Kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Kiếm tiền đã khó, tiêu tiền còn khó hơn. Trong doanh nghiệp, kế toán giỏi phải "biết tiêu tiền".
TA xin chia sẻ cùng các bạn tài liệu môn học Kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng dùng cho học sinh Cao học KTXD của GV Ts. Trần Văn Ất - trưởng khoa KTXD - ĐHXD.

Chương I: Cải cách hệ thống kế toán Việt Nam đến năm 2020

1.1 Hệ thống chế độ kế toán
1.2 Định hướng chung cải cách hệ thống kế toán Việt Nam đến năm 2010
1.3 Khái quát một số văn bản pháp quy về kế toán
1.3.1 Luật kế toán
1.3.2 Chuẩn mực kế toán
1.3.3 Chế độ kế toán mới đối với doanh nghiệp
1.4 Một số vấn đề về đổi với công tác kế toán
1.5 Tám giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán

Chương II: Khái quát về kế toán quản trị
2.1 Khái niệm về kế toán tài chính và kế toán quản trị
2.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
2.3 Vai trò, nhiệm vụ và nội dung của kế toán quản trị
2.4 Các phương pháp nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị
2.5 Các công cụ (kỹ thuật nghiệp vụ) sử dụng trong kế toán quản trị
2.6 Tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam

Chương III: Khái niệm phân loại chi phí và xác định chi phí trong kế toán quản trị
3.1 Khái niệm chi phí
3.2 Phân loại chi phí
3.2.1 Phân loại theo chức năng hoạt động
3.2.3 Phân loại chi phí trên các báo cáo tài chính
3.2.4 Các cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định
3.3 Phương pháp xác định chi phí
3.3.1 Phương pháp xác định chi phí theo công việc
3.3.2 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

Chương IV: Phân tích Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
4.1 Khái niệm cơ bản mới về Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
4.1.1 Phần bù đắp chi phí cố định và có lãi (số dư đóng góp)
4.1.2 Tỷ lệ số dư đóng góp
4.1.3 Kết cấu chi phí
4.1.4 Đòn bẩy kinh doanh
4.2 Một số ứng dụng khi nghiên cứu mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận đối với doanh nghiệp xây dựng
4.2.1 Trong xây dựng có thể sử dụng chỉ tiêu số dư đóng góp (khả năng bồi hoàn chi phí cố định với có lãi) để xác định giá dự thầu và lập kế hoạch chi phí và lợi nhuận trong đấu thầu
4.2.2 Sử dụng chỉ tiêu khả năng bù đắp chi phí cố định và có lãi để phân lịch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
4.2.3 Sử dụng chỉ tiêu số dư đóng góp để lập kế hoạch về lợi nhuận xuất phát từ giá chấp nhận của thị trường sau khi thắng thầu
4.3 Một số hạn chế khi phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1.1 Hệ thống chế độ kế toán

1.1.1 Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý ủy quyền ban hành.
1.1.2 Hệ thống chế độ kế toán (hệ thống kế toán) áp dụng cho các doanh nghiệp, áp dụng thống nhất cả nước. Bốn bộ phận cơ bản hợp thành một hệ thống chế độ kế toán hoàn chỉnh bao gồm:

Bộ phận 1 - Chế độ chứng từ kế toán: Gồm những quy định mang tính nguyên tắc, pháp lý và những quy định mang tính hướng dẫn, yêu cầu DN đăng ký đầy đủ, kịp thời với hoạt động kinh tế phát sinh đã diễn ra và đã hoàn thành. Chứng từ kế toán cũng quy định phương pháp lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ chứng từ kế toán.
Bộ phận 2 - Hệ thống tài khoản kế toán: Với những quy định mang tính bắt buộc về tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, những quy định có tính nguyên tắc về việc sắp xếp, mã hiệu tài khoản và nội dung kinh tế phản ánh trong từng tài khoản kế toán. Đồng thời hướng dẫn và cụ thể hóa hệ thống tài khoản kế toán thống nhất vào từng ngành kinh tế - kỹ thuật, từng loại hình doanh nghiệp cũng như khả năng mở tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý ở mỗi doanh nghiệp cụ thể.
Bộ phận 3 - Chế độ sổ kế toán: Bao gồm các quy định có tính nguyên tắc về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, sửa chữa sổ, lưu trữ sổ và những quy định mang tính hướng dẫn về các hình thức sổ kế toán. Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, chế độ sổ kế toán có các hình thức:
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
Các hình thức kế toán đều có đặc điểm chung là phải tổ chức ghi chép, phản ánh các hoạt động kinh tế theo trình tự thời gian phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế và ghi chép phân loại mang tính hệ thống hóa các hoạt động kinh tế theo nội dung kinh tế. Vì vậy, dù áp dụng hình thức kế toán nào, doanh nghiệp cũng phải mở sổ Nhật ký và Sổ cái. Sự khác nhau cơ bản và căn cứ để phân loại hình thức kế toán chính là số lượng sổ, kết cấu từng loại sổ và phương pháp ghi sổ.
Bộ phận 4- Hệ thống báo cáo kế toán: Với những quy định pháp lý về số lượng biểu mẫu, nội dung các chỉ tiêu, thời gian lập, nộp. Đây là hệ thống báo cáo tài chính mang tính chất tổng quát, công khai về thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài những báo cáo tài chính mang tính chất bắt buộc theo quy định, các doanh nghiệp còn lập và lưu hành các báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết khác phục vụ yêu cầu quản lý và chỉ đạo kinh doanh như báo cáo mua bán hàng, báo cáo về chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, dịch vụ...
còn tiếp
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.562
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1.2 Định hướng chung cải cách hệ thống kế toán VN đến năm 2020

