Quản lý dự án, quản lý thi công

  • Khởi xướng Khởi xướng Hugolina
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
Về biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành

Hỏi:

Tại điểm a khoản 1 điều 26 Nghị định 99/2007/NĐ-CP có nêu về Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:

"... Hồ sơ thanh toán do bên nhận thầu lập bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, Bên giao thầu và tư vấn giám sát (nếu có)".
Nhưng tại điểm 2.8.7 mục II của Thông tư 06/2007/TT-BXD lại nêu về Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng như sau:
"... Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành (biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng) tương ứng với khối lượng theo hợp đồng đó ký cho giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;"
Đề nghị Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho biết rõ: Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành (biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng) hoặc Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán, cần thiết phải có xác nhận của đại diện các bên nào vì Nghị định 99/2007/NĐ-CP dùng từ " và tư vấn giám sát (nếu có)" còn ở Thông tư 06/2007/TT-BXD lại dùng từ "hoặc tư vấn giám sát (nếu có)".


Trả lời:

Trong các Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng (mẫu phụ lục 4A), nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng (mẫu phụ lục 5A) và nghiệm thu hạng mục công trình và công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng (mẫu Phụ lục 7) của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng không yêu cầu phải có khối lượng cụ thể của các công việc thực hiện là vì các lý do sau:

a) Việc tính toán cụ thể khối lượng các công việc thực hiện không thể tính ngay được tại thời điểm nghiệm thu. Nếu yêu cầu phải tính toán tại chỗ thì rất khó chính xác và sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng trong việc thanh toán.
b) Việc không nêu cụ thể khối lượng công việc thực hiện không có nghĩa là không nghiệm thu khối lượng đối tượng được nghiệm thu. Trong các mẫu Biên bản nêu trên luôn luôn yêu cầu ghi rõ tên công việc, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu và vị trí xây dựng trên công trình. Bởi vậy, nếu chỉ cần dựa trên bản vẽ hoàn công công việc, bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng thì nguời phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng tính toán được khối lượng cụ thể để thanh toán.
Làm được như vậy thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có thời gian tính toán, kiểm tra và đối chiếu với khối lượng tính toán theo bản vẽ thiết kế và dự toán đã được phê duyệt được chính xác hơn.
Bản tính khối lượng thanh toán phải có sự xác nhận của Người đại diện theo quy định pháp luật của Bên giao thầu và của Bên nhận thầu. Nếu trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng mà nhà thầu giám sát thi công xây dựng nhận quản lý và nghiệm thu khối lượng thì Người đại diện theo quy định pháp luật của nhà thầu này cũng phải xác nhận vào bản tính khối lượng thanh toán.
 
Về một số vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật

Hỏi:
1. Tại điều 24,25 thì thành phần trực tiếp NT gồm 2 bên, trong đó có "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" và "người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình": Vậy cần phải hiểu nội dung "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" là như thế nào?
a. Nếu hiểu "bộ phận giám sát thi công XDCT của Chủ đầu tư" là bộ phận chịu trách nhiệm theo dõi dự án bên phía Chủ đầu tư - thì trong điều 24,25 đều không có mặt nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình. Trong khi đó, theo quy định thì nhà thầu giám sát thi công XDCT đều phải ký xác nhận vào các biên bản nghiệm thu công việc XD, bộ phận XD và công trình XD (tuỳ từng nội dung mà người ký nhận là giám sát viên, giám sát trưởng hay người đại diện theo pháp luật của nhà thầu giám sát thi công)
b. Nếu hiểu "bộ phận giám sát thi công XDCT của Chủ đầu tư" là nhà thầu TVGS của Chủ đầu tư thì mâu thuẫn với điều 26 vì thành phần tham gia NT tại điều 26 lại bao gồm cả "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Chủ đầu tư" và "bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình".
2. Vai trò của đơn vị Tư vấn quản lý dự án trong các công tác nghiệm thu trên

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Trước hết cụm từ “bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư” chỉ sử dụng tại Điều 25 và Điều 26 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Theo quy định tại các khoản 11, 12, 13 Điều 1 của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư được hiểu đối với hai trường hợp cụ thể như sau:
- Ban quản lý dự án chỉ thực hiện giám sát thi công xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đối với trường hợp này thì Bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư chính là Ban quản lý dự án. Người ký Biên bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 5A và Phụ lục 7 là Trưởng phòng giám sát thi công xây dựng hoặc Trưởng phòng quản lý chất lượng (QA/QC) của Ban quản lý dự án.
- Khi Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại Điều 62 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/ 2005 thì phải thuê nhà thầu giám sát thi công xây dựng. Đối với trường hợp này thì Bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư chính là Nhà thầu giám sát thi công xây dựng. Người ký Biên bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 5A là Trưởng đoàn tư vấn giám sát hoặc Đội trưởng đội giám sát hoặc tổ trưởng tổ giám sát của nhà thầu giám sát thi công xây dựng (người được Nhà thầu giám sát thi công xây dựng ủy quyền quản lý toàn bộ nhân lực giám sát tại hiện trường).
Theo các quy định đã dẫn thì Chủ đầu tư không được khoán trắng công tác quản lý chất lượng cho Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án đặc biệt khi Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án thuê tư vấn quản lý, giám sát mà Chủ đầu tư “có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án” và “vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án”. Chính vì vậy mà khi nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng thì ngoài nhà thầu giám sát thi công xây dựng thì phải có bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư . Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư ký Biên bản nghiệm thu theo mẫu Phụ lục 7 khi này là Giám đốc Ban quản lý dự án hoặc Giám đốc quản lý dự án.
 
