Phân biệt khối lượng bê tông cột với bê tông xà dầm

lesong_hong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
46
Điểm thành tích
6
Tuổi
70
Đó là trường hợp thông thường. Nếu với các trường hợp đặc biệt khi thi công đỏ cột, dầm, sàn cùng lúc thì bạn tính sao? mà những cách tính này đều do suy nghĩ chủ quan của bản thân, còn quy định cụ thể thì đanh chờ thôi.
Vậy lập dự toán theo ý chủ đầu tư, họ là người thuê mình làm tư vấn, quy trình bóc khối lượng là từ dưới lên trên, vậy hết cột đến dầm rồi đến sàn cứ thế mà làm. còn bên thi công thì họ theo giá trúng thầu mà.
 

beck

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
4/6/08
Bài viết
197
Điểm thành tích
28
Tuổi
38
Vậy lập dự toán theo ý chủ đầu tư, họ là người thuê mình làm tư vấn, quy trình bóc khối lượng là từ dưới lên trên, vậy hết cột đến dầm rồi đến sàn cứ thế mà làm. còn bên thi công thì họ theo giá trúng thầu mà.
Cái mà chúng ta bàn luận ở đây để tìm ra cách tính đúng.Chứ theo cách nghĩ của bạn thì ai trả tiền cho ta thì ta làm theo ý của người đó thì đâu cần phải tranh luận làm gì cho mệt:))
Vấn đề này chắc cũng dừng lại đây thôi. Có tranh luận thêm cũng chả ra được gì đâu vì chúng ta không phải là người quyết định. Chờ 1 ông to to ra quyết định rõ ràng mà chẳng thấy. Văn bản Việt Nam là như vậy đó( cái gì cũng chung chung)
 

hangockien

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/12/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Mình thường tính như sau, bạn xem có hợp lý không nhé:

- Bê tông cột: dựa vào kích thước mặt cắt và lấy chiều cao thông suốt để tính.
- Bê tông dầm: chiều cao dầm lấy đến cốt mặt sàn (nếu dầm có chiều cao đến cốt mặt sàn) và chiều dài dầm lấy từ mép cột đến mép cột.
- theo mình hiểu cách tính nhu bạn là phù hợp với biện pháp thi công và kết cấu .mình cũng hay tính theo kiểu này và có lẽ đây là cách lý giải cho cách tính này.
 

nvhon604

Thành viên mới
Tham gia
7/8/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
phân biệt khối lượng trong tính dự toán

Khi tính KL phục vụ công tác lập dự toán thì căn cứ để xác định Mã hiệu định mức gồm: Tên công việc, điều kiện thi công, tính chất công việc thi công ...; tuy nhiên có một số công việc thường nằm giữa danh giới tranh chấp ở các công việc như tại một vị trí bê tông cột - dầm - sàn giao nhau, Móng cột - móng băng giao nhau, cột xây liền tường ... thì việc xác định thì tùy thuộc vào người tính vì theo qui định của CV 737/BXD-VP ngày 22/4/2008 về công bố Hướng dẫn đo bóc KLCT Xây dựng chỉ qui định: các khối lượng không được tính hai lần (do vậy việc tính thế nào là do người tính thực hiện không bắt buộc một qui định cụ thể), do vậy Bạn nào tính quen theo cách nào thì sử dụng cách đó đối với lập dự toán, còn đối với quyết toán thì nếu trước đó dự toán được phê duyệt tính thế nào thì quyết toán theo cách tính thế đó.
Trong lập dự toán thì nên tính ưu tiên cho CV có đơn giá cao vì là "dự toán" mà và cũng là để cho việc xác định giá trị dự toán ở mức cao nhất theo qui định để chủ đầu tư quản lý chi phí lúc nào cũng nằm trong mức cho phép. Khi lập dự toán khoán nội bộ thì lại ưu tiến ngược lại để có lãi.
 
N

nlannlan

Guest
cách tính bê tông

các bác ạ! Cách tính như lang du ca là chuẩn không cần chỉnh. Nhưng khi đơn vị thi công báo nguyên khối lượng bê tông đã đo được cho nhà cung cấp bê tông thì sẽ có phần hao hụt, vì khối lượng đo được thực tế so với bê tông của nhà cung cấp bê tông chênh nhau mà. khi bạn báo bê tông cho nhà cung cấp mà không nhân phần hao hụt, rơi vãi và độ đầm nét thì khi đổ vào công trình của bạn sẽ bị thiếu hụt đấy.
 

thanhtungxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
17/5/10
Bài viết
43
Điểm thành tích
8
Bóc khối lượng dầm cột

Vấn đề này thì mình thường không làm theo 1 cách cố định mà linh động theo từng thiết kế. Thường tính bê tông sàn thì lấy theo ô, dầm dọc thì lấy phủ bì, dầm ngang thì lấy lọt lòng (thông thủy).
Bạn thử tham khảo cách đo bóc của GV Nguyễn Hữu Tú trong bài viết dưới đây xem thế nào
http://my.opera.com/dautuxaydung/blog/show.dml/4422399
 

gtd

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/12/07
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tính BT sàn

