Phàn nàn về các nhược điểm, hạn chế của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Nếu hỏi 100 người dần thì chắc chắn 90 người đều nói xã hội hiện nay cơ quan NN đều quá tiêu cực. Cho nên càng đọc kỹ NĐ 15/2013 thì càng thấy mặt tiêu cực hiện hữu. Nhưng 2 mặt của vấn đề luôn tồn tại, biết đâu NĐ 15/2013 đi vào thực tế sẽ tốt hơn những gì anh em ta đang thấy.
Theo bài viết của anh em có thể hiện đại loại như sau:
Cái ta nhìn thấy chưa chắc đã là thật và cái thật nó ẩn dấu đằng sau. Hi vọng những gì bác nghĩ và mọi người người nghĩ theo chiều hướng tích cực sẽ thành hiện thực
 

canhhungksxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/5/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Website
www.facebook.com
2- Phát sinh thêm một thủ tục mới là lập chỉ dẫn kỹ thuật (Điều 3, 5 – Nghị định 15/2013/NĐ-CP) mà nội dung này (theo thông lệ quốc tế là cần thiết) cần được hướng dẫn chi tiết. Chắc chắn thời hiệu 15/4/2013 áp dụng là không khả thi, vì không ban hành kịp thời. Tuy nhiên, cần quy định các công trình đã quá phổ biến – kể cả chung cư công trình lập BCKTKT, hay cấp IV, là không cần lập, vì rất hình thức.
3/ Việc kiểm tra thủ tục hoàn thành công trình của các đơn vị QLNN (cấp Bộ, Sở), thay thế cho dịch vụ cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về CLCT xây dựng, là cần thiết, nhưng cần phải thay thế nó bằng quy trình kiểm tra thường xuyên, có kế hoạch (cho từng dự án khi đã duyệt hay cấp GPXD); cũng không chỉ là kiểm tra xây dựng đúng giấy phép, đúng dự án duyệt không, như hiện nay, thông qua lực lượng thanh tra xây dựng, chồng chéo mà không hiệu quả trong QLCL.
 

GXD JSC

Công ty CP Giá Xây Dựng
Tham gia
12/7/08
Bài viết
1.537
Điểm thành tích
113
Các chức năng của cơ quan Nhà Nước được năng cao thì đổi lại lại càng khổ cho CĐT, NT.Bộ máy tự nhiên lại trở nên cồng kềnh.Muốn đi xin môt cái dấu mà không biết phải chạy vạy những đâu.Trước khi chưa có NĐ này phần giây tờ, thủ tục đã gặp nhiều khó khăn rồi. Giờ NĐ này được ban hành lại càng thêm khó khăn hơn :(
 

phanvanlam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
18/4/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Cái gì nó cũng có 2 mặt, vì bjo xây dựng ở các tỉnh lẻ quá lộn xộn, chất lượng công trình và cả con người đều ko ổn, chẳng theo 1 cái chuẩn nào cả, không biết cũng làm được. Thôi cứ đến đâu hay đến đó.
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Sau khi đọc bài "Lấn cấn quản lý chất lượng công trình" của tác giả Minh Huy, với tư cách là chuyên viên của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng Bà LÊ THỊ MINH CHÂU trao đổi những vấn đề mà bài báo đã nêu, cụ thể như sau:

1. Vì sao cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thẩm tra thiết kế xây dựng công trình?


Theo quy định của Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Xây dựng ( sau đây viết tắt là VBQPPL) thì công tác kiểm soát thiết kế của cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng hết sức mờ nhạt, đấy là không muốn nói thẳng là không kiểm soát được chặt chẽ. Tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế cơ sở là thành phần của dự án đầu tư xây dựng chỉ cần có sự tham gia ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ( Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng). Các bước thiết kế tiếp theo thiết kế cơ sở theo (thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt (Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi 38/2009/QH12). Trong khi đó chủ đầu tư theo luật định là " người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình". Do không có đủ điều kiện để tổ chức thẩm định thiết kế nên chủ đầu tư đã phó thác cho tư vấn thẩm tra thiết kế. Trong số các tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế không có ít tổ chức không có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP nên chất lượng thẩm tra thiết kế không cao, thậm chí mang nặng tính hình thức.


Qua thống kê sự cố các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn có thể thấy rằng nguyên nhân về thiết kế chiếm hầu hết các các trường hợp công trình bị hư hỏng hoặc bị sập đổ. Riêng đối với các công trình xây dựng bằng vốn ngân sách cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy phạm pháp luật từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự toán, do vậy đã gây nên những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn trong chi phí đầu tư xây dựng.
Vì những lý do trên mà Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã quy định việc thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Mục đích việc thẩm tra thiết kế là nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng đối với các công trình được đầu tư bằng mọi nguồn vốn và phát hiện những sai sót, lãng phí và thất thoát lớn đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Cont...
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
2. Những công trình nào thì chủ đầu tư phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế?

