Phân biệt dự án xây dựng và một dự án đầu tư không có xây dựng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mặc dùng đã được một số thành viên đề cập ở đây. Nhưng tôi vẫn muốn nêu lại câu hỏi để cùng các bạn thảo luận, khi bạn hiểu vấn đề tức là bạn đã trang bị tư duy quản lý:

1. Các đặc điểm cơ bản làm cho dự án xây dựng khác với một dự án không có xây dựng công trình là gì ?
2. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào ?
3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình ?
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Theo em, một dự án không có xây dựng khác với dự án xây dựng ở các điểm sau:
+ Thường có chi phí nhỏ hơn.
+ Có tiến độ thực hiện nhanh hơn.
+ Công việc quản lý dự án không phức tạp như đối với dự án xây dựng
Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng bao gồm: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành khai thác. Một dự án không có xây dựng thì các giai đoạn trên được rút gọn đi rất nhiều công việc.
 
K

kieuhunglc

Guest
Mặc dùng đã được một số thành viên đề cập ở đây. Nhưng tôi vẫn muốn nêu lại câu hỏi để cùng các bạn thảo luận, khi bạn hiểu vấn đề tức là bạn đã trang bị tư duy quản lý:

1. Các đặc điểm cơ bản làm cho dự án xây dựng khác với một dự án không có xây dựng công trình là gì ?
2. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào ?
3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình ?

Trước hết theo em cần phân biệt rạch ròi các khái niệm:
Dự án: Điều 3.8 (Luật đầu tư) Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Dự án đầu tư xây dựng: Điều 3.17 (luật xây dựng) Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Cũng theo Luật xây dựng thì Điều 3.2. Công trình xây dựngsản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
Như vậy sản phẩm được tạo thành bởi đồng thời các yếu tố:
1. Sức lao động của con người
2. Vật liệu liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình
3. Được liên kết định vị với đất
Trong đó:
Điều 3.1 (NĐ 124/2007/NĐ-CP) Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện.
Dự án không có công trình xây dựng theo em nghĩ thường là các dự án trong lĩnh vực thương mại (chẳng hạn như dự án mua máy bay, thành lập ngân hàng ... )
Như vậy có thể hiểu sự khác nhau cơ bản giữa dự án xây dựng và dự án không có xây dựng công trình chính là CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. Một bên là dự án có các yếu tổ cấu thành công trình xây dựng và một bên là dự án không có yếu tổ cấu thành công trình xây dựng.
Còn vấn đề Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào và các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình em nghĩ diễn đàn đã đề cập tới tương đối nhiều em không đề cấp tới nữa. :D
Trên đây là ý kiến của em. Mong các bác tham gia thêm.=D>
 

faxtel22

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
75
Điểm thành tích
8
Mặc dùng đã được một số thành viên đề cập ở đây. Nhưng tôi vẫn muốn nêu lại câu hỏi để cùng các bạn thảo luận, khi bạn hiểu vấn đề tức là bạn đã trang bị tư duy quản lý:

1. Các đặc điểm cơ bản làm cho dự án xây dựng khác với một dự án không có xây dựng công trình là gì ?
2. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào ?
3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình ?

Theo mình thì:
1. Dự án xây dựng khác với dự án không xây dựng ở chỗ:
1.1. Dự án xây dựng thường là những sản phẩm đơn chiếc, luôn có những đặc điểm tính chất riêng và không có cái nào giống bất cứ cái nào.
1.2. Dự án xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và thời gian của dự án dài.
1.3. Dự án xây dựng có mức độ rủi ro cao.
2. Dự án xây dựng được phân loại như sau:
2.1. Theo nghị định 12 thì phân loại dựa vào tổng mức đầu tư và lĩnh vực dự án hướng tới chia làm 3 loại: dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm .
2.2. Theo nghị định 209 thì phân loại dựa vào quy mô công trình và loại hình công trình thành 5 loại hình: công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật. Mỗi loại hình công trình được phân thành 5 cấp (dựa vào quy mô như chiều cao, công nghệ, diện tích)bao gồm: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4.
3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình: chuẩn bị dự án; thực hiện dự án; đưa dự án vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình.
Trên là các ý kiến của mình.
Mong được góp ý thêm.
 