Last edited by a moderator:
1. Bộ Xây dựng cho ý kiến về việc điều chỉnh hệ số nhân công và máy thi công khi thực hiện lương tối thiểu

Hỏi:

Căn cứ Điều 16 và Điều 35 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh và được UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3060/QĐ-UBND ngày 28/11/2007 về việc bãi bỏ Quyết định số 29/2001/QĐ-CTUBBT ngày 29/5/2001 v/v ban hành Đơn giá sửa chữa trong xây dựng cơ bản; Quyết định số 48/2006/QĐ-UBND ngày 13/6/2006 v/v ban hành Đơn giá xây dựng công trình (Xây dựng-Lắp đặt-Khảo sát xây dựng) tỉnh Bình Thuận. Đồng thời UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 5886/UBND-ĐTQH ngày 24/12/2007 v/v Công bố đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Căn cứ nội dung văn bản số 5886/UBND-ĐTQH, Sở Xây dựng đã thông báo công bố hệ thống đơn giá XDCB tỉnh Bình Thuận tại văn bản trên để các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tham khảo hoặc vận dụng vào việc lập đơn giá, dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hệ thống đơn giá do UBND tỉnh Bình Thuận công bố khi thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 450.000 đ/tháng lên 540.000 đ/tháng kể từ ngày 01/01/2008 thì có cần phải điều chỉnh về nhân công và máy thi công; nếu phải điều chỉnh hệ số nhân công và máy thi công, kể cả giá vật liệu xây dựng (đang tăng cao) thì theo phương pháp nào và thẩm quyền công bố hệ số điều chỉnh nói trên. Kính đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến chỉ đạo cụ thể để địa phương hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thực hiện việc lập và phê duyệt dự toán công trình xây dựng tại tỉnh Bình Thuận”

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Tài chính có ý kiến như sau:
Người công bố hệ thống đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh là người được quyền công bố hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công đối với nhứng đơn giá xây dựng đã công bố. Phương pháp điều chỉnh các chi phí trên do người công bố đơn giá quyết định trên nguyên tắc không làm gián đoạn tiến trình thực hiện dự án.


2. Về việc thành lập Ban quản lý dự án

Hỏi:
Hiện nay chúng tôi đang chuẩn bị triển khai dự án xây dựng. Tổng công ty chúng tôi không có chức năng về xây dựng nhưng chúng tôi có đủ điều kiện năng lực để thành lập Ban Quản lý dự án theo như Nghị định 16/BXD và Nghị định 112/BXD. Xin Quý Bộ cho biết thời điểm nào bắt buộc phải thành lập Ban quản lý dự án? Văn bản pháp luật nào huớng dẫn thi hành việc này?

Trả lời:
Ban quản lý dự án được thành lập khi có một dự án cụ thể được phê duyệt để thực hiện quản lý dự án.
Văn bản hướng dẫn Ban quản lý dự án bạn nghiên cứu Luật Xây dựng, Nghị định số 16/20005/NĐ-CP, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 02/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng và các văn bản số 1394/BXD-PC ngày 28/6/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
 
Last edited by a moderator:
Vấn đề liên quan đến việc xử lý vi phạm trong quá trình thi công xây dựng công trình

Hỏi:

BQL các DA chúng tôi đã có hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng và hợp đồng với nhà thầu tư vấn giám sát. Công trình khởi công vào tháng 10/2007 các công việc thi công đến tháng 12/2007 được tư vấn giám sát và chúng tôi (BQL DA) nghiệm thu chấp nhận. Đến ngày 02/02/2008 chúng tôi đến hiện trường thì nhận thấy đơn vị thi công thực hiện sai thiết kế, không đảm bảo chất lượng (Công việc này thi công từ ngày 01/01/2008 đến ngày 02/02/2008, không có biên bản nghiệm thu của tư vấn giám sát, và không có báo cáo của nhà thầu tư vấn về việc nhà thầu thi công vi phạm chất lượng). Chúng tôi đã buộc nhà thầu tháo dỡ thi công lại đúng thiết kế. Tuy nhiên nhà thầu đã không thực hiện và tự ý dừng thi công với lý do: Trong quá trình thi công, nhà thầu tư vấn phải thường xuyên có mặt và có xữ lý kịp thời, khối lượng thực hiện nhiều do đó buộc nhà thầu tư vấn phải chịu chung thiệt hại. Vậy:
- Trách nhiệm lỗi sai thuộc về đơn vị nào, mức độ ra sao?
- Biện pháp xử lý (phạt, trách nhiệm...) đối với các đơn vị liên quan?
- Các văn bản PL xử lý những nội dung nói trên

Trả lời:

. Về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng (NT): NT đã thực hiện công việc sai thiết kế, không đảm bảo chất lượng công trình, không có biên bản nghiệm thu.

a) Nếu trong quá trình thi công, NT không có phiếu yêu cầu nghiệm thu hoặc có phiếu yêu cầu nghiệm thu nhưng không được Tư vấn giám sát (TVGS) nghiệm thu mà vẫn thi công, dẫn tới những sai phạm trên, theo quy định tại điểm i, điểm k mục 2 điều 79 của Luật Xây dựng và mục 2 điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì NT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đã thực hiện công việc sai thiết kế, không đảm bảo chất lượng công trình và phải đền bù thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Trường hợp này TVGS không phải chịu trách nhiệm.

b) Nếu trong quá trình thi công, NT đã có phiếu yêu cầu nghiệm thu nhưng TVGS không tổ chức nghiệm thu hoặc không có văn bản từ chối nghiệm thu, NT vẫn thi công tiếp thì những phần đã thi công đúng thiết kế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chủ đầu tư vẫn phải nghiệm thu cho NT. Trường hợp thi công sai thiết kế và không đảm bảo chất lượng, theo quy định tại điểm i, điểm k mục 2 điều 79 của Luật Xây dựng thì NT vẫn là người chịu trách nhiệm chính. Trường hợp này thì TVGS có lỗi rất lớn. Theo quy định tại mục d điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư (ở đây là TVGS) có trách nhiệm: “Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định”. TVGS cú trỏch nhi?m tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Căn cứ vào hợp đồng giữa chủ đầu tư và TVGS, chủ đầu tư có biện pháp xử lý, yêu cầu TVGS bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp những sai phạm gây hậu quả nghiệm trọng, làm lãng phí lớn tài sản của Nhà nước thì những đơn vị, cá nhân liên quan còn bị xem xét xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành.
 
