Thảo luận về chủ đề của bạn NitDuong.
Để trả lời câu hỏi của bạn, trước tiên cần tìm hiểu xem lương tối thiểu là gì ?
Theo tôi hiểu, lương tối thiểu là lượng tiền tối thiểu để đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động trong một vùng dân cư nào đó.
Vậy thì lương tối thiểu ở các vùng khác nhau mà khác nhau hoàn toàn hợp lý với nhu cầu thực tế. ( Ví dụ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 620.000 đ, ở các địa phương khác là 540.000 đ ).
Do vậy nếu hai ông cùng hưởng mức lương cấp bậc như nhau. Ví dụ hai ông thợ có bậc thợ, cùng và hệ số là K. Một ông ở Nông thôn, một ông ở Hà Nội thì mức lương cơ bản của ông ở Nông thôn là 540.000 x K, ông ở Hà Nội có mức lương cơ bản là 620.000 x K.
Ông ở Nông thôn ngoài lương cơ bản ra thì được hưởng phụ cấp thu hút ( TH ) là 540.000 x K x TH ( Vì sợ là nếu không có cái khoản này thì có khi ông lại nhao ra Hà Nội ).
Vậy lương của ông ở Nông thôn là 540.000 x K x ( 1 + TH )
Hà Nội là 620.000 x K
Sau khi ăn tiêu dè sẻn trong một tháng xong, hai ông thợ trên còn số tiền trong túi là
Nông thôn 540.000 x (K – 1) + 540.000 x K x TH
Hà nội 620.000 x (K – 1 ).
Nếu ông ở Hà Nội có tính năng nhặt chặt bị, ông sẽ làm so sánh sau
620.000 x (K – 1 ) <> 540.000 x (K – 1) + 540.000 x K x TH.
Nếu
620.000 x (K – 1 ) < 540.000 x (K – 1) + 540.000 x K x TH.
Ông ở Hà Nội sẽ bị thu hút về nông thôn, như vậy phụ cấp thu hút đã làm được nhiệm vụ của mình.
Rút gọn bất đẳng thức trên còn.
K x ( 1 – 6 TH ) < 1 ( 1 )
Nhận thấy, ở bất đẳng thức trên K là Tỷ lệ thuận còn TH tỷ lệ nghịch.
Vậy tính lozic của nó là :
Thợ bậc càng cao hay cán bộ cấp càng cao thì càng khó thu hút ( K lớn )
Hệ số thu hút càng lớn thì càng dễ thu hút ( (1 – 6 TH)- Nhỏ ).
Nhận thấy Nếu 1 – 6 TH < 0, thì bất đẳng thức (1 ) luôn luôn nghiệm đúng. Do đó phụ cấp thu hút lớn hơn 17% thì chắc chắn nó đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình. Thu hút hết mấy anh dở hơi dở hồn ở Thành phố về nông thôn !
Đến đây, hy vọng rằng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn.