Quyết toán dự án!

anhtoan

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/12/07
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Tôi đang làm thẩm tra quyết toán một dự án có tình huống như sau: Dự toán gói thầu do cộng sai số học nên bị lệch tăng so với số chính xác là 2 tỷ (Số duyệt dự toán xây lắp là 100 tỷ, số chính xác cộng lại là 98 tỷ). Đơn vị dự thầu 99,5 tỷ, được xét trúng thầu, hiện tại đã thi công xong, đang làm quyết toán. Trong quá trình thẩm tra phê duyệt quyết toán mới phát hiện ra vấn đề trên.
Mong anh em thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống trên. Xin cảm ơn!
 

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Bạn cho mình hỏi là dự toán được phê duyệt là 100 tỷ ( mà thực tế có 98 tỷ ) là do mình phê duyệt sai hay là do bên nhà thầu cộng sai số học từ là làm hồ sơ dự thầu. Nếu do bên CĐT phê duyệt sai thì ko thể cắt được vì CĐT đã ký hợp đồng với bên thi công với giá trị là 99.5 tỷ. Lên bên thi công họ cứ lấy khối lượng nhân với đơn giá thôi ( Trừ khi nào bên thi công công sai số học ( phần giá trị ) bạn mới có thể cắt được, chứ còn do CĐT phê duyệt sai thì phải chịu thui tự )
 

anhtoan

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
20/12/07
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Do bên thẩm tra cộng sai, dẫn đến chủ đầu tư phê duyệt sai. Trong trường hợp này nếu phê duyệt đúng thì giá dự thầu sẽ vượt giá gói thầu. Nhưng hiện tại sự việc đã xảy ra rồi. Đơn vị thi công cũng đã thi công xong. Giờ anh em tư vấn cho xem nên xử lý thế nào cho hợp lý.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Do bên thẩm tra cộng sai, dẫn đến chủ đầu tư phê duyệt sai. Trong trường hợp này nếu phê duyệt đúng thì giá dự thầu sẽ vượt giá gói thầu. Nhưng hiện tại sự việc đã xảy ra rồi. Đơn vị thi công cũng đã thi công xong. Giờ anh em tư vấn cho xem nên xử lý thế nào cho hợp lý.
Bạn thẩm tra quyết toán (chắc không phải là kiểm toán độc lập đang thực hiện công việc kiểm toán chứ nhỉ?) và đang gặp rắc rối khi chủ đầu tư phê duyệt sai dự toán. Sau đó qua bước đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng, thi công, thanh toán. Quá nhiều bước đã qua. Giờ đương nhiên không thể phê duyệt dự toán lại được nữa.

Giờ bạn chỉ còn cách xem xét lại đơn giá trúng thầu (đơn giá hợp đồng), kiểm tra xem xét lại khối lượng hợp đồng và sự phù hợp của hồ sơ thanh toán. Nếu đơn giá hợp đồng có sai lệch lớn so với chế độ chính sách thì báo cáo chủ đầu tư xem xét, đề nghị thu hồi. Vậy thôi...
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
40
Tôi đang làm thẩm tra quyết toán một dự án có tình huống như sau: Dự toán gói thầu do cộng sai số học nên bị lệch tăng so với số chính xác là 2 tỷ (Số duyệt dự toán xây lắp là 100 tỷ, số chính xác cộng lại là 98 tỷ). Đơn vị dự thầu 99,5 tỷ, được xét trúng thầu, hiện tại đã thi công xong, đang làm quyết toán. Trong quá trình thẩm tra phê duyệt quyết toán mới phát hiện ra vấn đề trên.
Mong anh em thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống trên. Xin cảm ơn!

Không rõ hợp đồng của bạn thi công theo hình thức nào, nếu trọn gói thì bó tay rùi, đợi kiểm toán nhảy vào thôi, còn nếu thanh toán theo Kl thực tế- đơn giá cố định thì bạn cứ căn cứ theo hợp đồng mà duyệt quyết toán, theo bạn nói thì bây giờ chưa quyết toán, bên bạn đang duyệt mà.
 

