi phải trách ta ...
Chúc các bạn thành công!