Last edited by a moderator:
1. Về việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

Hỏi:
Trước đây tôi đã tốt nghiệp đại học Tổng hợp nghành Hóa, sau đó tôi tham gia khóa học chuyển đổi chương trình đào tạo kỹ thuật môi trường, được cấp giấy chứng nhận, ngoài ra tôi có bằng kỹ sư kinh tế của Đại học Bách khoa Hà nội. Tôi đã làm đơn và được Sở Xây dựng TPHCM cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình xử lý chất thải. Sau đó tôi có tham gia lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình và được giấy chứng nhận. Hiện tại tôi có liên hệ sở Xây dựng để xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, lĩnh vực chuyên môn giám sát: lắp đặt thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chủ yếu thiết bị công nghệ xử lý chất thải, nhưng Sở Xây dựng TPHCM từ chối. Nay tôi gửi những thông tin này đến Vụ xây lắp về trường hợp cấp chứng chỉ hành nghề giám sát của tôi.

Trả lời:
Trường hợp nếu bạn đã được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư thiết kế xây dựng công trình xử lý chất thải, theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì bạn chỉ cần có thêm chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình do cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận và nộp hồ sơ tới Sở Xây dựng để xem xét cụ thể.


2. Về việc hình thành các khu công nghệ cao hay các khu kinh tế đặc thù

Hỏi:
Có phải các khu công nghệ cao hay các khu kinh tế đặc thù là các khu có tên gọi được quy định trong các văn bản thành lập của cấp có thẩm quyền?

Trả lời:
Các khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu công nghiệp được định nghĩa tại Quy chế Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ. Việc hình thành các khu này được căn cứ quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng CP phê duyệt.
Khu kinh tế đặc thù hay các Khu kinh tế đã và đang hình thành hiện nay được trên cơ sở đề án phát triển các Khu tế Việt Nam, hiện này Thủ tướng CP đang chuẩn bị ban hành Nghị định về các khu kinh tế, trong đó có các quy định cụ thể về tiêu chí thế nào là Khu kinh tế, quá trình hình thành, quy chế hoạt động và phát triển của các KKT
 
Last edited by a moderator:
1. Về việc giám sát thi công xây dựng

Hỏi:
Công ty thực hiện gói thầu Tư vấn giám sát công trình thuộc dự án nhóm C. Trong gói thầu này, Công ty chúng tôi có thành lập 01 tổ giám sát gồm 03 thành viên, trong đó Người phụ trách tổ giám sát (Giám sát trưởng) có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ hành nghề giám sát do Bộ xây dựng cấp, 02 thành viên còn lại (Giám sát hiện trường) có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp và có chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát. Trong tổ giám sát có phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên, Giám sát trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung và ký các biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng..., các giám sát hiện trường trực tiếp theo dõi quá trình thi công hằng ngày, ghi chép nhật ký công trình và ký các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng như quy định của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Như vậy chúng tôi có vi phạm các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, cũng như vi phạm Nghị định 16/2005/NĐ-CP về hành nghề giám sát không?

Trả lời:
Theo quy định tại mục 3 điều 48 nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ “Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định”. Như vậy, về nguyên tắc, người thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng chịu trách nhiệm ký các biên bản nghiệm thu theo quy định tại các điều 24,25,26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. Việc công ty thành lập tổ giám sát trong đó có những cá nhân có trình độ Đại học chuyên ngành phù hợp, đã học qua lớp bồi dưỡng tư vấn giám sát thì những cá nhân này chỉ được tham gia công việc với tư cách là người giúp việc cho giám sát viên, không có quyền ký biên bản nghiệm thu công theo quy định tại các điều 24, điều 25, điều 26 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP. Các biên bản nghiệm thu này phải do người giám sát thi công xây dựng có chứng chỉ hành nghề ký và chịu trách nhiệm.


2. Bộ Xây dựng trả lời về quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế/giám sát công trình đến cấp điện áp 35kV

Hỏi:“Tôi đã học xong lớp bồi dưỡng giám sát công trình, đã tham gia thiết kế, giám sát hơn 05 công trình (đúng theo quy định tại Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD và 15/2005/QĐ-BXD) thì tôi có được xem xét và cấp Chứng chỉ hành nghề giám sát công trình điện không? Hiện tại Sở Xây dựng không cấp thêm 01 chứng chỉ nữa với lý do là nếu cấp 02 chứng chỉ thì số năm kinh nghiệm cho mỗi lĩnh vực là 05 năm, tức để có được 02 chứng chỉ, người được cấp chứng chỉ phải có kinh nghiệm tối thiểu là 10 năm kinh nghiệm”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng thì trường hợp cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề kỹ sư khi đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình chỉ cần có thêm chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, thời gian, kinh nghiệm, chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công công trình phải đáp ứng các quy định hiện hành.
 