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Bạn Quiet Quasimodo nói có vẻ không được đúng vì bạn ko xem hồ sơ mời thầu àh ( Trong hồ sơ mời thầu bao giờ cũng có câu đơn giá là do nhà thầu tự lập lên kể cả sai lệch so với chế độ chính sách thì CĐT cũng phải chịu vì CĐT đã chấp nhận đơn giá đó mà ) lên nhà thầu tự lập mà CĐT đã chấp thuận đơn giá đó ( đã ký hợp đồng ) thì chả có lý do gì cắt được đơn giá của nhà thầu cả ( Chỉ cắt được khối lượng thôi ). Lên theo mình chả có cách gì cả bây giờ bạn cứ phê duyệt quyết toán theo giá trị đó là được.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Tôi đang làm thẩm tra quyết toán một dự án có tình huống như sau: Dự toán gói thầu do cộng sai số học nên bị lệch tăng so với số chính xác là 2 tỷ (Số duyệt dự toán xây lắp là 100 tỷ, số chính xác cộng lại là 98 tỷ). Đơn vị dự thầu 99,5 tỷ, được xét trúng thầu, hiện tại đã thi công xong, đang làm quyết toán. Trong quá trình thẩm tra phê duyệt quyết toán mới phát hiện ra vấn đề trên.
Mong anh em thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống trên. Xin cảm ơn!
Một sai lầm đáng trách của đơn vị thẩm tra.
2 tỷ là số tiền lớn. Nếu dự án bị thanh tra là có chuyện để nói chắc.
Trong trường hợp này em không thể nói gì hơn ngoài lắc đầu ngao ngán. Cái ông thi công làm hồ sơ dự thầu kiểu gì mà cũng không biết cái lệnh này nhỉ?
Tổ chuyên gia chấm thầu chắc là cũng dính dáng tới rồi....
Hic..hic. Em mà rơi vào trường hợp của Bác chắc em đau tim quá!
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Bạn Quiet Quasimodo nói có vẻ không được đúng vì bạn ko xem hồ sơ mời thầu àh ( Trong hồ sơ mời thầu bao giờ cũng có câu đơn giá là do nhà thầu tự lập lên kể cả sai lệch so với chế độ chính sách thì CĐT cũng phải chịu vì CĐT đã chấp nhận đơn giá đó mà ) lên nhà thầu tự lập mà CĐT đã chấp thuận đơn giá đó ( đã ký hợp đồng ) thì chả có lý do gì cắt được đơn giá của nhà thầu cả ( Chỉ cắt được khối lượng thôi ). Lên theo mình chả có cách gì cả bây giờ bạn cứ phê duyệt quyết toán theo giá trị đó là được.
Thế thì kiểm toán, thanh tra được Nhà nước trả lương để làm gì nhỉ? Rồi bước Kiểm toán dự án trước khi quyết toán làm những công việc gì nhỉ?

Nói có vẻ không được đúng. Nhưng nói chính xác là đúng như thế này: Kiểm toán có quyền đề nghị chủ đầu tư thu hồi đối với tất cả các khối lượng, đơn giá không phù hợp với quy định của Nhà nước, kể cả ông ký 01 hợp đồng chứ ông có ký 10 hợp đồng thì vẫn thu như thường. Có sai gì không nhỉ, phuongnam164?
 

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Theo mình ko thể cắt được chỉ trừ khi bạn ký hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì bạn được quyền điều chỉnh còn nếu là đơn giá cố định thì chả có lý do gì cắt được cả ( Vì trong hồ sơ mời thầu các ông CĐT đã có nói đơn giá là do nhà thầu lập nếu đã do nhà thầu lập thì chả có lý do gì cắt được cả nếu thấy sai thì CĐT loại nhà thầu đó. Còn ko có lý do gì khi ông đã đồng ý với giá của tui nêu ra mà ông lại cắt của tui cả ). Còn nếu cắt thì các công kiểm toán phải nói lý do ( trừ khi khối lượng của đơn vị thi công sai ). Vì trước khi ký hợp đồng với đơn vị thi công các ông CĐT phải duyệt hồ sơ dự thầu của bên thi công ( phải trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt rùi )
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Theo mình ko thể cắt được chỉ trừ khi bạn ký hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì bạn được quyền điều chỉnh còn nếu là đơn giá cố định thì chả có lý do gì cắt được cả ( Vì trong hồ sơ mời thầu các ông CĐT đã có nói đơn giá là do nhà thầu lập nếu đã do nhà thầu lập thì chả có lý do gì cắt được cả nếu thấy sai thì CĐT loại nhà thầu đó. Còn ko có lý do gì khi ông đã đồng ý với giá của tui nêu ra mà ông lại cắt của tui cả ). Còn nếu cắt thì các công kiểm toán phải nói lý do ( trừ khi khối lượng của đơn vị thi công sai ). Vì trước khi ký hợp đồng với đơn vị thi công các ông CĐT phải duyệt hồ sơ dự thầu của bên thi công ( phải trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt rùi )
Ấy ấy... cái ni mà rứa là chết. Mà từ đã, để tui bấm cảm ơn bạn cái đã...

