Kiểm toán các dự án đầu tư Xây dựng

  • Khởi xướng Khởi xướng tantuan
  • Ngày gửi Ngày gửi
T

tantuan

Guest
Cái này hình như của Ks. MBA Phan Đức Quang mình trích lại các bạn tham khảo thêm nha.
Trình tự kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung tuân theo các bước sau:
-Kiểm toán việc chấp hành pháp luật, chế độ quản lý đầu tư và xây dựng.
-Kiểm toán tính hiệu lực và hiệu quả của dự án đầu tư.
-Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
 
Phần 1:
TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
I- KIỂM TOÁN VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG.
1.1- Kiểm toán công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:
1.1.1- Căn cứ kiểm toán:
a- Căn cứ pháp lý:
Luật xây dựng, Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành, Các văn bản của Bộ Xây dựng.
b- Hồ sơ dự án đầu tư:
- Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình và quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành đầu tư XDCT;
- Dự toán kinh phí được phê duyệt;
- Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư và thành lập ban quản lý dự án, hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án (nếu có);
- Kế hoạch năm về chuẩn bị đầu tư giao; Hợp đồng khảo sát, tư vấn lập Báo cáo đầu tư, dự án đầu tư;
- Giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của đơn vị khảo sát, tư vấn, lập báo cáo đầu tư;
- Văn bản thẩm định phê duyệt dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế, kỹ thuật;
- Văn bản nghiệm thu bàn giao tài liệu;
- Tài liệu khác (nếu có).
1.1.2- Nội dung kiểm toán:
- Thẩm quyền của cấp quyết định đầu tư:
Kiểm tra việc ra quyết định đầu tư có đúng thẩm quyền không (VD: Thẩm quyền chỉ được ra quyết định nhóm C nhưng ra quyết định nhóm B...);
Được quy định chi tiết tại phụ lục của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP
ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ. Trong đó:
- Các dự án quan trọng quốc gia có tổng mức đầu tư được quy định theo Theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội.
- Loại dự án nhóm A, có tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng.
- Loại dự án nhóm B, có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng tỳ theo ngành, lĩnh vực.
- Loại dự án nhóm C, có tổng mức đầu tư dưới 75 tỷ đồng tỳ theo ngành, lĩnh vực cụ thể.
- Thẩm quyền của đơn vị thẩm định báo cáo đầu tư:
Kiểm tra chức năng của đơn vị thẩm định báo cáo đầu tư có đúng chức năng không?
Quy định tại Điểm 2, mục III, Phần I của Thông tư số 02/2007/BXD ngày 14/2/2007 về Hướng dẫn NĐ 16 và NĐ112;
- Năng lực của các đơn vị tư vấn:
Kiểm tra giấy phép kinh doanh của đơn vị tư vấn: xem có giấy phép không, phù hợp với nội dung dự án đầu tư đang thực hiện không;
Quy định tại Chương 5, Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư XDCT;
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư:
Báo cáo đầu tư có được lập, thẩm định, phê duyệt đúng quy định về trình tự, thời gian và nội dung;
Quy định tại Điều 5 Nghị định 16/2005/NĐ-CP hoặc lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình Điều 12, Nghị định 16/2005/NĐ-CP.
- Hồ sơ thiết kế cơ sở có đầy đủ, phù hợp với chủ trương, mục tiêu đầu tư không?
- Tổng mức đầu tư có lập trên cơ sở hồ sơ thiết kế cơ sở không?
- Chủ trương xây dựng:
1.1.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án không đúng về trình tự, thẩm quyền và thời gian;
- Những công việc tư vấn chưa có quy định về định mức chi phí nhưng không lập, duyệt dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giá cao;
- Xác định tổng mức đầu tư không chính xác và không đủ cơ sở.
1.2- Kiểm toán công tác thực hiện dự án đầu tư:
1.2.1- Căn cứ kiểm toán:
- Hồ sơ khảo sát, thiết kế dự toán; Biên bản thẩm định thiết kế, dự toán;
- Quyết định phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
- Hồ sơ đấu thầu và quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu kèm theo báo cáo đánh giá xếp hạng nhà thầu của chủ đầu tư (trường hợp đấu thầu); quyết định chỉ định thầu (trường hợp chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh).
- Giấy phép kinh doanh của đơn vị nhận thầu.
- Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân tham gia thực hiện dự án (nếu yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề).
- Hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp, mua sắm thiết bị và chi phí khác.
- Kế hoạch đầu tư hàng năm.
- Nhật ký công trình.
- Các quy định về quản lý giá, thi công xây lắp, chất lượng, thanh quyết toán.
- Các căn cứ khác.
1.2.2- Nội dung kiểm toán:- Tính hợp pháp của các cơ quan tham gia thực hiện dự án (khảo sát, thiết kế, tư vấn, thi công...có đủ tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định).
- Việc chấp hành quy định về:
+ Thẩm quyền của cơ quan thẩm định: thiết kế, dự toán và quyết toán;
+ Thẩm quyền của cơ quan ra quyết định phê duyệt hoặc cấp giấy phép.
- Việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư:
+ Trình tự thiết kế công trình theo các bước đã được quy định;
+ Thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
+ Điều kiện khởi công công trình: Công trình xây dựng chỉ được khởi công khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 72 Luật xây dựng.
- Kiểm tra nội dung các văn bản quy định về thủ tục đầu tư. So sánh về quy mô, mức độ, chỉ tiêu với các văn bản, thủ tục khác của dự án đầu tư đã ban hành trước có tính pháp lý cao hơn như:
+ Thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở trong dự án được duyệt về quy mô, công nghệ, cấp công trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;
+ Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với các bước thiết kế trước đã được phê duyệt;
+ Tổng dự toán phải phù hợp với tổng mức vốn đầu tư công trình không được vượt tổng mức đầu tư;
+ Dự toán các hạng mục không được vượt tổng dự toán;
+ Hợp đồng thi công phải phù hợp với: Quy định của Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn; giá thầu đối với công trình đấu thầu hoặc dự toán được duyệt với công trình chỉ định thầu về số lượng, chất lượng, chủng loại, quy cách, thời gian nghiệm thu, bàn giao thanh toán;
+ Kiểm tra thủ tục thanh lý hợp đồng.
- Kiểm tra hồ sơ và thủ tục đấu thầu hoặc chỉ định thầu về tính đầy đủ, đúng đắn, hợp lệ.
- Kiểm tra giá trị dự toán công trình về khối lượng xây lắp có đúng thiết kế; đơn giá, phụ phí có áp dụng đúng với chế độ quy định không.
- Trình tự thủ tục quản lý giá công trình, công tác thanh, quyết toán; việc xây dựng và phê duyệt đơn giá có đúng chế độ quy định.
- Kiểm toán khối lượng phát sinh có phù hợp chế độ, hồ sơ dự thầu và các quy định của hợp đồng.
1.2.3 Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Hồ sơ khảo sát không đầy đủ, chưa đủ căn cứ để thiết kế.
- Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công không đầy đủ theo quy định, sai lệch về quy mô, cấp công trình, vốn, diện tích đất sử dụng so với quyết định đầu tư.
- Công tác dự toán: Tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, dự toán chi tiết vượt tổng dự toán; vận dụng sai định mức, đơn giá, xác định giá đối với những công việc chưa có quy định về giá thiếu căn cứ.
- Công tác đấu thầu: Hồ sơ mời thầu không đầy đủ, rõ ràng, chi tiết; phê duyệt hồ sơ và kế hoạch đấu thầu không đúng thẩm quyền, không đủ số lượng nhà thầu tham dự tối thiểu, không chấp hành quy định về thời gian; mở thầu không đủ thành phần; xét thầu không công bằng, thiếu cơ sở.
- Hợp đồng thi công không chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định.
- Khối lượng phát sinh không có thiết kế, dự toán phê duyệt bổ sung, sửa đổi.
- Thi công sai thiết kế được duyệt.
- Không chấp hành đúng quy định về giám sát thi công, giám sát quyền tác giả của tư vấn thiết kế.
- Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ: Thiếu biên bản nghiệm thu từng phần, các tài liệu kết quả thí nghiệm vật liệu, bê tông, kết cấu.
- Nhật ký công trình ghi không đầy đủ diễn biến phát sinh và sự cố trong quá trình thi công.
1.3- Kiểm toán công tác nghiệm thu, quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng:
1.3.1- Căn cứ kiểm toán:

- Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Các biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ dự án đầu tư.
- Bản vẽ hoàn công, báo cáo kết quả thực hiện dự án.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
1.3.2- Nội dung kiểm toán:
- Hồ sơ nghiệm thu: Phải đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận, giai đoạn, hạng mục, toàn bộ dự án đầu tư.
- Hồ sơ hoàn thành công trình phải đầy đủ tại liệu theo quy định.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành phải lập đầy đủ, kịp thời và đúng quy định: Tại điểm I, phần II Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 về Hướng dẫn quyết toán dự án đầu tư hoàn thành.
Nội dung báo cáo quyết toán:
- Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).
- Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.
- Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
- Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
+ Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
+ Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.
- Kiểm toán việc nghiệm thu, bàn giao công trình:
+ Kiểm tra việc thực hiện công tác nghiệm thu từng phần, toàn bộ công trình xây dựng có tuân thủ theo quy định của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và theo Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng.
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình và nghiệm thu đưa công trình vào khai thác sử dụng. Kiểm tra các bộ phận che khuất của công trình đã được nghiệm thu và bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
+ Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ cho Chủ đầu tư khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế duyệt, vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật, nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng, kể cả việc hoàn thiện nội, ngoại thất và thu dọn vệ sinh...
Khi bàn giao công trình phải giao toàn bộ hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), tài liệu hướng dẫn sử dụng quản lý, chế độ duy tu bảo trì bảo dưỡng công trình và các tài liệu liên quan khác.
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình là văn bản pháp lý để Chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
+ Tổng nghiệm thu kỹ thuật trên cơ sở các biên bản nghiệm thu giai đoạn hoàn thành đạt yêu cầu chất lượng (bao gồm cả hoàn thiện nội, ngoại thất…), kèm theo hồ sơ hoàn công của công trình được A-B chấp nhận.
Biên bản nghiệm thu kỹ thuật phải có đủ chữ ký xác nhận của các thành phần: Chủ đầu tư, đơn vị thi công, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.
+ Lập biên bản bàn giao đưa dự án đầu tư xây dựng vào sử dụng sau khi thực hiện hoàn chỉnh theo các yêu cầu của biên bản nghiệm thu kỹ thuật, vận hành thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật. Thành phần bàn giao gồm: Chủ đầu tư, Trưởng Ban quản lý dự án, các nhà thầu tham gia thi công xây dựng công trình, đơn vị Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và các thành phần khác có liên quan đến quá trình thi công xây dựng công trình.
+ Sau khi bàn giao Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải thanh lý và di chuyển ra khỏi mặt bằng công trình. Nhà thầu phải thực hiện bảo hành, sửa chữa hư hỏng theo quy định. Mọi việc hoàn tất này phải được Thủ trưởng đơn vị chấp nhận trước khi thanh quyết toán công trình.
+ Thanh lý hợp đồng xây lắp chấm dứt khi hết hạn thời gian bảo hành.
+ Thủ trưởng đơn vị nhập tài sản theo quy định, kèm biên bản tổng nghiệm thu bàn giao.
+ Việc bảo hành, bảo trì công trình thực hiện theo đúng quy định tại Điều 29, 30, 31, 32, 33, 34 Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
+ Kiểm toán tuân thủ các nội dung của công tác duy tu, bảo trì bảo dưỡng: (Điều 29, 30 Nghị định 209/2004/NĐ-CP).
- Kiểm tra trách nhiệm bảo hành của các nhà thầu thi công xây lắp trong thời gian bảo hành theo quy định.
- Kiểm tra kế hoạch và quy trình bảo trì, duy tu và bảo dưỡng do nhà thiết kế và nhà cung cấp lập và thực tế thực hiện.
1.3.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Hồ sơ nghiệm thu tổng thể không đầy đủ.
- Hồ sơ hoàn công không đầy đủ, không đúng với thực tế.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa lập hoặc lập không đầy đủ, không đúng quy định.
1.4- Kiểm toán việc chấp hành chế độ tài chính kế toán của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước.
Kiểm tra việc chấp hành Quyết định số 1531/2004/QĐ-NHNN ngày 02/12/2004 ban hành quy định về hạch toán nghiệp vụ đầu tư XDCB của Ngân hàng nhà nước; Kiểm tra việc chấp hành trên các mặt:
- Công tác quản lý tài chính:
+ Kiểm toán việc thực hiện mục tiêu sử dụng các loại vốn: Ngân sách NN, vốn đầu tư XDCB Ngành.
+ Kiểm toán việc chấp hành các quy định về chi tiêu thường xuyên phục vụ ban quản lý.
+ Kiểm toán việc tuân thủ quy định trong chi phí khác của dự án.
+ Kiểm toán việc quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản.
- Công tác kế toán:
+ Việc đối chiếu công nợ, thanh toán đối với các nhà thầu, cơ quan cấp phát vốn;
+ Tổ chức bộ máy kế toán của ban quản lý dự án: Ban quản lý dự án có tổ chức, quản lý hoạch toán đầy đủ không? Việc hạch toán nguồn vốn và chi phí đầu tư cho dự án có rõ ràng không?
+ Việc tuân thủ chế độ kế toán chủ đầu tư về chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính
 
Last edited by a moderator:
tiếp theo

II- KIỂM TOÁN TÍNH HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
2.1- Kiểm toán việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư:
2.1.1- Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán:

- Thông số kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
- Quyết định số 21/2007/QĐ-BXD ngày 28/05/2007 về việc ban hành Quy định các yêu cầu về tiêu chuẩn xây dựng công sở các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các thông số một số công trình, dự án tương tự..
2.1.2- Nội dung kiểm toán:
- Báo cáo về sự cần thiết của dự án đầu tư.
- Nhu cầu và quy mô đầu tư; diện tích và việc bố trí các hạng mục chính, phụ trợ, mối tương quan hợp lý giữa diện tích sử dụng chính và diện tích phụ trợ.
- Địa điểm đầu tư, tình hình về khu đất xây dựng.
- Nguyên vật liệu xây dựng: Đã được thử nghiệm chưa? Có đảm bảo tính kinh tế và phù hợp với mục đích sử dụng không? Cần xem xét đến khả năng nếu đầu tư cho loại vật liệu đắt tiền nhưng lại giảm được chi phí bảo trì, bảo dưỡng, nếu xét về lâu dài thì đây là giải pháp kinh tế.
- Các phương án thiết kế kiến trúc.
- Phương án, giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, phương án công nghệ có phù hợp với mục đích sử dụng?
- Giải pháp về phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho kho tiền, trụ sở làm việc.
2.1.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Các thông tin, thông số làm căn cứ lập dự án đầu tư không phù hợp: các chỉ số kỹ thuật về mức độ chịu gió bão, động đất; các tiêu chuẩn kỹ thuật không phù hợp về đôn bền, tuổi thọ, chất lượng vật liệu.
- Chưa xem xét tất cả các phương án đầu tư có thể để có sự lựa chọn tối ưu.
- Lựa chọn thiết bị, công nghệ không theo tiêu chí so sánh chi phí-hiệu quả không đảm bảo tính đồng bộ, không nêu rõ các tiêu chuẩn, đặc tính và thông số kinh tế kỹ thuật của thiết bị cần có.
- Lựa chọn giải pháp xây dựng chưa lưu ý đến sự lạc hậu về công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.2- Kiểm toán thiết kế, dự toán xây dựng công trình:
2.2.1- Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán
:
- Kết quả thiết kế cơ sở.
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn về diện tích, các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp, các yêu cầu đặc thù của Ngân hàng.
2.2.2- Nội dung kiểm toán:
- Kiểm tra về sự hợp lý về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; sự đáp ứng đòi hỏi về kỹ thuật và kinh tế.
Kiểm tra việc khảo sát:
Chủ đầu tư thuê đơn vị có đủ năng lực, tư cách pháp nhân thực hiện khảo sát xây dựng công trình theo Thông tư 14/2005/TT-BXD ngày 10/8/2005 hướng dẫn việc lập đơn giá khảo sát và quản lý chi phí khảo sát xây dựng và các văn bản quy định về đơn giá khảo sát của địa phương, lập các tài liệu cần thiết khác để phục vụ cho việc thiết kế công trình. Việc thăm dò, khảo sát địa chất phải thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo an toàn.
Thực hiện quản lý chất lượng khảo sát xây dựng theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, gồm:
Nhiệm vụ khảo sát: Đơn vị tư vấn thiết kế lập được Chủ đầu tư phê duyệt, theo phương án thiết kế cơ sở được duyệt và báo cáo Người quyết định đầu tư trước khi thực hiện;
Phương án khảo sát: Do nhà thầu khảo sát xây dựng lập được Chủ đầu tư phê duyệt, phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng;
- Lập Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo mẫu quy định, Chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu làm cơ sở để đơn vị tư vấn thiết kế lập thiết kế bản vẽ thi công.
- Việc lựa chọn thiết bị, công nghệ và vật liệu sử dụng có hợp lý không?
- Giải pháp thiết tế, biện pháp thi công:
Lập thiết kế xây dựng công trình:
Thiết kế xây dựng công trình gồm loại thiết kế 1 bước và thiết kế 2 bước, cụ thể:
- Thiết kế 1 bước: Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật XDCT (Điểm 1 Điều 12, NĐ 16/2005 ngày 07/2/2005 của Chính phủ quy định: Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng hoặc công trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mước đầu tư dưới 3 tỷ đồng. ) là Thiết kế bản vẽ thi công.
- Thiết kế 2 bước: Đối với công trình phải lập Dự án đầu tư XDCT (dự án có kế, dự toán:
Chủ đầu tư tổng mức đầu tư từ 7 tỷ đồng trở lên), gồm:
+ Thiết kế cơ sở (theo phương án thiết kế kiến trúc được duyệt);
+ Thiết kế bản vẽ thi công (theo thiết kế cơ sở được duyệt).
* Hồ sơ thiết kế thực hiện theo Điều 15, 16, 38, 39, 40 của Nghị định 16/CP và chương IV của Nghị định 209/CP, cụ thể:
- Lập thiết kế bản vẽ thi công- tổng dự toán sau khi Người quyết định đầu tư phê duyệt dự án- thiết kế cơ sở.
- Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công-tổng dự toán công trình trong phạm vi dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư đã được người quyết định đầu tư phê duyệt (không kể dự phòng phí, nếu cần thiết sử dụng phải được người quyết định đầu tư chấp nhận).
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người quyết định đầu tư về các nội dung thẩm định phê duyệt của mình. Sau khi phê duyệt phải gửi hồ sơ gồm: (Quyết định phê duyệt, kèm hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - tổng dự toán đã duyệt), báo cáo người quyết định đầu tư để theo dõi, quản lý và làm cơ sở phê duyệt các bước tiếp theo (Hồ sơ mời thầu, Kết quả đấu thầu, Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành).
- Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công-tổng dự toán công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Tuỳ theo yêu cầu của Chủ đầu tư, việc thẩm tra có thể thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần nội dung theo quy định.
- Trong trường hợp đặc biệt, nếu có thay đổi cơ bản trong thiết kế đã duyệt thì phải lập lại Dự án đầu tư trình Người quyết định đầu tư phê duyệt.
- Nội dung thẩm định thiết kế:
+ Sự phù hợp của thiết kế kỹ thuật với thiết kế cơ sở, nội dung dự án được duyệt về quy mô, công nghệ, công suất, quy hoạch, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiến trúc, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Sự hợp lý của giải pháp thiết kế kỹ thuật. Đảm bảo vệ sinh môi trường, PCCC, an toàn lao động...
+ Tư cách pháp lý của tổ chức, cá nhân thiết kế.
Nội dung thẩm định tổng dự toán bao gồm:
+ Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế với dự toán, các định mức, đơn giá và việc vận dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách liên quan và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước;
+ Xác định giá trị tổng dự toán, kể cả thiết bị để so sánh với tổng mức đầu tư đã duyệt.
(Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại chương 5, NĐ 16/CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.)
- Kiểm tra dự toán công trình: Khối lượng và đơn giá trong dự toán được duyệt, sau khi dự toán được duyệt có còn sai lỗi số học không?
2.2.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu.
- Khảo sát thiếu chính xác dẫn đến phương án thiết kế không phù hợp.
- Thiết kế không đầy đủ, chưa lường hết được các phạm vi khối lượng công việc cần thiết dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí.
- Phần thiết kế xây dựng và trang thiết bị không đồng bộ.
- Thiết kế quá nhu cầu sử dụng thực sự, quá tốn kém: Hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết; trang bị nội thất quá xa xỉ; thiết bị vận hành quá tốn kém cả về chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng nảy sinh trong quá trình vận hành lâu dài.
- Thời hạn thiết kế quá ngắn vì vậy đến khi thi công việc thiết kế mới được hoàn thành đầy đủ, vừa thiết kế vừa thi công dẫn đến tiến độ thi công bị ảnh hưởng và không thể kiểm soát được chi phí.
- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn trọng trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền.
- Dự toán bị cắt giảm một cách không có căn cứ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này phải duyệt bổ sung.
- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong hạng mục, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.
 
