Một giám sát được ký nhiều công trình

M

minhtuong

Guest
Thực ra văn bản 1989/BXD-VP là chữa cháy thôi, còn người ra văn bản không muôn như vậy.

Rất đồng ý với quan điểm với bạn. Khi chúng ta nhận được một nhiệm vụ, với yêu cầu đặt ra là không bị kiểm soát về thời lượng thời gian dành cho công việc nhưng phải đảm bảo công việc được hoàn thành với 100% chất lượng thì đương nhiên bản thân chúng ta ai cũng muốn càng ít, thậm chí chỉ mỗi một công việc trong cùng một thời gian để có thể hoàn thành công việc với chất lượng cao nhất.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Nhưng trường hợp của bạn là sai từ chỗ bố trí giám sát viên không có chứng chỉ hành nghề.

Việc bố trí giám sát viên ở đó vẫn bình thường thôi nếu nhưng người đó cùng thuộc Ban QLDA.
Mà nếu là thuộc công ty tư vấn thì có cần yêu cầu những người giám sát viên thì đâu nhất thiết phải có giấy phép hành nghề, giám sát viên chỉ cần ký nháy là được còn để giám sát chính ký trực tiếp vào đó.
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Theo điểm a mục 2 điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng có ghi “kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường”. Theo quy định của luật hành chính, biên bản được lập nếu đối tượng nghiệm thu không có mặt tại thời điểm lập biên bản thì biên bản đó là vô hiệu (lập biên bản khống).

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng."

Cho mình hỏi Đối tượng nghiệm thu ở trên là cái gì mà không có mặt?? Đó là giám sát à.
 

lekhoa_da

Thành viên năng động
Tham gia
6/9/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
18
Bạn thân mến. Vấn đề trên đúng hay không thì không phụ thuộc vào bạn là người của cơ quan QLNN hay tư vấn mà phụ thuộc bạn có thuộc đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của qui định pháp luât hay không.
Nếu ở góc độ Tư vấn, chúng ta càng cảm thấy một cán bộ tư vấn giám sát chuyên nghiệp thì không thể giám sát một lúc nhiều công trình được, nếu đặt hết tâm huyết vào sự nghiệp giám sát chất lượng công trình xây dựng.

Có những điều có thể pháp luật không cấm và bạn có thể làm, nhưng lương tâm và tâm huyết nghề nghiệp sẽ ngăn trở bạn.

Bạn thân mến, sống và làm việc theo tinh thần thượng tôn pháp luật tức là hiểu biết và vận dụng nó đúng ở vị trí mà mình đang đảm nhận. Công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, công chức nhà nước thì làm những gì pháp luật quy định điều này chắc chắn không có gì bàn cải. Nếu hiểu sai , vận dụng không thích hợp là lãng phí cơ hội, tiền của và nhiều thứ của xã hội nữa.
Chúng ta đang bàn về luật để thực hiện nó như thế nào, thì chuyện lương tâm và tâm huyết e rằng để bàn ở một đề tài khác thì phù hợp hơn. Chứ lồng ghép vào thì chệch hướng mất. Còn giám sát xây dựng chỉ là một nghề như bao nghề khác, đừng nâng nó lên thành " sự nghiệp" e là quá to tát không cần thiết, sai về mặt ngôn ngữ .
 
C

chuotdong

Guest
Mà nếu là thuộc công ty tư vấn thì có cần yêu cầu những người giám sát viên thì đâu nhất thiết phải có giấy phép hành nghề, giám sát viên chỉ cần ký nháy là được còn để giám sát chính ký trực tiếp vào đó.
Cần gì ký nháy hả bạn, ký to luôn nhưng ở bên cạnh cái ông có chứng chỉ GS ấy
 
L

lestrong

Guest
Diễn đàn chỉ mạnh và thu hút khi chấp nhận sự phản biện của người khác phải không.

Rất tâm đắc với bạn về ý nghĩa của câu này, Diễn đàn là nơi mọi người cùng nhau trao đổi, thảo luận, vấn đề được giải quyết rõ ràng, rành mạch sẽ tạo cơ hội cho tất cả mọi người những kinh nghiệm quý báu trong công việc.