Last edited by a moderator:
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuỷ lợi
Hỏi:
"Thời điểm bắt đầu tính kinh nghiệm để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình được tính từ khi tốt nghiệp đại học hay từ khi đi làm việc (công nhân). Cụ thể:
- Trước năm 2002, tôi là công nhân lái máy ủi, sau đó là đội trưởng Đội cơ giới của Cty xây dựng Thủy lợi; tôi đã tham gia xây dựng nhiều công trình thủy lợi từ cấp III trở xuống (trên 20 công trình).
- Đến tháng 8 năm 2002 tôi có bằng kỹ sư Thủy lợi, và từ đó đến nay tôi mới chỉ giám sát thi công 01 công trình thủy lợi cấp III. Vậy theo qui định thì tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi hay chưa?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động XD có ý kiến như sau:
Theo quy định của Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thì thời gian kinh nghiệm được tính từ khi cá nhân đó tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành xin cấp chứng chỉ. Do đó Sở Xây dựng từ chối không cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cho bạn vì lý do chưa đủ kinh nghiệm là đúng với quy định hiện hành.


2. Về việc điều chỉnh chi phí máy và chi phí nhân công
Hỏi:
Phần khối lượng thi công từ ngày 01/01/2008 đến khi hoàn thành công trình, Nhà thầu yêu cầu được điều chỉnh chi phí nhân công, máy thi công theo hướng dẫn của Thông tư 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng có được phép điều chỉnh chi phí máy và chi phí nhân công hay không?

Trả lời:
Theo mục 4 phần I Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình đã nêu rõ: “Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện từ ngày 01/01/2008 theo hợp đồng và các điều kiện đã thoả thuận ký kết trong hợp đồng”; Trường hợp những khối lượng thi công thực hiện từ ngày 01/01/2008 bị chậm tiến độ so với nội dung hợp đồng kinh tế đã được các bên ký kết thì các bên phải xác định, làm rõ nguyên nhân của những khối lượng thực hiện nêu trên để điều chỉnh theo quy định của Thông tư số 03/2008/TT-BXD và giá hợp đồng cho phù hợp
 
Last edited by a moderator:
Về vấn đề liên quan đến phần chi phí chung được áp dụng theo Thông tư 05/2007/TT-BXD

Hỏi:
Hiện nay các công trình duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ tại địa phương việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2007của Bộ Xây dựng. Trong Thông tư có quy định phần chi phí chung trong công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ tính bằng 66% chi phí nhân công. Mặc khác chi phí chung còn được tính bằng 12% chi phí trực tiếp theo quy định tại Quyết định số 2685/QĐ-BXD-KTTC ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn bổ sung một số điểm trong Thông tư số 02/2005/TT-BXD và Thông tư số 04/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Vậy nếu như áp việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD thì phần chi phí chung áp dụng theo định tại Quyết định số 2685/QĐ-BXD-KTTC có phù hợp không? Bộ Xây dựng có hướng dẫn nào khác về chi phí chung cho công tác duy tu, sửa chữa thường xuyên đường bộ không?

Trả lời:
Theo quy định, Thông tư 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thay thế Thông tư 04/2005/TT-BXD ngày 1/4/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc dự án đầu tư và những quy định trước đây trái với thông tư này, do vậy nếu dự toán được lập theo quy định tại thông tư 05/2007/TT-BXD thì phần chi phí chung được áp dụng theo quy định của Thông tư này.
 
Last edited by a moderator:
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến Thông tư 09/2008/TT-BXD

Hỏi:

“1. Trong phần căn cứ pháp lý chỉ có Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 mà không căn cứ vào Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng chủ yếu lại áp dụng cho các công trình, dự án đang thực hiện quản lý theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Điều này có mâu thuẫn không?

2. Tại điểm 3.3 ghi "Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở những khối lượng xây lắp chịu ảnh hưởng tăng (giảm) giá vật liệu xây dựng từ năm 2007", điểm này khó áp dụng trong thực tế do hiện nay giá vật liệu xây dựng vẫn đang biến động mạnh và ai bảo đảm cho việc điều chỉnh 1 lần tại thời điểm này sẽ không phải điều chỉnh trong thời gian thi công từ 1 đến 2 năm sau. Theo tôi nên cho phép điều chỉnh giá do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng 06 tháng hoặc 1 năm 1 lần còn điều chỉnh hình thức hợp đồng xây dựng thì thực hiện 1 lần.

3. Tại điểm 8.6 ghi "Đối với những công trình, gói thầu thực hiện theo qui định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006), hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu, thì những khối lượng thực hiện từ năm 2007 được điều chỉnh theo hướng dẫn tại thông tư này". Như vậy, trường hợp hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu thì giải quyết ra sao?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Không mâu thuẫn, do Nghị định số 99/2007/NĐ-CP là Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP là Nghị định về quản lý dự án đầu tư.

Chủ đầu tư lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung một lần để điều chỉnh giá gói thầu, điều chỉnh tổng mức đầu tư (trong trường hợp cần điều chỉnh), điều chỉnh giá hợp đồng. Việc thanh toán, quyết toán giữa Chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ theo nội dung hợp đồng ký kết hoặc căn cứ theo sự biến động giá của từng giai đoạn thi công.

Việc điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD và việc phạt chậm tiến độ do Nhà thầu gây nên là 02 việc hoàn toàn khác nhau. Điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD là để đảm bảo quyền lợi cho Nhà thầu theo qui định của Nhà nước. Việc phạt chậm tiến độ do lỗi của Nhà thầu gây ra thực hiện theo các nội dung qui định trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
 
Last edited by a moderator:
1. Bộ Xây dựng trả lời về việc áp dụng tỷ lệ định mức chi phí tư vấn giám sát thi công và chế độ chính sách kèm theo

Hỏi:
“1. Dự án được phê duyệt tại thời điểm Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/12/2005 đang được thực hiện. Quyết định phê duyệt Bản vẽ thi công công trình ban hành khi Nghị định 99/2007/NĐ - CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, và văn bản 1751/BXD - VP ngày 14/8/2007 đã có hiệu lực. Vậy khi đơn vị tư vấn giám sát ký hợp đồng với chủ đầu tư, cũng như việc quyết toán hợp đồng sau này định mức chi phí tư vấn giám sát có được áp dụng theo hướng dẫn của văn bản 1751/BXD - VP ngày 13/8/2007 không?