K

kieuhunglc

Guest
Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng theo NĐ52, 16,12

Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng:
NĐ52/1999/NĐ-CP: :)
Căn cứ Luật Tổ chức chính phủ ngày 30 tháng, 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,

NĐ16/2005/NĐ-CP:)
[FONT=.VnTime]C¨n cø LuËt Tæ chøc ChÝnh phñ ngµy 25 th¸ng 12 n¨m 2001;[/FONT]
[FONT=.VnTime]C¨n cø LuËt X©y dùng ngµy 26 th¸ng 11 n¨m 2003;[/FONT]
[FONT=.VnTime]Theo ®Ò nghÞ cña Bé tr­­ëng Bé X©y dùng,[/FONT]
[FONT=.VnTime]§iÒu 69.[/FONT][FONT=.VnTime] HiÖu lùc thi hµnh[/FONT]
[FONT=.VnTime]NghÞ ®Þnh nµy cã hiÖu lùc sau 15 ngµy kÓ tõ ngµy ®¨ng C«ng b¸o vµ thay thÕ c¸c quy ®Þnh vÒ ho¹t ®éng x©y dùng t¹i Quy chÕ qu¶n lý ®Çu t­ vµ x©y dùng ban hµnh kÌm theo c¸c NghÞ ®Þnh cña ChÝnh phñ: sè 52/1999/N§-CP ngµy 08 th¸ng 7 n¨m 1999, sè 12/2000/N§-CP ngµy 05 th¸ng 5 n¨m 2000, sè 07/2003/N§-CP ngµy 30 th¸ng 01 n¨m 2003; thay thÕ c¸c néi dung vÒ ®Êu thÇu x©y dùng quy ®Þnh t¹i Quy chÕ ®Êu thÇu ban hµnh kÌm theo c¸c NghÞ ®Þnh cña ChÝnh phñ: sè 88/1999/N§-CP ngµy 01 th¸ng 9 n¨m 1999, sè 14/2000/N§-CP ngµy 05 th¸ng 5 n¨m 2000 vµ sè 66/2003/N§-CP ngµy 12 th¸ng 6 n¨m 2003 mµ tr¸i víi c¸c quy ®Þnh vÒ lùa chän nhµ thÇu trong ho¹t ®éng x©y dùng t¹i NghÞ ®Þnh nµy cña ChÝnh phñ./.[/FONT]
NĐ12/2009/NĐ-CP: :)
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ tr­ưởng Bộ Xây dựng,


Điều 57. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
[FONT=.VnTime]2. [/FONT]Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng.
3. Các dự án được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải trình duyệt lại dự án, các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về xác định chủ đầu tư; thẩm định dự án; cấp giấy phép xây dựng; tổ chức quản lý dự án và bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý dự án; giám sát thi công xây dựng; thi tuyển thiết kế kiến trúc xây dựng công trình; lưu trữ hồ sơ thiết kế; phá dỡ công trình xây dựng; điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng; cấp chứng chỉ hành nghề; Hội đồng tư vấn các nội dung khác có liên quan và hướng dẫn việc thực hiện chuyển tiếp.
Điều 58. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2009 và thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ./.

NĐ12 và NĐ16 đều căn cứ vào Luật Xây dựng 2003. NĐ12 ra đời thay thế hoàn toàn NĐ16 và “Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ ». Tuy nhiên, NĐ16 ra đời chỉ “thay thế các quy định về hoạt động xây dựng” trong NĐ52.:(
Các bác cho em hỏi:
1. Các quy định ko phải về hoạt động xây dựng trong NĐ52 (theo em hiểu là là các quy định về quản lý đầu tư) có còn hiệu lực ko?:confused:
2. “Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ »
Là các quy định nào vậy ? Các Bác có thể nêu một số trường hợp ko ? (Luật mình ra thế này thì em ......... x()
Em đề cập tới vấn đề này vì bác làm cùng cơ quan em nói rằng NĐ52 vẫn có hiệu lực (mà nói thật em cũng ko rõ lắm), dự án trồng rừng là vẫn áp dụng NĐ52 (cái này thì em đoán là các quy định trong phần quản lý đầu tư thui vì xây dựng bãi bỏ rồi). Em vẫn còn non chỉ biết tới NĐ16 trở lại đây thui. Còn cái NĐ52 từ thời cổ rồi nên ko bít mô tê gì cả. Có j mong các bác giúp đỡx(.
 

