Nhật ký công trình đóng dấu giáp lai của Chủ đầu tư hay đơn vị TC

truongminhtri

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/11/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Nhật ký công trình đóng dấu giáp lai không biết để làm gì?
Sẽ có người trả lời --->Sợ bị đổi, bị mất---> làm thông tin sai lệch.
Đến nay vẫn còn quan niệm nhật ký công trình là cơ sở pháp lý để sau này...thì thật là khổ.
Bên nước ngoài họ có nền quản lý hơn ta cả chục năm. Quan niệm của họ nhật ký thi công là báo cáo hàng ngày để nhà quản lý nắm tình hình thi công trên công trường để họ có biện pháp quản lý ngày càng tốt hơn.
Luật của Việt nam ta về quản lý xây dựng cũng thay đổi nhưng cái vụ nhật ký vẫn theo cách cũ.
Cuối cùng Nhật ký thi công của Việt nam thường là hồi ký hơn là nhật ký.

Quản lý Xây dựng nước ngoài, Nhật ký thi công hàng ngày họ soạn thảo trên máy tính, mỗi ngày in ra 1 trang để lưu nhưng phải email cho nhà quản lý họ nắm. Thế mới là Nhật ký. Đơn vị thi công không thể làm hồi ký được. Họ không cần đóng giáp lai đâu.
 

truongminhtri

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/11/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Nói thêm: Hiện tượng việc đóng giáp lai cho 1 cuốn sổ dày hơn trăm trang thì thật là bất tiện. Mà cũng không biết làm động tác đó là gì? Mà quản lý tốt như mình nói trên thì Nhà thầu không thể lười ghi nhật ký được!!!! Hãy để nhật ký thi công trở về đúng bản chất của nó mấy bạn ạ.
Cơ sở pháp lý trên công trường nên lập thành biên bản hiện trường hoặc biên bản làm việc.
Thời gian qua do công tác Quản lý Xây dựng của chúng ta chưa tốt. Cái gì cũng ghi vào Nhật ký, nhiều chổ dùng nhật ký ghi biên bản họp giao ban hay nói chung cái gì cũng ghi nhật ký để sau này đối chứng, hành động trên chứng tỏ một hệ thống quản lý quá yếu kém. Trong quan hệ thi công giám sát và nhà thầu không rõ ràng, bên nào cũng nghĩ bên kia làm ăn gian dối.... Do vậy Quản lý dự án trong nước thua kém nước ngoài khá xa về quan niệm...
Tất cả quan hệ CĐT ; Tư vấn Quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu đều phải trên tinh thần bình đẳng theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Có người bảo tôi " Bác không bảo nhà thầu đánh dấu từng trang, đóng giáp lai, khi tư vấn giám sát hoặc chủ đầu tư ghi nhận xét chất lượng vào nhật ký thì Ban chỉ huy sẽ xé bỏ" Nghe xong "thật buồn cho cách làm việc của Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát. Vì theo tôi, nhật ký công trường nhà thầu ghi mang tính báo cáo công việc ( Như 209 nói rằng: " Nhật ký thi công là của Nhà thầu, nhà thầu có trách nhiệm giữ và bảo quản")
Tôi làm công tác xây dựng gần 20 năm rồi, từng làm và từng ghi chép không biết bao nhiêu cuốn nhật ký thi công. Chỉ toàn mang tính hình thức, nhiều nhất là hồi ký, cả tuần mới ngồi chép 1 lần. Chữ viết của cán bộ kỹ thuật thì xấu, đọc không nổi...... Nhưng đến nay vẫn còn người làm như vậy.
Đáng buồn
 

mucdichcuatoi

Thành viên năng động
Tham gia
11/9/07
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
52
Không cần đóng dấu Chủ đầu tư, chỉ cần NT tự đóng, cái này quy định trong TT27 rồi, chú ý là phải đánh số thứ tự trang, ghi hết quyển là phải nộp lại ngay cho PMU.
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
Theo quy định tại khoản 1, điều 15 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng: "...Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư".
Như vậy, theo tôi việc xác nhận của chủ đầu tư là không cần phải đóng dấu giáp lai (vì văn bản của Bộ Xây dựng không quy định); mà chỉ cần ký tên và đóng dấu xác nhật tại một trang đầu trong quyển nhật ký hoặc bằng văn bản với nội dung xác nhận là: sổ này bao nhiêu trang, sử dụng cho công trình này bao nhiêu quyển nhật ký, sổ này đã được đóng giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng, danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình,... Có rất nhiều cách quản lý nhật ký công trình của chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc quản lý ấy phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, chúng ta không nên bày vẽ ra thêm,gây khó khăn cho đơn vi thi công khi pháp luật không quy định.
 

en_long3

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
22/2/09
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Tùy nơi, chỗ tôi Ban QLDA về giao thông thì ban hành Nhật ký, tại trang đầu có ghi một số thông tin về dự án và nhân sự chủ chốt của nhà thầu và TVGS, Giám đốc ban ký và đóng dấu vào trang đầu này. Còn ban về xây dựng dân dụng và công nghiệp thì cho Nhà thầu ban hành nhật ký và ký tên của Nhà thầu. Còn Qui định chung của Nhật ký là phải đánh dấu trang, đóng dấu giáp lai và ghi số thứ tự của quyển.
 