Trong số các công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở tới cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng để thẩm tra quy định tại Khoản 1 Điều 21thì Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chỉ thẩm tra các công trình sau:


a) Nhà chung cư từ cấp III trở lên, nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên;
b) Công trình công cộng từ cấp III trở lên;
c) Nhà máy xi măng từ cấp III trở lên
d) Công trình hạ tầng kỹ thuật: Từ cấp III trở lên đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác; riêng các công trình xử lý chất thải rắn độc hại không phân biệt cấp;


Theo quy định trên thì trên địa bàn thành phố số lượng công trình mà chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế tới Sở Xây dựng thành phố không nhiều. Theo tôi, chắc Ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM chưa nghiên cứu kỹ Nghị định 15/2013/NĐ-CP nên đã lo "30.000 công trình nhà ở quy mô từ 3 tầng hoặc diện tích từ 250m² trở lên buộc Sở Xây dựng phải thẩm tra thiết kế kỹ thuật"

Cont...
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
3. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế hay không? Nội dung thẩm định mức độ an toàn chịu lực của công trình sẽ do tổ chức nào thực hiện?

Trước hết cần phải xem nội dung thẩm tra thiết kế mà cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải thực hiện:


- Đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước: cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật; Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình; Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;


- Đối với công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, ngoài các nội dung thẩm tra nêu trên, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thêm các nội dung: Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.


Trừ nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực của công trình, các công chức (chuyên viên chính) của cơ quan chuyên môn của các Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải đủ trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để thẩm tra các nội dung còn lại. Biên chế các cơ quan chuyên môn này cũng không tăng như bài báo quan ngại.


Nội dung thẩm tra mức độ an toàn chịu lực của công trình sẽ do tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chỉ giới thiệu danh sách các tổ chức tư vấn có đủ năng lực nêu tại trang web của các Bộ, Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để chủ đầu tư có cơ sở lựa chọn theo quy định pháp luật về đấu thầu. Thực tế chi phí thẩm tra thiết kế không nhiều nên phần lớn chủ đầu tư sẽ thực hiện chỉ định thầu ( Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng quy định chỉ định thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng). Với cách lựa chọn nhà thầu nêu trên thì không thể phát sinh tiêu cực hoặc tổ chức tư vấn thẩm tra là tổ chức "sân sau" của một số cán bộ thẩm tra như bài báo đã nêu.


Để huy động các chuyên gia có kinh nghiệm trong thiết kế, Nghị định 15/2013/NĐ-CP cũng cho phép cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được thuê cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.

Cont...
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
4. Việc thẩm tra thiết kế của cơ quản lý nhà nước về xây dựng có làm tăng thủ tục và thời gian hay không?

Theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra một phần hoặc toàn bộ các nội dung trên để làm cơ sở cho việc thẩm định. Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản. Nếu theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP thì chỉ đối với công trình thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 21 chủ đầu tư mới phải trình cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra. Đối với công trình ngoài đối tượng này thì chủ đầu tư vẫn tiến hành thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế như đã và đang làm. Như vậy, công tác thẩm tra thiết kế cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc của tư vấn thực hiện cũng đòi hỏi phải có thời gian. Điều này chứng tỏ việc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế không làm tăng thủ tục hoặc kéo dài thời gian.

Cont...
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
5. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chịu trách nhiệm gì về kết quả thẩm tra thiết kế ?
Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã hai lần khẳng định rõ ràng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế : khoản 7 Điều 20 quy định " Người tổ chức thẩm định, thẩm tra và phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế của mình" và Khoản 3 Điều 21 " Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình."

Tóm lại, việc cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 15/2013/NĐ-CP hoàn toàn khả thi, không làm bộ máy công chức hành chính nhà nước tăng lên, không làm tăng thủ tục hành chính, không kéo thời gian xin phép xây dựng, không làm phát sinh tiêu cực, không gây nhũng nhiễu. Việc phát hiện những sai sót, lãng phí ngay từ thiết kế sẽ tăng cường chất lượng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng.