tiếp theo

2.3- Kiểm toán việc lựa chọn nhà thầu:
2.3.1- Cơ sở thiết lập tiếu chí kiểm toán:
- Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
- Năng lực nhà thầu về công nghệ, kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm và độ tin cậy.
- Các giải pháp thực hiện, thi công dự án, tiến độ, an toàn lao động.
- Phương án sử dụng nguồn nguyên vật liệu; quản lý chất lượng; giá gói thầu phù hợp với khối lượng, vật liệu và chất lượng công trình.
2.3.2- Nội dung kiểm toán:
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh có hiệu quả không? Có ưu tiên hình thức đấu thầu rộng rãi không?
Hình thức lựa chọn nhà thầu được Người quyết định đầu tư phê duyệt trong phần Phương thức thực hiện dự án của Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, theo các hình thức sau:
Đấu thầu rộng rãi: Điều 5,18 Luật đấu thầu:
- Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, Chủ đầu tư (bên mời thầu) phải đăng tải các thông tin theo quy định về điều kiện, thời gian dự thầu (Điều 5) trên bản tin thông tin đấu thầu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, ngoài ra có thể thông báo thêm trên các phương tiện thông tin đại chúng khác (như: Báo chí, đài truyền hình…).
- Hình thức đấu thầu rộng rãi là hình thức cơ bản để áp dụng cho các gói thầu của Ngân hàng Nhà nước.
Đấu thầu hạn chế: Điều 19 Luật Đấu thầu:
- Là hình thức mà Chủ đầu tư (bên mời thầu) chỉ mời một số nhà thầu (phải có ít nhất 5 nhà thầu) có đủ năng lực, kinh nghiệm tham dự. Danh sách nhà thầu do Chủ đầu tư phê duyệt. Trường hợp không đủ 5 nhà thầu tham dự Chủ đầu tư phải trình Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định (có thể kéo dài thời gian mời thầu để bổ sung danh sách nhà thầu dự thầu hoặc chấp nhận cho phép mở thầu…).
- Đối với Ngành Ngân hàng: Hình thức đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng khi cần thiết (đối với gói thầu xây dựng, cải tạo sửa chữa có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Gói thầu mua sắm hàng hoá, cung cấp lắp đặt thiết bị và gói thầu tư vấn có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Chỉ định thầu: Điều 20 Luật Đấu thầu:
- Là hình thức chọn trực tiếp 1 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
- Đối với Ngành Ngân hàng: Hình thức chỉ định thầu chỉ áp dụng đối với gói thầu xây dựng, cải tạo sửa chữa có giá trị dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm hàng hoá, cung cấp lắp đặt thiết bị và gói thầu tư vấn có giá trị dưới 200 triệu đồng. Ngoài ra, tuỳ trường hợp cụ thể của gói thầu khi cần thiết Thống đốc sẽ quyết định chỉ định thầu theo quy định của Luật đấu thầu.
- Chủ đầu tư lập hồ sơ yêu cầu phát hành cho nhà thầu do chủ đầu tư lựa chọn để nhà thầu xem xét làm cơ sở lập hồ sơ đề xuất; Chủ đầu tư kiểm tra hồ sơ đề xuất của nhà thầu nếu đạt yêu cầu, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 61, Luật đấu thầu.
- Các công trình khác muốn áp dụng phương thức chỉ định thầu phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hoá: Điều 22 Luật Đấu thầu, cụ thể:
- Chỉ áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá thông dụng, có sẵn trên thị trường, có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng, có giá trị dưới 2 tỷ đồng.
- Mỗi gói thầu phải có từ 3 chào hàng trở lên từ 3 nhà thầu khác nhau.
- Thực hiện theo Quyết định 909/2005/QĐ-BKH ngày 13/9/2005 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về Ban hành mẫu Hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá.
- Việc tổ chức đấu thầu có đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng?
- Hồ sơ mời thầu có rõ ràng, đầy đủ không?
- Tiêu chuẩn xét thầu và việc xét thầu có khách quan, công bằng?
- Kết quả đấu thầu có lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt nhất, phù hợp với dự án đầu tư và có đảm bảo tính kinh tế?
- Việc lựa chọn nhà thầu phải dựa trên cơ sở những đáng giá về mặt kỹ thuật và kinh tế, đây cũng là một căn cứ để kết luận là việc lựa chọn nhà thầu có đảm bảo tính kinh tế hay không: Trong trường hợp nhà thầu đưa ra giá thấp nhất mà không được lựa chọn thì phải xem xét tới yếu tố nhà thầu bỏ giá cao nhưng đưa ra được các giải pháp, điều kiện tốt hơn về kỹ thuật, điều kiện bảo hành, bảo trì, thời gian thi công.
- Kiểm tra giá trị trúng thầu được duyệt: có còn sai lỗi số học nào không?
2.3.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Không đấu thầu rộng rãi mà chỉ đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu.
- Mô tả gói thầu không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến cách hiểu không như nhau dễ dẫn đến xẩy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
- Chủ đầu tư và nhà thầu thông đồng với nhau nên đã thông tin cho nhà thầu về một phần khối lượng công việc nào đó trong gói thầu sẽ được giao bổ sung. Nhà thầu biết thông tin sẽ bỏ với đơn giá cao đột biến cho những công việc đó, giảm đơn giá các công việc còn lại để thắng thầu, khi được thanh toán sẽ được hưởng lợi rất lớn ở phần giao thầu bổ xung, dẫn tới chi phí công trình tăng.
- Thông thầu: Một nhà thầu mua tất cả hồ sơ mời thầu; các nhà thầu thỏa hiệp với nhau để một nhà thầu nào đó thắng thầu rồi phân chia lợi ích giữa các nhà thầu với nhau thường xẩy ra trong đấu thầu hạn chế.
- Thẩm định thiếu chính xác, phê duyệt giá gói thầu quá cao.
- Xét thầu thiếu công bằng, không theo những tiêu thức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu không hợp lý, qua đó tạo điều kiện cho các nhà thầu có ít năng lực, kinh nghiệm vẫn có thể tham gia đấu thầu và trúng thầu hoặc có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá bất lợi cho các nhà thầu có năng lực.
 
tiếp theo

2.4- Kiểm toán hợp đồng và thực hiện hợp đồng:
2.4.1- Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán:

- Các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng.
- Điều kiện hợp đồng trong hồ sơ mời thầu, dự thầu.
- Biên bản thương thảo hợp đồng; các cam kết của nhà thầu.
- Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 về Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
2.4.2- Nội dung kiểm toán:
- Việc đàm phán, ký kết hợp đồng: Có căn cứ trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn hay không?
- Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng: Theo điểm 3, Phần I của Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 về Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định:
- Hợp đồng được ký kết trên nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội và các thoả thuận phải được ghi trong hợp đồng.
- Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo qui định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
- Tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng có thể áp dụng các qui định tại Thông tư này để soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng. Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, qui mô nhỏ thì tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng các bên có thể ghi ngay trong hợp đồng. Đối với các hợp đồng của các gói thầu thuộc các dự án phức tạp, qui mô lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể tách riêng thành điều kiện chung và điều kiện riêng (điều kiện cụ thể) của hợp đồng.
Điều kiện chung của hợp đồng là tài liệu qui định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên hợp đồng.
Điều kiện riêng của hợp đồng là tài liệu để cụ thể hoá, bổ sung một số qui định của điều kiện chung áp dụng cho hợp đồng.
- Giá hợp đồng (giá ký kết hợp đồng) không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu), trừ trường hợp khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được Người có thẩm quyền cho phép.
- Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án.
- Nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng mà nhà thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
- Trường hợp là nhà thầu liên danh thì các thành viên trong liên danh phải có thoả thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh; Trường hợp, các thành viên trong liên danh thoả thuận uỷ quyền cho một nhà thầu đứng đầu liên danh ký hợp đồng trực tiếp với bên giao thầu, thì nhà thầu đứng đầu liên danh ký hợp đồng với bên giao thầu.
- Bên giao thầu, bên nhận thầu có thể cử đại diện để đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng:
Người đại diện để đàm phán hợp đồng của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình đàm phán hợp đồng. Trường hợp có những nội dung cần phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền thì các nội dung này phải được ghi trong biên bản đàm phán hợp đồng.
Người đại diện để ký kết và thực hiện hợp đồng của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp có những nội dung cần phải xin ý kiến của cấp có thẩm quyền thì các nội dung này phải được ghi trong hợp đồng.
- Phương thức thanh toán: Theo phương thức trọn gói hay khoán gọn, giá cố định hay có điều chỉnh giá, loại tiền dùng trong thanh toán (VND, USD..);
2.4.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Các điều khoản hợp đồng không chi tiết, chặt chẽ.
- Giá trên hợp đồng không căn cứ vào giá trúng thầu.
- Hợp đồng không được điều chỉnh kịp thời khi thay đổi thiết kế, do dó không có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chi phí, chi phí vượt trội không được phát hiện kịp thời. Trong những trường hợp đó giá cả của chi phí phát sinh, bổ sung thường cao hơn giá hợp đồng gốc.
2.5- Kiểm toán quản lý thi công xây dựng:
2.5.1 Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán:

