Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Khi được hỏi: Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là gì ? TA đã suy nghĩ và tra cứu các tài liệu để tìm cách trả lời và TA gạch được mấy đầu dòng về các nguyên tắc quản lý dự án như sau:
- Bám sát các nội dung và tuân thủ các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng công trình.
- Phải thực hiện lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi công việc trong dự án. Ví dụ: đối với những cuộc họp của dự án, lập kế hoạch cuộc họp (hoặc phần việc của bạn trong đó), tổ chức việc hậu cần cho cuộc họp; và kiểm soát cuộc họp nếu bạn là người chủ trì.
- Nguyên tắc KISS. KISS là một cách viết ngắn lại cho cụm từ: "Làm đơn giản thôi. Đồ ngu" (Keep It Simple, Stupid). Khi quản lý dự án, hãy cố gắng biến những vấn đề phức tạp thành đơn giản để có giải quyết dễ dàng.

Các đồng nghiệp có thể giúp TA gạch thêm đầu dòng các nguyên tắc khác không ?
Xin cảm ơn.
 
L

levinhxd

Guest
Đọc bài viết của anh TA, tôi chợt hỏi: Nguyên tắc là gì?
Theo sự thu thập kiến thức trong bao nhiêu năm đi học và hiểu biết thực tế thì tôi hiểu Nguyên tắc thì giống như “luật mềm”, tức là người làm nên tuân theo cần tuân theo nó, như thế thì mới “có cơ hội đạt được mục tiêu đề ra”.
- Nguyên tắc có thể coi là chân lý? Theo tôi, nó đúng là chân lý, vì muốn đạt được sự thành công thì nhất thiết phải tuân theo sự đúng đắn của chân lý đó
- Nguyên tắc có thể coi là chính sách? Nghe hai khái niệm có vẻ khác nhau, nhưng thực chất nó có sự hoà hợp, nguyên tắc thì đóng hơn, còn chính sách thì mở hơn, thường thì trong chính sách có những nguyên tắc cơ bản cần tuân theo.
- Nguyên tắc phản ảnh giá trị? Khi tuân theo nó ta thu được hiệu quả, hiệu quả đó bao gồm giá trị thu được, như vậy, nguyên tắc phản ánh giá trị!

Phân tích các Nguyên tắc quản lý dự án của anh TA:
-Ở gạch đầu dòng đâu tiên, anh thế anh có nói “ Bám sát các nội dung và tuân thủ các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng công trình”. Tôi đồng ý với anh về ý kiến này, nhưng tôi thích triển khai rộng ý ra: “ Công việc quản lý dự án phải luôn được vận động liên tục, để kịp thời với sự thay đổi từng ngày của tiến độ dự án, của sự thay đổi của tình hình nhân sự, vật tư, máy móc thiết bị, nguồn lực tài chính và chế độ chính sách của Nhà nước cũng như địa phương”.
-Lập kế hoạch là tất yếu! không có kế hoạch, dự án sẽ không bao giờ có thể thực hiện thành công!
-KISS: “Keep It Simple, Stupid”. Tôi thích câu này, nó mang sự thô kệch của dân Xây dựng, nhưng hàm ý trong đó sự cứng rắn, quyết đoán và dám làm dám chịu. Hiện nay, để quản lý một dự án ngày càng phức tạp, chúng ta cần có sự “đơn giản hoá” vấn đề, tuy nhiên cần tuyệt nhiên tuân theo pháp luật.

Tôi muốn gạch đầu dòng 1 số nguyên tắc dựa trên 3 yếu tố:
•Nguyên tắc tổ chức:
-Chỉ 1 giám đốc QLDA có năng lực, kinh nghiệm, khả năng lãnh đạo và đạo đức tốt đứng mũi chịu sào, chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án
-Có một đội ngũ cán bộ QLDA có năng lực và kinh nghiệm cho dự án
•Nguyên tắc xây dựng kế hoạch:
Kế hoạch dựa trên những dự báo có cơ sở, dự báo thì cần có một tư duy nhìn xa trông rộng về tương lai dựa trên quá khứ và hiện tại. Như vậy QLDA xây dựng cần tuân theo những nguyên tắc sau:
-Xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện dự án
-Xây dựng kế hoạch tài chính (giải ngân vốn)
•Nguyên tắc giải quyết công việc:
-Tuân theo pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước và địa phương (Luật pháp quốc tế nếu cần)
-Đơn giản hoá vấn đề cần giải quyết, xử lý
-Phải luôn giữ mọi việc trong tầm kiểm soát;
 