LÊ THỊ MINH CHÂU
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
1. Mục IV Phụ lục phân loại công trình giao thông của Nghị Định 15 nêu rõ: 1. Đường bộ. 2 Đường sắt. 3. Cầu. 4. Hầm. 5. Công trình đường thủy. 6. sân bay.
2. mặt khác, Nghị định 10, ra ngày 11/01/2013 về Quản lý tài sản, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu HTGT, tại Điểm 3. Điều 3. Giải thích từ ngữ 3. Đường bộ gồm: Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Như vậy, chữ đường bộ ở Nghị định mang ý nghĩa hẹp hợn chữ đường bộ của NĐ10 rồi. Vì ở đây đường bộ chỉ bao gồm:
- Đường ô tô cao tốc các loại,
- Đường ô tô
- đường trong đô thị
- đường nông thôn.
Xin các bạn cho ý kiến thảo luận về "Đường bộ".
 

tronglh

Thành viên mới
Tham gia
6/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Không biết bác Trần Ngọc Hải làm ở đâu mà phát biểu như vậy. Nghị Định 209 để Cơ quan nhà nước thẩm định thiết kế cơ sở là chuẩn, vì cơ quan nhà nước chỉ quản lý về tính pháp lý của dự án. Chủ đầu tư là chủ nhà phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình của mình trước pháp luật, các đơn vị tham gia cũng chịu trách nhiệm theo công việc mà mình tham gia. Chất lượng công trình vẫn kém là do việc chấp hành, và thực hiện theo pháp luật kém. Để tăng cường chất lượng công trình cần tăng cường pháp trị. Còn cái nghị định 15 này quy định Cơ quan nhà nước thẩm tra BVTC là đi ngược thời đại. Tốn kém, mất thời gian, phiền hà mà chất lượng không tăng. Tăng thu nhập cho mấy bác ở Sở xây dựng bằng cách khác chứ không bằng cách này được. Mà hiện nay các bác ở Sở xây dựng cũng gây phiền hà đủ rồi, ăn cũng đủ rồi. Bó tay với bác nào viết cái Nghị Định này!
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Không biết bác Trần Ngọc Hải làm ở đâu mà phát biểu như vậy. Nghị Định 209 để Cơ quan nhà nước thẩm định thiết kế cơ sở là chuẩn, vì cơ quan nhà nước chỉ quản lý về tính pháp lý của dự án. Chủ đầu tư là chủ nhà phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình của mình trước pháp luật, các đơn vị tham gia cũng chịu trách nhiệm theo công việc mà mình tham gia. Chất lượng công trình vẫn kém là do việc chấp hành, và thực hiện theo pháp luật kém. Để tăng cường chất lượng công trình cần tăng cường pháp trị. Còn cái nghị định 15 này quy định Cơ quan nhà nước thẩm tra BVTC là đi ngược thời đại. Tốn kém, mất thời gian, phiền hà mà chất lượng không tăng. Tăng thu nhập cho mấy bác ở Sở xây dựng bằng cách khác chứ không bằng cách này được. Mà hiện nay các bác ở Sở xây dựng cũng gây phiền hà đủ rồi, ăn cũng đủ rồi. Bó tay với bác nào viết cái Nghị Định này!
chú nói vậy nhầm to. Đơn giản thế này: ba chú cho chú tiền mua xe máy, ba chú muốn chú mua cái xe tốt, tiết kiệm nhiên liệu để đi làm. Nhưng chú thấy có xe phải xịn chở bồ mới oách, thế là chú tìm cách thuyết phục, móc ngoặc với mama để có được cái xe theo ý mình. Hỏi chú : ai làm chủ đầu tư, ai quản lí vốn ngân sách, ai giám sát sử dụng nguồn vốn hiệu quả? Sở XD có phải là một phần trong khâu quản lí hiệu quả ngồn vốn ngân sách không?
 

ddkhoa.huce

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/7/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Trích khoản 3 Điều 21, Nghị định 15:
"3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nêu tại Khoản 2 Điều này không đủ điều kiện để thẩm tra thiết kế thì cơ quan này được thuê hoặc chỉ định tổ chức tư vấn, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế.
Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm tra thiết kế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra thiết kế của mình."
- Theo quy đinh tại điều 48,49,50 của Nghị định 12/2009 về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thì phòng thẩm định của SXD phải tăng thêm tương đối nhân sự và bổ sung thêm khá nhiều chứng chỉ hành nghề rồi. Mà không biết mấy bác QLNN có tham gia thiết kế công trình nào không để được cấp chứng chỉ nhỉ? (Chắc phải bổ sung thêm quy định riêng về điều kiện năng lực của cơ quan QLNN?)
- Theo như nội dung này thì các bác cơ quan QLNN được chỉ định ĐV thẩm tra luôn (chẳng hạn trong trường hợp gói thầu thẩm tra có giá trị lớn phải đấu thầu thì sao???)
 

