Phân biệt khối lượng bê tông cột với bê tông xà dầm

duongkhanhz

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/5/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Các bạn có kinh nghiệm bóc tách khối lượng cho mình hỏi nên phân biệt khối lượng bê tông cột và bê tông dầm như thế nào là gọn nhất và hợp lý nhất (Vì đơn giá của bê tông cột và bê tông dầm khác nhau). Với những công trình lớn thì việc phân biệt 2 loại khối lượng bê tông này có giá trị không nhỏ.:D
 

ks_tuan

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/12/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Về cột và dầm thì phân biệt thế này: Chiều cao Cột tính lên đến cốt mặt trên sàn, còn chiều dài Dầm bạn tính hai mép cột (chiều dài thông thủy) làm như vậy bạn sẽ dễ kiểm soát KL và có cơ sở. Còn bạn nên lưu ý về BT sàn và dầm nữa.BT sàn tính cho chiều dài giữa mép trong gới hạn bởi các dầm. còn BT dầm tính từ đáy lên đến mặt trên của sàn. Với cách tính như vậy sẽ có lợi về đơn giá.Chúc bạn thành công!
 

duongkhanhz

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
6/5/08
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Cách tính bê tông sàn và dầm như bạn có lợi về đơn giá (vì giá bê tông dầm cao hơn sàn) nhưng bảng diễn giải chiết tính sẽ rất phức tạp. Nhân đây cho mình hỏi có tài liệu nào quy định về cách tính khối lượng trên không? Vì không phải thích tính thế nào cũng được, trường hợp nhà thầu và chủ đầu tư cãi nhau về cách tính thì phải có căn cứ thuyết phục chứ.:D.
 

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Cách tính bê tông sàn và dầm như bạn có lợi về đơn giá (vì giá bê tông dầm cao hơn sàn) nhưng bảng diễn giải chiết tính sẽ rất phức tạp. Nhân đây cho mình hỏi có tài liệu nào quy định về cách tính khối lượng trên không? Vì không phải thích tính thế nào cũng được, trường hợp nhà thầu và chủ đầu tư cãi nhau về cách tính thì phải có căn cứ thuyết phục chứ.:D.
Bê tông dầm cao hơn bê tông sàn chỗ nào bạn? Chỉ có bê tông cột cao hơn bê tông dầm, sàn thôi.
Câu hỏi của bạn mình cũng muốn tìm hiểu, liệu có văn bản nào quy định rõ ràng khối lượng cột như nào, dầm, sàn như nào không. Bình thường tính toàn tính bê tông cột chạy thẳng, còn dầm, sàn tính trừ đi diện tích mặt cột x dày sàn.
 
A

AnhLạc

Guest
Đúng là cách tính dễ nhất như bạn Lah nói là cột chạy thẳng, mỗi tầng trừ chiều dày sàn nhưng mình thấy dầm nên tính tới đáy dầm thôi. Vì giá bt dầm và sàn như nhau. Nếu chiều cao tiết diện dầm tới đáy sàn sẽ có lợi hơn: sử dụng số liệu tính diện tích cốt pha thành dầm. Sau đó sàn cũng dễ tính vì là 1 mặt phẳng (trừ hộp gen thông sàn). Ngoài ra mình còn tô thành đà, sơn nước cũng dựa trên số liệu này. Mình khuyên bạn nên tính như vậy
 
D

doanthanhliem

Guest
Bê tông dầm cao hơn bê tông sàn chỗ nào bạn? Chỉ có bê tông cột cao hơn bê tông dầm, sàn thôi.
Câu hỏi của bạn mình cũng muốn tìm hiểu, liệu có văn bản nào quy định rõ ràng khối lượng cột như nào, dầm, sàn như nào không. Bình thường tính toàn tính bê tông cột chạy thẳng, còn dầm, sàn tính trừ đi diện tích mặt cột x dày sàn.
Theo mình thì đúng là đơn giá dầm cao hơn sàn vì thi công đổ bê tông dầm khó hơn bê tông sàn mà . tương tự cốp pha, cốt thép dầm, sàn cũng vậy.nếu mà đơn già bằng nhau thì cần gì phải phân biệt dầm với sàn (không biết đúng không sai thì đừng chửi em nghen:D)
 

langduca

Thành viên gần đạt hạng rất tuyệt vời
Tham gia
12/12/07
Bài viết
977
Điểm thành tích
63
Các bạn có kinh nghiệm bóc tách khối lượng cho mình hỏi nên phân biệt khối lượng bê tông cột và bê tông dầm như thế nào là gọn nhất và hợp lý nhất (Vì đơn giá của bê tông cột và bê tông dầm khác nhau). Với những công trình lớn thì việc phân biệt 2 loại khối lượng bê tông này có giá trị không nhỏ.:D

Mình thường tính như sau, bạn xem có hợp lý không nhé:

- Bê tông cột: dựa vào kích thước mặt cắt và lấy chiều cao thông suốt để tính.
- Bê tông dầm: chiều cao dầm lấy đến cốt mặt sàn (nếu dầm có chiều cao đến cốt mặt sàn) và chiều dài dầm lấy từ mép cột đến mép cột.
 