2. Định mức chi phí tư vấn giám sát phụ thuộc vào giá trị xây lắp công trình. Vậy khi quyết toán hợp đồng tư vấn giám sát thi công thì định mức chi phí tư vấn giám sát có được xác định theo quyết toán giá trị xây lắp được cấp có thẩm quyền phê duyệt không, hay là áp dụng tỷ lệ chi phí giám sát đã được xác định khi phê duyệt dự án?

3. Do đặc thù của việc cải tạo hệ thống cấp nước đô thị các đơn vị thi công thường phải làm cả ngày và đêm, đơn vị tư vấn giám sát cũng phải làm theo. Vậy có căn cứ nào để đơn vị tư vấn giám sát đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh bổ sung kinh phí cho việc thực hiện công việc vào ban đêm?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Việc có được áp dụng văn bản 1751/BXD-VP ngày 13/8/2007 của Bộ Xây dựng để ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công hay không là do Người quyết định đầu tư quyết định.

Khi quyết toán hợp đồng tư vấn giám sát thi công căn cứ trên dự toán xây dựng công trình hoặc dự toán gói thầu trước thuế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chi phí xây dựng được quyết toán được tính cho cả phần làm đêm nên chi phí tư vấn giám sát cũng được tăng thêm (do định mức chi phí tư vấn giám sát tính theo chi phí xây dựng). Trường hợp cần thiết, có thể lập dự toán chi phí để xác định chi phí tư vấn giám sát cho công việc đặc thù này và trình Chủ đầu tư phê duyệt.


2. Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án
Hỏi:
"Ngày 25/01/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 03/2008/TT-BXD về Hướng dẫn dự toán xây dựng công trình; ngày 22/02/2008, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT-BXD về Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên, nhiên liệu, vật liệu, xây dựng. Theo nội dung 2 Thông tư trên, công trình do tôi đang quản lý được phép điều chỉnh điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng. Vậy chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án có được điều chỉnh theo dự toán chi phí điều chỉnh không? Xin Quý Bộ làm rõ những điều kiện để được điều chỉnh (nếu có)?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Căn cứ để tính chi phí quản lý dự án là chi phí xây dựng và thiết bị trước thuế GTGT trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt. Chi phí quản lý dự án sẽ được điều chỉnh khi chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh.

Căn cứ để tính các chi phí tư vấn là chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị trước thuế GTGT trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt. Như vậy, chi phí tư vấn sẽ được điều chỉnh khi dự toán chi phí xây dựng hoặc dự toán chi phí thiết bị được điều chỉnh.
 
Last edited by a moderator:
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến Thông tư 09/2008/TT-BXD

Hỏi:
“1. Trong phần căn cứ pháp lý chỉ có Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2008 mà không căn cứ vào Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng chủ yếu lại áp dụng cho các công trình, dự án đang thực hiện quản lý theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006. Điều này có mâu thuẫn không?

2. Tại điểm 3.3 ghi "Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở những khối lượng xây lắp chịu ảnh hưởng tăng (giảm) giá vật liệu xây dựng từ năm 2007", điểm này khó áp dụng trong thực tế do hiện nay giá vật liệu xây dựng vẫn đang biến động mạnh và ai bảo đảm cho việc điều chỉnh 1 lần tại thời điểm này sẽ không phải điều chỉnh trong thời gian thi công từ 1 đến 2 năm sau. Theo tôi nên cho phép điều chỉnh giá do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng 06 tháng hoặc 1 năm 1 lần còn điều chỉnh hình thức hợp đồng xây dựng thì thực hiện 1 lần.

3. Tại điểm 8.6 ghi "Đối với những công trình, gói thầu thực hiện theo qui định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006), hình thức hợp đồng theo giá điều chỉnh, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu, thì những khối lượng thực hiện từ năm 2007 được điều chỉnh theo hướng dẫn tại thông tư này". Như vậy, trường hợp hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định, nếu việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng không do lỗi của nhà thầu thì giải quyết ra sao?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Không mâu thuẫn, do Nghị định số 99/2007/NĐ-CP là Nghị định quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP là Nghị định về quản lý dự án đầu tư.

Chủ đầu tư lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung một lần để điều chỉnh giá gói thầu, điều chỉnh tổng mức đầu tư (trong trường hợp cần điều chỉnh), điều chỉnh giá hợp đồng. Việc thanh toán, quyết toán giữa Chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ theo nội dung hợp đồng ký kết hoặc căn cứ theo sự biến động giá của từng giai đoạn thi công.

Việc điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD và việc phạt chậm tiến độ do Nhà thầu gây nên là 02 việc hoàn toàn khác nhau. Điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD là để đảm bảo quyền lợi cho Nhà thầu theo qui định của Nhà nước. Việc phạt chậm tiến độ do lỗi của Nhà thầu gây ra thực hiện theo các nội dung qui định trong hợp đồng kinh tế đã ký kết.
 
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan tới phá dỡ công trình xây dựng

Hỏi:
Một số một số vấn đề liên quan tới phá dỡ công trình xây dựng.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Về trách nhiệm lập phương án phá dỡ:


- Đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị: căn cứ Điều 25 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP đối với những công trình xây dựng phải phê duyệt phương án phá dỡ thì phương án phá dỡ do chủ đầu tư lập; trường hợp không đủ điều kiện năng lực lập phương án phá dỡ, chủ đầu tư phải thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực để lập. Trường hợp bị cưỡng chế phá dỡ thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ chỉ định tổ chức tư vấn lập phương án phá dỡ”.