- Bê tông cột: dựa vào kích thước mặt cắt và lấy chiều cao thông suốt để tính.
- Bê tông dầm: chiều cao dầm lấy đến cốt mặt sàn (nếu dầm có chiều cao đến cốt mặt sàn) và chiều dài dầm lấy từ mép cột đến mép cột.[/QUOTE]

Bác Lang du ca cho em hỏi một chút ạ: Chiều cao dầm lấy đến cốt mặt sàn, thế lúc tính BT sàn ta lại trừ lại phần klượng BT dầm chiếm chỗ ạ? (vd dầm móng kt 300x500, sàn 200). Em cũng thấy có cách tính ngược lại, tức là tính Bt sàn trước, lúc tính BT dầm thì trừ đi phần Bt đã tính ở sàn (?, mác BT như nhau). Vậy theo cách nào thì hợp lý hơn bác nhỉ?!
 

future

Thành viên năng động
Tham gia
7/10/08
Bài viết
50
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Các bạn có kinh nghiệm bóc tách khối lượng cho mình hỏi nên phân biệt khối lượng bê tông cột và bê tông dầm như thế nào là gọn nhất và hợp lý nhất (Vì đơn giá của bê tông cột và bê tông dầm khác nhau). Với những công trình lớn thì việc phân biệt 2 loại khối lượng bê tông này có giá trị không nhỏ.:D
Khi tính dự toán của một công trình thì ta phải tính theo trình tự bước thi công,thi công như thế nào thì tính như thế đó,vì thế khi tính phần bê tông của cột ta chỉ tính đến phần giao nhau với dầm!Phần bê tông còn lại tính thuộc vào phần dầm!Theo mình la như thế!
 

icor

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
17/4/09
Bài viết
127
Điểm thành tích
18
Ngày đầu tiên đi làm, tớ có vinh dự được ngồi cùng các anh chị trong một xí nghiệp xây dựng để nghe đồng chí phó giám đốc giảng về dự toán, lúc đó hình như có mỗi mình là ktxd nên nghe thấy chuối cả lải. Nhưng mà thấy hâm mộ về đoạn đ/c nói về các cách để làm tăng giá trị dự toán, trong đó có nói về phần bê tông giao giữa dầm, cột, sàn như các Bác đang trình bầy. Lúc đó hâm mộ thôi chứ giờ ông đó đưa cho tôi tôi gạch ngay, hihi. về vấn đề này xin có mấy dòng như sau:
1. Cái phần giao giữa dầm và cột có lẽ người ta gọi là cái nút, tùy thuộc vào tính chất(độ lệc tâm) của cái nút này mà có thể thép của dầm phải cắm sâu vào trong cột một đoạn khá dài (có thể thôi nhé) lúc đó bê tông cột không thể đổ đến đáy dầm rồi dừng lại mà phải dừng trước đó một đoạn, vậy thì cái đoạn cột còn lại từ đó trở nên gọi là bê tông cột hay bê tông dầm, tính với đơn giá bê tông cột hay đơn giá bê tông dầm?
2. Như một bạn đã nêu: nếu cái cột to hơn cái dầm, vậy đoạn bê tông từ đáy dầm trở nên đâu hoàn toàn phải bê tông dầm, nó còn có cả bê tông cột.
3. Trong trường hợp cái dầm nó không có sàn đi cùng (một dầm treo chẳng hạn) thì lúc này chắc chẳng ai áp dụng cái mã bê tông dầm cho nó mà sẽ phải triết tính một đơn giá riêng.
Vấn đề theo mình là
- Cần phân biệt giữa tên khối lượng cấu kiện, công tác và tên nội dung công tác trong mã đơn giá áp dụng cho nó. Không nên lấy tên trong đơn giá để gọi tên khối lượng các cấu kiện, công tác(thường có nhiều bản dự toán không sửa tên công tác mà cứ lấy nguyên tên trong đơn giá dự toán, như thế là dễ gây nhầm lẫn).
- Cách lập dự toán theo trình tự thi công có lẽ nên hiểu là bóc tiên lượng, lập dự toán với đầu mục công việc theo trình tự thi công chứ không hẳn là gọi tên, ốp đơn giá theo trình tự thi công. Giá phải căn cứ vào biện pháp thi công để mà áp thì sẽ hợp lý hơn.
- Quay trở lại với cái nút giữa dầm và cột, cái nút này áp dụng mã đơn giá cho bê tông cột hợp lý hơn hay bằng áp mã bê tông dầm hợp lý hơn. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời ngay lập tức nếu bạn xem định mức của 2 mã công tác trên.
- Nếu chỉ có mỗi quyển đơn giá không thì không đủ, phải có thêm quyển định mức + biện pháp thi công thì mọi việc sẽ trở lên tương đối hợp lý, dễ thuyết phục và dễ chấp nhận hơn!
 

thanhlam591987

Thành viên mới
Tham gia
29/3/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Bê tông dầm cao hơn bê tông sàn chỗ nào bạn? Chỉ có bê tông cột cao hơn bê tông dầm, sàn thôi.
Câu hỏi của bạn mình cũng muốn tìm hiểu, liệu có văn bản nào quy định rõ ràng khối lượng cột như nào, dầm, sàn như nào không. Bình thường tính toàn tính bê tông cột chạy thẳng, còn dầm, sàn tính trừ đi diện tích mặt cột x dày sàn.

