C
cuonghamanh
Guest
- Quản lý dự án là một nghiệp vụ đã có từ lâu, có thể nói từ khi bắt đầu có đầu tư thì đã có nghiệp vụ quản lý dự án. Tuy vậy, thời gian gần đây vấn đề quản lý dự án nổi lên như một vấn đề nóng được nhiều người bàn thảo, tại sao lại như vậy?
- Thực tế hiện nay cho thấy rất nhiều hoạt động đầu tư hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao, tỉ xuất lợi nhuận sau đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư không như kỳ vọng của nhà đầu tư và cộng đồng xã hội, thậm chí rất nhiều dự án còn làm cho nhà đầu lâm vào bước đường cùng, phá sản. Nguyên nhân do đâu??
- Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính yếu nằm ở khâu Quản lý dự án, đây chính là lý do tại sao quản lý dự án lại được bàn thảo nhiều trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm, muốn đầu tư an toàn, hiệu xuất đầu tư cao nên bắt đầu chú ý tới nghiệp vụ quản lý dự án. Vậy nghiệp vụ quản lý dự án là gì? Nó có đúng là điều mà các nhà đầu tư mong đợi không???.
- Để hiểu thế nào là "Quản lý dự án" thì trước hết tìm hiểu thế nào là "Dự án". Hiện nay có rất nhiều khái niện về dự án, tây có, ta có, sách vở có, thực tiễn có, tuy nhiên có thể hiểu nôm na: dự án = kế hoạch + tiền bạc + nhân lực. Hay nói cách khác: bạn có kế hoạch sử dụng tiền bạc và công sức (nhân lực) làm một việc gì đó có nghĩa là bạn có một dự án.
- Vậy quản lý dự án tức là quản lý quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tiền bạc và nhân lực của bạn. Nói vui chút, đi ăn phở có phải là dự án ko? Có! Trước khi đi phải định hình quá trình: ăn ở đâu, đi như thế nào? đi bằng gì? ăn phở gì? - Đây chính là kế hoạch, bạn tự đi hay thuê xe ôm chở? - đây là vấn đề nhận lực. Ăn tự trả tiền hay ăn ké, trả ngay hay ăn xong khất nợ, thậm chí chén xong rồi bỏ chạy? - đây là vấn đề tiền bạc!
- Đến đây bắt đầu nảy sinh rất nhiều vấn đề từ một quá trình tưởng như rất đơn giản đó. Hãy bình tĩnh mà nhìn lại cái phương trình về quản lý dự án:
Quản lý dự án = Quản lý (kế hoạch + tiền bạc + nhân lực)
Trông thì đơn giản, ai cũng thấy đơn giản, chết vì tưởng nó đơn giản. Xin thưa đó là phương trình với 3 bx niến số mà không bao giờ cho ra hai kết quả giống nhau, không bao giờ có hai dự án giống nhau cho dù có cùng một quá trình triển khai như vậy. Với ba biến số như vậy cộng với một tham số ẩn nhưng lại bao trùm lên toàn bộ quá trình quản lý dự án tạo nên hành lang hoạt động cho hoạt động quản lý triển khai dự án. Với 3 biến số và 1 tham số các nhà đầu tư hi vọng với nghiệp vụ quản lý dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho họ. Chúng ta thử bàn một tí về các biến số và tham số xem nó ảnh hưởng thế nào tới nghiệp vụ quản lý dự án:
1. Trước hết là kế hoạch:
- Kế hoạch là một tờ giấy nửa A4 trong đó có một số gạch đầu dòng, là một bảng tính MSproject đồ sộ thể hiện chi tiết tiến độ công việc hay hơn thế nữa là cả một phần mềm chuyên dụng với tính năng hiện đại, update tự động,..?? Xin thưa là thế chứ nữa cũng không đủ. Trong thời điểm hiện nay thì để có được kế hoạch triển khai dự án thì phải:
+ Am hiểu lý thuyết sách vở một cách tường tận (cái này chịu khó học là có).
+ Thuộc nằm lòng binh pháp Tôn Tử (có thời gian áp dụng thực tiễn chứ không chơi học vẹt).
+ Có quan hệ xã hội đủ sâu, rộng cả trong lĩnh vực liên quan đến dự án và cả trong lĩnh vực không liên quan (cái này mới khó đấy).
+ Có khả năng xâu chuỗi sự kiện và kỹ năng xử lý tình huống tốt (yêu cầu này dựa trên thời gian hoạt động thực tiễn và kết quả đạt được chứ không gì có thể đo đếm được).
+ Am hiểu hệ thống pháp luật đặc biệt là về lĩnh vực dự án mà mình quản lý (đòi hỏi phải kiên trì tìm hiểu).
Cộng tất cả những thứ đó lại còn kèm theo đủ thứ gia vị: chua, cay, mặn, ngọt và cả cương quyết, nhõng nhẽo, doa nạt, ăn vạ,.. sẽ hình thành nên một kế hoạch không hoàn chỉnh nhưng có thể mang tới thành công (Khả thi)
(Các bác đợi tí em viết tiếp, có chút việc bận).