- Đối với nhà ở: căn cứ Điều 84 của Luật nhà ở thì phương án phá dỡ chung cư từ hai tầng trở lên và nhà ở khác từ bốn tầng trở lên do doanh nghiệp có năng lực về xây dựng lập.

- Đối với các công trình khác cần được phá dỡ: căn cứ mục V của Thông tư số 12/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng thì người được giao tổ chức việc thực hiện phá dỡ công trình lập phương án phá dỡ.

2. Về thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ:

- Đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị: căn cứ Điều 25 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP thì “phương án phá dỡ phải được cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện phê duyệt trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định này”.

- Đối với nhà ở: phương án phá dỡ chung cư từ hai tầng trở lên và nhà ở khác từ bốn tầng trở lên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (UBND tỉnh, UBND huyện).

- Đối với các công trình khác cần được phá dỡ: căn cứ mục V của Thông tư số 12/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng thì người được giao tổ chức việc thực hiện phá dỡ công trình phê duyệt phương án phá dỡ.

3. Những điều mà bạn quan tâm liên quan tới phá dỡ công trình xây dựng đã được Bộ Xây dựng nghiên cứu và đưa vào nội dung Nghị định sửa đổi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP và Nghị định 112/2007/NĐ-CP để trình Chính phủ ban hành.
 
Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh bổ sung chi phí do vật liệu xây dựng biến động theo Thông tư 09/2008/TT-BTC

Hỏi:
"Công ty tôi hiện nay đang là chủ đầu tư của nhiều công trình đang triển khai thi công và do nhiều nhà thầu khác nhau thực hiện, hiện nay các nhà thầu đang cùng chúng tôi tiến hành tính toán bổ sung chi phí do vật liệu biến động theo thông tư 09/2008/TT-BTC ngày 17/4/2008. Vậy:


+ Việc điều chỉnh được tính theo thời điểm nào, có phải tính theo từng thời điểm nhà thầu thi công xong một phần việc nào đó được nghiệm thu? Như vậy sẽ phải chi tiết nhiều thời điểm điều chỉnh có phải không? Thế còn phần khối lượng chưa thực hiện thì tính thời điểm như thế nào?

+ Giá vật liệu làm căn cứ để điều chỉnh được căn cứ theo giá do Liên sở xây dựng - tài chính công bố theo quý (tại Hải Phòng lại công bố giá theo quý và thường thì ra chậm, đến giữa quý 2 mới công bố giá quý 1 nên không cập nhật được biến động giá của thị trường) hay giá thực tế thị trường (do báo giá của các nhà cung cấp, hoặc giá bán của các cửa hàng, hoặc theo giá mua trên hóa đơn hợp lệ của nhà thầu)? Nếu căn cứ vào giá do Liên sở xây dựng - tài chính công bố thì thường là thấp so với giá thị trường tại thời điểm đó và lại không cập nhật kịp thời do công bố quá chậm. Nhưng nếu lấy giá theo thực tế thị trường hay giá trên hóa đơn mua của nhà thầu thì lại có nhiều giá khác nhau giữa các nhà thầu tại cùng một thời điểm”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Tại mục 7.1 Thông tư số 09/2008/TT-BXD đã hướng dẫn: “Đối với những hợp đồng đã ký kết, thì căn cứ vào dự toán chi phí xây dựng bổ sung và nội dung hợp đồng đã ký kết, chủ đầu tư và nhà thầu ký bổ sung giá hợp đồng làm cơ sở thanh toán hợp đồng”; Như vậy, việc điều chỉnh được xác định theo nội dung từng hợp đồng và cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu và do chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh theo hướng dẫn lập dự toán, công thức điều chỉnh tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD;

Giá vật liệu xây dựng để làm căn cứ điều chỉnh, Bộ Xây dựng đã hướng dẫn rõ tại điểm 1 và điểm 2 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD;
 
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề liên quan đến chi phí tư vấn quản lý dự án

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Văn Sáng, địa chỉ Email (nguyenvsang4466@yahoo.com.vn) hỏi:
Theo Nghị định 99/2007/ND8-CP và Công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 hướng dẫn tính toán xác định chi phí tư vấn quản lý dự án, xin giải thích cho tôi được rõ nghĩa đối với các câu chữ "là chi phí tổ chức thực hiện". Ví dụ "Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật" có nghĩa là chi phí quản lý dự án có bao gồm luôn cả Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật? Hay "Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình" có nghĩa là chi phí quản lý dự án có bao gồm luôn cả Chi phí kiểm tra, kiểm định và cấp giấy chứng sự phù hợp về chất lượng công trình? Như vậy có phải chi phí tổ chức thực hiện một công việc nào đó có nghĩa là chi phí cho việc thực hiện công việc đó?”.
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Thực hiện quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nội dung chi phí để chủ đầu tư tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án (chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư…) theo hướng dẫn tại mục 1.1.4 phần II khác với chi phí lập báo cáo đầu tư… (chi phí tư vấn) và được hướng dẫn tại mục 1.1.5 phần II của Thông tư số 05/2007/TT-BXD;

Vụ Kinh tế Xây dựng:D
 
Bộ Xây dựng trả lời về chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Thanh Tùng, địa chỉ Email (nguyenthanhtung_ttkd@yahoo.com) hỏi: ”Tôi đang làm dự toán cho dự án có tổng chi phí xây dựng khoảng 50 tỷ trong đó có nhiều loại công trình: XD:20 tỷ, GT: 20 tỷ, Hạ tầng kỹ thuật: 10 Tỷ. Vậy khi tính toán các chi phí quản lý dự án, lập dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (thiết kế, giám sát, thẩm tra) cho toàn dự án thi các chi phí cho từng loại công trình này được tính trên cơ sở nội suy theo chi phí xây dựng của toàn dự án là 50 tỷ hay lấy chi phí xây dựng của từng loại công trình (20,20,10 tỷ) để tính nội suy các chi phí nói trên”.