Mình cũng đang muốn biết đây,công trình đổ toàn khối thì bê tông cột và sàn cùng 1 mác bê tông.Suy ra cùng 1 giá chứ sao lại nói BT cột cao hơn Dầm,sàn là sao
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Vài ý kiến về phần giao dầm và sàn, mong các bác thảo luận thêm:
Chiều cao dầm trừ chiều cao sàn (tính đến mép dưới sàn)
1. Tiết diện cột > dầm:
- Cột tính hết chiều dài
- Đa số dầm (gồm nhiều loại tiết diện) tính theo chiều dài thông thủy (đến mép cột), bóc dựa vào bản vẽ chi tiết dầm (Với đa số dầm)
1 số dầm còn lại thường đơn giản chỉ gồm 1 loại tiết diện nên không có bản vẽ chiều dài chi tiết thì lấy chiều dài- đoạn giao các dầm khác
Chiều cao dầm phải trừ chiều cao sàn
-Sàn tính theo ô có hình dạng đơn giản
Thể tích sàn trừ đi các khoảng trống (thang máy, giếng trời...) - Thể tích cột chiếm chổ
2. Tiết diện cột < dầm:
- Dầm tính hết chiều dài (không trừ mép cột) chỉ để ý trừ phần giao nhau giữa các dầm, lúc này nên quy định chiều ngang hoặc dọc để lấy dầm tính chiều dài hết, còn chiều con lại thì trừ đi phần giao nhau của các dầm
- Cột tính chiều dài trừ đi chiều cao dầm
-Sàn tính theo ô có hình dạng đơn giản
Thể tích sàn trừ đi các khoảng trống (thang máy, giếng trời...)
E hỏi các bác vài thắc mắc:
1. Phần cổ móng tính theo bê tông móng hay bê tông cột (có quy định nào không)?
2. Phần giằng móng tính theo bê tông xà dầm giằng hay bê tông móng (Theo e thì tính theo Bê tông xà dầm giằng), nhưng thấy có ý kiến: Các cấu kiện dưới cốt 0+00 thì đều có thể tính theo móng cả?
 
Last edited by a moderator:

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Tính khối lượng giao nhau giữa các cấu kiện?

1. Khối lượng tại vị trí giao nhau đưa về cột, dầm hay sàn thuộc về quan niệm, không có quy định cụ thể.
=> Khối lượng này phải tính đúng theo
thực tế thi công
2. Về đơn giá công tác bê tông: cột>dầm>sàn
ván khuôn: dầm>cột>sàn
3. Về giá trị: Hai cách tính trên chênh lệch nhau khoản 8-12%: một khoản trời mênh mông để vận dụng.:
big%20grin.gif

Cho e hỏi các bác có kinh nghiệm thi công thực tế:
-Cột thì đến mép dưới sàn hay mép dưới dầm và trong trường hợp nào? (tiết diện cột> dầm và cột < dầm thì tính thế nào là đúng theo thực tế thi công thông thường của nhà dân dụng khoảng 7 tầng trở xuống)
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Trong 3 loại đơn giá thì xét về độ đắt thì: Cột > Dầm > Sàn

Hình như chưa có qui định cụ thể nào cho việc tính khối lượng Cột, Dầm, Sàn cả nên tùy yêu cầu của dự án, tính chất công việc mà tính cái nào lớn hơn và tiện cho công việc (không phải công trình nào cũng yêu cầu tính ra giá cao :D)

Cách tính đơn giản nhất theo mình là tính cột tới mép dưới dầm, dầm tới mép dưới sàn còn sàn là thông suốt thì đến khi tính ván khuôn đơn giản hơn.
Mình chưa xem lai định mức. Nhưng mình nghĩ, dầm đắt hơn chứ nhỉ.
Vì, cột chỉ chịu nén, mà khả năng chịu nén của bê tông, cực tốt. dầm chịu nhiều thứ hơn: uốn, xoắn.
vài lời từ suy nghĩ từ trực giác:D
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Mình chưa xem lai định mức. Nhưng mình nghĩ, dầm đắt hơn chứ nhỉ.
Vì, cột chỉ chịu nén, mà khả năng chịu nén của bê tông, cực tốt. dầm chịu nhiều thứ hơn: uốn, xoắn.
vài lời từ suy nghĩ từ trực giác:D
Bê tông cùng mác,cùng phương pháp thi công lúc đó thì đơn giá đổ bê tông cột > dầm > sàn nhé (bạn xem lại định mức) (Cột thì nhân công rõ ràng là khó làm hơn so với dầm và sàn rồi vì tiết diện nhỏ hơn nhiều mà).
 

Top