Theo tôi thì kỹ sư chuẩn khi đưa ra bản thiết kế phải khả thi, phù hợp với thực tế. Khi tính toán thép, nối thép và thống kê khối lượng thép thì phải tính toán hết đến các vấn đề như bạn đề cập.
Trong toán kinh tế có bài toán cắt thép tối ưu (kỹ sư khoa Kinh tế xây dựng được học, đã có người đưa file lập trình bài toán này trên diễn đàn), để lựa chọn cách cắt thép, mua số thanh thép chứ không phải là cứ lấy thanh 11,7m để cắt lấy 8,25m. Tức là tổ hợp các đoạn dài ngắn khác nhau để sử dụng số lượng thanh thép là ít nhất, "đề c" sắt vụn là ít nhất. Nếu xét về lý thuyết thì cán bộ kỹ thuật phải vận dụng bài toán này để lựa chọn lượng thép và ra đề tay thép (nhưng ko phải ai cũng biết và người biết thì rõ ràng là ưu thế hơn).
Hao hụt 20kg/1 tấn trong định mức ngày xưa các cụ nhà ta làm định mức đều đã tính đến vấn đề tối ưu cắt thép như chúng ta đang trao đổi. Nhưng đó là định mức để lập dự toán (lập giá mua, quản lý vốn), còn nhà thầu phải làm theo định mức nội bộ của riêng mình (lập giá bán, giá chào thầu). Trường hợp không thể làm nổi với mức hao hụt đó, nhà thầu không bắt buộc phải chào thầu theo định mức 1020kg hoặc nhiều nhà thầu có thể phân bổ hao hụt vào giá mua thép.
Mời các bạn trao đổi thêm.
@cuteott: Tại sao không thêm đại lý phần mềm Dự toán GXD và Dự thầu GXD tại Quảng Trị nhỉ

.