P

Phugia

Guest
Còn nguyên tắc của tôi chỉ thế này thôi
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là Quản thật chặt nhưng phải hợp lý, vậy thôi
 
E

Echxanhdihoc

Guest
Khi được hỏi: Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là gì ? TA đã suy nghĩ và tra cứu các tài liệu để tìm cách trả lời và TA gạch được mấy đầu dòng về các nguyên tắc quản lý dự án như sau:
- Bám sát các nội dung và tuân thủ các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về đầu tư xây dựng công trình.
- Phải thực hiện lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi công việc trong dự án. Ví dụ: đối với những cuộc họp của dự án, lập kế hoạch cuộc họp (hoặc phần việc của bạn trong đó), tổ chức việc hậu cần cho cuộc họp; và kiểm soát cuộc họp nếu bạn là người chủ trì.
- Nguyên tắc KISS. KISS là một cách viết ngắn lại cho cụm từ: "Làm đơn giản thôi. Đồ ngu" (Keep It Simple, Stupid). Khi quản lý dự án, hãy cố gắng biến những vấn đề phức tạp thành đơn giản để có giải quyết dễ dàng.

Các đồng nghiệp có thể giúp TA gạch thêm đầu dòng các nguyên tắc khác không ?
Xin cảm ơn.

Dài dòng quá ạ.
Nguyên tắc quản lý dự án là tiêu tiền dành cho việc gì đó (dự án) đúng mục tiêu (tiền để thực hiện dự án này được duyệt roài, nhớ nhé), đúng cách (không gây khiếu kiện phức tạp), đúng chỗ (vận dụng hợp lý, linh hoạt), đúng quy định hiện hành (he he, cái này đủ ý quá roài còn gì).

Tức là nhất cử nhất động liên quan đến dự án Anh cứ trả lời 4 mục đúng như trên là anh đang quản lý dự án ạ.

Những cái còn lại, là các nội dung cụ thể, chi tiết để triển khai cái nguyên tắc giản tiện trên thoai ợ.

Công nhận, cái đoạn bôi đậm đấy giống hệt làm em nhớ có lần được một bạn bạn í khen mình như này "Thông minh lắm, Đồ ngu ạ!"
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Xin có vài ý nhỏ tham gia với các bạn:

Có thể hiểu, nguyên tắc của quản lý dự án là các chuẩn mực khi xử lý các vấn đề của dự án nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Vậy khi quản lý dự án, bạn thường gặp những vấn đề nào nhiều nhất? Mình thấy các áp lực người quản lý dự án thường gặp nhất chính là:
-Định chế của Nhà nước
-Nhu cầu của thị trường
-Ngân sách của dự án
-Chất lượng,Tiến độ dự án
Để giải quyết các áp lực đó, bạn thường xử lý thế nào, đấy cũng có thể coi là các nguyên tắc quản lý dự án. Theo mình có 1 số nguyên tắc cơ bản sau:
-Sự phù hợp
-Sự linh hoạt
-Sự chặt chẽ
-Sự tích cực
 

mye137

Thành viên mới
Tham gia
21/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tư vấn quản lý dự án

Chúng tôi đang thực hiện Tư vấnQLDA cho 1 chủ đầu tư tạiHN. QUá trình làm việc, chúng tôi cũng ko rõ là: theo chức trách của đơn vị Tư vấn QLDA thì phải làm những gì. CHịu trách nhiệm đến đâu?... gây ra sự đùn đẩy của Chủ đầu tư. Các bạn biết hãy trao đổi với chúng tôi việc này, và điều đó được quy định tại đâu? văn bản nào làm cơ sở.
Trân trọng cảm ơn!
 
X

xuanvinhht

Guest
tìm hiểu xây dựng dự án

chào các anh
tôi là một người chỉ biết kinh doanh và buôn bán từ lâu nay,hôm nay tôi muốn tim hiểu để xây dựng một dự an đầu tư với mô hình kinh doanh dịch vụ và du lịch
vậy điều đầu tiên tôi phải làm như thế nào mong các anh giúp đỡ và chỉ dùm tôi
tôi biết việc này thừởng thì phải thuê người viết nhưng với tôi,thì tôi muốn tự mình tham khảo,tìm hiểu cụ thể .ít nhất phải có một nguồn vốn kiến thức cơ bản trước khi tiến hành thực hiện công việc.Bởi vậy tôi xin để lại lời nhắn nếu có bác nào nhiệt tình giúp cho tôi chân thành cám ơn và hậu tạ
số điện thoại liên lạc của tôi
Mr vinh 093.22.99.068
 