3

3077

Guest
Trong 3 loại đơn giá thì xét về độ đắt thì: Cột > Dầm > Sàn

Hình như chưa có qui định cụ thể nào cho việc tính khối lượng Cột, Dầm, Sàn cả nên tùy yêu cầu của dự án, tính chất công việc mà tính cái nào lớn hơn và tiện cho công việc (không phải công trình nào cũng yêu cầu tính ra giá cao :D)

Cách tính đơn giản nhất theo mình là tính cột tới mép dưới dầm, dầm tới mép dưới sàn còn sàn là thông suốt thì đến khi tính ván khuôn đơn giản hơn.
 
H

hathuy

Guest
Trong 3 loại đơn giá thì xét về độ đắt thì: Cột > Dầm > Sàn

Hình như chưa có qui định cụ thể nào cho việc tính khối lượng Cột, Dầm, Sàn cả nên tùy yêu cầu của dự án, tính chất công việc mà tính cái nào lớn hơn và tiện cho công việc (không phải công trình nào cũng yêu cầu tính ra giá cao :D)

Cách tính đơn giản nhất theo mình là tính cột tới mép dưới dầm, dầm tới mép dưới sàn còn sàn là thông suốt thì đến khi tính ván khuôn đơn giản hơn.

Mình cũng hay tính theo cách này, đúng là khi tính ván khuôn bạn sẽ thấy đơn giản hơn rất nhiều vì không phải trừ nọ trừ kia nhiều.
 

hoanglan99

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/12/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
8
Trong 3 loại đơn giá thì xét về độ đắt thì: Cột > Dầm > Sàn
Cách tính đơn giản nhất theo mình là tính cột tới mép dưới dầm, dầm tới mép dưới sàn còn sàn là thông suốt thì đến khi tính ván khuôn đơn giản hơn.
Các đơn vị thiết kế hay tính như thế này vì nhanh hơn. nhưng nên tính như cách tính của lang du ca vì như thế đầy đủ hơn và đúng hơn và có lợi cho đơn vị thi công hơn nữa.
 
3

3077

Guest
Cách tính của Lang du ca là có lợi cho đơn vị thi công chứ không thể nói là cách nào đầy đủ hơn cách nào. Đầy đủ là xét về khối lượng công việc thì tổng của chúng đều như nhau.

Còn đúng hơn cũng chưa chắc vì sau khi ghép cốp pha dầm và sàn rồi người ta đổ luôn 1 lượt chứ đâu đổ xong dầm mới đổ sàn.

Khi công việc yêu cầu gấp làm cách đó sẽ rất lâu với các công trình có dầm kích thước thay đổi.
 
C

can bay

Guest
Về cột và dầm thì phân biệt thế này: Chiều cao Cột tính lên đến cốt mặt trên sàn, còn chiều dài Dầm bạn tính hai mép cột (chiều dài thông thủy) làm như vậy bạn sẽ dễ kiểm soát KL và có cơ sở. Còn bạn nên lưu ý về BT sàn và dầm nữa.BT sàn tính cho chiều dài giữa mép trong gới hạn bởi các dầm. còn BT dầm tính từ đáy lên đến mặt trên của sàn. Với cách tính như vậy sẽ có lợi về đơn giá.Chúc bạn thành công!
=D> em thấy cách phân tích của A thật đơn giản, dễ nhớ mà rất quan trọng.
 
H

hoangnhandng

Guest
Khi lập dự toán hoặc quyết toán các công tác liên quan đến các vị trí giao nhau tại cột dầm, sàn, theo mình có một số ý kiến như sau:
1. Khối lượng tại vị trí giao nhau đưa về cột, dầm hay sàn thuộc về quan niệm, không có quy định cụ thể. Do đó việc đưa khối lượng về cấu kiện nào chúng ta nên xem xét trên nguyên tắc có lợi về kinh tế (tất nhiên lợi của người này sẽ là thiệt hại của người khác); dể dàng trong tính toán, không trùng lắp khối lượng.
2. Về đơn giá công tác bê tông: cột>dầm>sàn
ván khuôn: dầm>cột>sàn
vận dụng như thế nào là tủy ban và đối tác.
3. Nếu mình là đơn vị thi công: mình đề nghị cách tính như sau
-Cột: Bê tông: tính xuyên suốt
Ván khuôn: tính từ mặt sàn đến đáy dầm
-Dầm: Bê tông dầm: tính với chiều dài từ mép cột đến mép cột
Ván khuôn: tính suốt với hván khuôn=hdầm - h sàn.
-Sàn: Bê tông: Bằng diện tích toàn nhà x h bê tông - khối lượng giao với dầm
Ván khuôn: Bằng diện tích toàn nhà - khối lượng giao với dầm.
4. Nếu mình là chủ nhà: cách tính ngược lại
5. Về giá trị: Hai cách tính trên chênh lệch nhau khoản 8-12%: một khoản trời mênh mông để vận dụng.::D
 
