Phàn nàn về các nhược điểm, hạn chế của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP

khanharsenal

Thành viên năng động
Tham gia
21/10/08
Bài viết
76
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Thực là rất lo lắng. Trong thời buổi kinh tế đang khó khăn, ngành xây dựng cũng đang khổ sở mà mấy bác làm thế này thì tiêu chúng em. Phải nói luôn, Sở rất không chuyên sâu vấn đề này, cán bộ Sở cũng thế. Nay Nghị định 15 bắt đầu thì chỉ mấy bác "con" nhà Sở được lợi thôi. Nếu muốn làm thì giờ phải thêm và mạnh chút nữa với các bác rồi mong mới có việc để làm.
 

Huancc5

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
27/4/08
Bài viết
31
Điểm thành tích
8
Tuổi
44
Bạn nói vậy là không đúng đâu. Nghị định đã ban hành thì có nghĩa là các bác trên đã tính toán sự chặt chẽ hết rồi. Sở quản lý chuyên ngành thì rõ ràng phải có cán bộ chuyên sâu để kiểm tra, thẩm định về chuyên môn kỹ càng rồi. Nói đi thì phải nói lại, khi tập trung về Sở chuyên ngành thì trách nhiệm của Sở chuyên ngành càng lớn và họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm khi thực hiện thẩm tra có sai sót. Vì vậy, mọi người đừng chỉ nghĩ về 1 phía như vậy./.
Khi đã ban hành văn bản mới thì cơ quan quản lý nhà nước cũng đã tính đến phương án thực hiện rồi. Tuy nhiên, thực tế mình được biết ngay bản thân Sở Xd ở 1 địa phương cũng đã lo lắng vì phải thực hiện khâu thẩm định thiết kế kỹ thuật mà trong đó lo lắng chính vẫn là yếu tố nhân lực. Ngay vừa rồi họp Quốc hội cũng đã phán ánh tình trạng 30% công chức không làm được việc đấy thôi.
Yếu tố thứ 2 mình thấy nhà nước can thiệp quá sâu vào vốn tư nhân (nhà >7 tầng).
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Phát ngán cơ chế làm luật của chúng ta.
Khi mà chúng ta đã phải mất khá nhiều thời gian để vất vả tranh luận, tìm hiểu thâm ý của các ND 209, 49, 12, 83 để có được sự ổn định, yên trí thực hiện thì đùng một cái, chẳng bao lâu sau, một vài quy định mới ra đời với cơ man nào là điều chỉnh, thay đổi từ tư duy đến phương thức thực hiện.
Hệ quả là chúng ta lại cần đến việc mở các khóa phổ biến kiến thức, lại phải tranh luận, lại vướng mắc, lại đình trệ. Cái vòng luẩn quẩn sẽ tiếp tục đến khi CP ra tiếp cái khác thay thế.
Vẫn biết các bất cập sẽ tồn tại nhưng liệu các nhà quản lý đã tìm hiểu kín kẽ hay chưa để ban hành ngay cái mới. Điều chỉnh bất cập hay lại gây thêm rắc rối. Điều chỉnh bất cập hay nên để nguyên để giữ mục tiêu ổn định tình thế. Chính sách dù nhỏ cũng gây ra bao nhiêu phiền toái.
 

tbthanh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
3
Tuổi
47
Phát ngán cơ chế làm luật của chúng ta.
Khi mà chúng ta đã phải mất khá nhiều thời gian để vất vả tranh luận, tìm hiểu thâm ý của các ND 209, 49, 12, 83 để có được sự ổn định, yên trí thực hiện thì đùng một cái, chẳng bao lâu sau, một vài quy định mới ra đời với cơ man nào là điều chỉnh, thay đổi từ tư duy đến phương thức thực hiện.
Hệ quả là chúng ta lại cần đến việc mở các khóa phổ biến kiến thức, lại phải tranh luận, lại vướng mắc, lại đình trệ. Cái vòng luẩn quẩn sẽ tiếp tục đến khi CP ra tiếp cái khác thay thế.
Vẫn biết các bất cập sẽ tồn tại nhưng liệu các nhà quản lý đã tìm hiểu kín kẽ hay chưa để ban hành ngay cái mới. Điều chỉnh bất cập hay lại gây thêm rắc rối. Điều chỉnh bất cập hay nên để nguyên để giữ mục tiêu ổn định tình thế. Chính sách dù nhỏ cũng gây ra bao nhiêu phiền toái.

cái này cũng bình thường, 209 cũng ra đời lâu rồi mà, hợp đồng fidic còn 4 năm thay mới 1 lần chì cũng không có chi là lạ
chỉ có điều để NĐ sớm đi vào thực tiễn, ace đỡ phải tranh cãi , tốn thời gian tìm hiểu câu chữ cũng như ẩn ý của những nhà làm chính sách thì các bác ý nên đơn giản hóa và dễ hiểu hơn hoặc là giải đáp thắc mắc 1 cách chính thức để mọi người đỡ mất thời gian

tiện đây, có 1 câu hỏi là sao các bác ý làm mới cái này mà các bác ý không nghía sang fidic luôn để cập nhật cho nó đồng bộ nhỉ?
ví dụ:
việc chấm dứt hợp đồng của CĐT chỉ được t/h trong 2 trường hợp là an toàn và chất lượng. Nếu NT chậm, không chấm dứt được ah? (cái này anh FIDIC anh ý cho phép)

