Theo tôi, việc đơn giá đền bù cao ít nhiều ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, bởi giá đền bù cao dẫn đến chi phí đền bù cao, còn chi phí tiền sử dụng đất cũng tính trên khung giá đền bù, có khấu trừ tiền bồi thường đất nhưng sẽ cao. Hiện nay, tại các địa phương đã xây dựng khung giá đền bù năm 2010, và chuẩn bị ban hành, dự kiến khung giá sẽ gấp 1,5 lần đến 2 lần, thậm chí có nơi đến 3 lần, 5 lần, như vậy sẽ ít nhiều làm xáo trộn thị trường nhà đất như hiện nay. Mặt khác, các dự án đang thực hiện dở dang công tác bồi thường GPMB sẽ ảnh hưởng rất lớn khi chênh lệch giá đền bù giữa các hộ dân đã đền bù và chưa đang đền bù.bản chất của việc đơn giá đền bù cao về đất không ảnh hưởng đến doanh nghiệp đầu tư vì tiền đền bù đất được trừ vào tiền thuê đất tiền sử dụng đất phải nộp, nghị định mới được áp dụng với những điều như trên thì người dân thực sự có lợi, tuy nhiên những nghị định mới chưa áp dụng chưa va vào thực tế nên sẽ có khá nhiều điều khó khăn. đặc biệt trong giai đoạn giao thời giữa 2 nghị định nên các dự án sẽ ùn lại 1 thời gian, nhất là hà nội sẽ đợi chờ quyết định mới của thành phố
các bạn cho mình hỏi trong nghị định 69 có đề cập đến suất tái định cư tối thiểu do Ủy ban nhân dân quận huyện qui định. Vậy cho mình hỏi qui định cụ thể cho một suất tái định cư tối thiểu là như thế nào.
Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
Thân chào3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Hà Nội đã có quy định cụ thể về việc thực hiện theo Nghị định 69 bạn ah.thanks u. Cho mình hỏi không biết có địa phương nào ban hảnh Quyết định thực hiện theo Nghị định 69 hay chưa và áp dụng cụ thể như thế nào. Theo ý mình là như thế này: Suất tái định cư tối thiểu được qui định như sau "Đối với đất thì 1 suất là 80m²(sẽ qui ra tiền); còn đối với căn hộ thì 1 suất 30m² (sẽ qui ra tiền)". Nếu hộ dân nào đền bù không đủ 1 suất trên thì được nhận suất trên và nhà nước bù khoảng chênh lệch đó, còn nếu hộ dân nào không nhận suất trên thì được hưởng khoảng chênh lệch từ suất tái định cư trên và nhà nước bù khoảng chênh lệch.
5. Hỗ trợ tái định cư.
a) Khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện được bố trí một suất tái định cư loại lô đất hoặc căn hộ chung cư tối thiểu (40m2 đất; 45m2 nhà chung cư) mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch này;
Trường hợp sau khi được hưởng khoản hỗ trợ chênh lệch mà tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trong phương án vẫn chưa đủ nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà tái định cư, nếu có nguyện vọng và có đơn đề nghị thì được trả dần số tiền còn thiếu theo quy định hiện hành của UBND Thành phố;
Trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền hỗ trợ bằng mức chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu trên và tiền bồi thường, hỗ trợ.
b) Khi Nhà nước thu hồi đất hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện được bố trí tái định cư (trừ trường hợp quy định tại điểm a, khoản này), mà có nguyện vọng tự lo chỗ ở thì sẽ được hỗ trợ một khoản tiền bằng 100.000.000 đồng/hộ gia đình (Một trăm triệu đồng).
thanks u. Cho mình hỏi không biết có địa phương nào ban hảnh Quyết định thực hiện theo Nghị định 69 hay chưa và áp dụng cụ thể như thế nào. Theo ý mình là như thế này: Suất tái định cư tối thiểu được qui định như sau "Đối với đất thì 1 suất là 80m²(sẽ qui ra tiền); còn đối với căn hộ thì 1 suất 30m² (sẽ qui ra tiền)". Nếu hộ dân nào đền bù không đủ 1 suất trên thì được nhận suất trên và nhà nước bù khoảng chênh lệch đó, còn nếu hộ dân nào không nhận suất trên thì được hưởng khoảng chênh lệch từ suất tái định cư trên và nhà nước bù khoảng chênh lệch.