Đây, Quy định của Nhà nước:

Trích chuẩn mực kiểm toán Việt nam số 1000:

Kiểm tra chi phí đầu tư.
• Kiểm tra chi phí xây dựng công trình và chi phí lắp đặt thiết bị về các mặt: Giá trị khối lượng quyết toán so với dự toán được duyệt, biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, biên bản phát sinh; Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc áp dụng đơn giá, định mức, hệ số trượt giá, phụ phí (trong trường hợp chỉ định thầu), áp dụng đơn giá trúng thầu (trong trường hợp đấu thầu); Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu); Việc sử dụng chủng loại vật liệu phù hợp với thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu;
• Kiểm tra chi phí thiết bị về các mặt: Giá trị, khối lượng thiết bị quyết toán phù hợp với hợp đồng mua sắm, hóa đơn, chứng từ, thực tế thi công; Các chi phí có liên quan như vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm, bảo dưỡng… có phù hợp với hợp đồng, hóa đơn, chứng từ và các quy định của Nhà nước; Tuân thủ các quy định trong việc lựa chọn nhà cung cấp (chỉ định thầu, hoặc đấu thầu);

Có ý kiến gì nữa không?
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Quên, gửi chuẩn mực Kiểm toán để bạn tham khảo thêm này.
 

File đính kèm

  • Chuan muc Kiem toan Viet Nam so 1000 - by Quiet Quasimodo.rar
    38 KB · Đọc: 189

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Bạn giả thích rõ hơn nhé. Nhưng mình vẫn bảo lưu ý kiến của mình bạn tham khỏa cái này nhé:
Thông tư số: 01/2010/TT-BKH, ngày 06/01/2010 của Bộ kế hoạch và đầu tư V/v quy định lập hồ sơ yêu cầu
PHÂN TÍCH ĐƠN GIÁ ĐỀ XUẤT (1)

Đối với đơn giá xây dựng chi tiết
Mẫu số 9a
Hạng mục công việc
:_______________
Đơn vị tính: VND

Mã hiệu đơn giá

Mã hiệu VL, NC, M

Thành phần hao phí

Đơn vị tính

Khối lượng

Đơn giá

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

DG.1

 

Chi phí VL

    

Vl.1

     

Vl.2

     

...

     
 

Cộng

   

VL

 

Chi phí NC (theo cấp bậc thợ bình quân)

công

  

NC

 

Chi phí MTC

    

M.1

 

ca

   

M.2

 

ca

   

...

     
 

Cộng

   

M

[TD="colspan: 5"]TỔNG CỘNG[/TD]

S1


Ghi chú: (1) Căn cứ tính chất của hạng mục công việc mà yêu cầu hoặc không yêu cầu nhà thầu phân tích đơn giá theo Mẫu này. Trường hợp không yêu cầu thì bỏ Mẫu này. Trường hợp đơn giá được tổng hợp đầy đủ thì bao gồm cả chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
Cột (6): Là đơn giá do nhà thầu đề xuất, không phải là đơn giá do Nhà nước quy định.

Cột đơn giá là do nhà thầu đề xuất mà CĐT đồng ý thì chả có lý do gì cắt cả.
 
Last edited by a moderator:

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Bạn giả thích rõ hơn nhé. Nhưng mình vẫn bảo lưu ý kiến của mình bạn tham khỏa cái này nhé:
Cột (6): Là đơn giá do nhà thầu đề xuất, không phải là đơn giá do Nhà nước quy định.

Cột đơn giá là do nhà thầu đề xuất mà CĐT đồng ý thì chả có lý do gì cắt cả.
Đấy là cái gì vậy, nhìn loằng ngoằng nhỉ? Chóng mặt quá.

Chủ đầu tư là đơn vị được giao để quản lý và sử dụng vốn. Nhưng không phải ông sử dụng như thế nào cũng được. Ông quản lý yếu kém, sử dụng vốn không đúng với quy định thì phải thu hồi. Chẳng có cớ gì mà không cắt giảm cả.
 