ddkhoa.huce

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/7/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Một số ý kiến về phần loại công trình:
- NĐ 209: Đưa phân loại, phân cấp công trình vào nghị định;
- NĐ 49: Bỏ nội dung này (giao cho các Bộ ban hành quy chuẩn phân loại, phân cấp công trình)
- NĐ 15: Đưa vào nội dung phân loại công trình
-> Bây giờ các bạn muốn phân loại công trình thì xem nghị định, phân cấp thì xem thông tư, quy chuẩn (nghe có vẻ lằng nhằng nhỉ)
 

hoang_minh10073

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/4/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Chia sẻ với các bạn bài viết phân tích, tổng hợp khá hay của PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệp Ủy viên BCH Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam trên trang vncod.vn

CẦN LÀM RÕ CÁC NỘI DUNG CỦA
NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP
Ngày 06/2/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng (QCCL), thay thế Nghị định 209/2004/N Đ-CP, Nghị định 49/2008/N Đ-CP và sẽ có hiệu lực từ 15/4/2013. So với các quy định của hai Nghị định cũ, đã có những thay đổi quan trọng tại nhiều nội dung (khác hẳn với những dự thảo ban đầu đã được triển khai, lấy ý kiến) và đang gây ra những thắc mắc, tồn tại, kéo dài thời gian thực hiện thiết kế của chủ đầu tư và những đối tượng tham gia hoạt động đầu tư – xây dựng ( ĐT-XD) mà cả ở các đơn vị quản lý nhà nướ c (QLNN) sẽ tiến hành thực hiện. Một lần nữa, các chính sách pháp luật riêng trong QLNN về QLCL lại có những thay đổi mà bản thân các đơn vị QLNN khi tri ển khai thực hiện cũng đang lúng túng. Quy định một phần đã trở lại những quy định cũ , thay cho cơ quan QLNN thẩm định và phê duyệt, bằng thủ tục thẩm tra trước kia đã bị “phàn nàn” nhiều, đã được xã hội hóa đến hôm nay, đơn vị QLNN gánh trở lại, trong khi trách nhiệm lại không rõ ràng và tính khả thi khi triển khai chưa cao. Xin được nêu cụ thể:

1. Điều 21. Thẩm tra thiết kế của các cơ quan QLNN về xây dựng
Các đơn vị QLNN nay sẽ giữ vai thẩm tra thiết kế cho tất cả những dự án thuộc mọi nguồn vốn (!), rồi sau khi thẩm tra xong, Chủ đầu tư sẽ thẩm định và phê duyệt thiết kế. Ở đây, đã có sự “thay đổi nghịch” về định nghĩa công tác thẩm tra – trước đây quy định là việc của xã hội nghề nghiệp, được xã hội hóa, do những tư vấn đủ năng lực hành nghề thực hiện, nay quy định lại là việc của các cơ quan QLNN (Bộ , Sở ) tiến hành ! Nếu đủ năng lực, cơ quan QLNN sẽ tự thực hiện và ngược lại, sẽ chủ động thuê đơn vị tư vấn để tiến hành công việc. Hàng loạt những nội dung phức tạp sẽ diễn ra, mà dự thảo các Thông tư hướ ng dẫn đã được Bộ Xây dựng phổ biến, chưa xét cặn kẽ , đầy đủ , dẫn đến khi triển khai chắc chắn sẽ gặp khó khăn:
a. Gần đây, khá nhiều chính sách khi ban hành, có thay đổi đều đột ngột, có phần chủ quan, chưa điều tra kỹ vì xã hội học, chưa chuẩn bị sẳn, đầy đủ nguồn nhân lực để đáp ứng; không tính hết đến khả năng dung nạp, không có thời gian quá độ – sự bất cập khi triển khai đã thấy trước. Các cơ quan QLNN, từ 2004 đến nay, đã không còn thực hiện nhiệm vụ này. Nay nếu được giao thực hiện (một phần để tăng thu nhập cho đơn vị ) các chuyên viên hiện có của từng đơn vị chắc chắn không đủ năng lực, kinh nghiệm (kể cả ở Bộ Xây dựng và các Bộ chuyên ngành khác). Sẽ diễn ra tình trạng tuyển dụng thêm biên chế công chức nhiều chuyên ngành (kết cấu, điện, cơ , kinh tế xây dựng…) khác nhau cho cả các Bộ và nhiều cơ quan; tương tự ở Tỉnh, thành phố cả nước - vì một thiết kế mất an toàn sẽ có thể xuất hiện từ những yếu tố khác nhau. Bộ máy công chức hành chánh nhà nước lại tăng; thủ tục hành chánh lại thay đổi cơ bản khi vừa đơn giản xong.
b. Khi cơ quan QLNN đủ năng lực, thực hiện thẩm tra, sẽ thu chi phí theo quy định? Cơ quan này sẽ phải ký hợp đồng thẩm tra với chủ đầu tư, như vậy cơ quan phải có đăng ký kinh doanh? Điều này không phù hợp với một đơn vị QLNN – đơn vị sự nghiệp công, gồm những công chức hành chánh nhà nước, như hiện hành. Rồi nếu đã có thu chi phí, phải đóng thuế thu nhập, thuế VAT, thuế lợi tức hình thành… như một doanh nghiệp là những vấn đề gây lúng túng cho các đơn vị QLNN.
c. Nếu cơ quan QLNN được giao nhiệm vụ thẩm tra này không đủ năng lực, Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định đơn vị được phép chỉ định (thuê) tư vấn khác để thực hiện. Điều này khi triển khai sẽ xuất hiện những hệ lụy:
- Luôn luôn chỉ định đơn vị tư vấn thẩm tra, hay lại phải đấu thầu (khi công tác thẩm tra có chi phí lớn hơn giới hạn quy định để được chỉ định thầu theo Luật Đấu thầu). Lúc đó, đơn vị nào tổ chức đấu thầu? Kết quả đấu thầu đơn vị nào duyệt, để chủ đầu tư (hay đơn vị QLNN đó) ký hợp đồng để triển khai thẩm tra ?
- Phần trăm mà tư vấn thẩm tra được cơ quan QLNN chỉ định (hay trúng thầu) phải nộp lại cho đơn vị QLNN, sẽ là nguồn thu nào (của QLNN), nguồn chi nào (của tư vấ n) theo những quy định hiện hành, để hạch toán sổ sách với cơ quan thuế ? Tỉ lệ nộp là không đổi hay thay đổi theo từng loại công trình… Sự phức tạp chắc chắn sẽ xuất hiện những bất cập, thậm chí tiêu cực, như đã có, đã thấy trước.
- Nếu tư vấn thẩm tra được chỉ định thầu, sẽ tạo điều kiện để “nhóm lợi ích” xuất hiện, không loại trừ là “sân sau” của các đơn vị , điều mà chủ trương, chính sách hi ệ n nay đang ngăn chặn.
- Đối với những công trình quan trọng, có kỹ thuật phức tạp, công nghệ mới…, những tư vấn chuyên nghiệp, thậm chí tư vấn nước ngoài mới đủ năng lực thẩm tra. Việc tìm tư vấn phù hợp, do phía nào đề xuất? Cần để xã hội tham gia trọn vẹn công việc thẩm tra, vì đây là loại hình dịch vụ tư vấn, được pháp luậ t quy định, thay vì QLNN chủ động.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách, QLNN lại tham gia thẩm tra dự toán. Theo quy định hiện hành (Nghị định 112/2009/N Đ-CP), chủ đầu tư được phép thuê tư vấn để lập định mức, đơn giá, suất đầu tư, chỉ số giá xây dựng và nhiều tiêu chí khác. Thuê xong, nhiều trường hợp chủ đầu tư phải thuê tiếp tư vấn độc lập để thẩm tra. Sau đó, hồ sơ thiết kế (kèm dự toán) lại chuyển đến cơ quan QLNN… thẩm tra tiếp (lần hai). Chi phí thực hiện ra sao ? Có cần hay không để phải tăng thủ tục hành chánh?
- Tư vấn thẩm tra (do QLNN thực hiện hay chỉ định đơn vị thực hiện), nếu xảy ra sai phạm, xử lý ra sao ? Không có gì đảm bảo cơ quan QLNN thẩm tra hay tổ chức thẩm tra sẽ tuyệt đối an toàn, kinh tế . Đặc biệt khi quy định hiện hành của Bộ Xây dựng, các đơn vị tư vấn được phép không mua bảo hiểm về trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn.
- Việc Bộ Xây dựng (và các Bộ chuyên ngành) tập trung thực hiện thẩm tra hay tổ chức thẩm tra các công trình cấp I, cấp đặc biệt cũng sẽ xuất hiện sự quá tải ngay tại Bộ và các đơn vị thẩm tra thuộc Bộ. Quy định này khiến cho các tư vấn địa phương khó có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại các địa phương, vì kinh nghiệm nghề nghiệp không chỉ là thiết kế, thi công, giám sát và quản lý dự án.
- Nếu các cơ quan QLNN tự thực hiện thẩm tra (giả định có đủ năng lực), cá nhân các công chức hành chánh nhà nước ấy không cần có chứng chỉ hành nghề , trong khi bắt buộc những người hành nghề thẩm tra của các đơn vị tư vấn phải có? Để có cơ sở, sẽ phải quy định cấp chứng chỉ hành nghề đại trà cho các công chức hành chánh: Tự cấp chứng chỉ hành nghề cho mình!
- Quy định hiện hành, một công trình vốn tư nhân, khi muốn xin phép xây dựng, phải có thiết kế kết cấu được thẩm tra (Nghị định 64/2012/NĐ-CP). Rồi sau khi có giấy phép, để triển khai chính thức, cơ quan QLNN lại thẩm tra lần nữa? Hay cơ quan QLNN sẽ thẩm tra trước khi công trình được cấp giấy phép xây dựng ? Nếu khi cấp giấy phép, công trình phải chỉnh sửa thiết kế, có thẩm tra lại không? Sự chồng chéo quy định trong những văn bản pháp quy rất cần được làm rõ. Bản thân cũng không đồng ý với quy định hiện hành là trước khi được cấp giấy phép xây dựng, công trình phải có thiết kế được thẩm tra vì sẽ dễ thay đổi thiết kế sau cấp phép, tốn thêm chi phí. Các kiến nghị về sau sẽ nêu đề xuất về nội dung này.