Chi phí QLDA chỉ để tổ chức thực hiện, sao lại lấy ra trả tiền cho công tác thẩm định thiết kế ??
Phần việc CĐT thực hiện là phần nào e ko hiểu ? Ở đây là công tác thẩm định thiết kế sau TKCS mà.
Về phân cấp công trình: theo khoản 5 Điều 48: Trong thời gian chưa ban hành các văn bản hướng dẫn về phân cấp các loại công trình xây dựng, cho phép tiếp tục áp dụng theo quy định hiện hành cho đến khi ban hành các quy định mới.
phần cđt thực hiện là phần mà CQQL NN không làm đó
theo 15 thì QLNN chỉ làm thẩm tra "chi tiết" cho vốn NSNN và thẩm tra các tiêu chuẩn "chủ yếu" cho vốn khác -> CĐT phải làm cái "chi tiết"
 

mucdichcuatoi

Thành viên năng động
Tham gia
11/9/07
Bài viết
55
Điểm thành tích
8
Tuổi
52
Điều 20 và 21 sẽ làm cho nhiều công ty tư vấn mất nhiều việc
 

ngubinh_hue2011

Thành viên mới
Tham gia
17/6/11
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Tại sao thủ tục hành chính của ta thay đổi theo hướng cải cách rồi lại quay lại cái cũ. Sau khi giao hết cho chủ đầu tư theo NĐ 12/2009 nay lại quay lại tinh thần NĐ52, NĐ12, NĐ07 trước khi Luật XD ra đời, rồi lại quay lại QĐ18/2003 về quản lý chất lượng của BXD (kiểm tra công tác nghiệm thu)? Như vậy, rõ ràng Luật XD quy định chưa chi tiết, thực tế phụ thuộc vào NĐ và TT cho nên mới thay đổi nhiều như vậy? Tại sao không đặt ra yêu cầu sửa Luật XD một cách toàn diện, chi tiết hơn?
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
Chắc chắn rồi. Tư tưởng khi soạn thảo Nghị định này là nâng cao chức năng và vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước đặc biệt là Sở Xây dựng. Trước đó giao cho Chủ đầu tư nhiều quyền quá, nhưng nhiều Chủ đầu tư lại không đủ năng lực, nhiều dự án không hiệu quả...
Nộp hồ sơ về SXD thôi.
Với NĐ mới này thì thời gian để được thực hiện dự án chắc chắn sẽ lâu thêm một khoảng thời gian nữa đây.
 

thanhbanquanlytravinh

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
19/10/09
Bài viết
151
Điểm thành tích
28
Nghị định 15/2013/NĐ-CP theo quan điểm của tôi thì còn rất nhiều vấn đề bất cập:
Công tác quản lý nhà nước không cần phải đi vào quá sâu như quy định tại nghị định này. Các sở xây dựng chuyên ngành không đủ nhân lực để thực hiện việc thâm tra đến giai đoạn thiết kế mà chỉ kéo dài thời gian thực hiện dự án gây lãng phí thêm kinh phí của Nhà nước. Quản lý như trước đây là phù hợp hơn nhưng phải tăng cường công tác kiểm tra để xác định những đơn vị tư vấn đủ năng lực mới được thực hiện. Nghị định này quy định nếu Sở chuyên ngành không đủ nhân lực thì thuê tư vấn, nhưng sở chuyên ngành đâu phải là chủ đâu tư mà có quyền thuê? ...
 

anhchichchoe

Thành viên mới
Tham gia
12/12/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Nghị định 15/2013/NĐ-CP theo quan điểm của tôi thì còn rất nhiều vấn đề bất cập:
Công tác quản lý nhà nước không cần phải đi vào quá sâu như quy định tại nghị định này. Các sở xây dựng chuyên ngành không đủ nhân lực để thực hiện việc thâm tra đến giai đoạn thiết kế mà chỉ kéo dài thời gian thực hiện dự án gây lãng phí thêm kinh phí của Nhà nước. Quản lý như trước đây là phù hợp hơn nhưng phải tăng cường công tác kiểm tra để xác định những đơn vị tư vấn đủ năng lực mới được thực hiện. Nghị định này quy định nếu Sở chuyên ngành không đủ nhân lực thì thuê tư vấn, nhưng sở chuyên ngành đâu phải là chủ đâu tư mà có quyền thuê? ...
Không đủ năng lực thì thuê, nhưng thuê như thế nào? Kinh phí lại thanh toán truyền à? Cái này lại phát sinh trong thực hiện phân cấp của mỗi tỉnh đây?
 

tronglh

Thành viên mới
Tham gia
6/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Nghị Định đi ngược xu thế

Nói chung nghị định này đi ngược xu thế của thời đại, đi ngược quy luật về cải cách hành chính
Cơ quan quản lý chỉ quản lý về tính pháp lý, quy hoạch, môi trường và định hướng của dự án
Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình đâu tư xây dựng dự án
Đưa về Bộ, Sở xây dựng thì cũng không tăng được chất lượng công trình, vì cán bộ sở làm sao đủ người, và đủ chuyên môn để làm
Nó chỉ làm phát sinh chi phí, tiêu cực.
Nhà thầu tư vấn đã khổ vì 1 cổ 3 tròng, nay còn khổ thêm
Công chức trong cơ quan công quyền thì thêm hống hách, nhũng nhiễu
Chủ đầu tư thì mất thêm chi phí và thời gian không đáng
 

daohanh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
27/8/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Các tư vấn đã mất đi một phần việc lại mất thêm một khoản chi phí ngoài lề cho việc thẩm tra thiết kế :D
 

kisukhiem

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
7/10/09
Bài viết
84
Điểm thành tích
18
Nói chung nghị định này đi ngược xu thế của thời đại, đi ngược quy luật về cải cách hành chính
Cơ quan quản lý chỉ quản lý về tính pháp lý, quy hoạch, môi trường và định hướng của dự án
Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình đâu tư xây dựng dự án
Đưa về Bộ, Sở xây dựng thì cũng không tăng được chất lượng công trình, vì cán bộ sở làm sao đủ người, và đủ chuyên môn để làm
Nó chỉ làm phát sinh chi phí, tiêu cực.
Nhà thầu tư vấn đã khổ vì 1 cổ 3 tròng, nay còn khổ thêm
Công chức trong cơ quan công quyền thì thêm hống hách, nhũng nhiễu
Chủ đầu tư thì mất thêm chi phí và thời gian không đáng
Câu bôi đỏ ấy không được chuẩn lắm, có phải công chức nào cũng thế đâu. nếu 100% như thế thì "đại loạn" từ lâu rồi bác ơi.
 
