Kỹ sư QS Quantity Surveyor hiểu như nào về thuật ngữ Tiên lượng và Khối lượng ?
Câu hỏi: Thầy có thể giúp em phân biệt thuật ngữ Tiên lượng và Khối lượng được không?
Trả lời:
Tôi chưa đọc thấy sách hay tài liệu nào nói về chỗ này. Từ kinh nghiệm đúc rút của bản thân tôi cho rằng.
Tiên lượng và khối lượng trong xây dựng người ta đều sử dụng để chỉ về khối lượng công trình, khối lượng công việc - công tác thi công xây dựng. Nhưng hiểu sâu hơn có thể như sau:
Tiên lượng: Tiên là trước. Tiên lượng là Khối lượng công việc dự kiến trước khi thực hiện. Chúng ta sử dụng nó ở thời điểm lập TMĐT, dự toán xây dựng.
Khối lượng: Mang nghĩa sử dụng ở phạm vi rộng hơn.
1. Khối lượng ở giai đoạn chuẩn bị dự án, xác định TMĐT (TKCS). Lúc này khối lượng mang nghĩa như tiên lượng. Ở giai đoạn này thông tin còn thiếu nên kết quả tính toán khối lượng tổng hợp, chưa chi tiết, chưa yêu cầu chính xác cao.
2. Khối lượng ở giai đoạn thực hiện dự án, xác định dự toán (TKKT, TKBVTC). Lúc này khối lượng vẫn mang nghĩa như tiên lượng nhưng đã chính xác hơn (1) vì thiết kế đã rõ ràng, chi tiết và nhiều thông tin hơn.
3. Khối lượng – mời thầu, lập giá thầu, biểu giá hợp đồng. Lúc này khối lượng vẫn có thể gọi là tiên lượng, bởi nó vẫn đang dự đoán trên giấy, chưa xảy ra thực. Nhưng có thể khác với (2), bởi bên mời thầu có thể gom, tổng hợp các công việc riêng lẻ trong dự toán để mời thành công việc tổng hợp.
4. Đến công đoạn Thi công. Lúc này ta có các Khối lượng nghiệm thu, khối lượng thanh toán giai đoạn. Lúc này không thể gọi là tiên lượng nữa, vì đã là khối lượng thật, có xảy ra thật, sờ thấy, nhìn thấy, chứng kiến và đo đếm nghiệm thu được rồi. Khối lượng lúc này không xác định từ bản vẽ thiết kế nữa, mà cần xác định phù hợp với bản vẽ hoàn công (bản vẽ thể hiện sự chế tạo công trình thực tế đã làm).
5. Đến lúc Quyết toán A-B (quyết toán hợp đồng). Rà soát, thống kê, tổng hợp lại toàn bộ khối lượng đã xảy ra, được công nhận.
Như vậy, theo trình tự hình thành và hoàn thiện đúng dần chi phí cần chi tiêu của 1 dự án đầu tư xây dựng công trình qua 3 công đoạn: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc xây dựng vận hành dự án thì khối lượng đúng dần từ dự đoán đến khi nó thật sự xảy ra và được ghi nhận.
Vocabulary:
- Quantity take-off (Quantity takeoff): Đo bóc khối lượng
- Quantities: Khối lượng
- Descriptions: Mô tả, thuyết minh
- Quantity Surveying: Nghề kỹ sư khối lượng (ở Việt Nam hay được hiểu như vậy). Nhưng bây giờ phải gọi là Kỹ sư quản lý chi phí xây dựng.
- Quantity Surveyor: Người kỹ sư khối lượng. Người kỹ sư quản lý chi phí xây dựng (hoặc quản lý chi phí của nhà thầu) để phân biệt Kỹ sư Tư vấn quản lý chi phí
- Rules of measurement: Quy tắc đo bóc
- Drawn information: Thông tin bóc tách, rút ra
- Catalogues and standard components: Danh mục các bộ phận, kết cấu chuẩn
- Symbols and abbreviations: Ký hiệu và chữ viết tắt (trên bản vẽ thiết kế)
Câu hỏi: Thầy có thể giúp em phân biệt thuật ngữ Tiên lượng và Khối lượng được không?