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
- Bảng tiến độ thi công.
2.5.2- Nội dung kiểm toán:
- Kiểm tra về công tác tổ chức thi công theo quy định.
- Đánh giá về tiến độ thực hiện dự án: Thời gian khởi công, hoàn thành với tổng tiến độ dự án được phê duyệt.
- Kiểm tra về khối lượng, chất lượng thi công xây dựng: Việc tính toán, xác nhận khối lượng giữa các bên liên quan, sự hợp lý, đúng đắn của khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán.
- Có đầy đủ các biên bản nghiệm thu, chứng chỉ thí nghiệm vật tư, vật liệu, kéo thép, nén bê tông…không.
2.5.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Tiến độ bị kéo dài do nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Do giám sát không chặt chẻ nên không phát hiện kịp thời các hạng mục có khiếm thuyết kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng.
- Khi nghiệm thu các hạng mục phát hiện ra khiếm khuyết nhưng không kiên quyết yêu cầu đơn vị thi công khắc phục ngay.
- Việc quá chậm trễ đưa ra yêu cầu sửa chữa các khiếm khuyết sau khi nhận bàn giao công trình đã không thông báo kịp thời và đầy đủ cho ban QLXD về những khiếm khuyết đó, dẫn đến bên nhận thầu có thể viện lý do hết hiệu lực thời hạn bảo hành, sẽ tốn kép chi phí cho việc khắc phục.
2.6- Kiểm toán điều kiện, năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng:
2.6.1- Cơ sở thiết lập tiêu chí kiểm toán:
Tư cách pháp nhân, năng lực kỹ thuật, độ tin cậy, tài chính, kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ và các tiêu chuẩn bắt buộc của Nhà nước...
2.6.2- Nội dung kiểm toán:
Kiểm tra điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng như: Chủ nhiệm lập dự án; tư vấn lập dự án; tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát xây dựng; điều kiện năng lực của chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công, giám sát thi công công trình.
Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với từng loại dự án.
2.6.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng không có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật, chuyên môn.
- Các tổ chức cá nhân không đúng chức năng, ngành nghề, không có đủ độ tin cậy và kinh nghiệm. Không có chứng chỉ hành nghề.
 
tiếp theo

III- KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH:
3.1- Kiểm toán nguồn vốn đầu tư:
3.1.1- Căn cứ kiểm toán:

- Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Các chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.
3.1.2- Nội dung kiểm toán:
- Kiểm tra tính đầy đủ của nguồn vốn đầu tư: Chứng từ, sổ kế toán, thực hiện đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán liên quan trường hợp nhận vốn bằng ngoại tệ phải thực hiện kiểm tra việc quy đổi theo tỷ giá quy định tại thời điểm phát sinh.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các nguồn vốn đầu tư đã sử dụng.
- Kiểm tra sự phù hợp trong việc sử dụng các loại nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Kiểm tra tính chính xác của từng nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư và tiến độ thực hiện theo quyết định đầu tư so với cơ cấu nguồn vốn đã được xác định trong quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư, kế hoạch cải tạo thực hiện hàng năm.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn và số vốn thanh toán mỗi năm của Chủ đầu tư cho các nhà thầu.
- Kiểm tra việc phản ánh nguồn thu lãi tiền gửi ngân hàng, đối chiếu số dư với ngân hàng nơi chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) mở tài khoản. Kiểm toán các khoản phải thu khác từ thanh lý tài sản.
- Phân tích so sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện (xây lắp, thiết bị, chi phí khác) với cơ cấu vốn được xác định trong tổng mức đầu tư và tổng dự toán được duyệt để đánh giá.
3.1.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Hạch toán không đầy đủ nguồn vốn, áp dụng sai tỷ giá sai thời điểm dẫn đến sai lệch số dư nguồn vốn trên báo cáo của đơn vị so với số liệu của cơ quan cấp.
- Các nguồn vốn bị phân loại một cách sai lệch.
- Nguồn vốn sử dụng không đúng nguyên tắc tài chính và quyết định đầu tư.
- Nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích.
3.1.4 Kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán:
- Hạch toán không đầy đủ nguồn vốn: Kế toán của dự án không nắm được yêu cầu hoặc cố tình hạch toán sai tài khoản, quy định hướng dẫn hạch toán của NHNN (Điều 6, Điều 8 QĐ số 1531/2004/QĐ-NHNN ngày 02/12/2004 của Thống đốc NHNN) vốn không hạch toán đúng tài khoản 3232; Lãi tiền gửi vốn đầu tư XDCB NHNN tạm cấp cho dự án tài khoản 4662 (tiểu khoản 4662.2) phải được phát hiện và điều chỉnh kịp thời.
- Áp dụng sai tỷ giá sai thời điểm dẫn đến sai lệch số dư nguồn vốn trên báo cáo của đơn vị so với số liệu của cơ quan cấp: khi kiểm tra cần rà soát lại tỷ giá áp dụng có đúng không.
- Các nguồn vốn bị phân loại một cách sai lệch: dự án có thể có nhiều nguồn vốn khác nhau bao gồm vốn NSNN cấp, vốn đầu tư XDCB của NHNN, lãi tiền gửi vốn DDTXD, các khoản thu từ bán hồ sơ mời thầu, thanh lý ...phải được xác định, phân loại rõ ràng.
- Nguồn vốn sử dụng không đúng nguyên tắc tài chính và quyết định đầu tư: thông thường một số lỗi thường gặp khi kiểm tra thấy rằng vốn cấp cho dự án này lại dùng thực hiện cho dự án khác hoặc dùng cho mục đích mua sắm không thuộc phạm vi dự án quy định, trường hợp khi phát hiện sử dụng sai mục đích yêu cầu phải thu hồi, thanh lý phần thất thoát thiếu hụt phải bồi thường của người chỉ đạo sai.
 