L

levinhxd

Guest
Nói chung nghị định này đi ngược xu thế của thời đại, đi ngược quy luật về cải cách hành chính
Cơ quan quản lý chỉ quản lý về tính pháp lý, quy hoạch, môi trường và định hướng của dự án
Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình đâu tư xây dựng dự án
Đưa về Bộ, Sở xây dựng thì cũng không tăng được chất lượng công trình, vì cán bộ sở làm sao đủ người, và đủ chuyên môn để làm
Nó chỉ làm phát sinh chi phí, tiêu cực.
Nhà thầu tư vấn đã khổ vì 1 cổ 3 tròng, nay còn khổ thêm
Công chức trong cơ quan công quyền thì thêm hống hách, nhũng nhiễu
Chủ đầu tư thì mất thêm chi phí và thời gian không đáng
Mình thấy bạn này nói hơi tiêu cực nhưng gần như đúng đến 90%
Nhà nước thì muốn công trình XD được quản lý chất lượng tốt hơn, nhưng với bộ máy công quyền như hiện nay thì những quy định mới trong Nghị định 15/2013 chỉ làm phát sinh thêm nhiều tiêu cực, tham nhũng và CĐT, Nhà thầu tốn thêm nhiều khoản chi phí hơn!
 

tuandx

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/7/11
Bài viết
16
Điểm thành tích
3
Bây giờ mấy chú làm ở SXD , chú nào cũng có Cty riêng(Không đứng tên nhưng nhờ anh em chú bác xyz gì đó đứng tên)hoặc nếu không thì cũng có cổ phần trong một Cty xyz nào đó... Nên những công trình nào mà ở mức sở XD quản lý thì sẻ khó lọt ra ngoài ! Vì trong nội bộ còn chưa có thì lấy đâu cho lọt ra ngoài được !
Nên nếu qui định kiểu này cũng sẽ phát sinh một tá tiêu cực ! Chưa có qui định mà đã có khối những câu chuyện về tranh giành công trình về Cty nhà của mình rồi kia kìa ! Nếu có QD mới này nữa thì có lẽ mấy Cty TVTK bên ngoài đói nhe mõm ! :D... Hoặc nếu muốn có công trình để kiếm cơm thì cũng phải chia năm sẻ bảy cái bánh đó ra...

Nói cho cùng: Các bác phải làm sao tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong công việc... chứ kiểu này ai nắm đằng cán thì người đó sẽ thắng ! Dù cái người đang nắm cái cán kia chẳng hiểu gì về lĩnh vực mình đang nắm ! Chuyện này không xa lạ với giới xd !
VD: Một anh làm ở SXD, anh này học ngành cấp nước => Nhưng lại ôm xô làm luôn bên thiết kế xd (Có thực 100%),... hoặc anh ta bắt bài rồi quăng ra ngoài cho cty nhà mình làm... đại loại như vậy đó !
 

kiennghe

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã giao cho cơ quan quản lý nhà nước quyền cũng trách nhiệm khá nặng nề trong việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng thông qua việc kiểm soát đầu vào ( hồ sơ thiết kế ) và đầu ra ( nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng ).

Tinh thần của nghị định là rất hợp lý tuy nhiên theo mình để cơ quan quản lý nhà nước có thể hoàn thành 2 nhiệm vụ này là điều không hề dễ dàng và cần thời gian để hoàn thiện nhân sự có đủ năng lực để thực hiện các công việc trên theo quy định. Theo mình sẽ có quy định mới để sửa đổi và bổ sung việc cấp chứng chỉ hành nghề cho công chức trong cơ quan quản lý nhà nước.

1 vấn đề nữa là nghị định 15/2013/NĐ-CP chưa thể chạy trơn tru nếu như thiếu các thông tư hướng dẫn mà bộ xây dựng đang soạn thảo như hướng dẫn thẩm tra và sau này chắc sẽ là hướng dẫn kiểm tra công tác nghiệm thu v.v... Nói chung là phải chờ đợi.:D

Nói tóm lại việc Nghị định 15/2013/NĐ-CP ra đời là bước đi đầu tiên trong việc chấn chỉnh và cải cách hoạt động đầu tư xây dựng đang tổn tại nhiều bất cập hiện nay.

Nói thật sự mục tiêu của NĐ 15 là đúng nhưng đưa vào tay cơ quan QLNN như SXD thì chắc chắn không vì việc công để làm mà lại lợi dụng để gây khó dễ nhằm mục đích trục lợi cá nhân thôi. bài học này đã có từ lâu rồi.
 

canhhungksxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/5/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Website
www.facebook.com
[FONT=&amp]Ngày 06/2/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (QCCL), thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định 49/2008/NĐ-CP và sẽ có hiệu lực từ 15/4/2013. So với các quy định của hai Nghị định cũ, đã có những thay đổi quan trọng tại nhiều nội dung (khác hẳn với những dự thảo ban đầu đã được triển khai, lấy ý kiến) và đang gây ra những thắc mắc, tồn tại, kéo dài thời gian thực hiện thiết kế của chủ đầu tư và những đối tượng tham gia hoạt động đầu tư – xây dựng (ĐT-XD) mà cả ở các đơn vị quản lý nhà nước (QLNN) sẽ tiến hành thực hiện. Một lần nữa, các chính sách pháp luật riêng trong QLNN về QLCL lại có những thay đổi mà bản thân các đơn vị QLNN khi triển khai thực hiện cũng đang lúng túng. Quy định một phần đã trở lại những quy định cũ, thay cho cơ quan QLNN thẩm định và phê duyệt, bằng thủ tục thẩm tra trước kia đã bị “phàn nàn” nhiều, đã được xã hội hóa đến hôm nay, đơn vị QLNN gánh trở lại, trong khi trách nhiệm lại không rõ ràng và tính khả thi khi triển khai chưa cao. Xin được nêu cụ thể:[/FONT] [FONT=&amp]
1- Điều 21. Thẩm tra thiết kế của các cơ quan QLNN về xây dựng:[/FONT]
[FONT=&amp]
Các đơn vị QLNN nay sẽ giữ vai thẩm tra thiết kế cho tất cả những dự án thuộc mọi nguồn vốn (!), rồi sau khi thẩm tra xong, Chủ đầu tư sẽ thẩm định và phê duyệt thiết kế. Ở đây, đã có sự “thay đổi nghịch” về định nghĩa công tác thẩm tra – trước đây quy định là việc của xã hội nghề nghiệp, được xã hội hóa, do những tư vấn đủ năng lực hành nghệ thực hiện, nay quy định lại là việc của các cơ quan QLNN (Bộ, Sở) tiến hành ! Nếu đủ năng lực, cơ quan QLNN sẽ tự thực hiện và ngược lại, sẽ chủ động thuê đơn vị tư vấn để tiến hành công việc. Hàng loạt những nội dung phức tạp sẽ diễn ra, mà dự thảo các Thông tư hướng dẫn đã được Bộ Xây dựng phổ biến, chưa xét cặn kẽ, đầy đủ, dẫn đến khi triển khai chắc chắn sẽ gặp khó khăn:[/FONT] [FONT=&amp]
a/ Gần đây, khá nhiều chính sách khi ban hành, có thay đổi đều đột ngột, có phần chủ quan, chưa điều tra kỹ vì xã hội học, chưa chuẩn bị sẳn, đầy đủ nguồn nhân lực để đáp ứng; không tính hết đến khả năng dung nạp, không có thời gian quá độ – sự bất cập khi triển khai đã thấy trước.[/FONT] [FONT=&amp]Các cơ quan QLNN, từ 2004 đến nay, đã không còn thực hiện nhiệm vụ này. Nay nếu được giao thực hiện (một phần để tăng thu nhập cho đơn vị) các chuyên viên hiện có của từng đơn vị chắc chắn không đủ năng lực, kinh nghiệm (kể cả ở Bộ Xây dựng và các Bộ chuyên ngành khác). Sẽ diễn ra tình trạng tuyển dụng thêm biên chế công chức nhiều chuyên ngành (kết cấu, điện, cơ, kinh tế xây dựng…) khác nhau cho cả các Bộ và nhiều cơ quan; tương tự ở Tỉnh, thành phố cả nước - vì một thiết kế mất an toàn sẽ có thể xuất hiện từ những yếu tố khác nhau. Bộ máy công chức hành chánh nhà nước lại tăng; thủ tục hành chánh lại thay đổi cơ bản khi vừa đơn giản xong.[/FONT]
[FONT=&amp]b/ Khi cơ quan QLNN đủ năng lực, thực hiện thẩm tra, sẽ thu chi phí theo quy định ? Cơ quan này sẽ phải ký hợp đồng thẩm tra với chủ đầu tư, như vậy cơ quan phải có đăng ký kinh doanh ? Điều này không phù hợp với một đơn vị QLNN – đơn vị sự nghiệp công, gồm những công chức hành chánh nhà nước, như hiện hành. Rồi nếu đã có thu chi phí, phải đóng thuế thu nhập, thuế VAT, thuế lợi tức hình thành… như một doanh nghiệp là những vấn đề gây lúng túng cho các đơn vị QLNN.[/FONT]
[FONT=&amp]c/ Nếu cơ quan QLNN được giao nhiệm vụ thẩm tra này không đủ năng lực, sẽ đa phần là như vậy: Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định đơn vị được phép chỉ định (thuê) tư vấn khác để thực hiện. Điều này khi triển khai sẽ xuất hiện những hệ lụy: [/FONT] - [FONT=&amp] Việc quy định của một văn bản pháp quy như thế là không ổn, vì cơ quan QLNN được giao nhiệm vụ thẩm tra, lại đi “nhờ” thẩm tra từ đơn vị khác, để có kết luận: Quy định này dễ sinh ra những ý tưởng tiêu cực về hiệu quả QLNN.[/FONT] - [FONT=&amp] Nhưng nếu chuyển sang việc cơ quan QLNN tiến hành thẩm định – như đã có đề xuất – rồi cơ quan QLNN có thể thuê tư vấn bên ngoài thẩm tra thì nội dung này lại vi phạm quy định của Luật Xây dựng (Điều 57) và Luật Sửa đổi bổ sung các luật về đầu tư xây dựng cơ bản ![/FONT] - [FONT=&amp]Luôn luôn chỉ định đơn vị tư vấn thẩm tra, hay lại phải đấu thầu (khi công tác thẩm tra có chi phí lớn hơn giới hạn quy định để được chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu). Lúc đó, đơn vị nào tổ chức đấu thầu ? Kết quả đấu thầu đơn vị nào duyệt, để chủ đầu tư (hay đơn vị QLNN đó) ký hợp đồng để triển khai thẩm tra ?[/FONT] - [FONT=&amp]Phần trăm mà tư vấn thẩm tra được cơ quan QLNN chỉ định (hay trúng thầu) phải nộp lại cho đơn vị QLNN, sẽ là nguồn thu nào (của QLNN), nguồn chi nào (của tư vấn) theo những quy định hiện hành, để hạch toán sổ sách với cơ quan thuế ? Tỉ lệ nộp là không đổi hay thay đổi theo từng loại công trình… Sự phức tạp chắc chắn sẽ xuất hiện những bất cập, thậm chí tiêu cực, như đã có, đã thấy trước.[/FONT] - [FONT=&amp]Nếu tư vấn thẩm tra được chỉ định thầu, sẽ tạo điều kiện để “nhóm lợi ích” xuất hiện, không loại trừ là “sân sau” của các đơn vị, điều mà chủ trương, chính sách hiện nay đang ngăn chặn.[/FONT] - [FONT=&amp]Đối với những công trình quan trọng, có kỹ thuật phức tạp, công nghệ mới…, những tư vấn chuyên nghiệp, thậm chí tư vấn nước ngoài mới đủ năng lực thẩm tra. Việc tìm tư vấn phù hợp, do phía nào đề xuất ? Cần để xã hội tham gia trọn vẹn công việc thẩm tra, vì đây là loại hình dịch vụ tư vấn, được pháp luật quy định, thay vì QLNN chủ động.[/FONT] - [FONT=&amp]Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, QLNN lại tham gia thẩm tra dự toán. Theo quy định hiện hành (Nghị định 112/2009/NĐ-CP), chủ đầu tư được phép thuê tư vấn để lập định mức, đơn giá, suất đầu tư, chỉ số giá xây dựng và nhiều tiêu chí khác. Thuê xong, nhiều trường hợp chủ đầu tư phải thuê tiếp tư vấn độc lập để thẩm tra. Sau đó, hồ sơ thiết kế (kèm dự toán) lại chuyển đến cơ quan QLNN… thẩm tra tiếp (lần hai). Chi phí thực hiện ra sao ? Có cần hay không để phải tăng thủ tục hành chánh ? [/FONT] - [FONT=&amp]Tư vấn thẩm tra (do QLNN thực hiện hay chỉ định đơn vị thực hiện), nếu xảy ra sai phạm, xử lý ra sao ? Không có gì đảm bảo cơ quan QLNN thẩm tra hay tổ chức thẩm tra sẽ tuyệt đối an toàn, kinh tế. Đặc biệt khi quy định hiện hành của Bộ Xây dựng, các đơn vị tư vấn được phép không mua bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn.[/FONT] - [FONT=&amp]Việc Bộ Xây dựng (và các Bộ chuyên ngành) tập trung thực hiện thẩm tra hay tổ chức thẩm tra các công trình cấp I, cấp đặc biệt cũng sẽ xuất hiện sự quá tải ngay tại Bộ và các đơn vị thẩm tra thuộc Bộ. Quy định này khiến cho các tư vấn địa phương khó có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại các địa phương, vì kinh nghiệm nghề nghiệp không chỉ là thiết kế, thi công, giám sát và quản lý dự án.[/FONT] - [FONT=&amp]Nếu các cơ quan QLNN tự thực hiện thẩm tra (giả định có đủ năng lực), cá nhân các công chức hành chánh nhà nước ấy không cần có chứng chỉ hành nghề, trong khi bắt buộc những người hành nghề thẩm tra của các đơn vị tư vấn phải có ? Để có cơ sở, sẽ phải quy định cấp chứng chỉ hành nghề đại trà cho các công chức hành chánh: Tự cấp chứng chỉ hành nghề cho mình ![/FONT] - [FONT=&amp]Quy định hiện hành, một công trình vốn tư nhân, khi muốn xin phép xây dựng, phải có thiết kế kết cấu được thẩm tra (Nghị định 64/2012/NĐ-CP). Rồi sau khi có giấy phép, để triển khai chính thức, cơ quan QLNN lại thẩm tra lần nữa ? Hay cơ quan QLNN sẽ thẩm tra trước khi công trình được cấp giấy phép xây dựng ? Nếu khi cấp giấy phép, công trình phải chỉnh sửa thiết kế, có thẩm tra lại không ? Sự chồng chéo quy định trong những văn bản pháp quy rất cần được làm rõ. Bản thân cũng không đồng ý với quy định hiện hành là trước khi được cấp giấy phép xây dựng, công trình phải có thiết kế được thẩm tra vì sẽ dễ thay đổi thiết kế sau cấp phép, tốn thêm chi phí. Các kiến nghị về sau sẽ nêu đề xuất về nội dung này.[/FONT]
 

canhhungksxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/5/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Website
www.facebook.com
[FONT=&quot]d/ Hồ sơ thiết kế sẽ thẩm tra xong, trong quá trình thi công dễ có những thay đổi thiết kế. Quy mô đến mức nào sẽ phải gởi hồ sơ để thẩm tra lại. Thời gian thẩm tra lại mất bao lâu (như thẩm tra từ đầu thì quá lâu). Công trình lúc đó phải dùng thi công để chờ ? Đối với công trình xây dựng, việc thay đổi nội dung thiết kế trong quá trình thi công là rất thường xảy ra, cần có những quy định tạo điều kiện để công trình dễ thay đổi (tốt hơn), thuận lợi cho chủ đầu tư, hơn là quá cứng, dễ gây khó khăn, phát sinh tiêu cực.[/FONT] [FONT=&quot]Cũng xin được lưu ý là điều 22, mục 2 Nghị định 15/2013/NĐ-CP khi đọc có thể hiểu cả 2 nghĩa (nghĩa khác là mọi trường hợp điều chỉnh thiết kế đều phải thẩm tra lại).[/FONT] [FONT=&quot]e/ Hiện nay, ở những văn bản pháp quy khác, Chính phủ đã cho phép các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghệ cao …. được tham gia vai trò QLNN. Giả sử khi chín muồi, đủ điều kiện, việc thẩm tra các thiết kế vẫn được giao cho các cơ quan QLNN như Nghị định 15/2013/NĐ-CP, thì khi đó, các Ban trên không còn thực hiện phần việc được giao, mà thay vào đó là việc của các Bộ và Sở. Chắc chắn lại xảy ra thắt nút cổ chai trong nền kinh tế phát triển, ngành xây dựng phát triển, nhiều công trình xây dựng được đầu tư.[/FONT] [FONT=&quot]Tương tự, quy định hiện hành, các cơ quan QLNN cấp Quận, huyện cũng được giao chức năng quản lý, đối với nguồn vốn địa phương, dự án cấp III, vốn ngân sách. Nội dung ủy quyền cho địa phương này, Nghị định 15/2013/NĐ-CP không quy định, việc thắt nút cổ chai lại xảy ra tiếp, vì có rất nhiều dự án quy mô cấp III, vốn ngân sách.[/FONT]
 

canhhungksxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/5/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Website
www.facebook.com
/ Hiện nay, ở những văn bản pháp quy khác, Chính phủ đã cho phép các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghệ cao …. được tham gia vai trò QLNN. Giả sử khi chín muồi, đủ điều kiện, việc thẩm tra các thiết kế vẫn được giao cho các cơ quan QLNN như Nghị định 15/2013/NĐ-CP, thì khi đó, các Ban trên không còn thực hiện phần việc được giao, mà thay vào đó là việc của các Bộ và Sở. Chắc chắn lại xảy ra thắt nút cổ chai trong nền kinh tế phát triển, ngành xây dựng phát triển, nhiều công trình xây dựng được đầu tư.
Tương tự, quy định hiện hành, các cơ quan QLNN cấp Quận, huyện cũng được giao chức năng quản lý, đối với nguồn vốn địa phương, dự án cấp III, vốn ngân sách. Nội dung ủy quyền cho địa phương này, Nghị định 15/2013/NĐ-CP không quy định, việc thắt nút cổ chai lại xảy ra tiếp, vì có rất nhiều dự án quy mô cấp III, vốn ngân sách.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
[FONT=&amp]Ngày 06/2/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (QCCL), thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP, Nghị định 49/2008/NĐ-CP và sẽ có hiệu lực từ 15/4/2013. So với các quy định của hai Nghị định cũ, đã có những thay đổi quan trọng tại nhiều nội dung (khác hẳn với những dự thảo ban đầu đã được triển khai, lấy ý kiến) và đang gây ra những thắc mắc, tồn tại, kéo dài thời gian thực hiện thiết kế của chủ đầu tư và những đối tượng tham gia hoạt động đầu tư – xây dựng (ĐT-XD) mà cả ở các đơn vị quản lý nhà nước (QLNN) sẽ tiến hành thực hiện. Một lần nữa, các chính sách pháp luật riêng trong QLNN về QLCL lại có những thay đổi mà bản thân các đơn vị QLNN khi triển khai thực hiện cũng đang lúng túng. Quy định một phần đã trở lại những quy định cũ, thay cho cơ quan QLNN thẩm định và phê duyệt, bằng thủ tục thẩm tra trước kia đã bị “phàn nàn” nhiều, đã được xã hội hóa đến hôm nay, đơn vị QLNN gánh trở lại, trong khi trách nhiệm lại không rõ ràng và tính khả thi khi triển khai chưa cao. Xin được nêu cụ thể:[/FONT] [FONT=&amp]
1- Điều 21. Thẩm tra thiết kế của các cơ quan QLNN về xây dựng:[/FONT]
[FONT=&amp]
Các đơn vị QLNN nay sẽ giữ vai thẩm tra thiết kế cho tất cả những dự án thuộc mọi nguồn vốn (!), rồi sau khi thẩm tra xong, Chủ đầu tư sẽ thẩm định và phê duyệt thiết kế. Ở đây, đã có sự “thay đổi nghịch” về định nghĩa công tác thẩm tra – trước đây quy định là việc của xã hội nghề nghiệp, được xã hội hóa, do những tư vấn đủ năng lực hành nghệ thực hiện, nay quy định lại là việc của các cơ quan QLNN (Bộ, Sở) tiến hành ! Nếu đủ năng lực, cơ quan QLNN sẽ tự thực hiện và ngược lại, sẽ chủ động thuê đơn vị tư vấn để tiến hành công việc. Hàng loạt những nội dung phức tạp sẽ diễn ra, mà dự thảo các Thông tư hướng dẫn đã được Bộ Xây dựng phổ biến, chưa xét cặn kẽ, đầy đủ, dẫn đến khi triển khai chắc chắn sẽ gặp khó khăn:[/FONT] [FONT=&amp]
a/ Gần đây, khá nhiều chính sách khi ban hành, có thay đổi đều đột ngột, có phần chủ quan, chưa điều tra kỹ vì xã hội học, chưa chuẩn bị sẳn, đầy đủ nguồn nhân lực để đáp ứng; không tính hết đến khả năng dung nạp, không có thời gian quá độ – sự bất cập khi triển khai đã thấy trước.[/FONT] [FONT=&amp]Các cơ quan QLNN, từ 2004 đến nay, đã không còn thực hiện nhiệm vụ này. Nay nếu được giao thực hiện (một phần để tăng thu nhập cho đơn vị) các chuyên viên hiện có của từng đơn vị chắc chắn không đủ năng lực, kinh nghiệm (kể cả ở Bộ Xây dựng và các Bộ chuyên ngành khác). Sẽ diễn ra tình trạng tuyển dụng thêm biên chế công chức nhiều chuyên ngành (kết cấu, điện, cơ, kinh tế xây dựng…) khác nhau cho cả các Bộ và nhiều cơ quan; tương tự ở Tỉnh, thành phố cả nước - vì một thiết kế mất an toàn sẽ có thể xuất hiện từ những yếu tố khác nhau. Bộ máy công chức hành chánh nhà nước lại tăng; thủ tục hành chánh lại thay đổi cơ bản khi vừa đơn giản xong.[/FONT]
[FONT=&amp]b/ Khi cơ quan QLNN đủ năng lực, thực hiện thẩm tra, sẽ thu chi phí theo quy định ? Cơ quan này sẽ phải ký hợp đồng thẩm tra với chủ đầu tư, như vậy cơ quan phải có đăng ký kinh doanh ? Điều này không phù hợp với một đơn vị QLNN – đơn vị sự nghiệp công, gồm những công chức hành chánh nhà nước, như hiện hành. Rồi nếu đã có thu chi phí, phải đóng thuế thu nhập, thuế VAT, thuế lợi tức hình thành… như một doanh nghiệp là những vấn đề gây lúng túng cho các đơn vị QLNN.[/FONT]
[FONT=&amp]c/ Nếu cơ quan QLNN được giao nhiệm vụ thẩm tra này không đủ năng lực, sẽ đa phần là như vậy: Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định đơn vị được phép chỉ định (thuê) tư vấn khác để thực hiện. Điều này khi triển khai sẽ xuất hiện những hệ lụy: [/FONT] - [FONT=&amp] Việc quy định của một văn bản pháp quy như thế là không ổn, vì cơ quan QLNN được giao nhiệm vụ thẩm tra, lại đi “nhờ” thẩm tra từ đơn vị khác, để có kết luận: Quy định này dễ sinh ra những ý tưởng tiêu cực về hiệu quả QLNN.[/FONT] - [FONT=&amp] Nhưng nếu chuyển sang việc cơ quan QLNN tiến hành thẩm định – như đã có đề xuất – rồi cơ quan QLNN có thể thuê tư vấn bên ngoài thẩm tra thì nội dung này lại vi phạm quy định của Luật Xây dựng (Điều 57) và Luật Sửa đổi bổ sung các luật về đầu tư xây dựng cơ bản ![/FONT] - [FONT=&amp]Luôn luôn chỉ định đơn vị tư vấn thẩm tra, hay lại phải đấu thầu (khi công tác thẩm tra có chi phí lớn hơn giới hạn quy định để được chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu). Lúc đó, đơn vị nào tổ chức đấu thầu ? Kết quả đấu thầu đơn vị nào duyệt, để chủ đầu tư (hay đơn vị QLNN đó) ký hợp đồng để triển khai thẩm tra ?[/FONT] - [FONT=&amp]Phần trăm mà tư vấn thẩm tra được cơ quan QLNN chỉ định (hay trúng thầu) phải nộp lại cho đơn vị QLNN, sẽ là nguồn thu nào (của QLNN), nguồn chi nào (của tư vấn) theo những quy định hiện hành, để hạch toán sổ sách với cơ quan thuế ? Tỉ lệ nộp là không đổi hay thay đổi theo từng loại công trình… Sự phức tạp chắc chắn sẽ xuất hiện những bất cập, thậm chí tiêu cực, như đã có, đã thấy trước.[/FONT] - [FONT=&amp]Nếu tư vấn thẩm tra được chỉ định thầu, sẽ tạo điều kiện để “nhóm lợi ích” xuất hiện, không loại trừ là “sân sau” của các đơn vị, điều mà chủ trương, chính sách hiện nay đang ngăn chặn.[/FONT] - [FONT=&amp]Đối với những công trình quan trọng, có kỹ thuật phức tạp, công nghệ mới…, những tư vấn chuyên nghiệp, thậm chí tư vấn nước ngoài mới đủ năng lực thẩm tra. Việc tìm tư vấn phù hợp, do phía nào đề xuất ? Cần để xã hội tham gia trọn vẹn công việc thẩm tra, vì đây là loại hình dịch vụ tư vấn, được pháp luật quy định, thay vì QLNN chủ động.[/FONT] - [FONT=&amp]Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, QLNN lại tham gia thẩm tra dự toán. Theo quy định hiện hành (Nghị định 112/2009/NĐ-CP), chủ đầu tư được phép thuê tư vấn để lập định mức, đơn giá, suất đầu tư, chỉ số giá xây dựng và nhiều tiêu chí khác. Thuê xong, nhiều trường hợp chủ đầu tư phải thuê tiếp tư vấn độc lập để thẩm tra. Sau đó, hồ sơ thiết kế (kèm dự toán) lại chuyển đến cơ quan QLNN… thẩm tra tiếp (lần hai). Chi phí thực hiện ra sao ? Có cần hay không để phải tăng thủ tục hành chánh ? [/FONT] - [FONT=&amp]Tư vấn thẩm tra (do QLNN thực hiện hay chỉ định đơn vị thực hiện), nếu xảy ra sai phạm, xử lý ra sao ? Không có gì đảm bảo cơ quan QLNN thẩm tra hay tổ chức thẩm tra sẽ tuyệt đối an toàn, kinh tế. Đặc biệt khi quy định hiện hành của Bộ Xây dựng, các đơn vị tư vấn được phép không mua bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn.[/FONT] - [FONT=&amp]Việc Bộ Xây dựng (và các Bộ chuyên ngành) tập trung thực hiện thẩm tra hay tổ chức thẩm tra các công trình cấp I, cấp đặc biệt cũng sẽ xuất hiện sự quá tải ngay tại Bộ và các đơn vị thẩm tra thuộc Bộ. Quy định này khiến cho các tư vấn địa phương khó có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại các địa phương, vì kinh nghiệm nghề nghiệp không chỉ là thiết kế, thi công, giám sát và quản lý dự án.[/FONT] - [FONT=&amp]Nếu các cơ quan QLNN tự thực hiện thẩm tra (giả định có đủ năng lực), cá nhân các công chức hành chánh nhà nước ấy không cần có chứng chỉ hành nghề, trong khi bắt buộc những người hành nghề thẩm tra của các đơn vị tư vấn phải có ? Để có cơ sở, sẽ phải quy định cấp chứng chỉ hành nghề đại trà cho các công chức hành chánh: Tự cấp chứng chỉ hành nghề cho mình ![/FONT] - [FONT=&amp]Quy định hiện hành, một công trình vốn tư nhân, khi muốn xin phép xây dựng, phải có thiết kế kết cấu được thẩm tra (Nghị định 64/2012/NĐ-CP). Rồi sau khi có giấy phép, để triển khai chính thức, cơ quan QLNN lại thẩm tra lần nữa ? Hay cơ quan QLNN sẽ thẩm tra trước khi công trình được cấp giấy phép xây dựng ? Nếu khi cấp giấy phép, công trình phải chỉnh sửa thiết kế, có thẩm tra lại không ? Sự chồng chéo quy định trong những văn bản pháp quy rất cần được làm rõ. Bản thân cũng không đồng ý với quy định hiện hành là trước khi được cấp giấy phép xây dựng, công trình phải có thiết kế được thẩm tra vì sẽ dễ thay đổi thiết kế sau cấp phép, tốn thêm chi phí. Các kiến nghị về sau sẽ nêu đề xuất về nội dung này.[/FONT]

[FONT=&amp]d/ Hồ sơ thiết kế sẽ thẩm tra xong, trong quá trình thi công dễ có những thay đổi thiết kế. Quy mô đến mức nào sẽ phải gởi hồ sơ để thẩm tra lại. Thời gian thẩm tra lại mất bao lâu (như thẩm tra từ đầu thì quá lâu). Công trình lúc đó phải dùng thi công để chờ ? Đối với công trình xây dựng, việc thay đổi nội dung thiết kế trong quá trình thi công là rất thường xảy ra, cần có những quy định tạo điều kiện để công trình dễ thay đổi (tốt hơn), thuận lợi cho chủ đầu tư, hơn là quá cứng, dễ gây khó khăn, phát sinh tiêu cực.[/FONT] [FONT=&amp]Cũng xin được lưu ý là điều 22, mục 2 Nghị định 15/2013/NĐ-CP khi đọc có thể hiểu cả 2 nghĩa (nghĩa khác là mọi trường hợp điều chỉnh thiết kế đều phải thẩm tra lại).[/FONT] [FONT=&amp]e/ Hiện nay, ở những văn bản pháp quy khác, Chính phủ đã cho phép các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghệ cao …. được tham gia vai trò QLNN. Giả sử khi chín muồi, đủ điều kiện, việc thẩm tra các thiết kế vẫn được giao cho các cơ quan QLNN như Nghị định 15/2013/NĐ-CP, thì khi đó, các Ban trên không còn thực hiện phần việc được giao, mà thay vào đó là việc của các Bộ và Sở. Chắc chắn lại xảy ra thắt nút cổ chai trong nền kinh tế phát triển, ngành xây dựng phát triển, nhiều công trình xây dựng được đầu tư.[/FONT] [FONT=&amp]Tương tự, quy định hiện hành, các cơ quan QLNN cấp Quận, huyện cũng được giao chức năng quản lý, đối với nguồn vốn địa phương, dự án cấp III, vốn ngân sách. Nội dung ủy quyền cho địa phương này, Nghị định 15/2013/NĐ-CP không quy định, việc thắt nút cổ chai lại xảy ra tiếp, vì có rất nhiều dự án quy mô cấp III, vốn ngân sách.[/FONT]