:D

Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình thì định mức chi phí quản lý dự án; định mức chi phí lập dự án được được xác định bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt;
Định mức chi phí thiết kế xây dựng công trình được xác định bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán của công trình được duyệt (công trình XD hoặc công trình giao thông hoặc công trình hạ tầng KT);
Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng; Định mức chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được tính bằng tỷ lệ phần % của chi phí xây dựng chưa có thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình được duyệt (công trình XD hoặc công trình giao thông hoặc công trình hạ tầng KT);

Vụ Kinh tế Xây dựng
 
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề về công tác quản lý chất lượng công trình ở địa phương

Hỏi:
“Với vai trò là Quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương, trong khi chưa có phân cấp, hướng dẫn của UBND cấp tỉnh, Sở Xây dựng thì Phòng Công Thương tiến hành kiểm tra Chất lượng công trình ở địa phương do mình Quản lý đối với các công trình do UBND huyện quyết định đầu tư là có đúng hay không? (Ví dụ kiểm tra một số công việc chính như: Điều kiện khởi công của chủ đầu tư; tiến độ thi công xây dựng công trình; giám sát thi công của chủ đầu tư; điều kiện năng lực hoạt động của chủ đầu tư, ban dự án; kiểm tra đột xuất hồ sơ nghiệm thu giai đoạn, hoàn thành....). Còn đối với các công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư, UBND huyện hoặc cơ quan thuộc UBND huyện làm chủ đầu tư thì xử lý như thế nào?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về CLCTXD ở địa phương đã được quy định rất rõ tại Khoản 2, Điều 37 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP như sau: “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý”. Như vậy người có thẩm quyền và trách nhiệm đối với việc quản lý nhà nước về CLCTXD tại địa phương là UBND tỉnh.

Theo Khoản 3, Mục I của Thông tư 12/2005/TT-BXD thì Sở Xây dựng giúp UBND cấp tỉnh thống nhất quản lý CLCTXD trên địa bàn và có trách nhiệm hướng dẫn UBND cấp huyện, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thưc hiện các văn bản QPPL về quản lý CLCTXD.

Như vậy đối với 2 đối tượng CTXD mà quý bạn hỏi về trách nhiệm quản lý nhà nước về CLCTXD tại địa phương đều thuộc Sở Xây dựng, không phụ thuộc vào việc ai là chủ đầu tư.
 
Bộ Xây dựng trả lời về việc trả tiền lương của cán bộ viên chức làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Cường, địa chỉ Email (cuongnstkv@gmail.com) hỏi: “Chúng tôi công tác ở một Ban quản lý dự án (QLDA) của Tập đoàn. Hiện nay chúng tôi được giao quản lý 3 dự án cùng một lúc. Chi phí QLDA của các dự án được tính theo qui định tại văn bản 1751/BXD-VP. Nhưng tiền lương trả cho những người ở Ban QLDA hiện đang lúng túng. Vậy chúng tôi có thể áp dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 198/1999/QĐ-TTG ngày 30/9/1999 về việc tiền lương của cán bộ viên chức làm việc tại BQLDA ĐTXD và theo TT số 32/199/TT-BLĐTBXH ngày 23/12/1999 hướng dẫn thực hiện QĐ số 198/1999/QĐ-TTG ngày 30/9/1999 của Chính phủ nêu rõ các BQLDA được lựa chọn hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu trong khoảng từ 0,1 đến 1,5 lần lương tối thiểu chung, nếu tiết kiệm chi phí nhiều thì hệ số tăng thêm cao và ngược lại, sao cho đảm bảo chi trả lương cho cán bộ BQLDA miễn sao không làm tăng thêm chi phí QLDA được trích theo quy định hiện hành”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì người quyết định đầu tư quyết định việc lựa chọn hình thức quản lý dự án cho phù hợp; Trường hợp, chủ đầu tư thành lập Ban quản lý, Ban quản lý này quản lý nhiều dự án khác nhau thì chi phí để thực hiện việc quản lý các dự án được lập dự toán chi phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc tham khảo định mức chi phí quản lý dự án theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng; Việc tiết kiệm chi phí quản lý dự án theo định mức nêu trên, Ban quản lý dự án được phép chi tăng tiền lương;

Vụ Kinh tế Xây dựng
 
Bộ Xây dựng trả lời về việc trả tiền lương của cán bộ viên chức làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hỏi:
“Chúng tôi công tác ở một Ban quản lý dự án (QLDA) của Tập đoàn. Hiện nay chúng tôi được giao quản lý 3 dự án cùng một lúc. Chi phí QLDA của các dự án được tính theo qui định tại văn bản 1751/BXD-VP. Nhưng tiền lương trả cho những người ở Ban QLDA hiện đang lúng túng. Vậy chúng tôi có thể áp dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 198/1999/QĐ-TTG ngày 30/9/1999 về việc tiền lương của cán bộ viên chức làm việc tại BQLDA ĐTXD và theo TT số 32/199/TT-BLĐTBXH ngày 23/12/1999 hướng dẫn thực hiện QĐ số 198/1999/QĐ-TTG ngày 30/9/1999 của Chính phủ nêu rõ các BQLDA được lựa chọn hệ số tăng thêm tiền lương tối thiểu trong khoảng từ 0,1 đến 1,5 lần lương tối thiểu chung, nếu tiết kiệm chi phí nhiều thì hệ số tăng thêm cao và ngược lại, sao cho đảm bảo chi trả lương cho cán bộ BQLDA miễn sao không làm tăng thêm chi phí QLDA được trích theo quy định hiện hành”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì người quyết định đầu tư quyết định việc lựa chọn hình thức quản lý dự án cho phù hợp; Trường hợp, chủ đầu tư thành lập Ban quản lý, Ban quản lý này quản lý nhiều dự án khác nhau thì chi phí để thực hiện việc quản lý các dự án được lập dự toán chi phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc tham khảo định mức chi phí quản lý dự án theo Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng; Việc tiết kiệm chi phí quản lý dự án theo định mức nêu trên, Ban quản lý dự án được phép chi tăng tiền lương;
 