d. Hồ sơ thiết kế sẽ thẩm tra xong, trong quá trình thi công dễ có những thay đổi thiết kế. Quy mô đến mức nào sẽ phải gởi hồ sơ để thẩm tra lại. Thời gian thẩm tra lại mất bao lâu (như thẩm tra từ đầu thì quá lâu). Công trình lúc đó phải dùng thi công để chờ? Đối với công trình xây dựng, việc thay đổi nội dung thiết kế trong quá trình thi công là rất thường xảy ra, cần có những quy định tạo điều kiện để công trình dễ thay đổi (tốt hơn), thuận lợi cho chủ đầu tư, hơn là quá cứng, dễ gây khó khăn, phát sinh tiêu cực. Cũng xin được lưu ý là điều 22, mục 2 Nghị định 15/2013/NĐ-CP khi đọc có thể hiểu cả 2 nghĩa (nghĩa khác là mọi trường hợp điều chỉnh thiết kế đều phải thẩm tra lại).

e. Hiện nay, ở những văn bản pháp quy khác, Chính phủ đã cho phép các Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuấ t, khu đô thị mới, khu kinh tế , khu công nghệ cao …. được tham gia vai trò QLNN. Giả sử khi chín muồi, đủ điều kiện, việc thẩm tra các thiế t kế vẫn được giao cho các cơ quan QLNN như Nghị định 15/2013/N Đ-CP, thì khi đó , các Ban trên không còn thực hiện phần việc được giao, mà thay vào đó là việc của các Bộ và Sở. Chắc chắn lại xảy ra thắt nút cổ chai trong nền kinh tế phát triển, ngành xây dựng phát triển, nhiều công trình xây dựng được đầu tư.
Tương tự, quy định hiện hành, các cơ quan QLNN cấp Quận, huyện cũng được giao ch ức năng quản lý, đối với nguồn vốn địa phương, dự án cấp III, vốn ngân sách. Nội dung ủy quyền cho địa phương này, Nghị định 15/2013/NĐ-CP không quy định, việc thắt nút cổ chai lại xảy ra tiếp, vì có rất nhiều dự án quy mô cấp III, vốn ngân sách.

2. Phát sinh thêm một thủ tục mới là lập chỉ dẫn kỹ thuật (Điều 3, 5 – Nghị định 15/2013/NĐ-CP) mà nội dung này (theo thông lệ quốc tế là cần thiết) cần được hướng dẫn chi tiết. Chắc chắn thời hiệu 15/4/2013 áp dụng là không khả thi, vì không ban hành kịp thời. Tuy nhiên, cần quy định các công trình đã quá phổ biến – kể cả chung cư công trình lập BCKTKT, hay cấp IV, là không cần lập, vì rất hình thức.