Last edited by a moderator:

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Theo công văn 737 của bộ xây dựng thì khối lượng công trình được đo đếm, tính toán theo trình tự thi công. Thường thì bê tông cột đổ trước rồi đến dầm sàn nên mình tính khối lượng bê tông cột đến đáy dầm, sau đó mới tính bê tông dầm, sàn.
 
P

Phugia

Guest
Ý kiến của tôi : Đúng như Hanh1982, theo CV 737 thì cách tính chính xác nhất là theo trình tự thi công:
1. Khối lượng bê tông cột = thiết diện x cao cột (tới đáy dầm, tuy nhiên khi thi công bê tông cột có thiếu một tí)
2. Với hệ dầm sàn đổ bê tông cùng lúc : Khối lượng bê tông dầm phải trừ khối lượng bê tông sàn (mặc dù cùng thi công một lúc, nguyên tắc ván khuôn nào bê tông ấy)
 

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Ý kiến của tôi : Đúng như Hanh1982, theo CV 737 thì cách tính chính xác nhất là theo trình tự thi công:
1. Khối lượng bê tông cột = thiết diện x cao cột (tới đáy dầm, tuy nhiên khi thi công bê tông cột có thiếu một tí)
2. Với hệ dầm sàn đổ bê tông cùng lúc : Khối lượng bê tông dầm phải trừ khối lượng bê tông sàn (mặc dù cùng thi công một lúc, nguyên tắc ván khuôn nào bê tông ấy)
Không hiểu mấy đ/c có đi thi công ko nữa. Tính cột mà tính đến đáy dầm thì cái phần cột ở cùng cao độ dầm tính vào dầm à? Cụ thể nhé, cột 1500x1500 đỡ 2 dầm 1800x800 thì phần cột trên cốt đáy dầm đến mặt sàn tính vào KL dầm à? Có nhẽ đâu thế!?
 

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Không hiểu mấy đ/c có đi thi công ko nữa. Tính cột mà tính đến đáy dầm thì cái phần cột ở cùng cao độ dầm tính vào dầm à? Cụ thể nhé, cột 1500x1500 đỡ 2 dầm 1800x800 thì phần cột trên cốt đáy dầm đến mặt sàn tính vào KL dầm à? Có nhẽ đâu thế!?

Chào bạn, ý của mình là khi tính toán khối lượng, mình sẽ đo bóc theo trình tự thi công, người ta thi công cột đến đáy dầm, rùi đổ bê tông dầm sàn mà. Bạn góp ý thêm cho mình nhé.
 
Last edited by a moderator:

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Tôi thấy ai nói cũng có cái lý của mình cả.Nhưng để giải quyết vấn đề này thì không đơn giản tẹo nào. ông nhà thầu thì muốn bóc chỗ giao nhau giữa cột và dầm, sàn tính vào khối lượng cột, ông CĐT lại muốn tính vào dầm, sàn vì ông nào cũng muốn có lợi cho mình. Trừ khi có quy định cụ thể của nhà nước thì mới rõ ràng được chứ cứ thế này có mà cãi nhau cả ngày cũng chẳng ai chịu ai, mà CV737 cũng chỉ nói chung chung : 'khối lượng bê tông được đo bóc là toàn bộ kết cấu.... và chỗ giao nhau được tính một lần"
 

lesong_hong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
46
Điểm thành tích
6
Tuổi
70
theo tôi, tính bê tông cột, sàn, dầm thì nên theo quy trình xây dựng. Theo đó, người ta đổ bê tông cột trước sau đó là san và dầm cùng lúc, vì vậy tính bê tông cột trước sẽ bằng thiết diện ngang nhân với chiều cao cột tính tới đáy sàn hay đáy dầm tùy theo thiết kế quy định.
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
theo tôi, tính bê tông cột, sàn, dầm thì nên theo quy trình xây dựng. Theo đó, người ta đổ bê tông cột trước sau đó là san và dầm cùng lúc, vì vậy tính bê tông cột trước sẽ bằng thiết diện ngang nhân với chiều cao cột tính tới đáy sàn hay đáy dầm tùy theo thiết kế quy định.
Đó là trường hợp thông thường. Nếu với các trường hợp đặc biệt khi thi công đỏ cột, dầm, sàn cùng lúc thì bạn tính sao? mà những cách tính này đều do suy nghĩ chủ quan của bản thân, còn quy định cụ thể thì đanh chờ thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top