tiếp theo

3.2- Kiểm toán chi phí đầu tư-Vốn đầu tư thực hiện:
3.2.1- Căn cứ kiểm toán
:
- Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Định mức, đơn giá xây dựng cơ bản của Nhà nước.
- Các chế độ quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước.
- Hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp: Các bản vẽ thiết kế, hồ sơ dự toán, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, quyết toán A-B và các tài liệu khác có liên quan.
3.2.2- Nội dung kiểm toán:
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, bản vẽ thiết kế, hoàn công và các tài liệu có liên quan, chọn mẫu những khối lượng xây lắp có giá trị lớn, những phần công việc có khả năng trùng lắp để tiến hành kiểm tra chi tiết.
a- Kiểm tra thực tế tại hiện trường:
- Thực hiện kiểm tra tổng thể công trình về khối lượng, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật công trình.
- Chọn mẫu một số công việc, hạng mục, kiểm tra kích thước thông thường, các phương pháp đo, đếm...
- Kiểm tra quy cách, phẩm chất vật tư, vật liệu xem có phù hợp với bản vẽ hoàn công không.
- Kiểm tra, xem xét địa điểm, địa hình, địa vật công trình để xác định điều kiện áp dụng các hệ số vận chuyển, khoảng cách vận chuyển trong dự toán có phù hợp với thực tế không.
- Đối với việc kiểm tra các công trình đang trong giai đoạn thi công cần kiểm tra các phần công việc chìm khuất trước khi thực hiện các công việc tiếp theo.
b- Đối chiếu với nhà thầu:
- Tính toán một số vật liệu chủ yếu đối với một số hạng mục để tiến hành đối chiếu với nhà thầu về chủng loại, khối lượng, xuất xứ các loại vật tư sử dụng cho công trình đặc biệt là các loại vật tư nhập khẩu.
- Thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh các phần công việc khác thực hiện được bằng phương pháp kiểm tra tại hiện trường.
c- Kiểm tra việc tính khối lượng và việc áp dụng định mức, đơn giá xây lắp trong quyết toán.
- Căn cứ thiết kế, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu kỹ thuật, nhật ký thi công, các kết quả kiểm tra hiện trường, kết quả đối chiếu với đơn vị thi công tính toán lại khối lượng so với số liệu trong quyết toán.
- Việc áp dụng định mức, đơn giá xây lắp trong quyết toán giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành. Đơn giá trong thanh, quyết toán được xác định theo từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu và loại hợp đồng giao nhận thầu, vì vậy khi kiểm toán phải xem xét từng trường hợp cụ thể sau:
+ Đối với công trình chỉ định thầu:
Xem xét công trình có thuộc diện được chỉ định thầu hay không? Kiểm tra việc áp dụng đơn giá theo quy định, đúng thời điểm quyết toán. Đối với các vật liệu mới chưa có trong thông báo giá của địa phương thì cần phải xem xét việc xây dựng đơn giá có hợp lý so với giá thực tế trên thị trường tại thời điểm, có được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định không?
Đối với vật tư xây lắp do chủ đầu tư (bên A) mua cấp cho bên thi công xây lắp (bên B) cần so sánh giá bên A giao, giá bên B lên quyết toán với giá thực tế mua trên cơ sở chứng từ hợp lệ và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
+ Đối với công trình đấu thầu trong trường hợp-hợp đồng điều chỉnh giá:
Kiểm tra điều kiện dự án có thuộc diện được điều chỉnh giá theo quy định của Nhà nước hay không? Việc áp dụng công thức điều chỉnh giá có đúng quy định của Nhà nước hay không? Việc áp dụng công thức điều chỉnh giá có đúng quy định và phù hợp với hồ sơ mời thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt hay không. So sánh giá được thanh toán theo tính toán của Kiểm toán viên với số quyết toán của đơn vị để tìm ra sai sót;
+ Đối với công trình đấu thầu trong trường hợp-hợp đồng không điều chỉnh giá:
Kiểm tra việc xác định giá trúng thầu có đúng quy định không? So sánh đơn giá trong quyết toán với giá trúng thầu hợp lệ và các điều kiện của hợp đồng quy định. Đặc biệt lưu ý đến trường hợp có sự thay đổi chủng loại vật liệu trong quá trình thi công làm thay đổi giá quyết toán so với giá trúng thầu có hợp pháp và đúng quy định không.
- Việc áp dụng các phụ phí xây lắp theo chế độ quy định cho từng thời kỳ như: Chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT.
- Chi phí lập dự án và báo cáo đầu tư; chi phí và lệ phí thẩm định dự án, báo cáo đầu tư; chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình; chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình; chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán công trình.
Tập trung kiểm tra vào:
+ Điều kiện áp dụng các định mức;
+ Căn cứ, tỷ lệ và phương pháp tính, tùy theo từng loại công việc theo các văn bản quy định của Nhà nước;
+ Chứng từ, hóa đơn, hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu và các tài liệu có liên quan;
+ Thực hiện đối chiếu với đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị (nếu cần thiết).
d- Kiểm toán nhóm chi phí trực tiếp theo dự toán được duyệt:
Chi phí khởi công công trình; chi phí rà phá bom mìn; chi phí bảo hiểm công trình; chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
Cần kiểm tra:
- Việc xây dựng dự toán, thẩm tra và phê duyệt dự toán các khoản chi phí so với quy định;
- Đối chiếu giá trị dự toán với dự toán được duyệt;
- Các chứng từ, hóa đơn, các biên bản thanh lý hợp đồng để xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của các chi phí;
- Thực hiện đối chiếu với nhà cung cấp về khối lượng, giá cả nếu thấy cần thiết.
e- Kiểm toán chi phí ban quản lý dự án:
- Tính hợp lý, hợp lệ của toàn bộ các khoản chi phí của ban quản lý dự án, căn cứ vào chúng từ, hóa đơn và các tài liệu có liên quan.
- Đối chiếu các nội dung chi với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán.
- Chọn mẫu một số khoản chi phí, dịch vụ để đối chiếu xác minh người cung cấp.
- Chi phí thực tế so với tỷ lệ, định mức quy định.
- Việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản như: thiết bị văn phòng, máy tính, bàn ghế, bảo hộ lao động....
Khi tiến hành kiểm tra khối lượng quyết toán giá trị xây dựng công trình thực hiện đấu thầu và chỉ định thầu cần tập trung vào những phần sau:
- Kiểm tra phần kiến trúc:
+ Khẩu độ chiều cao tính từ cos 0 đến đáy móng; từ cos 0 đến chiều cao mặt sàn của từng tầng...;
+ Kích thước diện tích của toàn bộ công trình, của từng phòng, từng ô cửa đi, cửa sổ; vị trí các bức tường ngăn (nếu có); vị trí lắp đặt các loại cửa; vị trí lắp đặt các thiết bị, nhất là thiết bị vệ sinh, điện, nước, Phòng cháy chữa cháy...có thể hiện trong bản vẽ hoàn công không, có đúng với bản vẽ thiết kế được duyệt không?
- Kiểm tra phần kết cấu:
+ Khối lượng (chiều dày, rộng) của các khối bê tông, của các khối tường xây; các khối lượng tường xây, bê tông có khả năng trùng lắp ở tại các góc tường, đầu nối giữa các cột bê tông, mặt sàn tầng dưới và mặt nền tầng trên... đã được loại bỏ triệt để chưa.
+ Số lượng, khối lượng, chủng loại, kích cỡ của các loại vật tư, đặc biệt là thép xây dựng... sử dụng tại công trình.
+ Số lượng, khối lượng, chủng loại thiết bị vật tư vệ sịnh, điện, nước, PCCC. Lắp đặt có đúng với chủng loại vật tư đã được duyệt. Nếu có thay đổi đã được cấp thẩm quyền phê duyệt... có thể hiện trong bản vẽ hoàn công không, có đúng với bản vẽ thiết kế được duyệt không.
- Kiểm tra phần hoàn thiện:
+ Khối lượng, chủng loại, kích cỡ gạch lát đưa vào thi công công trình có đúng với chủng loại đã được phê duyệt không?
+ Kiểm tra chủng loại, chất lượng sơn tường, sơn chống thấm có đảm bảo đúng quy định giữa thực tế và dự toán được duyệt.
+ Kiểm tra phần trát giữa diện tích tường, dầm, cột có bị tính trùng lắp không...
Đối với công trình thực hiện theo phương thức chỉ định thầu:
Kiểm tra khối lượng xây lắp hoàn thành: Căn cứ bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu, thiết kế, dự toán và quyết toán công trình kiểm soát viên kiểm tra giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành so với dự toán được duyệt. Xác định giá trị chênh lệch và nguyên nhân dẫn đến thay đổi, bổ sung và phát sinh.
Kiểm tra những khối lượng phát sinh do thay đổi thiết kế, dự toán có biên bản nghiệm thu phù hợp với bản vẽ hoàn công thì phải đối chiếu với văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền. Những khối lượng phát sinh do yêu cầu của chủ đầu tư nhưng không làm tăng tổng dự toán, phải xem xét tính hợp lý và sự cần thiết. Đề nghị Chủ đầu tư báo cáo lại cấp có thẩm quyền.
Kiểm tra việc áp dụng các quy định về định mức, đơn giá xây lắp, thông báo giá của Nhà nước của địa phương nơi có công trình xây dựng đối với công tác xây lắp trong các thời kỳ.
Kiểm tra chủng loại thiết bị, vật liệu đã sử dụng thi công công trình được nghiệm thu đề nghị quyết toán với thiết kế dự toán được duyệt. Nếu thay đổi vật tư thiết bị đã được phê duyệt hoặc thay đổi do yêu cầu của chủ đầu tư nhưng không vượt tổng mức đầu tư, tổng dự toán thì tính theo giá thực tế tại thời điểm nghiệm thu.
Việc thay đổi chủng loại thiết bị, vật liệu thi công so với thiết kế, dự toán được duyệt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình hoặc giá trị quyết toán công trình. Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải kiểm tra chủng loại thiết bị, vật liệu thực tế sử dụng tại công trình để xác định chính xác giá trị quyết toán vốn đầu tư.
Kiểm tra việc áp dụng các hệ số về trượt giá, phụ phí xây lắp đối với từng loại chi phí vật liệu, nhân công, máy, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, hệ số điều chỉnh... theo quy định trong từng thời kỳ để xác định giá trị quyết toán.
Kiểm tra việc thực hiện các quy định về giá vật liệu, nhân công, vận chuyển vật liệu để tính chênh lệch giá, tính toán khối lượng vật liệu được bù giá (nếu có).
Kiểm tra kết quả thực hiện các phép tính số học.
Kiểm tra các biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thanh toán, quyết toán. Số tiền thanh toán, quyết toán phải phù hợp với khối lượng đã được nghiệm thu theo quy định và theo các điều khoản cam kết tại hợp đồng.
Trên cơ sở các bước thực hiện trên, xác định đúng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành, so sánh với giá trị dự toán được duyệt, với giá trị chủ đầu tư đề nghị quyết toán và xác định nguyên nhân tăng, giảm.
Sau khi có số liệu tính toán cụ thể, yêu cầu đại diện chủ đầu tư xác nhận sô liệu hoặc nhà thầu nếu chủ đầu tư uỷ quyền trực tiếp giải trình với Đoàn kiểm toán.
Đối với công trình thực hiện theo phương thức đấu thầu:
Đối với các hạng mục, khối lượng xây lắp thực hiện theo phương thức đấu thầu. Nội dung kiểm tra theo 2 trường hợp như sau:
- Trường hợp gói thầu thực hiện theo phương thức đấu thầu, hợp đồng trọn gói và hình thức hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm, nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
+ Kiểm tra khối lượng và giá trị xây lắp đề nghị quyết toán so với khối lượng và giá trúng thầu hoặc trên hợp đồng kinh tế, trên cơ sở nghiệm thu khối lượng phù hợp với hồ sơ trúng thầu hoặc trên hợp đồng kinh tế.
+ Kiểm tra chủng loại vật tư, vật liệu sử dụng được nghiệm thu đề nghị quyết toán so với yêu cầu về loại vật tư, vật liệu có trong hồ sơ mời thầu, dự toán trúng thầu được duyệt.
- Trường hợp gói thầu thực hiện theo phương thức đấu thầu, hợp đồng có điều chỉnh giá, nội dung thẩm tra bao gồm:
+ Kiểm tra khối lượng và giá trị xây lắp đề nghị quyết toán so với khối lượng và giá trúng thầu, trên cơ sở nghiệm thu khối lượng phù hợp với hồ sơ trúng thầu.
+ Kiểm tra chủng loại vật tư, vật liệu sử dụng được nghiệm thu đề nghị quyết toán so với hồ sơ mời thầu, dự toán trúng thầu được duyệt.
+ Kiểm tra khối lượng phát sinh được cấp có thẩm quyền duyệt bổ sung do thay đổi thiết kế, thay đổi dự toán do trượt giá vật tư, nhân công và các chế độ của Nhà nước cho phép. Khối lượng phát sinh theo biên bản nghiệm thu phù hợp với bản vẽ hoàn công, theo đơn giá trúng thầu, giá trị gói thầu được cấp có thẩm quyền duyệt điều chỉnh.
3.2.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
* Đối với giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành
:
- Về khối lượng:
+ Quyết toán khống khối lượng, không đúng thực tế thi công;
+ Tính toán khối lượng sai so thiết kế và bản vẽ hoàn công;
+ Tính trùng khối lượng xây lắp của công trình (thường xây ra ở những điểm giao);
+ Quyết toán thiếu thủ tục theo quy định;
+ Quyết toán cả phần khối lượng phải dỡ bỏ do lỗi của nhà thầu;
+ Quyết toán không trừ sản phẩm, vật tư thu hồi;
+ Quyết toán khối lượng phát sinh do lỗi của nhà thầu tính thiếu trong hồ sơ dự thầu đã được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế;
+ Và một số sai sót khác...
- Về đơn giá:
+ Áp dụng sai giá khu vực, giá trúng thầu hoặc đơn giá công trình;
+ Áp dụng sai hệ số vận chuyển, hệ số điều chỉnh giá;
+ Vật tư đưa vào công trình không đúng chủng loại quy định;
+ Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức;
+ Áp dụng sai thời điểm được tính chênh lệch giá...
- Các khoản phụ phí:
+ Tính sai định mức quy định;
+ Tính phụ phí xây lắp trên giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt;
+ Tính sai số học về giá trị quyết toán.
* Đối với chi phí thiết bị hoàn thành:
- Thiết bị không đảm bảo tính năng kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ theo yêu cầu.
- Số lượng thiết bị, phụ tùng thay thế không đầy đủ như quy định trong hợp đồng;
- Áp dụng sai tỷ giá ngoại tệ đối với thiết bị nhập ngoại;
- Thiếu thủ tục thanh toán, chứng từ không hợp lệ hoặc thanh toán sai chế độ về chi phí kho bãi, kiểm tra hàng hóa tại cảng, cước phí vận chuyển, chi phí bảo hành bảo dưỡng thiết bị.
- Chất lượng tài sản và tính năng kỹ thuật không đảm bảo, không đúng tên hãng sản xuất theo hợp đồng mua bán đã ký kết.
- Thiếu chủng loại thiết bị và phụ tùng kèm theo.
- Sai tỷ giá ngoại tệ đối với thiết bị nhập khẩu.
- Thiếu thủ tục thanh toán hoặc sai chế độ về: Chi phí kho bãi, kiểm tra hàng hóa tại cảng, cước phí vận chuyển, bảo quản và lắp đặt thiết bị, tài sản...
* Đối với chi khác:
- Khối lượng khảo sát tính sai, tính khống khối lượng;
- Chi phí khác tính theo định mức: Đơn vị áp dụng sai tỷ lệ phần trăm quy định, xác định các căn cứ để tính chưa đúng, vận dụng sai lệch hoặc lẫn lộn giữa các loại chi phí xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác;
- Chi phí chưa có quy định về định mức như: Không có dự toán hoặc dự toán không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các chứng từ chi phí không hợp lệ, quyết toán vượt giá trị hợp đồng đã ký kết;
- Quyết toán trùng các khoản chi phí;
- Áp sai thuế suất; thanh toán cho nhà thầu có thuế nhưng nhà thầu xuất hóa đơn không thuế;
- Quyết toán tiền bảo hiểm công trình nhưng thực tế không mua;
- Nhận tiền bồi thường bảo hiểm công trình nhưng không giảm chi phí công trình.
3.2.4 Kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán:
- Tiến hành kiểm tra định mức bằng cách xem xét mã công việc được áp dụng đối chiếu với mã công việc tại các văn bản quy định về định mức của Bộ Xây dựng ban hành như Định mức 1242, nếu thấy tính chất công việc không đúng với quy định của định mức thì phải áp dụng lại định mức mới trên cơ sở xem xét tính chất công việc phù hợp, từ đó tra cứu lại, tính toán lại các thành phần hao phí theo quy định. So sánh với số quyết toán để tìm ra chênh lệch khi áp dụng không đúng định mức.
- Kiểm tra khối lượng ta tập trung vào các nội dung, hạng mục công việc có giá trị lớn, tính chất công việc có thể bị thay thế như: thép móng, xà dầm, sàn, cột. Tiến hành tính toán lại từ khối lượng riêng, kích thước, tổng chiều dài. Để đối chiếu so sánh với số quyết toán.
- Kiểm tra khối lượng trát: trên cơ sở diện tích xây dựng thực tế, đối chiếu giữa thực tế, hoàn công, thiết kế. Tính toán phần diện tích trát đã trừ các phần giao nhau, đối chiếu với số liệu quyết toán tìm ra chênh lệch.
- Khối lượng, màu, chất lượng, chủng loại sơn: Căn cứ bản vẽ thiết kế, hoàn công, thực tế thi công để xác định được khối lượng sơn thực tế bằng cách tính toán, đo đạc; màu sơn phải đúng theo thiết kế kiến trúc vì một số loại sơn giá cả phụ thuộc vào màu sắc; chất lượng sơn được đánh giá có sơn đủ số nước sơn theo quy định không, điều kiện thời tiết có cho phép sơn không, chủng loại sơn căn cứ vào hồ sơ thiết kế, quyết toán và các giấy từ chứng nhận của nhà sản xuất.
- Các kích thước kiến trúc, kết cấu cơ bản: thường bớt chiều cao tầng, chiều rộng, tự cắt bớt các chi tiết kiến trúc để nhằm mục đích giảm chi phí, giá thành. Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chiều cao tầng, chiều rộng tầng các vị trí, các chi tiết kiến trúc để phát hiện ra sai sót.
 