1.2.1 Mục tiêu cải cách
- Tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán Việt Nam từ hệ thống kế toán bước đầu tiếp cận với kế toán kinh tế thị trường, chủ yếu dành cho các doanh nghiệp Nhà nước sang hệ thống kế toán của nền Kinh tế thị trường. Hệ thống kế toán được coi là công cụ kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài.
- Tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán và tổ chức hoạt động kế toán Việt Nam phù hợp với kinh nghiệm và thông lệ kế toán phổ biến được thế giới thừa nhận - kế toán phải trở thành công cụ hội nhập có tiếng nói chung, có thể xuất nhập khẩu dịch vụ kế toán, thực hiện tin học hóa hầu hết các đơn vị kế toán và các phần hành kế toán, đảm bảo cung cấp kịp thời, nhanh chóng, chính xác và đầy đủ nhất mọi thông tin tài chính và phần lớn các thông tin quản trị kinh doanh.
1.2.2 Định hướng cải cách hệ thống kế toán, kiểm toàn VN đến 2020
- Tạo dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công việc nghề nghiệp kế toán, kiểm toán VN trong giai đoạn hội nhập (Luật Kế toán số 03/2003/ QH11 ngày 17/06/2003 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 17/6/2003).
+ Ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia VN.
+ Ban hành và công bố hệ thống chuẩn mực kiểm toán VN.
+ Cụ thể hóa chế độ kế toán một số ngành đặc thù mới.
+ Hoàn chỉnh quy chế quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
+ Hình thành và phát triển các phương pháp nghiệp vụ kỹ thuật kế toán, kiểm toán.
- Cải cách, hình thành và pháp triển các tổ chức chuyên môn, nghề nghiệp về kế toán phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nâng cao dần vai trò chức năng của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, thay thế dần một phần chức năng quản lý nhà nước về kế toán của các cơ quan nhà nước.
...
 

asang139

Thành viên mới
Tham gia
22/3/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
em đang làm báo cáo về xây dựng mô hình kế toán quản trị tại doanh nghiệp xây lắp, em muốn tìm hiểu về bài viết này nhưng sao không có tài liệu đính kèm ạ?
 

tuongvan1132005

Thành viên mới
Tham gia
24/7/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
0
Anh có thể cho em xin nội dung của chương IV được không, em muốn tìm hiểu cách phân tích CPV tại DN xây dựng. Cảm ơn anh nhiều
 

luuthuykt

Thành viên mới
Tham gia
17/6/14
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình muốn mua cuốn sách này. Bạn có thể hãy hướng dẫn mình cách mua hay địa chỉ để mình liên lạc được không?
Cảm ơn
 

thaiduylam

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
8/7/08
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Tuổi
47
Kiếm tiền đã khó, tiêu tiền còn khó hơn. Trong doanh nghiệp, kế toán giỏi phải "biết tiêu tiền".
TA xin chia sẻ cùng các bạn tài liệu môn học Kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng dùng cho học sinh Cao học KTXD của GV Ts. Trần Văn Ất - trưởng khoa KTXD - ĐHXD.

Chương I: Cải cách hệ thống kế toán Việt Nam đến năm 2020

1.1 Hệ thống chế độ kế toán
1.2 Định hướng chung cải cách hệ thống kế toán Việt Nam đến năm 2010
1.3 Khái quát một số văn bản pháp quy về kế toán
1.3.1 Luật kế toán
1.3.2 Chuẩn mực kế toán
1.3.3 Chế độ kế toán mới đối với doanh nghiệp
1.4 Một số vấn đề về đổi với công tác kế toán
1.5 Tám giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán

Chương II: Khái quát về kế toán quản trị
2.1 Khái niệm về kế toán tài chính và kế toán quản trị
2.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
2.3 Vai trò, nhiệm vụ và nội dung của kế toán quản trị
2.4 Các phương pháp nghiệp vụ sử dụng trong kế toán quản trị
2.5 Các công cụ (kỹ thuật nghiệp vụ) sử dụng trong kế toán quản trị
2.6 Tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam

Chương III: Khái niệm phân loại chi phí và xác định chi phí trong kế toán quản trị
3.1 Khái niệm chi phí
3.2 Phân loại chi phí
3.2.1 Phân loại theo chức năng hoạt động
3.2.3 Phân loại chi phí trên các báo cáo tài chính
3.2.4 Các cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định
3.3 Phương pháp xác định chi phí
3.3.1 Phương pháp xác định chi phí theo công việc
3.3.2 Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất

Chương IV: Phân tích Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
4.1 Khái niệm cơ bản mới về Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận
4.1.1 Phần bù đắp chi phí cố định và có lãi (số dư đóng góp)
4.1.2 Tỷ lệ số dư đóng góp
4.1.3 Kết cấu chi phí
4.1.4 Đòn bẩy kinh doanh
4.2 Một số ứng dụng khi nghiên cứu mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận đối với doanh nghiệp xây dựng
4.2.1 Trong xây dựng có thể sử dụng chỉ tiêu số dư đóng góp (khả năng bồi hoàn chi phí cố định với có lãi) để xác định giá dự thầu và lập kế hoạch chi phí và lợi nhuận trong đấu thầu
4.2.2 Sử dụng chỉ tiêu khả năng bù đắp chi phí cố định và có lãi để phân lịch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
4.2.3 Sử dụng chỉ tiêu số dư đóng góp để lập kế hoạch về lợi nhuận xuất phát từ giá chấp nhận của thị trường sau khi thắng thầu
4.3 Một số hạn chế khi phân tích mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận.

Cho mình cái link Dowload hoặc liên hệ mua ở đâu đi bạn ! Mình đang rất cần . Thank nhé
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top