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến thông tư 05/2007/TT-BXD

1. Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề liên quan đến thông tư 05/2007/TT-BXD

Hỏi:
“Trung tâm Tư vấn Thuỷ lợi & Nông nghiệp PTNT Quảng Nam đang thực hiện công tác tư vấn xây dựng một công trình do Sở NN & PTNT Quảng Nam làm chủ đầu tư, với nhiệm vụ và dự toán công tác khảo sát và lập dự án đầu tư do chủ đầu tư phê duyệt. Khi lập hồ sơ tạm ứng theo hợp đồng gửi đến KBNN Quảng Nam thì được giải thích phải hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý theo nội dung điểm 1.1.4 (Chi phí quản lý dự án), mục II của Thông tư 05/2007/TT-BXD: “...chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn...”. Tuy nhiên, chi phí khảo sát xây dựng và lập dự án thuộc nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo điểm 1.1.5, mục II của Thông tư 05/2007/TT-BXD; vì thế sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh nêu ở mục 1.1.4 nói trên”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì chi phí để thực hiện công việc khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư thuộc chi phí tư vấn trong nội dung tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình; Trường hợp chủ đầu tư chưa thể xác định được tổng mức đầu tư nhưng cần triển khai một số công việc (khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tư) thì chủ đầu tư lập dự toán chi phí cho công việc này để trình người quyết định đầu tư phê duyệt làm cơ sở dự trù kế hoạch vốn và triển khai thực hiện công việc; Dự toán được duyệt và hợp đồng được các bên ký kết để thực hiện các công việc nêu trên làm cơ sở cho việc tạm ứng, thanh toán hợp đồng của các công việc nêu trên;



2. Bộ Xây dựng trả lời một số nội dung liên quan đến công tác lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng

Hỏi:
“1. Theo Phần V-I-2-c về cơ quan phê duyệt quy hoạch xây dựng: UBND cấp tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng... các khu chức năng khác ngoài đô thị (khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp địa phương...); các khu chức năng thuộc đô thị mới; các khu chức năng thuộc khu công nghệ cao, khu kinh tế đặc thù; (đoạn này không nói đến tỷ lệ 1/2000 hay 1/500). Như vậy có thể hiểu là thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHCT xây dựng các khu chức năng nêu trên với tỷ lệ 1/2000 và 1/500 đều thuộc UBND cấp tỉnh có đúng hay không?

2. Trường hợp UBND tỉnh Thanh Hoá uỷ quyền cho Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn phê duyệt Nhiệm vụ và đồ án QHCT xây dựng khu dân cư tỷ lệ 1/500 (diện tích khoảng 30ha) thì cơ quan trình duyệt, cơ quan thẩm định là cơ quan nào (trong Thông tư 07/2008/TT-BXD không hướng dẫn việc uỷ quyền phê duyệt QHCT xây dựng)?”.

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại Phần V-I-2-c, thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án QHCT tỷ lệ 1/2000 và 1/500 các khu chức năng ngoài đô thị thuộc UBND tỉnh.

2. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh. Trong trường hợp UBND tỉnh uỷ quyền phê duyệt QHCT tỷ lệ 1/500 khu dân cư quy mô 30ha cho Ban QL khu kinh tế, Sở Xây dựng vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ trước khi trình phê duyệt. Cơ quan trình duyệt là chủ đầu tư dự án.
 
Last edited by a moderator:
Bộ Xây dựng trả lời văn bản 352/TTg-CN ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ

Hỏi:
"Ngày 28/2, Bộ GTVT đã có Văn bản số 1137/BGTVT -TCCB báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi các PMU thuộc Bộ GTVT. Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng cho phép Bộ GTVT được tiếp tục giao PMU đồng thời quản lý nhiều dự án. Thí điểm cho phép các PMU do Bộ GTVT thành lập được sử dụng bộ máy của mình để thực hiện quản lý các dự án do các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT làm chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân và được áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu, tạo điều kiện cần thiết để từng bước thực hiện chuyển đổi loại mô hình tổ chức theo quy định. Thời gian thí điểm thực hiện là 3 năm, sau đó tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Ngày 10/3, Chính phủ đã có Công văn số 352/TTg-CN cho phép các BQL dự án được phép quản lý nhiều dự án do chủ đầu tư giao. Công văn này có phải Chính phủ cho phép tất cả các BQL dự án trên cả nước hay chỉ riêng cho ngành Giao thông?".

Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, Vụ Xây lắp có ý kiến như sau:

Công văn số 352/TTg-CN ngày 10/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hình thức các Ban quản lý dự án chỉ áp dụng đối với các Ban quản lý thuộc Bộ Giao thông vận tải (PMU).
Còn các dự án khác, theo hướng dẫn tại điểm 2.b của văn bản số 1394/BXD-PC ngày 28/6/2007 của Bộ Xây dựng thì "Một Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: Từng dự án phải được quản lý, theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời sau khi kết thúc dự án theo đúng quy định".


@ lucky_thao82: Mình chuyển bài của bạn về đúng vị trí Mục Bộ Xây dựng trả lời qua Email. Cảm ơn bạn rất nhiều về các Văn bản của Bộ Xây dựng trả lời qua email mình chưa kịp post lên
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top