tiếp theo

3.3- Kiểm toán chi phí quản lý dự án và chi phí khác của công trình:
3.3.1- Kiểm toán chi phí quản lý dự án
:
Thực hiện theo Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của BXD về Định mức chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư XDCT.
- Kiểm tra chi phí tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư.
- Kiểm tra chi phí thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình.(Quyết định 11/2005/QĐ-BXD).
- Kiểm tra chi phí lập hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu.
- Kiểm tra chi phí giám sát thi công xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng và lắp đặt thiết bị.
- Kiểm tra chi phí kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
- Kiểm tra chi phí nghiệm thu, quyết toán và quy đổi vốn đầu tư và các chi phí quản lý khác.
3.3.2- Kiểm toán chi phí khác:
- Kiểm tra chi phí lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình đối với dự án xây dựng công trình quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, lập dự án đầu tư xây dựng công trình; lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án (nếu có).
- Kiểm tra chi phí khảo sát xây dựng; chi phí thiết kế xây dựng công trình; chi phí thi tuyển kiến trúc (nếu có). Thực hiện theo Điểm 3.3 Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của BXD về Định mức chi phí Quản lý dự án và Tư vấn đầu tư XDCT.
- Kiểm tra chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo (nếu có).
- Kiểm tra chi phí thẩm định an toàn giao thông, chi phí lập định mức, đơn giá các công tác xây lắp đặc thù (nếu có).
- Kiểm tra chi phí cho Ban chỉ đạo Nhà nước, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (Nếu có).
- Kiểm tra chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có); chi phí quan trắc biến dạng công trình (nếu có).
- Kiểm tra lệ phí thẩm định dự án (gồm cả thiết kế cơ sở), cấp phép xây dựng (nếu có).
- Kiểm tra chi phí bảo hiểm công trình.
- Kiểm tra chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được).
- Kiểm tra chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Kiểm tra chi phí rà phá bom mìn (nếu có).
- Kiểm tra chi phí bảo vệ an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng công trình (nếu có).
- Kiểm tra chi phí tháo rỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ giá trị thu hồi để giảm chi phí).
- Kiểm tra chi phí quy đổi vốn đầu tư.
- Kiểm tra những chi phí khác.
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác nói trên được xác định bằng lập dự toán chi phí hoặc tính bằng định mức tỷ lệ (%) theo các quy định của Nhà nước tại từng thời điểm. Kiểm soát viên đối chiếu dự toán chi phí đã phê duyệt và định mức quy định để xác định chi phí quyết toán. Loại bỏ những chi phí quy định ở trên nếu đã trình trong quyết toán xây dựng công trình do nhà thầu lập.
Thực tế trong quá trình quản lý dự án phát sinh nhiều chi phí khác chưa có quy định hoặc hướng dẫn, kiểm soát viên xem xét tính hợp lý có căn cứ chứng minh công việc đã thực hiện, có chứng từ hoá đơn hợp pháp, hợp lệ để xác định, bổ sung vào giá trị quyết toán.
3.3.3- Một số sai sót thường gặp:
- Khối lượng khảo sát tính sai, tính khống khối lượng;
- Chi phí khác tính theo định mức: Đơn vị áp dụng sai tỷ lệ phần trăm quy định, xác định các căn cứ để tính chưa đúng, vận dụng sai lệch hoặc lẫn lộn giữa các loại chi phí xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác;
- Chi phí chưa có quy định về định mức như: Không có dự toán hoặc dự toán không được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các chứng từ chi phí không hợp lệ, quyết toán vượt giá trị hợp đồng đã ký kết;
- Quyết toán trùng các khoản chi phí;
- Áp sai thuế suất; thanh toán cho nhà thầu có thuế nhưng nhà thầu xuất hóa đơn không thuế;
- Quyết toán tiền bảo hiểm công trình nhưng thực tế không mua;
- Nhận tiền bồi thường bảo hiểm công trình nhưng không giảm chi phí công trình.
3.3.4 Kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán:
- Kiểm toán viên tiến hành tính toán lại các khoản chi quản lý dự án theo quy định; Có thể sai sót như việc khảo sát làm sơ sài, hoặc không tiến hành khảo sát, lập khống số liệu dẫn đến khi thiết kế, thi công địa chất công trình không phù hợp phải thay đổi phương án. Phần khảo sát phải có biên bản nghiệm thu đầy đủ đúng quy định.
3.4- Kiểm toán cơ cấu vốn đầu tư thực hiện:
So sánh cơ cấu vốn đầu tư thực hiện đã được kiểm toán theo các kết quả được duyệt bao gồm về: xây lắp, thiết bị và chi phí khác so với quyết định đầu tư và tổng dự toán đã được duyệt trước đó. Nhận xét, đánh giá nguyên nhân chênh lệch và tính hợp lý.
3.5- Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng:
3.5.1- Căn cứ kiểm toán
:
- Các quyết định điều chuyển tài sản.
- Sổ kế toán theo dõi vật tư, tài sản, tình hình công nợ và các chứng từ, sổ sách liên quan.
- Các biên bản kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ với khách hành.
- Chế độ của Nhà nước về quản lý và xử lý tài sản khi kết thúc dự án.
- Hồ sơ thanh lý tài sản.
3.5.2- Nội dung kiểm toán công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng:
- Kiểm toán công nợ phải trả:
+ Kiểm tra số phải trả cho từng khách hàng: Căn cứ vào kết quả báo cáo quyết toán giá trị thực hiện đầu tư về xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác được nhận thanh toán, tổng hợp phân loại từng nhà thầu để xác định số còn lại phải trả.
+ Kiểm tra sổ sách kế toán và các chứng từ để xác định số tiền thực thanh toán cho từng nhà thầu;
+ Xác định số nợ phải trả bằng số tiền chấp nhận trả trừ đi số đã trả;
+ Thực hiện đối chiếu xác minh công nợ với các nhà thầu nếu cần thiết.
- Kiểm tra tài sản và vật tư tồn đọng: Xác định số tồn đọng của từng loại vật tư, tài sản, sau đó đối chiếu với sổ kế toán, báo cáo quyết toán, tài liệu kiểm kê xem có khớp đúng không.
- Kiểm tra tiền mặt tồn quỹ thông qua việc kiểm kê thực tế đối chiếu số dư trên sổ kế toán.
- Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng thông qua việc đối chiếu với sổ phụ và trực tiếp lấy xác nhận của ngân hàng, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tại cơ quan cấp vốn (Vụ KTTC, Kho bạc tỉnh..).
- Xem xét hướng xử lý của chủ đầu tư đối với tài sản (vật tư, thiết bị) dư thừa, phế liệu chưa xử lý, tồn dư tiền gửi, tiền mặt..
3.5.3- Một số sai sót và rủi ro thường gặp:
- Công nợ thiếu cơ sở để xác định tính chính xác.
- Đơn vị hoặc cá nhân có nợ đã giải thể, thay đổi tổ chức bộ máy không nắm được tình hình công nợ hoặc không có khả năng thu nợ.
- Vật tư, thiết bị tồn đọng không được kiểm kê, đánh giá lại và quản lý chặt chẽ.
3.5.4- Kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán:
- Kinh nghiệm cho thấy cần phải tiến hành kiểm kê thực tế để xác định được số lượng vật tư, thiết bị tồn đọng; Hiện tại đang để ở đâu, có đúng với sổ sách theo giỏi không.
- Để các định công nợ, Đoàn kiểm toán cần thiết phải lập phiếu xác nhận gửi trực tiếp cho bên nợ hoặc bên cung cấp để lấy số liệu xác nhận một cách khách quan.
:-? còn phần II hôm nào gửi tiếp, thân chào các thành viên :x
 
