M
mrchinhsach
Guest
Trong đấu thầu, nhiều khi chúng ta đứng trước những sự phân vân, chọn lựa khó khăn. Văn bản như một rừng cây, dễ với người ưa bóng râm nhưng khó chịu đối với người ưa ánh nắng. Dưới đây là một số nguyên tắc pháp lý trong việc áp dụng luật pháp - Tình huống là khi cùng một vấn đề có hai hoặc nhiều quy định khác nhau:
1. Nếu khác nhau về cấp độ hiệu lực thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn (Thứ tự Luật, Nghị định, Thông tư....Văn bản của Trung ương có hiệu lực cao hơn địa phương)
2. Nếu văn bản do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản chuyên ngành (là văn bản điều chỉnh lĩnh vực cụ thể nào đó: xây dựng, đất đai, tài chính....)
3. Cùng cấp độ hiệu lực, áp dụng văn bản được ban hành sau.
Trong pháp luật kinh tế - thương mại các nước còn có nguyên tắc "có lợi", tức là khi tồn tại song hành hai hoặc nhiều quy định về cùng vấn đề, có thể áp dụng quy định có lợi hơn cho các chủ thể. Câu chuyện "Nhà nước được làm những gì luật pháp cho phép còn công dân, doanh nghiệp được làm nững gì pháp luật không cấm" còn chưa thực sự có ý nghĩa thực tiễn ở nước ta.
1. Nếu khác nhau về cấp độ hiệu lực thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn (Thứ tự Luật, Nghị định, Thông tư....Văn bản của Trung ương có hiệu lực cao hơn địa phương)
2. Nếu văn bản do cùng một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản chuyên ngành (là văn bản điều chỉnh lĩnh vực cụ thể nào đó: xây dựng, đất đai, tài chính....)
3. Cùng cấp độ hiệu lực, áp dụng văn bản được ban hành sau.
Trong pháp luật kinh tế - thương mại các nước còn có nguyên tắc "có lợi", tức là khi tồn tại song hành hai hoặc nhiều quy định về cùng vấn đề, có thể áp dụng quy định có lợi hơn cho các chủ thể. Câu chuyện "Nhà nước được làm những gì luật pháp cho phép còn công dân, doanh nghiệp được làm nững gì pháp luật không cấm" còn chưa thực sự có ý nghĩa thực tiễn ở nước ta.