Trả lời:
Tôi chưa đọc thấy sách hay tài liệu nào nói về chỗ này. Từ kinh nghiệm đúc rút của bản thân tôi cho rằng.
Tiên lượng và khối lượng trong xây dựng người ta đều sử dụng để chỉ về khối lượng công trình, khối lượng công việc - công tác thi công xây dựng. Nhưng hiểu sâu hơn có thể như sau:
Tiên lượng: Tiên là trước. Tiên lượng là Khối lượng công việc dự kiến trước khi thực hiện. Chúng ta sử dụng nó ở thời điểm lập TMĐT, dự toán xây dựng.
Khối lượng: Mang nghĩa sử dụng ở phạm vi rộng hơn.
1. Khối lượng ở giai đoạn chuẩn bị dự án, xác định TMĐT (TKCS). Lúc này khối lượng mang nghĩa như tiên lượng. Ở giai đoạn này thông tin còn thiếu nên kết quả tính toán khối lượng tổng hợp, chưa chi tiết, chưa yêu cầu chính xác cao.
2. Khối lượng ở giai đoạn thực hiện dự án, xác định dự toán (TKKT, TKBVTC). Lúc này khối lượng vẫn mang nghĩa như tiên lượng nhưng đã chính xác hơn (1) vì thiết kế đã rõ ràng, chi tiết và nhiều thông tin hơn.
3. Khối lượng – mời thầu, lập giá thầu, biểu giá hợp đồng. Lúc này khối lượng vẫn có thể gọi là tiên lượng, bởi nó vẫn đang dự đoán trên giấy, chưa xảy ra thực. Nhưng có thể khác với (2), bởi bên mời thầu có thể gom, tổng hợp các công việc riêng lẻ trong dự toán để mời thành công việc tổng hợp.
4. Đến công đoạn Thi công. Lúc này ta có các Khối lượng nghiệm thu, khối lượng thanh toán giai đoạn. Lúc này không thể gọi là tiên lượng nữa, vì đã là khối lượng thật, có xảy ra thật, sờ thấy, nhìn thấy, chứng kiến và đo đếm nghiệm thu được rồi. Khối lượng lúc này không xác định từ bản vẽ thiết kế nữa, mà cần xác định phù hợp với bản vẽ hoàn công (bản vẽ thể hiện sự chế tạo công trình thực tế đã làm).
5. Đến lúc Quyết toán A-B (quyết toán hợp đồng). Rà soát, thống kê, tổng hợp lại toàn bộ khối lượng đã xảy ra, được công nhận.
Như vậy, theo trình tự hình thành và hoàn thiện đúng dần chi phí cần chi tiêu của 1 dự án đầu tư xây dựng công trình qua 3 công đoạn: chuẩn bị, thực hiện, kết thúc xây dựng vận hành dự án thì khối lượng đúng dần từ dự đoán đến khi nó thật sự xảy ra và được ghi nhận.
Vocabulary:
- Quantity take-off (Quantity takeoff): Đo bóc khối lượng
- Quantities: Khối lượng
- Descriptions: Mô tả, thuyết minh
- Quantity Surveying: Nghề kỹ sư khối lượng (ở Việt Nam hay được hiểu như vậy). Nhưng bây giờ phải gọi là Kỹ sư quản lý chi phí xây dựng.
- Quantity Surveyor: Người kỹ sư khối lượng. Người kỹ sư quản lý chi phí xây dựng (hoặc quản lý chi phí của nhà thầu) để phân biệt Kỹ sư Tư vấn quản lý chi phí
- Rules of measurement: Quy tắc đo bóc
- Drawn information: Thông tin bóc tách, rút ra
- Catalogues and standard components: Danh mục các bộ phận, kết cấu chuẩn
- Symbols and abbreviations: Ký hiệu và chữ viết tắt (trên bản vẽ thiết kế)