Phần 2:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN


Thất thoát, lăng phí vốn đầu tư XDCB là vấn đề được cả nước quan tâm, nhằm góp phần vào công cuộc chống thất thoát, lănh phí trong đầu tư XDCB trong những năm qua Kiểm toán dự án đầu tư XDCB đă tiến hành kiểm toán hàng chục dự án với đặc thù là các dự án mang tính đơn chiếc, kết cấu các hạng mục phức tạp, thời gian thực hiện dự án thường kéo dài, nhiều đơn vị tham gia, các văn bản, chính sách, chế độ, định mức kinh tế kỹ thuật được ban hành nhiều và thường thay đổi theo từng thời kỳ ....do đó đặt ra cho công tác kiểm toán các dự án đầu tư XDCB đ̣i hỏi phải có quy tŕnh chặt chẽ, bên cạnh đó không thể thiếu một yếu tố đó là kinh nghiệm của KTV. trên khắp cả nước với nhiều loại cụng trỡnh khác nhau qua đây chúng tôi muốn chia xẻ một số kinh nghiệm của kiểm toán viên trong quá tŕnh kiểm toán:
1- Khâu lập đề cương khảo sát và kế hoạch kiểm toán:
Qua quá tŕnh kiểm toán chúng tôi thấy rằng đây là bước quan trọng của quá tŕnh kiểm toán, trong đó không thể thiếu những nội dung đó là:
- Thu thập các văn bản, chế độ quản lư đầu tư có liên quan đến dự án.
- Tổng mức đầu tư được phê duyệt.
- Tổng dự toán và dự toán chi tiết được duyệt
- T́nh h́nh thực hiện dự án (bao gồm các số liệu và các đánh giá có liên quan)
- T́nh h́nh thanh quyết toán đến thời kỳ kiểm toán.
Từ đó lấy ư kiến của các KTV và lănh đạo để xây dựng kế hoạch kiểm toán. Trong đó đặc biệt chú trọng đánh giá tính trọng yếu vào các khâu, các nội dung, hay các gói thầu nào cần quan tâm.v.v..
2- Khâu thực hiện trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ trước khi triển khai kiểm toán.
Sau khi kế hoạch kiểm toán đă được phê duyệt, Đoàn kiểm toán phải tiến hành các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán như: họp đoàn, giới thiệu sơ bộ về công trỡnh sắp tiến hành kiểm toỏn, lập kế hoạch chi tiết.v.v ...tuy nhiên trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nhằm phổ biến các văn bản, chính sách, chế độ mới cho các kiểm toán viên là một trong những việc làm cần thiết, cụ thể các vấn đề cần trao đổi như:
- Các văn bản pháp lư có liên quan (nhất là những dự án có đặc thù kèm theo các chế độ của nhà tài trợ vốn, nhiều khi có những văn bản khác với các quy định của quy chế quản lư đầu tư XDCB của nước ta).
- Nhiệm vụ của Đoàn kiểm toán được giao.
- Những rủi do kiểm toán thường gặp.
- Những sai phạm về chế độ chính sách, khối lượng, đơn giá thanh toán, hay các chi phí khác có thể xảy ra.
3- Khâu thực hiện kiểm toán.
Đây là giai đoạn các KTV thực hiện tác nghiệp của ḿnh để đảm bảo đúng quy tŕnh kiểm toán và đạt chất lượng cao cần đ̣i hỏi kinh nghiệm của KTV, cụ thể như:
- Đối với các dự án đầu tư bằng vốn NSNN:
+ Tập trung xem xét hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, hồ sơ hoàn công với khối lượng nghiệm thu thanh toán A-B để phát hiện những sai sót có thể xảy ra như: tính trùng khối lượng, khối lượng đă được nghiệm thu thanh toán kỳ trước, năm trước nhưng lại được đưa vào nghiêm thu thanh toán kỳ sau, năm sau, khối lượng thanh toán khống (lưu ư qua kiểm tra thực tế tại hiện truờng).
+ Việc kiểm tra đơn giá thanh toán của dự án cần xem xét cách áp dụng đơn giá qua các giai đoạn (chú ư cho các dự án có thời gian thi công kéo dài trong giai đoạn có sự biến động giá cả lớn trên thị trường).
+ Kiểm tra tiên lượng thanh toán: những sai sót thường gặp ngay từ khi mời thầu chủ đầu tư và cơ quan tư vấn thiết kế do thiếu hiểu biết hoặc do nhiều nguyên nhân đă tách một số mục công việc ra làm nhiều mục thanh toán ( làm cho đơn giá của mục công việc đó cao lên nhiều lần so với quy định). Ví dụ mục đắp đất theo quy dịnh bao gồm cả giá mua, giá vận chuyển đến chân công tŕnh, nhân công và máy thi công, nhưng khi thanh toán lại tính tách ra mục này thành nhiều mục thanh toán: mua đất, vận chuyển, đắp đất...
+ Kiểm toán các dự án thực hiện đấu thầu: Cần lưu ư khi thấy đơn giá của một số hạng mục quá thấp (hiện tượng bất thường) trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu đă trúng thầu, nhưng khi thực hiện đă thay đổi chủng loại vật liệu của hạng mục đó để được thanh toán theo giá thực tế (đây là một trong những bài toán mà các nhà thầu và chủ đầu tư thường vận dụng cơ chế đấu thầu để thực hiện nâng giá trị công tŕnh)
+ Kiểm toán chi phí mua sắm thiết bị: Hầu hết các dự án có giá trị thiết bị đựoc quy định chi tiết về chủng loại, mẫu mă, xuất sứ nguồn gốc... tuy nhiên khi thực hiện mua sắm các nhà thầu thường lựa chọn những loại không tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn như hồ sơ chào thầu, hoặc lợi dụng những điểm không rơ ràng trong hồ sơ để thanh quyết toán.
+ Kiểm toán các nội dung chi phí khác như: khảo sát thiết kế; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; chi phí quản lư...đây là các nội dung chi phí có liên quan đến nhiều văn bản chế độ, nhiều ngành, cấp, địa phương. Những sai phạm thường là áp dụng các tỷ lệ phí trong các nội dung công việc sai...
- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ:
Vốn viện trợ, vay WB, ODA...ngoài chế độ của nhà nước Việt nam cần phải nghiên cứu kỹ các quy định về chế độ thực hiện dự án và chế độ thanh toán do nhà tài trợ hoặc cho vay vốn quy định (cần lưu ư các điểm khác so với chế độ của Việt nam).
- Trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viờn trong đoàn kiểm toán:
Khi thực hiện kiểm toán cùng một dự án nhằm phát hiện những sai sót trong các gói thầu tương tự nhau trong cùng dự án hoặc có liên quan với nhau. Hiện nay môi trường XDCB nói chung đang dần được hoàn thiện kể cả các đơn vị tham gia và các văn bản, chính sách chế độ, do đó đ̣i hỏi công tác kiểm toán dự án đầu tư ngày càng phải hoàn chỉnh và các kiểm toán viên phải có kinh nghiệm và để đáp ứng với yêu cầu đặt ra song cũng cần phải chú ư tới việc trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác kiểm toán trong đó đặc biệt chú ư đến tranh thiết bị phục vụ cho kiểm toán và tiến hành xem xét trên hiện trường nhiều hơn.
(Nguồn: P.Đ.Q - TKS NHNN tổng hợp từ Tạp chí kiểm toán, Tạp chí xây dựng).
 