/ Hiện nay, ở những văn bản pháp quy khác, Chính phủ đã cho phép các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghệ cao …. được tham gia vai trò QLNN. Giả sử khi chín muồi, đủ điều kiện, việc thẩm tra các thiết kế vẫn được giao cho các cơ quan QLNN như Nghị định 15/2013/NĐ-CP, thì khi đó, các Ban trên không còn thực hiện phần việc được giao, mà thay vào đó là việc của các Bộ và Sở. Chắc chắn lại xảy ra thắt nút cổ chai trong nền kinh tế phát triển, ngành xây dựng phát triển, nhiều công trình xây dựng được đầu tư.
Tương tự, quy định hiện hành, các cơ quan QLNN cấp Quận, huyện cũng được giao chức năng quản lý, đối với nguồn vốn địa phương, dự án cấp III, vốn ngân sách. Nội dung ủy quyền cho địa phương này, Nghị định 15/2013/NĐ-CP không quy định, việc thắt nút cổ chai lại xảy ra tiếp, vì có rất nhiều dự án quy mô cấp III, vốn ngân sách.
Toàn bộ ý kiến của bạn chỉ xoay quanh một vấn đề về thẩm tra thiết kế.
Theo mình biết thì còn một số vấn đề khác nữa còn bất cập.
Xin lĩnh giáo ý kiến tiếp theo của bạn!
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Mình thấy bạn này nói hơi tiêu cực nhưng gần như đúng đến 90%
Nhà nước thì muốn công trình XD được quản lý chất lượng tốt hơn, nhưng với bộ máy công quyền như hiện nay thì những quy định mới trong Nghị định 15/2013 chỉ làm phát sinh thêm nhiều tiêu cực, tham nhũng và CĐT, Nhà thầu tốn thêm nhiều khoản chi phí hơn!

Nếu hỏi 100 người dần thì chắc chắn 90 người đều nói xã hội hiện nay cơ quan NN đều quá tiêu cực. Cho nên càng đọc kỹ NĐ 15/2013 thì càng thấy mặt tiêu cực hiện hữu. Nhưng 2 mặt của vấn đề luôn tồn tại, biết đâu NĐ 15/2013 đi vào thực tế sẽ tốt hơn những gì anh em ta đang thấy.
 

Top