Trở lại vấn đề về "một giám sát được ký bao nhiêu công trình" mình xin có ý kiến phản biện để bạn và mọi người cùng thảo luận cho ra nhẽ của vấn đề, cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Hiện nay chưa có 1 Văn bản cụ thể nào cho phép người giám sát được thực hiện công tác giám sát nhiều (>2) công trình trong cùng 1 thời điểm cả. Luật Xây dựng có nêu:
Trích khoản 2, điều 88 - Luật xây dựng:
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;

2. Trách nhiệm của người giám sát công trình:
Giám sát là người chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về chất lượng xây dựng, tiến độ xây dựng, khối lượng thi công xây dựng công trình, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng.

3. Xử lý tình huống cụ thể:
Theo bạn thì một người cán bộ giám sát có thể thực hiện giám sát 1 lúc nhiều công trình?
Mình xin đưa ra ý kiến phản biện thế này:
Cán bộ giám sát A được phân công chịu trách nhiệm giám sát trực tiệp 02 hạng mục cầu của 02 gói thầu trong cùng 1 thời điểm.
Thật tình cơ, 02 gói thầu đều được thi công hạng mục móng trụ cầu cùng ngày, như vậy, để nghiệm thu công tác đổ bê tông hạng mục này, cán bộ A chỉ có thể ký được 01 BB nghiệm thu cho 1 công trình, cán bộ A này không thể cùng lúc ký 02 BB nghiệm thu trong cùng 1 thời điểm được, vì theo tinh thần theo điểm a mục 2 điều 24 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng có ghi “kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường”. Theo quy định của luật hành chính, biên bản được lập nếu đối tượng nghiệm thu không có mặt tại thời điểm lập biên bản thì biên bản đó là vô hiệu (lập biên bản khống). Như vậy, đối tượng được nghiệm thu mà thiếu cán bộ giám sát thì tính pháp lý không có, dẫn đến khối lượng thi công của nhà thầu dù thi công bảo đảm nhưng không được nghiệm thu.

Mình chỉ lấy ra 1 ví dụ để minh họa cho việc cùng 1 thời điểm 01 cán bộ không thể hoàn thành trách nhiệm giám sát được.

Mong nhận được ý kiến phản biện của bạn!
 

Capcon

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/9/07
Bài viết
257
Điểm thành tích
43
Em đang băn khoăn điều này mong các bác giải đáp cho: "Em đang làm việc trong Ban QLDA thuộc nhà nước, do em mới ra trường 2 năm tuy đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát nhưng em chưa có giấy phép hành nghề.
Em được cấp trên phân cho cán bộ kỹ thuật thực hiện tất cả các công đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến nghiệm thu thanh toán (trong đó bao gồm công tác giám sát) vậy em có thể ký biên bản nghiệm thu những công trình mình phụ trách ko. Hay là em chỉ được ký nháy còn ký trực tiếp thì dành cho người đã có chứng chỉ hành nghề???
Còn theo :
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.
Để được cấp chứng chỉ thì phải "trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công" vậy mình giám sát công trình thì có phải là trực tiếp tham gia thi công không?
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Thông tư thì phải theo nghị định thôi. Bạn ạ, công dân được phép làm những gì luật không cấm, giám sát là công dân mà. Nghị định có hiệu lực là làm được rồi.
Đúng là Nghị định có hiệu lực là triển khai được. Nhưng bác nghiên cứu kỹ phần Tổ chức thực hiện tại các Nghị định sẽ thấy. Các công dân chúng ta sao lại vội vàng thế? Nhà nước có làm cho chúng ta thiệt đâu mà sợ!