Bạn tổng hợp một bài viết rất hay...cảm ơn bạn nhìu nhìu......
 
xin chân thành cảm ơn anh về bải post hữu ích này.
 
Kiểm toán dự án ĐTXDCB

Tớ là thành viên mới, rất cảm ơn bạn về bài viết này :D. Tớ đang gặp vướng mắc trong vấn đề kế toán chủ đầu tư và rất là muốn mọi người giúp đỡ. Bên tớ là Chủ đầu tư, dự án nguồn vốn TPCP, đã tự thực hiện hạng mục lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp. Dự toán 72 triệu và dùng để chi cho tổ đấu thầu đã có quyết định thành lập. Như vậy tớ cần lập các chứng từ gì để chi cho tổ đấu thầu này. Sau này Kiểm toán mà vào thì sẽ yêu cầu các chứng từ gì ngoài bảng kê thanh toán tiền cho tổ đấu thầu? Theo như một số người thì cần: hợp đồng giao khoán, tuy nhiên đây là giao khoán nội bộ nên ko có hợp đồng. Còn không sẽ phải chấm công ngoài giờ mà như thế thì chi được rất ít các bạn ạ. Cái này không có hướng dẫn cụ thể ở văn bản nào cả. Có bạn nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chỉ hộ tớ với. Tớ cảm ơn rất là nhìu nhìu...
 
Tớ là thành viên mới, rất cảm ơn bạn về bài viết này :D. Tớ đang gặp vướng mắc trong vấn đề kế toán chủ đầu tư và rất là muốn mọi người giúp đỡ. Bên tớ là Chủ đầu tư, dự án nguồn vốn TPCP, đã tự thực hiện hạng mục lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp. Dự toán 72 triệu và dùng để chi cho tổ đấu thầu đã có quyết định thành lập. Như vậy tớ cần lập các chứng từ gì để chi cho tổ đấu thầu này. Sau này Kiểm toán mà vào thì sẽ yêu cầu các chứng từ gì ngoài bảng kê thanh toán tiền cho tổ đấu thầu? Theo như một số người thì cần: hợp đồng giao khoán, tuy nhiên đây là giao khoán nội bộ nên ko có hợp đồng. Còn không sẽ phải chấm công ngoài giờ mà như thế thì chi được rất ít các bạn ạ. Cái này không có hướng dẫn cụ thể ở văn bản nào cả. Có bạn nào có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chỉ hộ tớ với. Tớ cảm ơn rất là nhìu nhìu...

Các văn bản về chế độ chính sách của Nhà nước không nói rõ về vấn đề này, chỉ nói là nếu chủ đầu tư tự thực hiện thì được hưởng thôi. Bạn yêu tâm vì:

- Nếu là kiểm toán độc lập thì họ sẽ không cắt (thực tế kiểm toán độc lập cũng là đơn vị làm thuê cho CĐT mà) hoặc giả sử họ có yêu cầu thủ tục thì bạn nói rằng: "việc này chủ đầu tư sẽ làm việc với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán, kiểm toán cứ tính cho đầy đủ theo chế độ"'
- Nếu là kiểm toán nhà nước thì nói khó với họ một tí là được mà vì có quy định rõ ràng đâu.

Thân!
 
Còn tui cũng mạn phép gửi vài bản. Ngắn hơn tí, các bạn tham khảo cho ý kiến bổ xung nhé. Thank nhìu !
 

File đính kèm

File tổng hợp của tôi có vấn đề gì thì các bạn cho ý kiến nhé. Lần trước tui quên không gửi nốt phần này( nhớ cho ý kiến còn thiếu mục gì không nha)

DANH MỤC HỒ SƠ THU THẬP THÔNG TIN KIỂM TOÁN


1.Báo cáo đầu tư dự án hoặc Báo cáo Kinh tế kỹ thuật( Tựy thuộc quy mụ tớnh chất của dự ỏn mà phải làm bỏo cỏo dự ỏn hay BCKTKT)

2.Quyết định đầu tư của người hoặc cấp có thẩm quyền(yờu cầu xem xột thẩm quyền của người được giao trách nhiệm đầu tư)

3.Hồ sơ Thiết kế KT & TKKT thi công và Tổng dự toán( Xem xét hồ sơ thiết kế được lập theo mấy bước)

4.Quyết định phê duyệt Thiết kế KT & TKKT thi công và Tổng dự toán(giấy phép hành nghề thiết kế của cơ quan thiết kế)

5.Quyết định phê duyệt Thiết kế và Dự toán phần phát sinh hoặc bổ sung, điều chỉnh (nếu có)

6.Quyết định v/v thu hồi, giao đất, cho thuê đất

7.Giấy phép xây dựng (đối với công trình phải có Giấy phép xây dựng)

8.Hồ sơ đấu thầu:
9.1- Quyết định phê duyệt Kế hoạch đấu thầu & HSMT
9.2- Hồ sơ mời thầu
9.3- Quyết định phê duyệt Tiêu chuẩn xét thầu
9.4- Biên bản xét thầu & Báo cáo đánh giá xét thầu của Tổ chuyên gia tư vấn

9.5- Quyết định phê duyệt kết qủa đấu thầu
9.6- Thông báo trúng thầu
9.7- Hồ sơ dự thầu (trúng thầu)

10.Quyết định chỉ định thầu + Dự toán chỉ định thầu được duyệt (đối với các hạng mục chỉ định thầu)

11.Quyết định phê duyệt Dự toán phần mua sắm VTTB, Xây lắp tự thực hiện (đối với các hạng mục tự thực hiện)

12.Các hợp đồng Tư vấn, Thiết kế, Giám sát, Thi công Xây lắp, cung cấp Vật tư, Thiết bị

13.Các Quyết định phê duyệt dự toán, hợp đồng, chứng từ thanh toán liên quan đến Chi phí QLDA và Chi phí Khác

14.Hợp đồng Tổng thầu xây dựng, Tổng thầu EPC, Chìa khóa trao tay (nếu có)

15.Quyết toán khối lượng A-B (kể cả phần phát sinh)
16.Quyết toán kinh phí (từng đợt, toàn bộ)
17.Các biên bản nghiệm thu, bàn giao, thanh lý hợp đồng (phần xây lắp, thiết bị, khác) gồm: (NĐ209/2004/CP và nghị định 49/2008/CP)
17.1- BB nghiệm thu từng phần, giai đoạn
17.2- BB nghiệm thu lắp đặt, chạy thử không tải, liên động có tải dây chuyền thiết bị
17.3- BB nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng
17.4- BB thanh lý hợp đồng và chứng từ thanh toán
17.5- Các BB bàn giao tài sản, CCDC, …
18.Các bản vẽ TKKT, TK KTTC, Hoàn công

19.Báo cáo về chất lượng công trình của Đơn vị Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư … (NĐ209/2004/CP)

20.Giấy chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình

21.Báo cáo quyết toán Vốn đầu tư theo TT33/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính & DN có VĐTNN: Đ.34, 35, 37

22.Các bảng Thông báo giá, duyệt giá của Chủ đầu tư và Cơ quan NN có thẩm quyền

23.Nhật ký cụng trình của Đơn vị thi công lập theo quy định

24.Các hồ sơ, tài liệu, chứng từ khác có liên quan đến dự án (công trỡnh
 
Lần sau tôi xẽ gửi lên mẫu báo cáo
-Kiểm toán chi phí xây dựng
-Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
 
Sao chưa thấy bạn gởi mẫu báo cáo Kiểm toán để mình tham khảo thử.
Mình cám ơn rất nhiều!
Chúc công tác tốt
Trân trọng!


_____________
Trần Văn Thạch
Nhân viên Kiểm toán XDCB
DD: 0909.90.52.54
Mail. thachvaca@gmail.com
 
Bạn làm ở công ty kiểm toán nào vậy. Tui cũng làm kiểm toán, mới vào nghề được có mấy năm thôi nên tổng hợp vẫ còn thieenus sót
 
Cám ơn bạn đã cung cấp các file kiểm toán cho mình tham khảo.
File Kiểm toán của bạn hay đó.
Cách trình bày đẹp.
Nhưng hình như không theo mẫu của Thông tư 33 và chuẩn mực Kiểm toán 1000 thì phải.
Mình đang công tác tại 1 công ty Kiểm toán ở tp.hcm.
Hy vọng hợp tác vui vẻ.
Trân trọng!


_____________
Trần Văn Thạch
Nhân viên Kiểm toán XDCB
DD: 0909.90.52.54
Mail: thachvaca@gmail.com
 
Back
Top