- Thực tế hiện nay cho thấy rất nhiều hoạt động đầu tư hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao, tỉ xuất lợi nhuận sau đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư không như kỳ vọng của nhà đầu tư và cộng đồng xã hội, thậm chí rất nhiều dự án còn làm cho nhà đầu lâm vào bước đường cùng, phá sản. Nguyên nhân do đâu??
- Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính yếu nằm ở khâu Quản lý dự án, đây chính là lý do tại sao quản lý dự án lại được bàn thảo nhiều trong thời gian gần đây. Các nhà đầu tư không muốn mạo hiểm, muốn đầu tư an toàn, hiệu xuất đầu tư cao nên bắt đầu chú ý tới nghiệp vụ quản lý dự án. Vậy nghiệp vụ quản lý dự án là gì? Nó có đúng là điều mà các nhà đầu tư mong đợi không???.
- Để hiểu thế nào là "Quản lý dự án" thì trước hết tìm hiểu thế nào là "Dự án". Hiện nay có rất nhiều khái niện về dự án, tây có, ta có, sách vở có, thực tiễn có, tuy nhiên có thể hiểu nôm na: dự án = kế hoạch + tiền bạc + nhân lực. Hay nói cách khác: bạn có kế hoạch sử dụng tiền bạc và công sức (nhân lực) làm một việc gì đó có nghĩa là bạn có một dự án.
- Vậy quản lý dự án tức là quản lý quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng tiền bạc và nhân lực của bạn. Nói vui chút, đi ăn phở có phải là dự án ko? Có! Trước khi đi phải định hình quá trình: ăn ở đâu, đi như thế nào? đi bằng gì? ăn phở gì? - Đây chính là kế hoạch, bạn tự đi hay thuê xe ôm chở? - đây là vấn đề nhận lực. Ăn tự trả tiền hay ăn ké, trả ngay hay ăn xong khất nợ, thậm chí chén xong rồi bỏ chạy? - đây là vấn đề tiền bạc!
- Đến đây bắt đầu nảy sinh rất nhiều vấn đề từ một quá trình tưởng như rất đơn giản đó. Hãy bình tĩnh mà nhìn lại cái phương trình về quản lý dự án:
Quản lý dự án = Quản lý (kế hoạch + tiền bạc + nhân lực)
Trông thì đơn giản, ai cũng thấy đơn giản, chết vì tưởng nó đơn giản. Xin thưa đó là phương trình với 3 bx niến số mà không bao giờ cho ra hai kết quả giống nhau, không bao giờ có hai dự án giống nhau cho dù có cùng một quá trình triển khai như vậy. Với ba biến số như vậy cộng với một tham số ẩn nhưng lại bao trùm lên toàn bộ quá trình quản lý dự án tạo nên hành lang hoạt động cho hoạt động quản lý triển khai dự án. Với 3 biến số và 1 tham số các nhà đầu tư hi vọng với nghiệp vụ quản lý dự án sẽ mang lại lợi nhuận cho họ. Chúng ta thử bàn một tí về các biến số và tham số xem nó ảnh hưởng thế nào tới nghiệp vụ quản lý dự án:
1. Trước hết là kế hoạch:
- Kế hoạch là một tờ giấy nửa A4 trong đó có một số gạch đầu dòng, là một bảng tính MSproject đồ sộ thể hiện chi tiết tiến độ công việc hay hơn thế nữa là cả một phần mềm chuyên dụng với tính năng hiện đại, update tự động,..?? Xin thưa là thế chứ nữa cũng không đủ. Trong thời điểm hiện nay thì để có được kế hoạch triển khai dự án thì phải:
+ Am hiểu lý thuyết sách vở một cách tường tận (cái này chịu khó học là có).
+ Thuộc nằm lòng binh pháp Tôn Tử (có thời gian áp dụng thực tiễn chứ không chơi học vẹt).
+ Có quan hệ xã hội đủ sâu, rộng cả trong lĩnh vực liên quan đến dự án và cả trong lĩnh vực không liên quan (cái này mới khó đấy).
+ Có khả năng xâu chuỗi sự kiện và kỹ năng xử lý tình huống tốt (yêu cầu này dựa trên thời gian hoạt động thực tiễn và kết quả đạt được chứ không gì có thể đo đếm được).
+ Am hiểu hệ thống pháp luật đặc biệt là về lĩnh vực dự án mà mình quản lý (đòi hỏi phải kiên trì tìm hiểu).
Cộng tất cả những thứ đó lại còn kèm theo đủ thứ gia vị: chua, cay, mặn, ngọt và cả cương quyết, nhõng nhẽo, doa nạt, ăn vạ,.. sẽ hình thành nên một kế hoạch không hoàn chỉnh nhưng có thể mang tới thành công (Khả thi)
(Các bác đợi tí em viết tiếp, có chút việc bận).
Last edited by a moderator: