Tôi chỉ trả lời bạn 3 ý:
Thứ nhất: là đã đi quá sâu vào vấn đề quản lí ngành. Một vấn đề nhạy cảm và tôi không quan tâm.
Thứ hai: Tôi nhắc lại quan điểm của mình.
+ Lập chi tiết dự toán thiết kế là lãng phí. Có thể xác định bằng các phương pháp khác như : Chỉ số giá, Suất vốn đầu tư. Đừng nói 2 phương pháp ví dụ nêu là không phù hợp hay không có căn cứ vì đều có TT hướng dẫn cả.
+ Lập dự toán chi tiết cần thiết khi đi vào dự toán thi công và thanh quyết toán ( Bằng 2 hình thức bù trừ hay Chỉ số giá )
Thứ ba: Bạn nói bạn làm QLDA, bạn ở HN và không dùng CSG HN thì lấy ở đâu?
TT02 Nêu rõ, Chủ đầu tư muốn dùng chỉ số giá trong thanh quyết toán phải thỏa thuận SXD. Bạn hiểu nó ntn?
Sau đây là 1 VD:
Tôi có 1 công trình thi công tại Cần Thơ. Trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ thanh toán theo CSG.
Bước 1: Lập dự toán thi công thông thường. Căn cứ điều khoản hợp đồng tìm ra các Vl cần điều chỉnh giá.
Bước 2: Yêu cầu ( hoặc mua ) của Cục thống kê Tp.Cần Thơ giá các VL hàng tháng cần tính chỉ số giá. từ đó tính ra được trượt giá tháng sau/ tháng trước.
Bước 3: Lập chỉ số giá dựa trên tỉ trọng của công trình cụ thể và biến động giá đã được cung cấp.
Bước 4. Thỏa thuận với SXD về chỉ số giá ( Đương nhiên phải qua công tác thẩm tra )
Bước 5: Lập Hồ sơ thanh, quyết toán trên cơ sở Chỉ số giá đã thỏa thuận của công trình.
Đây là các bước của một công trình đã thực hiện, không hề dùng chỉ số giá của Cần Thơ đã công bố.
Còn lại, tôi xem là ý kiến cá nhân nên không bình luận, làm rõ.
Tôi thấy ở chủ đề ở đây bạn nên tập trung làm rõ việc lập dự toán chi tiết là lãng phí như đầu topic của bạn nêu thì hay hơn. Các bước tính toán chỉ số giá xây dựng, phương pháp hướng dẫn đã có, tôi nghĩ không cần thiết nêu lại.
Bạn dùng suất vốn đầu tư và chỉ số giá thì bạn có thể tính toán giá thành cho các hạng mục công trình khác nhau được không?
Dùng suất vốn đầu tư và chỉ số giá đã đủ cơ sở để lập giá cho các công trình cụ thể khác nhau được không?
nguyên tắc quản lý chi phí mà nghị định 112 có nêu ở điều 3 trong đó các nguyên tắc quan trọng như: q
uản lý chi phí theo từng công trình,
từng giai đoạn đầu tư,
tính đúng phương pháp, đủ khoản mục chi phí.
Lập
dự toán chi tiết cần thiết khi đi vào dự toán thi công và thanh quyết toán:
Trước khi đi vào thi công thì bạn phải lựa chọn nhà thầu, cơ sở để bạn lựa chọn nhà thầu là phải tổ chức đầu thầu:
Điều 23. Chuẩn bị đấu thầu
2. Lập hồ sơ mời thầu
a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:
- Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư và các tài liệu có liên quan;
- Kế hoạch đấu thầu được duyệt;
- T
ài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt (đối với gói thầu xây lắp);
Điều 7. Phương pháp lập dự toán công trình
1.3. Tính trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện.
Chi phí xây dựng của các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công,
các công trình thông dụng, đơn giản có thể được xác định dựa trên cơ sở chi phí xây dựng của các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện và quy đổi các khoản mục chi phí theo địa điểm xây dựng và thời điểm lập dự toán.
Các công trình có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương tự là những công trình xây dựng có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất của dây chuyền thiết bị, công nghệ (đối với công trình sản xuất) tương tự nhau.
1.4. Tính theo suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
Chi phí xây dựng đối với các công trình tại điểm 1.3 nêu trên cũng có thể xác định trên cơ sở diện tích hoặc công suất sử dụng và suất chi phí xây dựng trong suất vốn đầu tư xây dựng công trình.
Nếu chiếu theo quy định trên, việc bạn
lập dự toán công trình bằng suất vốn, chỉ số giá chỉ áp dụng cho công trình thông dụng, đơn giản thôi. Điều đó có nghĩa là việc dùng suất vốn, chỉ số giá để lập dự toán mặc dù được hướng dẫn áp dụng nhưng chỉ
áp dụng cho 1 phạm vi hẹp số lượng công trình thôi.
Mỗi phương pháp nó có ưu nhược điểm khác nhau, chỉ có thể vận dụng các phương pháp để tính và dùng để kiểm tra đối chiếu lẫn nhau chứ
đừng lấy ưu điểm cái này để phủ nhận hoàn toàn ưu điểm của cái khác.
Lập dự toán chi tiết:
nhược điểm là cồng kềnh, mất thời gian nhưng cho giá trị tương đối chính xác, nhất là
các công trình có tính khác biệt như mức độ hoàn thiện, yêu cầu kỹ thuật cao.
Dùng suất vốn+chỉ số giá:
ưu điểm: nhanh, tiện,
nhược điểm: có sai số lớn trong việc xác định tính khác biệt của công trình do mỗi công trình có các đặc thù khác nhau. Suất vốn đầu tư xây dựng lại tính là mức
hao phí xây dựng trung bình của nhóm công trình