3. Việc kiểm tra thủ tục hoàn thành công trình của các đơn vị QLNN (cấp Bộ, Sở), thay thế cho dịch vụ cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về CLCT xây dựng, là cần thiết, nhưng cần phải thay thế nó bằng quy trình kiểm tra thường xuyên, có kế hoạch (cho từng dự án khi đã duyệt hay cấp GPXD); cũng không chỉ là kiểm tra xây dựng đúng giấy phép, đúng dự án duyệt không, như hiện nay, thông qua lực lượng thanh tra xây dựng, chồng chéo mà không hiệu quả trong QLCL. Ở một số nước (cả Hoa Kỳ); QLNN phải thực hiện kiểm tra, lập biên bản khi:
- Kiểm tra các thủ tục, năng lực các đơn vị tham gia dự án lớn.
- Kiểm tra khi thi công chuyển giai đoạn (xong phần móng, xong phần thân, xong phần hoàn thiện, xong phần đấu nối…), kể cả nhà dân.
Và đơn vị và cá nhân khi kiểm tra phải đến kịp thời, phải chịu trách nhiệm, có chế tài rõ ràng chặt chẽ và nghiêm khắc. Nội dung kiểm tra do vậy cần được nghiên cứu để ban hành đầy đủ, khoa học, không chỉ thông qua thẩm tra (khi chưa thi công) và kiểm tra hồ sơ nghiệm thu (khi thi công xong), như đã quy định.
4. Nhiều sự cố công trình đã xảy ra trong thời gian qua, xuất phát do địa điểm xây dựng chọn sai (thủy điện sông Tranh 2), biện pháp thi công, chất lượng thi công và quản lý an toàn sai (Pacific, M&C Tower, Lim Tower, hầm Thủ Thiêm … ở TP.HCM), không thuộc trách nhiệm tư vấn thẩm tra khi xảy ra. Ngược lại, ở một số dự án hiện nay, đặc biệt ở những dự án vốn ngân sách, việc lãng phí là có thật, nhưng kiểm tra lại, là do năng lực ban đầu từ các chủ đầu tư và các chủ thể tham gia trong hoạt động tư vấn, trong đó có cả những tư vấn lớn, uy tín; thậm chí đã được cơ quan QLNN thẩm định rồi. Điều này cần được khống chế bằng pháp luật hiệu quả, khoa học, khả thi, không thể bằng quyền lực QLNN qua thẩm tra để thay thế được.

5. Các nội dung khác chưa được quy định
a. Năng lực chủ đầu tư: Theo đề cương, Nghị định sẽ quy định nội dung chi tiết về năng lực chủ đầu tư; rất tiếc, khi ban hành thì không có. Có lẽ phải chờ đến khi ban hành nghị định mới, thay thế Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Nghị định 83/2009/NĐ-CP. Chính phủ không quy định năng lực (và chế tài) chủ đầu tư đủ mạnh, đặc biệt đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách, đã làm cho việc QLCL nhiều trường hợp đã thả nổi, chớ không phải vì QLNN không thực hiện thẩm tra thiết kế.
b. Vai trò và trách nhiệm tư vấn QLDA: Đây là một nghề rất hay trong cơ chế thị trường, khi Việt Nam bắt đầu hội nhập đã xuất hiện và phát triển liên tục. Tuy nhiên, nội dung vai trò và trách nhiệm của tư vấn QLDA, thay mặt chủ đầu tư, hiện vẫn chưa có cơ chế rõ ràng, đặc biệt khi công trình xảy ra tai nạn lao động hay có sự cố. Cũng có lẽ lại phải chờ đến khi ban hành nghị định mới, như đã nêu trên.
c. Theo Chỉ thị 07/2007/CT-BXD, sau khi hàng loạt sự cố xảy ra khi thi công các công trình có tầng hầm trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã quy định phải có thêm thủ tục thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm (do nhà thầu thi công lập) từ đơn vị tư vấn thẩm tra độc lập. Quy trình này, Nghị định 15/2013/NĐ-CP không nêu, nghĩa là không cần nữa? Cần được khẳng định lại, là rất cần và cũng nhất thiết phải xã hội hóa.
d. Thiết nghĩ, vấn đề quan trong gây mất CLCT, thường xuất hiện từ những nội dung:
- Chủ đầu tư không đủ năng lực, không tận tâm, đặc biệt đối với vốn ngân sách.
- Chủ đầu tư (thường ở các BQL triển khai nhiều dự án cùng lúc) lập các đơn vị tư vấn là “sân sau”, khép kín.
- Việc kiểm tra (không phải là thẩm tra) của các đơn vị QLNN là không nghiêm, còn hình thức, không hiệu quả, không đúng thời điểm và thậm chí đã gây phiền hà; năng lực của các công chức thực hiện kiểm tra còn yếu, chưa đủ kinh nghiệm thực tế, e dè hay cả nể khi thực hiện công vụ. Cần có những quy định chi tiết để thay đổi về chất công việc này, kể cả xử lý nghiêm, hơn là chỉ quản lý thẩm tra thiết kế và kiểm tra h ồ s ơ khi thi công xong.
- Việc xử phạt chưa đủ nghiêm, đủ răn đe; chưa rõ ràng về trách nhiệm. Hiện nay, Nghị định 23/2009/NĐ-CP chưa xử phạt tư vấn (GS, QLDA) khi công trình xây dựng sai phép, khi công trình xảy ra mất an toàn, gây sự cố, mà chỉ phạt chủ đầu tư, nhà thầu thi công.
e. Việc Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã bỏ các quy định về cấp giấy chứng nhận sự phù hợp về chất lượng cho các công trình xây dựng là cần thiết, đúng đắn. Điều mà dư luận nghề nghiệp đã nhìn thấy là hình thức, lãng phí đã được xóa bỏ, tuy có hơi chậm.
6. Kiến nghị:
Nghị định 15/2013/NĐ-CP vừa ban hành, có những quy định chưa theo xu hướng xã hội hóa, như đã nêu. Để các đơn vị QLNN góp phần trực tiếp hơn vào việc giúp chủ đầu tư về QLCL công trình, xin kiến nghị:
a. Các thủ tục như hiện nay đang có về công tác thẩm tra thiết kế; không nên thay đổi.
b. Xử phạt theo hướng tăng nặng hơn trách nhiệm của các đơn vị tư vấn, kể cả tư vấn thẩm tra, tư vấn định giá, đặc biệt khi hiện nay Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thay thế Nghị định 23/2009/NĐ-CP.
c. Khẩn trương ban hành nghị định thay thế Nghị định 12/2009/NĐ-CP và Nghị định 83/2009/NĐ-CP, đã trễ so với kế hoạch đề ra khá nhiều.
d. Ban hành chi tiết chế độ kiểm tra thường xuyên của các đơn vị QLNN, kể cả cấp Bộ, thực hiện đối với công trình xây dựng theo phân cấp. Chế độ kiểm tra phải đảm bảo hiệu quả , ngăn ngừa những thỏa hiệp, tiêu cực từ đầu, với các đợt như đã nêu, thay vì “làm thay” công tác thẩm tra và kiểm tra thủ tục trước khi công trình đưa vào sử dụng, như Nghị định 15/2013/N Đ-CP đã quy định. Việc kiểm tra hồ sơ khi đã hoàn thành công trình, lúc đó mới phát hiện xảy ra sai sót, vi phạm… chắc chắn sẽ khó khắc phục, có khắc phục cũng rất tốn kém và dễ xảy ra hiện tượng phổ biến là “hợp thức hóa” các sai phạm.
e. Về cấp giấp phép xây dựng: Tiếp tục kiến nghị nên buộc chủ đầu tư các công trình cấp III trở lên, sau khi có GPXD, phải có thiết kế được thẩm tra – thay vì phải thiết kế, thẩm tra trước rồi mới xin phép xây dựng - để tránh thêm một thủ tục dễ phải thực hiện lại gây tốn kém không cần thiết. Việc kiểm tra thường xuyên công trình của cơ quan QLNN sẽ xử phạt nghiêm khi phát hiện thiếu thủ tục này.
 