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Minh ko biết tạo bảng trên trang Well lên nhìn nó như thế ( mới lại ko biết gửi tài liệu lên bạn chỉ cách nhé ) CĐT quản lý yếu kém thì ông đấy đã thuê các bên tư vấn ( Tư vấn đấu thầu, TV QLDA, TVGS để làm gì ) nếu nói như bạn thì đơn vị thi công nào cũng bị thu hồi khi mình thi công đúng theo thiết kế ( và đơn giá theo đúng hợp đồng àh) đều bị cắt giảm àh khi mà CĐT phê duyệt sai àh. Lỗi do CĐT thì ông kiểm toán vào thì CĐT bị phạt nếu CĐT đã thuê các bên tư vấn thì bên nào làm sai bên đấy bị phạt ko thể bắt nhà thầu chịu lỗi do các ông phê duyệt sai được cả.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Tôi đang làm thẩm tra quyết toán một dự án có tình huống như sau: Dự toán gói thầu do cộng sai số học nên bị lệch tăng so với số chính xác là 2 tỷ (Số duyệt dự toán xây lắp là 100 tỷ, số chính xác cộng lại là 98 tỷ). Đơn vị dự thầu 99,5 tỷ, được xét trúng thầu, hiện tại đã thi công xong, đang làm quyết toán. Trong quá trình thẩm tra phê duyệt quyết toán mới phát hiện ra vấn đề trên.
Mong anh em thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống trên. Xin cảm ơn!
Tôi xin tham gia ý kiến về tình huống này như sau:
1. Nếu quá trình lựa chọn nhà thầu chủ đầu tư làm đúng luật Đấu thầu thì việc lựa chọn nhà thầu không có vấn đề gì, việc quyết toán VĐT dự án hoàn thành tiến hành bình thường theo quy định của Bộ Tài chính (Thông tư 19/2011/TT-BTC).
2. Vấn đề còn lại phải xử lý là vấn đề phê duyệt dự toán gói thầu của chủ đầu tư. Về vấn đề này, theo tôi nguyên tắc xử lý là cá nhân nào có liên quan đến việc gây ra sai lệch 2 tỷ đồng thì xử phạt vi phạm hành chính cá nhân đó theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Báo cáo thẩm định / thẩm tra dự toán không chuẩn xác thì xử phạt cá nhân lập báo cáo; Nếu chủ đầu tư phê duyệt dự toán khi chưa có báo cáo thẩm định / thẩm tra dự toán thì xử phạt chủ đầu tư; nếu ...
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Tôi đang làm thẩm tra quyết toán một dự án có tình huống như sau: Dự toán gói thầu do cộng sai số học nên bị lệch tăng so với số chính xác là 2 tỷ (Số duyệt dự toán xây lắp là 100 tỷ, số chính xác cộng lại là 98 tỷ). Đơn vị dự thầu 99,5 tỷ, được xét trúng thầu, hiện tại đã thi công xong, đang làm quyết toán. Trong quá trình thẩm tra phê duyệt quyết toán mới phát hiện ra vấn đề trên.
Mong anh em thảo luận để đưa ra cách giải quyết tình huống trên. Xin cảm ơn!
- Xét về phía nhà thầu:
Đa số chỉ gặp nhà thầu giảm chi phí thành phần như chi phí chung, chi phí lán trại...(thấp hơn giá mời thầu) để có thể trúng thầu (và đây cũng là điều mà chúng ta chờ đợi ở việc đấu thầu=>phải có phương án thi công hợp lý nhất để giảm thiểu chi phí).
Trường hợp của bạn, thực tế giá mời thầu đúng chỉ là 98 tỷ (lập theo đúng hướng dẫn của nhà nước tại thời điểm đó), khối lượng không tăng, mà nhà thầu lập hồ sơ dự thầu đến 99,5 tỷ.
Kiểm toán sẽ kiểm tra lại phần đơn giá theo quy định của nhà nước vào thời điểm đó, nếu thấy cái nào không hợp lý thì sẽ điều chỉnh=>và tất nhiên là giá trị này phải là 98 tỷ, vì nhà thầu không thể bảo vệ được đơn giá cao bất thường này.
Báo cáo kiểm toán sẽ ghi giá trị hợp đồng theo kiểm toán là 98 tỷ=> Việc còn lại là nhà thầu lên quyết toán với kho bạc.
Còn xử lý vi phạm hành chính của các bên liên quan (chủ đầu tư, đơn vị thẩm tra, đơn vị thiết kế, tư vấn đấu thầu...) thì bạn tham khảo Nghị định 23/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Minh ko biết tạo bảng trên trang Well lên nhìn nó như thế ( mới lại ko biết gửi tài liệu lên bạn chỉ cách nhé ) CĐT quản lý yếu kém thì ông đấy đã thuê các bên tư vấn ( Tư vấn đấu thầu, TV QLDA, TVGS để làm gì ) nếu nói như bạn thì đơn vị thi công nào cũng bị thu hồi khi mình thi công đúng theo thiết kế ( và đơn giá theo đúng hợp đồng àh) đều bị cắt giảm àh khi mà CĐT phê duyệt sai àh. Lỗi do CĐT thì ông kiểm toán vào thì CĐT bị phạt nếu CĐT đã thuê các bên tư vấn thì bên nào làm sai bên đấy bị phạt ko thể bắt nhà thầu chịu lỗi do các ông phê duyệt sai được cả.
Ý tôi là nhà thầu chỉ được thanh toán đúng - đủ những gì nhà thầu thực hiện. Như vậy cũng là tốt lắm rồi.