X

xuanvinhht

Guest
chào anh hùng
tôi là vinh
anh có thể giúp tôi trong vấn đề xây dựng viết một dự án (sán xuất thực phẩm -dvtmại và du lịch)được không anh
nghe chừng rườm rà quá anh nhỉ
nếu anh bằng lòng mong anh để lại tin nhắn qua
Email:hoian168exim@gmail.com
hoặc số điện thoại :093.22.99.068
nếu có thể anh gửi cho các thông tin liên quan đến dự an qua mail.được anh àh
cám ơn anh rất nhiều
 

bdsg

Thành viên mới
Tham gia
3/8/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
chào anh hùng
tôi là vinh
anh có thể giúp tôi trong vấn đề xây dựng viết một dự án (sán xuất thực phẩm -dvtmại và du lịch)được không anh
nghe chừng rườm rà quá anh nhỉ
nếu anh bằng lòng mong anh để lại tin nhắn qua
Email:hoian168exim@gmail.com
hoặc số điện thoại :093.22.99.068
nếu có thể anh gửi cho các thông tin liên quan đến dự an qua mail.được anh àh
cám ơn anh rất nhiều

Chào A.Vinh!
Em xin đưa ra vài ý kiến của mình, không dám nói là để anh tham khảo, coi như anh em mình trao đổi ý kiến nha.
- Bước 1: Anh cần xác định rõ sản xuất thực phẩm để phục vụ cho DVTM-DL hay là sản xuất thực phẩm cho lĩnh vực khác, sở dĩ tách biệt như vậy vì theo em khi lập DA thì 2 lĩnh vực này khác nhau rất nhiều chi tiết cụ thể.
- Bước hai:
+ T/H1: SXTP và DVTM-DL có liên quan đến nhau:
_ Xác định loại hình DVTM-DL định kinh doanh, tìm hiểu thông tin liên quan.
_ Những ưu thế sẵn có của cty anh, cá nhân anh về lĩnh vực đó (Kiến thức chuyên môn, nhân sự hỗ trợ, vốn...).
_ Tình hình kinh doanh thực tế trên thị trường, triển vọng phát triển trong lương lai.
_ Đối tượng khách hàng nhắm tới, các điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng tới đối tượng đó.
_ Các điều kiện tác động khách quan khi thực hiện: mặt bằng, địa điểm, cơ chế chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương...
_ Sau đó lựa chọn loại hình sản xuất thực phẩm phù hợp, hỗ trợ cho mảng DVDL.

+ T/H2: SXTP và DVTM-DL không liên quan nhau:
Anh làm tương tự nhưng tách rời thành 2 DA riêng biệt.

Dĩ nhiên đây chỉ là khái quát, khi bắt tay vào làm cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn.
Một số ý kiến cá nhân, mong các bác góp ý thêm.
 
Last edited by a moderator:

quochung46

Thành viên mới
Tham gia
23/11/07
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Chúng tôi đang thực hiện Tư vấnQLDA cho 1 chủ đầu tư tạiHN. QUá trình làm việc, chúng tôi cũng ko rõ là: theo chức trách của đơn vị Tư vấn QLDA thì phải làm những gì. CHịu trách nhiệm đến đâu?... gây ra sự đùn đẩy của Chủ đầu tư. Các bạn biết hãy trao đổi với chúng tôi việc này, và điều đó được quy định tại đâu? văn bản nào làm cơ sở.
Trân trọng cảm ơn!
Bạn có thể tham khảo điều 37 trong Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005:
Điều 37. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:
a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;
b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án;
c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.
3. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:
a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt;
b) Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;
d) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;
đ) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;
e) Nghiệm thu, bàn giao công trình;
g) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.
Sau khi có nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 được thay bằng điều 35 chương III như sau (gọn hơn):
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
 

hvn8006

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/1/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Bạn có thể tham khảo điều 37 trong Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005:
Điều 37. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:
a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;
b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án;
c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.
3. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:
a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt;
b) Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;
d) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;
đ) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;
e) Nghiệm thu, bàn giao công trình;
g) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.
Sau khi có nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 được thay bằng điều 35 chương III như sau (gọn hơn):
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có trách nhiệm lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2. Tư vấn quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thoả thuận trong hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

Em nghe nói nghị định 16-2005 đã hết hiệu lực rồi. bây giờ thay thế bằng nghị đinh ND12-12-02-2009_QUAN LY DU AN
 

Top