Vấn đề ở đây là người bạn ạ, theo tôi hiểu chỉ người có chứng chỉ mới được ký, còn người tham gia "giám sát" thì vẫn giám sát được - nếu không thì bao giờ người chưa có chứng chỉ có đủ kinh nghiệm để xin được cấp chứng chỉ giám sát.
Giám sát trưởng tùy công trình có hay không cũng được, quan trọng là các giám sát hiện trường. Có trường hợp để tiết kiệm nhân lực giám sát trưởng là người trực tiếp giám sát 1 gói thầu luôn
Có lẽ anh em mình phải gọi họ là "dự bị giám sát" hay "giám sát học việc" thôi chuotdong nhỉ? Còn Khoản 4 - Điều 36 - Nghị định 12 đã quy định rõ rồi phải không?

Nếu bạn ở vị trí là cán bộ của một cơ quan quản lý nhà nước thì nói câu này mình công nhận đúng, còn ở góc độ người tư vấn hay nhà đầu tư thì e rằng không phù hợp.
Tôi nghĩ, góc độ nào thì chúng ta cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, trung thực, bảo đảm ích lợi quốc gia và lợi ích của cá nhân chứ ạ!

Vậy giả sử một người được giám sát nhiều CT (thực tế đã có) vậy xin hỏi:Một người có thể làm kỹ thuật cho nhiều (2) công trình. Khi 2 CT đó có cùng một giám sát, có tính chất tương tự nhau (cũng xây nhà lớp học 8 phòng, 2 tầng, cách nhau khoảng 1,5km) nhưng khác chủ đầu tư, khác đơn vị thi công ??Em tìm mãi không thấy tài liệu hướng dẫn nào.
Điều 30, Điều 120 - Bộ Luật lao động và Luật hướng dẫn sửa đổi bộ Luật lao động; Khoản 2 - Điều 5 - Nghị định 44/2003/NĐ-CP cho phép người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động nếu có khả năng thực hiện nhiều hợp đồng và phải đảm bảo thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Quy định của pháp luật.Với góc độ trong nghề, mình nghĩ, trường hợp trên chắc khó làm được. Để hoàn thành tốt công việc tại một đơn vị như anh em mình đang làm đã là đã bở hơi tai ra rồi, nói gì đến 2 đơn vị. (Báo cáo các bác trước là không tính làm thêm để tăng thu nhập nhé!).

(về việc 1 cán bộ làm tại nhiều đơn vị) Bạn tìm mãi mà không ra tài liệu thì có nghĩa là pháp luật không cấm , thực ra đến nay luật khg đề cập đến trường hợp này. Thế thì làm có sao đâu phải không??
Luật không đề cập cụ thể, nhưng có lẽ anh em ta nên hiểu: 1 cán bộ thường thì làm chính thức tại một đơn vị thôi (tức có hợp đồng, chế độ bảo hiểm và tất cả các thủ tục đi kèm tại một đơn vị). Vì nếu không, bác cứ ngẫm xem: Năng lực của các tổ chức tư vấn lập dự án sẽ đều là hạng I hết (điều 42- Nghị định 12)!
 

tomy

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/2/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
8
Tuổi
45
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng
em có một thắc mắc ở chỗ trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực nghĩa là sao? xin mọi người giải thích hộ, cám ơn
 
L

lestrong

Guest
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng
em có một thắc mắc ở chỗ trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực nghĩa là sao? xin mọi người giải thích hộ, cám ơn

Cảm ơn bạn về phát hiện này, mình xin có một vài ý kiến như sau:

1. Theo quy định của Bộ Xây dựng về Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình tại Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD:
Điều 6. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải đảm bảo các điều kiện sau:
a. Có quyền công dân và có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
b. Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp;
c. Đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm;
d. Có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận quy định tại Chương III của Quy chế này;
e. Đạo đức nghề nghiệp tốt, chưa có hành vi gây ra sự cố, hư hỏng, làm giảm chất lượng công trình trong công tác giám sát thi công xây dựng;
f. Có sức khoẻ đảm nhận được công tác giám sát thi công xây dựng công trình trên hiện trường.
...
Đối chiếu với Nghị định 12:
Điều 40. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng từ 3 năm trở lên hoặc ít nhất 5 công trình hoặc có kinh nghiệm giám sát thi công xây dựng công trình 3 năm trở lên trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng

Như vậy, có sự khác biệt giữa Nghị định 12Cp và Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD:
1. Số năm tham gia thiết kế, thi công.
2. Số công trình trực tiếp thiết kế, thi công.
3. Số năm làm giám sát kể từ ngày Luật Xây dựng có hiệu lực.
(Theo Luật Xây dựng tại Điều 122 - Hiệu lực thi hành thì: Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004)

Có thể Bộ Xây dựng sẽ có văn bản đính chính hoặc thay thế Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD. Từ giờ chắc phải theo Nghị định 12Cp, tuy nhiên Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD vẫn chưa hết hiệu lực :-w.
Không rõ sẽ phải theo cái nào, bác nào có ý kiến mong giải đáp dùm.
 

minhvhp

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/3/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
1
Cảm ơn bạn về phát hiện này, mình xin có một vài ý kiến như sau:

1. Theo quy định của Bộ Xây dựng về Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình tại Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD:

Đối chiếu với Nghị định 12:


Như vậy, có sự khác biệt giữa Nghị định 12Cp và Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD:
1. Số năm tham gia thiết kế, thi công.
2. Số công trình trực tiếp thiết kế, thi công.
3. Số năm làm giám sát kể từ ngày Luật Xây dựng có hiệu lực.
(Theo Luật Xây dựng tại Điều 122 - Hiệu lực thi hành thì: Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004)

Có thể Bộ Xây dựng sẽ có văn bản đính chính hoặc thay thế Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD. Từ giờ chắc phải theo Nghị định 12Cp, tuy nhiên Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD vẫn chưa hết hiệu lực :-w.
Không rõ sẽ phải theo cái nào, bác nào có ý kiến mong giải đáp dùm.
theo tôi quyết định 12/2005 được triển khai từ nghị định 16/2005 nên bây giờ hết hiệu lực rồi, NĐ 12/2009 thay thế tất cả
 

minhvhp

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/3/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
1
Theo mục 6 công văn số 1989/BXD-VP ngày 19/09/2007 của Bộ Xây dựng về việc giải đáp các vướng mắc, kiến nghị trong quản lý đầu tư xây dựng có cho phép giám sát thi công xây dựng được thực hiện hơn một công việc trong cùng một thời gian cho một chủ đầu tư, nhưng đảm bảo nguyên tắc công việc phải được kiểm soát, nghiệm thu theo quy định, không làm gián đoạn thực hiện công việc theo tiến độ; đồng thời phải chịu trách nhịêm về chất lượng, tiến độ của công trình.
xin hỏi nếu khác chủ đầu tư (một người giám sát cho 2 cty khác nhau) thì có được giám sát không vậy anh em?
 

DangNhap2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Giám sát là 24/24 nên tôi nghĩ không được :D vì sẽ không đảm bảo chất lượng :(( ...
Trên đây chỉ là suy luận của tôi thôi, nếu được phép có nghĩa là giám sát là liên tục nhưng không có nghĩa 24/24:))
Điều 88 Luật Xây dựng về "Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình" viết: Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Theo mình sự "thường xuyên" thể hiện ở việc nắm bắt đầy đủ các diễn biến xảy ra trong quá trình thi công; còn sự "liên tục" thể hiện ở sự xâu chuỗi các vấn đề không có gián đoạn ở bất cứ khâu nào chứ không có nghĩa "thường xuyên liên tục" là 24/24... Buổi tối hoặc những ngày mưa hoặc những ngày chờ xử lý kỹ thuật ... nếu công trường không thi công thì chẳng ai bắt bạn phải ở đó (24/24) làm gì; họa không may có xảy ra sự cố vào những thời điểm này thì bạn cần nắm bắt vấn đề nhanh nhât có thể và tùy theo nhiệm vụ của mình mà thực hiện các việc tiếp theo theo quy định (mà việc đầu tiên chắc là phải báo cáo với người phụ trách trực tiếp của mình, rồi ...)
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật đều không quy định một cá nhân được giám sát thi công bao nhiêu công trình cho chủ đầu tư trong cùng một thời điểm. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 88 của Luật Xây dựng, việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
Với quy định trên, người giám sát thi công xây dựng phải có mặt tại công trình để theo dõi, kiểm tra phòng ngừa những sai phạm trong quá trình thi công chứ không phải chỉ có mặt tại thời điểm nghiệm thu. Do đó, để thực hiện được như vậy thì người giám sát thi công xây dựng không thể cùng một lúc có thể giám sát nhiều công trình.