b_thinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/9/07
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
Em xin có ý kiến về ý đồ của NĐ 15:
1. Luật mà thay đổi xoành xoạch, đến nắm luật còn chưa vững thì thực hiện công tác xây dựng sao nổi.
2. Việc "chuyển sân" về sân QLNN chỉ thể hiện sự lúng túng trong công tác điều hành vĩ mô của NN thôi. Hoặc có thể trong lúc giáp hạt, tranh thủ "đổi gió"...
3. Cứ bảo các CĐT, nhà thầu TV không đủ năng lực là do chế tài mà ra. Cứ tăng nặng "hình phạt" đối với CÁ NHÂN là các bác CĐT, NT TV đủ năng lực ngay.
4. Việc QLNN thực hiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Lý do là QLNN không có người giám sát, hoặc khi có sai phạm dễ được bao che, trong khi NTTV luôn bị theo dõi. Một lý do khác là đội ngũ QLNN đâu phải đã tinh nhuệ, thực tiễn đã chứng minh như vậy.
 

nguyenchien

Thành viên mới
Tham gia
14/5/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng.
Vậy là tăng cường sự giám sát của nhân dân mà.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng.
Vậy là tăng cường sự giám sát của nhân dân mà.
Nghị định 15 của Chính phủ chỉ tăng cường vai trò quản lý nhà nước, vai trò giám sát của nhân dân không đề cập đến trong nghị đi này
 

Hieu02x4

Thành viên mới
Tham gia
23/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Không phát huy hiệu quả đầu tư

Theo tôi thời đại ngày nay đang cố gắng giảm bớt thủ tục, phân quyền cho các đơn vị tự làm tự chịu trách nhiệm thì Nghị định này lại có nhiều điểm không phù hợp, VD: "Đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước, khi điều chỉnh thiết kế làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh. Trường hợp còn lại, chủ đầu tư được quyền quyết định thay đổi thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, thẩm tra, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này."
Cho em hỏi: nếu vậy khi thay đổi có cái xí bệt thành xí xổm cũng phải trình Bộ, cơ quan chuyên môn thẩm tra để phê duyệt lại ạ?
 

Hieu02x4

Thành viên mới
Tham gia
23/10/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
chuẩn men. có nên thì tăng cường công tác thanh kiểm tra và chế tài cho phù hợp
 

Top