Theo mình thì nếu các tỉnh chưa có quy định cụ thể về suất tái định cư trong các quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn tỉnh thành phố đó thì ta áp dụng hạn mức giao đất ở tại địa phương đó. Vì đó là cơ sở trong việc đưa ra suất tái định cư trong các quy định về bồi thường-GPMB của các tỉnh thành phố.Chào bạn.
Nếu hiểu theo bạn cũng đúng rồi đấy. Như đ/c vitbau03 thảo luận thì HN đã ban hành quyết định và quy định rõ Suất tái định cư tối thiểu.
Thực tế hiện nay mình vẫn chưa thấy (hoặc không biết) có tỉnh nào có quyết định hướng dẫn theo Nghị định 69 chưa?
Mình ở Đăk Lăk nhưng chờ mãi cũng chưa thấy hướng dẫn này.
( Có lẽ Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh đang lúng túng trong quá trình tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định theo 69)
Các bạn cho mình hỏi sang nghị định 84 về vấn đề tái định cư chút nhé. Ở quận mình đang thực hiện tất cả các dự án đều thực hiện theo chính sách nghị định 84 và Quyết định 17 do thành phố ban hành. Mình đang thực thực hiện công tác tái định cư cho các hộ dân (giao nền cho khoảng 50 hộ) nhưng còn nợ phải trả chậm trong 15 năm. Cho mình hỏi bây giờ cơ quan mình phải thực hiện cụ thể việc thu hồi vốn 15năm như thế nào và lãi suất ra sao. Ở địa bàn thành phố Hà Nội có thực hiện dự án nào thu hồi vốn 15 năm như vậy chưa các bạn tư vấn giúp dùm mình nhé/.
Điều 5. Ghi nợ tiền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy
định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số l7/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và
Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty
cổ phần (gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP) và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao
đất tái định cư mà có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi "nợ tiền sử dụng đất" trên Giấy chứng
nhận sau khi có đơn đề nghị được ghi nợ kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận hoặc hồ sơ
xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ giao đất tái định cư. Khi thanh toán nợ, người sử
dụng đất phải trả theo giá đất tại thời điểm trả nợ và được xóa "nợ tiền sử dụng đất" đã ghi
trên Giấy chứng nhận.
2. Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số
198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (gọi là
Nghị định số 198/2004/NĐ-CP) thì người sử dụng đất trả nợ tiền sử dụng đất theo giá đất tại
thời điểm cấp Giấy chứng nhận; khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4
Điều 5 của Nghị định số 17/2006/NĐ-CP đối với trường hợp đã ghi nợ trước ngày Nghị định
này có hiệu lực thi hành thì người sử dụng đất trả nợ tiền sử dụng đất theo số tiền nợ đã ghi
trên Giấy chứng nhận.
Tớ không đồng ý với cách làm của bạn, vì nếu là tái định cư thì phải tạo điều kiện cho các hộ dân được quyền sử hữu căn hộ đó, nếu bây giờ bạn làm theo cách của bạn chắc chắn các hộ dân sẽ không đồng ý vì chẳng ai giao đất cho mình để nhận 1 căn hộ tái định cư sau đó lại phải mang cái sổ đỏ đó nộp tại ngân hàng. Còn việc tính lãi thì không cần thiết vì hàng năm khung giá đất, giá bán nhà tái định cư tại các khu vực đều đựoc điều chỉnh tăng theo.cảm ơn bạn đã giúp mình.
Theo mỉnh nghĩ trong trường hợp này không thể áp dụng theo nghị định bạn nói được đâu. Vì trong phương án đền bù của mình có qui định trả trong 15 năm (nhưng ko ghi nợ tiền sử dụng đất trong giấy chứng nhận QSDĐ), trong trường hợp này mình có trao đổi với lãnh đạo của mình là sẽ thuê một đơn vị (Ngân hàng) đứng ra thu tiền các hộ này. Đơn vị này sẽ giữ Giấy CNQSDĐ các hộ này và lập hợp đồng đối với các hộ dân này và "sẽ qui định thời gian trả nợ và thời hạn trả nợ như thế nào" nhưng đến thời điểm này mình cũng không biết lãnh đạo mình quyết định ra sao. Kkhông biết các dự án địa bàn TP Hà Nội có thực hiện như vậy không.
Và việc thu hồi số tiền này sẽ do chủ đầu tư "bên mình" thực hiện bạn àh.