C

chuotdong

Guest
Nói thêm: Hiện tượng việc đóng giáp lai cho 1 cuốn sổ dày hơn trăm trang thì thật là bất tiện. Mà cũng không biết làm động tác đó là gì? Mà quản lý tốt như mình nói trên thì Nhà thầu không thể lười ghi nhật ký được!!!! Hãy để nhật ký thi công trở về đúng bản chất của nó mấy bạn ạ.
Cơ sở pháp lý trên công trường nên lập thành biên bản hiện trường hoặc biên bản làm việc.
Thời gian qua do công tác Quản lý Xây dựng của chúng ta chưa tốt. Cái gì cũng ghi vào Nhật ký, nhiều chổ dùng nhật ký ghi biên bản họp giao ban hay nói chung cái gì cũng ghi nhật ký để sau này đối chứng, hành động trên chứng tỏ một hệ thống quản lý quá yếu kém. Trong quan hệ thi công giám sát và nhà thầu không rõ ràng, bên nào cũng nghĩ bên kia làm ăn gian dối.... Do vậy Quản lý dự án trong nước thua kém nước ngoài khá xa về quan niệm...
Tất cả quan hệ CĐT ; Tư vấn Quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu đều phải trên tinh thần bình đẳng theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Có người bảo tôi " Bác không bảo nhà thầu đánh dấu từng trang, đóng giáp lai, khi tư vấn giám sát hoặc chủ đầu tư ghi nhận xét chất lượng vào nhật ký thì Ban chỉ huy sẽ xé bỏ" Nghe xong "thật buồn cho cách làm việc của Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát. Vì theo tôi, nhật ký công trường nhà thầu ghi mang tính báo cáo công việc ( Như 209 nói rằng: " Nhật ký thi công là của Nhà thầu, nhà thầu có trách nhiệm giữ và bảo quản")
Tôi làm công tác xây dựng gần 20 năm rồi, từng làm và từng ghi chép không biết bao nhiêu cuốn nhật ký thi công. Chỉ toàn mang tính hình thức, nhiều nhất là hồi ký, cả tuần mới ngồi chép 1 lần. Chữ viết của cán bộ kỹ thuật thì xấu, đọc không nổi...... Nhưng đến nay vẫn còn người làm như vậy.
Đáng buồn
Có văn bản nào quy định phải viết tay đâu nhỉ ? có thể đánh máy được nên mới yêu cầu đóng giáp lai. He he

Mà nhật ký này phải khớp với Nhật ký của Tư vấn Giám sát nữa chứ, chẳng nhẽ Ngày 1/6 Nhà thầu thi công ghi trời mưa nghỉ cả ngày, Nhật ký giám sát lại ghi đang đào đất à ...
 

thangkt87

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/11/09
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
* Vậy xác nhận của chủ đầu tư là xác nhận vào đâu, dấu đỏ hay ký bình thường vào từng tờ thôi ?
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
* Vậy xác nhận của chủ đầu tư là xác nhận vào đâu, dấu đỏ hay ký bình thường vào từng tờ thôi ?

Chỗ em thì thuê ông giám sát vì vậy đơn vị TVGS là bộ mặt của CDT hay nói đúng hơn là đại diện của CDT ở đó ký xác nhận vào khối lượng công việc mà nhà thầu làm trong từng ngày. Như thế bên em CDT không cần thiết phải ký vào nhật ký thi công
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
* Vậy xác nhận của chủ đầu tư là xác nhận vào đâu, dấu đỏ hay ký bình thường vào từng tờ thôi ?


Chào bạn!

Xin cảm ơn bạn đã đưa ra câu hỏi, để đảm bảo tính pháp lý trong việc ghi chép nhật ký của nhà thầu thi công đúng với thực tế, ký hàng ngày. Trước đây bên mình là nhà thầu thi công, mình làm đúng theo thông tư 27 hướng dẫn, chủ đầu tư của bên mình là Công ty thuộc BQP, họ rất chuẩn chỉ về pháp lý, họ đã yêu cầu nhật ký như sau:
- Từng quyển nhật ký được lập theo tháng, sẽ đóng thêm dấu giáp lại của chủ đầu tư, giám đốc ban hoặc phó giám đốc Ban phải ký nháy từng trang, đánh số thứ tự bằng tay và do chính ông ký nháy đó ghi;
- Danh sách cán bộ của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế giám sát tác giả, họ bắt ghi đúng và đầy đủ nhiệm vụ của từng người, 1 bên ký người đại diện pháp luật của nhà thầu, 1 bên ký Giám đốc Ban hoặc PGĐ Ban;
- Hàng ngày cứ hết ca nào là bên mình phải mang sang ký cán bộ giám sát và cán bộ chủ đầu tư ca đó, trong từng trang thời tiết ghi rất chi tiết và cụ thể, diễn biến theo giờ của 1 ca, nhiệt độ, hàng ngày báo cáo công nhân, máy móc vào mỗi buổi sáng.

Thế nên bên mình rất vất vả trong khâu nhật ký, ca nào cũng phải hoàn thành nhanh nhật ký, nếu để sang hôm sau thì đừng ký ngày hôm đó nữa. Trừ những trường hợp cán bộ chủ đầu tư vắng mặt có lý do thì nhà thầu để hôm sau.
 

Top