Theo tôi, việc giám sát liên tục, thường xuyên trên công trình thường là các giám sát viên, còn với người giám sát trưởng ký nhiều công trình ở các thời điểm nghiệm thu khác nhau vẫn chấp nhận được.:)
Nhất trí với ý kiến của bác
ks.thanhtan.
Chủ đề này e thấy thảo luận rất nhiều và nhiều ý kiến trái ngược. Đương nhiên cũng không thể thống nhất khi không công nhận vấn đế cần thực hiện đúng luật sau:
Điều 17 của nghị định 23/2009/NĐ-CP: Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề; hoạt động không có chứng chỉ hành nghề.
=> Việc sử dụng những người chưa có chứng chỉ hành nghề tham gia trong đoàn giám sát là phạm luật (tình trạng đang xảy ra rất phổ biến hiện nay, xuất phát từ quy định cấp chứng chỉ hành nghề TVGS còn mâu thuẫn thực tế).
Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật đều không quy định một cá nhân được giám sát thi công bao nhiêu công trình cho chủ đầu tư trong cùng một thời điểm. (và cũng không quy định được ký bao nhiêu công trình xây dựng trong cùng 1 thời điểm) (1)
Người giám sát thi công xây dựng không thể cùng một lúc giám sát nhiều công trình.(theo Điều88 Luật xây dựng)(2)
Kết luận đúng theo bác Tân: "Theo tôi, việc giám sát liên tục, thường xuyên trên công trình thường là các giám sát viên, còn với người giám sát trưởng ký nhiều công trình ở các thời điểm nghiệm thu khác nhau vẫn chấp nhận được" (Điều này thỏa mãn (1) và (2) nên sẽ không phạm luật với yêu cầu giám sát viên phải có chứng chỉ hành nghề TVGS)
 
Last edited by a moderator:

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Vậy em xin đưa ra 1 trường hợp sau. Giả dụ ông TVGS trực tiếp công trình chuyên ngành thủy lợi chẳng hạn đi giám sát công trình đường hoặc nhà cửa trong khi ông không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát các công trình giao thông và XDDD liệu như thế có được không mà ông này có chứng chỉ hành nghề giám sát lĩnh vực thủy lợi, liệu trường hợp trên ông TVGS trực tiếp này có đủ điều kiện để giám sát công trình thủy lợi kia không.
Xin đưa ra để anh em cùng thảo luận.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Hi, bạn viết bài này hơi lủng củng đó, nên thêm vài dấu phẩy vào cho suôn và dễ đọc bạn à :D.
Phải đính chính lại 1 chút ở vế cuối là "liệu trường hợp trên ông TVGS trực tiếp này có đủ điều kiện để giám sát công trình đường hoặc nhà cửa kia không" thì mới đúng với các ý phía trên chứ nhỉ?! Vì anh kỹ sư này đang có chứng chỉ giám sát công trình thủy lợi mà :)
@ Vấn đề này lại quay về việc hiển nhiên: Chứng chỉ giám sát của anh kỹ sư này được hành nghề ở mảng nào thì mới được giám sát công trình của mảng đó và phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thì mới ký nghiệm thu cho nhà thầu được./.
thanks bác sửa giúp em.
Hôm trước có ông bạn bên CDT huyện khác hỏi em thì em cũng nói như bác là Chứng chỉ giám sát của anh kỹ sư này được hành nghề ở mảng nào thì mới được giám sát công trình của mảng đó và phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thì mới ký nghiệm thu cho nhà thầu được. Nhưng ông bạn đó bảo thế mà " thằng" TVGS đó kí vào biên bản nghiệm thu mới sợ chứ. Em có đưa ra ý kiến cho ông bạn đó tham khảo đó là trả hồ sơ cho nhà thầu thi công vầ gọi điện trực tiếp cho ông giám đốc đại diện TVGS để hoàn thiện thủ tục kẻo mai này thanh tra kiểm tra nhảy vào thì bên ông bạn em lại khổ, em ý kiến như thế liệu được không.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
thanks bác sửa giúp em.
Hôm trước có ông bạn bên CDT huyện khác hỏi em thì em cũng nói như bác là Chứng chỉ giám sát của anh kỹ sư này được hành nghề ở mảng nào thì mới được giám sát công trình của mảng đó và phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thì mới ký nghiệm thu cho nhà thầu được. Nhưng ông bạn đó bảo thế mà " thằng" TVGS đó kí vào biên bản nghiệm thu mới sợ chứ. Em có đưa ra ý kiến cho ông bạn đó tham khảo đó là trả hồ sơ cho nhà thầu thi công vầ gọi điện trực tiếp cho ông giám đốc đại diện TVGS để hoàn thiện thủ tục kẻo mai này thanh tra kiểm tra nhảy vào thì bên ông bạn em lại khổ, em ý kiến như thế liệu được không.
Khẳng định với bác, việc không bố trí người giám sát hoặc bố trí người giám sát không theo đúng quy định (không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ không đúng chuyên ngành được đăng ký), nếu không có ai kiểm tra thì ok.
Nhưng nếu có thanh tra kiểm tra thì lúc đó sẽ phải xử lý thế nào? Trích lại trong nghị định 23/2009/NĐ-CP
Điều 17 của nghị định 23/2009/NĐ-CP: Xử phạt nhà thầu có hành vi vi phạm quy định về điều kiện hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi sau đây:
a. Mượn, cho mượn; thuê, cho thuê chứng chỉ hành nghề;
b. Hoạt động vượt quá điều kiện năng lực hành nghề theo quy định; hoạt động sai chứng chỉ hành nghề; hoạt động không có chứng chỉ hành nghề.
 

evernew

Thành viên mới
Tham gia
5/11/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
51
Chào các anh, các bạn. Công ty tôi cũng có một tình huống khó giải quyết như sau: Chúng tôi thuê 2 công ty tư vấn giám sát để giám sát cho hai hạng mục với giá trị Hợp đồng là 11 tỷ và 3 tỷ. Nhưng hai công ty tư vấn giám sát này lại cùng thuê một anh giám sát hiện trường (có đủ điều kiện hành nghề) và anh này ký hồ sơ nghiệm thu cho hai gói thầu nêu trên. Tôi xin hỏi trường hợp này có hợp pháp không, vì sao? tôi tìm hiểu trong các văn bản nhà nước mà không hiểu thế nào.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Chào các anh, các bạn. Công ty tôi cũng có một tình huống khó giải quyết như sau: Chúng tôi thuê 2 công ty tư vấn giám sát để giám sát cho hai hạng mục với giá trị Hợp đồng là 11 tỷ và 3 tỷ. Nhưng hai công ty tư vấn giám sát này lại cùng thuê một anh giám sát hiện trường (có đủ điều kiện hành nghề) và anh này ký hồ sơ nghiệm thu cho hai gói thầu nêu trên. Tôi xin hỏi trường hợp này có hợp pháp không, vì sao? tôi tìm hiểu trong các văn bản nhà nước mà không hiểu thế nào.
Chào bác, vậy theo ý hiểu của em thì anh TVGS kia không thuộc 2 công ty TVGS kia rồi, vậy em thiết nghĩ xét về khía cạnh thầu TVGS trong hồ sơ của ĐVGS xin CĐT sao họ lại có thể được chấp nhận được nhỉ khi mà họ không đủ năng lực ---> lên em thiết nghĩ trường hợp kia là không được phép, đôi chút ý kiến.
 

Top