Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây dựng dân dụng (công cộng, nhà ở...), công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác.
Khái niệm công trình và dự án đầu tư xây dựng có sự giống nhau và khác nhau; hai khái niệm này có thể trùng là một và cũng có thể không trùng nhau. Một dự án có thể có một công trình (dự án trùng với công trình), nhưng một dự án có thể có nhiều công trình (dự án không trùng với công trình).
Để có cơ sở quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình và có cơ sở để phân cấp quản lý cho các Bộ, ngành, địa phương hay các đối tượng khác như: tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước... dự án đầu tư xây dựng công trình được phân thành 5 loại (tùy theo quy mô, tính chất) như sau:
- Dự án quan trọng quốc gia.
- Dự án nhóm A, B, C.
- Dự án quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án không phân biệt nguồn vốn, có quy mô lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng, tài nguyên, môi trường,... của đất nước. Dự án loại này phải phải được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và cho phép đầu tư. Quốc hội quy định các tiêu chí để xác định loại dự án này.
Các dự án đầu tư xây dựng khác, tùy theo quy mô, tính chất được chia thành: dự án nhóm A, B, C. Quy mô của dự án do Chính phủ quy định và được xác định theo từng thời kỳ.
Dự án có quy mô nhỏ (< 15 tỷ đồng, không bao gồm tiền sử dụng đất), dự án xây dựng công trình cho mục đích tôn giáo thì không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Công trình xây dựng bao gồm: công trình xây dựng dân dụng (công cộng, nhà ở...), công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác.
Khái niệm công trình và dự án đầu tư xây dựng có sự giống nhau và khác nhau; hai khái niệm này có thể trùng là một và cũng có thể không trùng nhau. Một dự án có thể có một công trình (dự án trùng với công trình), nhưng một dự án có thể có nhiều công trình (dự án không trùng với công trình).
Để có cơ sở quy định cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình và có cơ sở để phân cấp quản lý cho các Bộ, ngành, địa phương hay các đối tượng khác như: tập đoàn, tổng công ty của Nhà nước... dự án đầu tư xây dựng công trình được phân thành 5 loại (tùy theo quy mô, tính chất) như sau:
- Dự án quan trọng quốc gia.
- Dự án nhóm A, B, C.
- Dự án quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án không phân biệt nguồn vốn, có quy mô lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng, tài nguyên, môi trường,... của đất nước. Dự án loại này phải phải được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và cho phép đầu tư. Quốc hội quy định các tiêu chí để xác định loại dự án này.
Các dự án đầu tư xây dựng khác, tùy theo quy mô, tính chất được chia thành: dự án nhóm A, B, C. Quy mô của dự án do Chính phủ quy định và được xác định theo từng thời kỳ.
Dự án có quy mô nhỏ (< 15 tỷ đồng, không bao gồm tiền sử dụng đất), dự án xây dựng công trình cho mục đích tôn giáo thì không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.