vinhlv

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
38
Điểm thành tích
6
Các bác cho em hỏi:
1. Các quy định ko phải về hoạt động xây dựng trong NĐ52 (theo em hiểu là là các quy định về quản lý đầu tư) có còn hiệu lực ko?:confused:
2. “Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ »
Là các quy định nào vậy ? Các Bác có thể nêu một số trường hợp ko ? (Luật mình ra thế này thì em ......... x()
Em đề cập tới vấn đề này vì bác làm cùng cơ quan em nói rằng NĐ52 vẫn có hiệu lực (mà nói thật em cũng ko rõ lắm), dự án trồng rừng là vẫn áp dụng NĐ52 (cái này thì em đoán là các quy định trong phần quản lý đầu tư thui vì xây dựng bãi bỏ rồi). Em vẫn còn non chỉ biết tới NĐ16 trở lại đây thui. Còn cái NĐ52 từ thời cổ rồi nên ko bít mô tê gì cả. Có j mong các bác giúp đỡx(.
[/quote]

- Qua phân tích của bạn và nhận định của mình thì các quy định không phải về hoạt động xây dựng trong NĐ52 vẫn còn hiệu lực áp dụng, ví dụ như để lập 1 dự án đầu tư kinh doanh máy bay, tàu vận tải biển...

Câu trả lời này cũng để trả lời câu hỏi của bác Thế Anh: (1. Các đặc điểm cơ bản làm cho dự án xây dựng khác với một dự án không có xây dựng công trình là gì ?) Vì ngoài cái NĐ52 ra cho đến thời điểm này mình chẳng tìm ra văn bản nào nói về cái không có yếu tố xây dựng, mhình chỉ dựa vào NĐ 52 trích như sau:

[FONT=&quot]Điều 23.[/FONT][FONT=&quot]Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi [/FONT]
[FONT=&quot]1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).[/FONT]
[FONT=&quot]4. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.[/FONT]
[FONT=&quot]5. Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.[/FONT]
[FONT=&quot]6. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.[/FONT]
[FONT=&quot]7. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.[/FONT]
[FONT=&quot]8. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nêu có).[/FONT]
[FONT=&quot]Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8 Điều này.[/FONT]

[FONT=&quot]Điều 24.[/FONT][FONT=&quot]Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi[/FONT]
[FONT=&quot]1. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]2. Lựa chọn hình thức đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]3. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).[/FONT]
[FONT=&quot]4. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).[/FONT]
[FONT=&quot]5. Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]6. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).[/FONT]
[FONT=&quot]7. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.[/FONT]
[FONT=&quot]8. Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).[/FONT]
[FONT=&quot]9. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.[/FONT]
[FONT=&quot]10. Phân tích hiệu quả đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]11. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).[/FONT]
[FONT=&quot]12. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.[/FONT]
[FONT=&quot]13. Xác định chủ đầu tư.[/FONT]
[FONT=&quot]14. Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.[/FONT]
[FONT=&quot]Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Điều này.[/FONT]
 
C

chuotdong

Guest
Dự án không có xây dựng tiêu biểu nhất là Dự án mua sắm các thiết bị, vật tư - mà sau đó không có bước thiết kế sau đó.


PS: chú ý Báo cáo KTKT vẫn có Thiết kế nằm trong đó nhé.
 
K

kieuhunglc

Guest
Về NĐ52 và NĐ12

Cảm ơn bác Vinhlv =D>nhưng thật lòng em vẫn chưa hiểu ý bác lắm :D
Tại NĐ52, điều 23 và 24 về nội dung chủ yếu của bác cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Còn tại NĐ12, điều 5, 6, 7, 8 về lập báo cáo đầu tư xd công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); lập dự án đầu tư xd ct (báo cáo nghiên cứu khả thi) và nội dung của thuyết minh của Dự án đầu tư xd công trình. Nhưng 2 vấn đề này giữa 2 NĐ 12 và 52 có gì khác nhau? Mà nếu như vậy thì hiện nay áp dụng như thế nào??
 

