Thông thường nhật ký thi công của nhà thầu thì nhà thầu đóng dấu giáp lai. Nhật ký giám sát của chủ đầu tư thì đóng dấu giáp lai của chủ đầu tư.Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Chuẩn không cần chỉnh. Bên nào lập và quản lý thì bên đó đóng dấu giáp lai.Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
Theo kinh nghiệm của mình thì việc sai khác giữa bản vẽ thi công và thiết kế kỹ thuật là thường xảy ra, tuy nhiên bản vẽ thi công chỉ mang tính chất triển khai chi tiết công tác thi công tại hiện trường chứ không được phép thay đổi các thiết kế kỹ thuật trước đây, để xử lý đơn giản theo bên thi công bạn cần thống nhất với bên tư vấn thiết kế để bên tư vấn thiết kế chỉnh sửa lại cao độ mũi cọc nhồi (có thể ký trước vào nhật ký thi công để bên thi công có cơ sở lập bản vẽ thi công trình BQLDA phê duyệt). Còn nếu đúng theo quy trình bên thi công có thể làm văn bản (tại hiện trường cho nó nhẹ nhàng chứ không cần thiết phải ký đóng dấu trên công ty) gửi BQLDA đề nghị giải đáp thắc mắc thiết kế kỹ thuật_ sau đó nếu thiết kế kỹ thuật về cao độ mũi cọc là sai thì bên BQLDA sẽ có văn bản yêu cầu thiết kế giải trình và phát hành lại thiết kế mới.Em mới ra trường,đang làm cho 1 công ty xây dựng.Hiện đang trong giai đoạn trình duyệt BVTC.
Có 1 sự cố là trong TKKT cao độ mũi cọc khoan nhồi ,đơn vị TVTK tính bị sai.Khi duyệt BVTC thì Ban QLDA yêu cầu bên em phải sửa BVTC theo cao độ đã được tính trong TKKT.Do TVTK tính sai nên em không biết phải làm thế nào đế sửa cho khớp với TKKT.Mong các anh chị tiền bối cho em 1 lời khuyên để giải quyết trường hợp này!!!
Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng” sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyển trong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phần của Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác giả thiết kế. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh, việc đóng dấu giáp lai rất quan trọng vì nhà thầu vẫn có thể thay được các tờ bên trong. Tôi đã phát hiện ra một nhà thầu tự thay đổi lại các ngày trong nhật ký mà tư vấn giám sát đã ký, học chữ ký của tư vấn giám sát để ký vào đó. Khi tôi kiểm tra dấu giáp lai thì phát hiện ngay, vì vậy viêc kiểm soát rất cẩn trọng.Sổ nhật ký thi công rất quan trọng, mục đích của sổ nhật ký thi công là để ghi chép lại quá trình thi công công trình, thông tin giữa các đơn vị liên quan trong quá trình thi công, là cơ sở để kiểm tra trình tự thi công, xử lý khi công trình có sự cố.
"Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên" để quản lý trong suốt quá trình thi công sổ nhật ký không được sửa đổi, "ma số liệu" nhất thiết phải thực hiện theo đúng các quy định trên và có chủ đầu tư xác nhận để nhà thầu không thể sửa đổi, thay thế được.
Đồng ý với các bác, em cũng chia sẽ một chút:Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh, việc đóng dấu giáp lai rất quan trọng vì nhà thầu vẫn có thể thay được các tờ bên trong. Tôi đã phát hiện ra một nhà thầu tự thay đổi lại các ngày trong nhật ký mà tư vấn giám sát đã ký, học chữ ký của tư vấn giám sát để ký vào đó. Khi tôi kiểm tra dấu giáp lai thì phát hiện ngay, vì vậy viêc kiểm soát rất cẩn trọng.
Như thế mới đúng vì giám sát theo dõi là đúng rồi, nhà thầu chẳng bao giờ ghi đúng cả ký vào đó chỉ tổ cãi nhau.Nhân tiện đây tôi có một tinh huống mà tôi đang đang gặp phải xin mọi người cho ý kiến; thông thường thì trong nhật ký thi công tôi đã làm mấy công trình thí GS ký xác nhận vào, còn nhật ký giám sát thì ĐVTC không có quyền và trách nhiệm ký vô. Nhưng CĐT của tôi hiện tại thì hoàn toàn ngược lại, nhật ký thi công hoàn toàn có chữ ký nội bộ của ĐVTC còn nhật ký GSTC thì đơn vị TC phải ký vào, điều này tôi cũng đã hỏi BXD nhưng họ nhiều việc nên không thấy hồi âm. Các bạn thử cho ý kiến
Bác nói đúng, tôi còn cho nhà thầu cứ 2 ngày đóng một dấu giáp lai, mặt khác còn cho in 2 mặt để nhà thầu không thể thay thế được. Hic, các bác đừng coi thường nhà thầu, dù tư vấn giám sát có đăng ký chữ ký rồi vẫn bị mạo giống hệt là chuyện thường, khó có thể phát hiện ra được. Tôi đã phát hiện ra nhờ (dấu giáp lai 2 nửa không khớp nhau, đánh số trang khác mực của tôi), nhà thầu sợ mấy tháng mới dám quyết toán. Sợ thì chẳng sợ đâu, quan trọng họ đã nhận lỗi là được. Ngoài ra, nhiều công trình do lỗi của nhà thầu và tư vấn giám sát hồi ký lại nên chẳng nhớ ngày nào nắng, ngày nào mưa nên khi tính tiến độ nhà thầu biến mưa thành nắng nên khi nhà thầu tính tiến độ thi công trừ đi những ngày mưa không làm mới đúng tiến độ, chủ đầu tư chẳng giám sát được do nhà thầu mạo chữ ký. Vấn đề này có thật, kinh nghiệm của tôi đã quá quen rồi, tôi cho đóng dấu giáp lai luôn của chủ đầu tư, tôi tự tay điền ngày, ký nháy vào tất cả, đánh số trang, chữ ký đặc biệt.Tôi đồng ý với comment của tranhaiduongvc11. Tuy nhiên, không phải chỉ có nhật ký công trình mới phải đóng dấu giáp lai mà trong công việc ở các văn bản, quyết định...mà có từ 2 tờ trở lên cũng phải đóng dấu giáp lai. Tôi nghĩ đó là nguyên tắc rồi.
Chú yên tâm, phải quản lý như thế, mình có cách áp đặt lối chơi của mình thì họ phải tuân theo chứ. Theo các văn bản pháp lý thì ngày nào cũng phải ký mà, chạy theo mà tìm các anh tư vấn và Ban QL mà ký chứ. Nói thế chứ, quản lý hồ sơ theo một hệ thống biểu mẫu của bộ xây dựng là hướng dẫn là hoàn toàn yên tâm rồi.Thật không vậy bạn Dương quản lý rắn quá, tớ thấy trong nhật ký thi công của một số công trình, nhật ký được đóng thành quyển (ghi đủ một tháng) chỉ đóng dấu của công ty nhà thầu thôi, Giám sát ký vào hằng ngày, có khi là hằng tuần, hoặc hàng tháng mới ký tùy hạng mục công việc, khi nào thanh toán thì mới mang về đóng dấu của BQL, ngày nào cũng vác đi đóng dấu thì có mà mệt. Cũng có công trình thì BQL yêu cầu mỗi ngày viết một tờ nhật ký và cuối tháng mới đóng thành quyển, tùy từng trường hợp thôi, thuận lợi thì mới làm thế được.
Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.