Phân biệt chủ đầu tư, người quyết định đầu tư xây dựng công trình

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Theo Nghị định 16/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:

Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn / quản lý và sử dụng vốn

- Đối với dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước: Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư XDCT phù hợp Luật ngân sách nhà nước;
- Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng: Chủ đầu tư là người vay vốn
- Đối với dự án sử dụng vốn khác: Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc đại diện những người sở hữu vốn
- Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp: Cử ra người đại diện/ người có tỷ lệ vốn góp lớn nhất

Liên tưởng: bạn cần xây nhà của mình, bạn cần chi tiền để xây nhà (để "mua") - tức là đầu tư xây dựng công trình nhà ở. Trước khi xây nhà hai vợ chồng bàn bạc, đi đến thống nhất và bạn ra quyết định sẽ xây nhà - bạn là người quyết định đầu tư, vợ bạn quản lý ngân sách chi tiêu (mua sắm vật liệu, thuê thợ, máy móc...) vợ bạn là Chủ đầu tư :D (tất nhiên bạn cũng sở hữu ngân sách đó).
 
Chủ đầu tư với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Theo Nghị định 112/CP và thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng

1. Dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:
- Cơ quan cấp Bộ
- Uỷ ban nhân dân cấp Tỉnh
- Doanh nghiệp Nhà nước
2. Dự án do do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND cấp Tỉnh:

- Đơn vị quản lý sử dụng công trình

3. Trường hợp chưa xác định đơn vị quản lý, sử dụng dự án, công trình?

- Chọn đơn vị có năng lực
- Cử người tham gia với Chủ đầu tư (bằng văn bản)
- Trường hợp chủ đầu tư thành lập BQLDA thì người của đơn vị quản lý, sử dụng phải là Phó Giám đốc BQLDA.

Ví dụ: Trung tâm hội nghị quốc gia do Thủ tướng chính phủ ký quyết định đầu tư, giao cho Bộ Xây dựng làm Chủ đầu tư. Bộ Xây dựng (đơn vị có năng lực với tầm dự án này) thành lập ra một BQL dự án đại diện mình để thực hiện dự án đó. Sau khi dự án xây dựng công trình Trung tâm hội nghị quốc gia hoàn thành, Bộ Xây dựng bàn giao công trình để Văn phòng Chính phủ quản lý.

Trong ví dụ trên:
- Thủ trướng chính phủ là người quyết định đầu tư.
- Bộ Xây dựng là Chủ đầu tư.
- Văn phòng Chính phủ là đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
 
Em cũng có một ví dụ phân biệt chủ đầu tư, người quyết định đầu tư xây dựng công trình như sau:
Dự án xây dựng thư viện Trường ĐH Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư và giao cho Trường ĐH Xây dựng làm chủ đầu tư.
Đây là ví dụ của thầy giáo em.:D
 
Em cũng có một ví dụ phân biệt chủ đầu tư, người quyết định đầu tư xây dựng công trình như sau:
Dự án xây dựng thư viện Trường ĐH Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đầu tư và giao cho Trường ĐH Xây dựng làm chủ đầu tư.
Đây là ví dụ của thầy giáo em.:D

Bạn có thể tham khảo thêm trong thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 V/v xác định CĐT xây dựng công trình;
Điều 1. Xác định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định 12/CP
1. Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.
Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với đơn vị được giao làm chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Người được cử tham gia với chủ đầu tư là người sẽ tham gia quản lý, sử dụng công trình sau này hoặc người có chuyên môn phù hợp với tính chất của dự án.
Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý các công việc nêu trên đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án.
2. Trường hợp không xác định được đơn vị để giao làm chủ đầu tư theo quy định nêu trên thì việc xác định chủ đầu tư được thực hiện như sau:
a) Người quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư.
b) Người quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án do mình quyết định thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án hoặc người quyết định đầu tư thực hiện uỷ thác thông qua hợp đồng với một tổ chức có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.

Như vậy ví dụ của bạn đưa ra đúng vào trường hợp mình bôi đỏ ở trên.

Thân chào!
 
Mình lấy 1 ví dụ khác nhờ mọi người tư vấn nhé!
VD: Dự án sử dụng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép công ty được lập Dự án, đầu tư xây dựng khu nhà ở để kinh doanh. Vậy trong trường hợp này thì ai là người quyết định đầu tư. ( Công ty là doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước)
Cám ơn mọi người.
 
Mình lấy 1 ví dụ khác nhờ mọi người tư vấn nhé!
VD: Dự án sử dụng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép công ty được lập Dự án, đầu tư xây dựng khu nhà ở để kinh doanh. Vậy trong trường hợp này thì ai là người quyết định đầu tư. ( Công ty là doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước)
Cám ơn mọi người.
Căn cứ vào NĐ 12/2009/NĐ - CP thì chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý sử dụng vốn, tuy nhiên NĐ chỉ khuyến khích áp dụng đối với dự án không sử dụng vốn nhà nước. Như vậy, công ty bạn là chủ đầu tư và cũng là đơn vị quyết định đầu tư.
Vai trò quản lý nhà nước được thể hiện trong việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng công trình.
 
Mình lấy 1 ví dụ khác nhờ mọi người tư vấn nhé!
VD: Dự án sử dụng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp được UBND tỉnh cho phép công ty được lập Dự án, đầu tư xây dựng khu nhà ở để kinh doanh. Vậy trong trường hợp này thì ai là người quyết định đầu tư. ( Công ty là doanh nghiệp cổ phần không có vốn nhà nước)
Cám ơn mọi người.

Điểm c khoản 3 NĐ12 nêu rõ:
c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ phần trăm (%) lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
Vậy, người quyết định đầu tư là người có tỷ lệ % góp vốn cao nhất, mà ở đây là Chủ tịch HĐQT.
 
Theo Mục 3, Điều 1 thuộc Quyết định số 689/QĐ-BTP ngày 22/12/2008 của Bộ Tư Pháp thì người quyết định đầu tư cũng đồng thời là chủ đầu tư, nhưng cái nì chỉ thấy ghi là áp dụng cho vốn nhà nước thôi, còn vốn tự có thì ko thấy nói. Các bác tham khảo nhé!
 
hic khó nhỉ, mình đang đi tìm văn bản nào giới thiệu cái ông " quyết định đầu tư" ấy quá. Chủ đầu tư thì biết rồi còn cái ông bố "Quyết định đầu tư" thì ở đâu ấy nhỉ?
 
Theo mình hiểu: Chủ đầu tư là một tổ chức hoặc một người sở hữu hoặc đại diện cho sở hữu vốn đầu tư
Người có thẩm quyền là 1 người có quyền
 
Thêm một ví dụ về vấn đề này dành cho doanh nghiệp:
Công trình sửa chữa trụ sở làm việc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An:
Người quyết định đầu tư: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam;
Chủ đầu tư: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ an (có thể trong các quyết định phê duyệt dự án ghi là Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ An);
Đơn vị sử dụng: Chi nhánh Agribank huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Không biết Chủ đầu tư chỗ e bôi đỏ có khác nhau không?
 
Back
Top