vinhlv

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/3/08
Bài viết
38
Điểm thành tích
6
Cảm ơn bác Vinhlv =D>nhưng thật lòng em vẫn chưa hiểu ý bác lắm :D
Tại NĐ52, điều 23 và 24 về nội dung chủ yếu của bác cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Còn tại NĐ12, điều 5, 6, 7, 8 về lập báo cáo đầu tư xd công trình (báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); lập dự án đầu tư xd ct (báo cáo nghiên cứu khả thi) và nội dung của thuyết minh của Dự án đầu tư xd công trình. Nhưng 2 vấn đề này giữa 2 NĐ 12 và 52 có gì khác nhau? Mà nếu như vậy thì hiện nay áp dụng như thế nào??
Bạn đã phân tích, so sánh các văn bản dưới luật này quá kỹ thì mình chỉ hiểu và giải thích thêm vấn đề này như sau:
1. Nghị định 52/1999/NĐ-CP quy định đối tượng quản lý đầu tư (gồm các dự án đầu tư xây dựng và cả những dự án đầu tư không có yếu tố xây dựng công trình) và xây dựng theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, bạn chú ý lúc đó chưa có Luật xây dựng và Luật đầu tư:

Điều 3. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
1. Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng bao gồm:
A) Dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng;
B) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới;
C) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
D) Công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước mà không yêu cầu phải lập dự án đầu tư;
Đ) Các đối tượng đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước.


2. Nghị định 16/2005 và 12/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật xây dựng và chỉ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng là Bộ quản lý chuyên ngành xây dựng đề nghị ban hành, không có các bộ khác tham gia như NĐ 52, do đó những dự án không có yếu tố xây dựng công trình tất nhiên là ngoài vùng phủ sóng của Bộ này rồi. Đây là lý do mà các dự án đầu tư không có yếu tố xây dựng do các Bộ chuyên ngành khác quản lý vẫn tiếp tục áp dụng Nghị định 52 do các Bộ này chưa có hướng dẫn thực hiện (mình cũng chưa biết và nghĩ như vậy).
(Phải chi trước khi ban hành NĐ này, các Bộ cùng nhau xây dựng và thêm 1 câu như NĐ 52 cho đầy đủ rồi trình Chính phủ ban hành thì sẽ đỡ lằng nhằng hơn)

3. Còn về BCNCTKT/BCĐTXDCT và BCNCKT/DADĐTXDC thì chỉ do cách gọi khác nhau tại các thời điểm khác nhau của các Bộ khác nhau khi ban hành và đã bàn luận ở các bài viết khác rồi.

4. Cuối cùng, nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình hiện nay chắc chắn phải theo Luật Xây dựng và NĐ 12 rồi.
 

rockaruouaem

Thành viên năng động
Tham gia
5/9/08
Bài viết
56
Điểm thành tích
8
Em củng xin góp một vài ý kiến:
1. Các đặc điểm cơ bản làm cho dự án xây dựng khác với một dự án không có xây dựng công trình là gì ?
Dự án xây dựng mang tính chất đặc thù về chủng loại, giá thành, sản phẩm cuối cùng nhận được là tài sản cố định.
Căn cứ vào trích dẫn mà bác vinhlv đưa ra, thì có thể thấy. Dự án xây dựng là dự án đầu tư cơ sở vật chất làm nền tảng cho sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa của tất cả các ngành và lãnh thổ. (phần trích dẫn)
Điều 3. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
1. Đối tượng quản lý đầu tư và xây dựng bao gồm:
A) Dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng;
B) Dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới;
C) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn;
2. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại như thế nào ?
Phân loại theo quy mô: Nhóm A, B, C thể hiện bằng tiền.
Phân loại theo loại công trình: Xây dựng dân dung, giao thông.....
Phân loại theo tính chất phức tạp về QLDA: Dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật
Phân loại theo nguồn vốn: Vốn trong nước, vốn ngoài nước
3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng công trình ?
Có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Thuyết phục được tính khả thi của dự án. (kết quả = tổng mức đầu tư)
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, thi công ...(kết quả = tổng dự toán và dự toán)
- Giai đoạn kết thúc đầu tư bàn giao công trình và đưa vào sử dụng: Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, vận hành công trình, quyết toán (kết quả = Quyết toán vốn đầu tư và ghi tăng tài sản cho đơn vị quản lý sử dụng)
 
Last edited by a moderator:

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Vừa rồi, em có tham gia một khóa học của Tiến sĩ Trịnh Quốc Thắng. Thầy có định nghĩa về dự án như sau:
Dự án = Tiền + Kế hoạch + Thời gian
Và một dự án có xây dựng:
Dự án xây dựng = Tiền + Kế hoạch + Thời gian + Đất
Em ngẫm cũng thấy đúng, các bác cho ý kiến thêm nhé!
 
E

Echxanhdihoc

Guest
Vừa rồi, em có tham gia một khóa học của Tiến sĩ Trịnh Quốc Thắng. Thầy có định nghĩa về dự án như sau:
Dự án = Tiền + Kế hoạch + Thời gian
Và một dự án có xây dựng:
Dự án xây dựng = Tiền + Kế hoạch + Thời gian + Đất
Em ngẫm cũng thấy đúng, các bác cho ý kiến thêm nhé!

Về cơ bản là đúng thế. Tuy nhiên có cái khác.
Ví dụ nhé: "Dự án chỉnh lý hồ sơ địa giới, cắm mốc giới địa giới hành chính"
Nội dung công việc:
- Chỉnh lý hồ sơ địa giới hành chính (bản đồ hành chính, hồ sơ lưu trữ thay đổi về địa giới...);
- Cắm mốc giới địa giới hành chính (đúc các cột mốc, chôn các cột mốc theo đường địa giới hành chính mới tại địa điểm đường địa giới giáp ranh với các tỉnh, thành khác..).

Đấy, em đố các bác dự án này là dự án đầu tư có xây dựng công trình hay không có xây dựng công trình.:-w
Bác nào giải đố thuyết phục em xin được hậu tạ:))
 
E

Echxanhdihoc

Guest
Có tiền, có kế hoạch, có thời gian, có đất nhưng không XÂY thì thế nào nhỉ? Có trở thành dự án xây dựng không?

Bác phải ví dụ cụ thể chứ. Em chưa tưởng tượng được!
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Về cơ bản là đúng thế. Tuy nhiên có cái khác.
Ví dụ nhé: "Dự án chỉnh lý hồ sơ địa giới, cắm mốc giới địa giới hành chính"
Nội dung công việc:
- Chỉnh lý hồ sơ địa giới hành chính (bản đồ hành chính, hồ sơ lưu trữ thay đổi về địa giới...);
- Cắm mốc giới địa giới hành chính (đúc các cột mốc, chôn các cột mốc theo đường địa giới hành chính mới tại địa điểm đường địa giới giáp ranh với các tỉnh, thành khác..).

Đấy, em đố các bác dự án này là dự án đầu tư có xây dựng công trình hay không có xây dựng công trình.:-w
Bác nào giải đố thuyết phục em xin được hậu tạ:))
Theo tớ, dự án này có xây dựng. Nội dung công việc xây dựng ở đây bao gồm các công tác như: đúc cột, đào móng,..như bạn nêu. Các công việc này phải lập dự toán và được tổng hợp vào chi phí xây dựng trong TMĐT. Không biết trả lời như vậy đã thuyết phục được bạn chưa?:cool:
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Có tiền, có kế hoạch, có thời gian, có đất nhưng không XÂY thì thế nào nhỉ? Có trở thành dự án xây dựng không?
Theo em, tác giả của công thức trên muốn đưa ra các yếu tố để hình thành lên một dự án đầu tư xây dựng. Một dự án có thể chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, những yếu tố bất khả kháng, các chính sách của Nhà nước có sự thay đổi,..có thể làm cho dự án không thể tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau.
 
E

Echxanhdihoc

Guest
Theo em, tác giả của công thức trên muốn đưa ra các yếu tố để hình thành lên một dự án đầu tư xây dựng. Một dự án có thể chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, những yếu tố bất khả kháng, các chính sách của Nhà nước có sự thay đổi,..có thể làm cho dự án không thể tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau.

Nếu mà trả lời như thế, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc đứt gánh giữa đường này? Bạn xem lại định nghĩa dự án đầu tư trong Luật đầu tư nhé. Hơn nữa, chuẩn bị đầu tư là đã bắt đầu xuống tiền rồi!
 

Top