Việc các bên do lỗi chủ quan hoặc khách quan dẫn tới sai sót là không tránh khỏi. Nên cứ duyệt, cứ ký, cứ làm, không giám sát, không kiểm tra đương nhiên là không thể chấp nhận được.

Từ trước tới giờ, Kiểm toán Nhà nước vẫn giảm trừ đơn giá, khối lượng nếu không đúng chế độ chính sách, dù dự án đang ở bất kỳ khâu nào (đang thi công hoặc đã hoàn thành, thanh quyết toán).

Về việc gửi tài liệu, bạn có thể post bài theo hướng dẫn ở trên diễn đàn. Nếu không, bạn có thể chụp màn hình, lưu vào file ảnh, gửi qua host trung gian và đính kèm. Tôi ví dụ bảng của bạn ở hình dưới.

12345.png
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Việc còn lại là nhà thầu lên quyết toán với kho bạc.
Còn xử lý vi phạm hành chính của các bên liên quan (chủ đầu tư, đơn vị thẩm tra, đơn vị thiết kế, tư vấn đấu thầu...) thì bạn tham khảo Nghị định 23/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng
[/SIZE]
Thường thì sau khi có quyết định của Thanh tra hoặc báo cáo Kiểm toán, Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để thu hồi giá trị. Nhà thầu có thể ký xác nhận, hoặc không ký. Không quan trọng bởi dù không muốn cũng phải thu hồi.

Trên cơ sở đề nghị thu hồi từ phía Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn (có thể là Kho bạc hoặc tổ chức tài chính được giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư) sẽ thu hồi giảm trừ số tiền trên ở dự án mà Nhà thầu còn được thanh toán. Trong trường hợp Nhà thầu không có dự án được thanh toán qua hệ thống của đơn vị cấp phát vốn, nhà thầu buộc phải nộp lại số tiền trên cho Chủ đầu tư.

Số tiền thu hồi này sẽ được nộp về ngân sách Nhà nước. Chủ đầu tư sẽ báo cáo các khoản chi phí này qua Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành, đơn vị quản lý về vốn hoặc đơn vị chủ quản.

Cũng chưa đến mức cứ sai thì lôi nhau ra phạt theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP đâu. Vì thường thì dự án nào cũng có sai sót nhất định. Xử lý theo quy trình khép kín, bảo đảm công bằng - minh bạch - hiệu quả là điều quan trọng nhất.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Thường thì sau khi có quyết định của Thanh tra hoặc báo cáo Kiểm toán, Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để thu hồi giá trị. Nhà thầu có thể ký xác nhận, hoặc không ký. Không quan trọng bởi dù không muốn cũng phải thu hồi.

Trên cơ sở đề nghị thu hồi từ phía Chủ đầu tư, đơn vị cấp phát vốn (có thể là Kho bạc hoặc tổ chức tài chính được giao nhiệm vụ cấp phát vốn đầu tư) sẽ thu hồi giảm trừ số tiền trên ở dự án mà Nhà thầu còn được thanh toán. Trong trường hợp Nhà thầu không có dự án được thanh toán qua hệ thống của đơn vị cấp phát vốn, nhà thầu buộc phải nộp lại số tiền trên cho Chủ đầu tư.

Số tiền thu hồi này sẽ được nộp về ngân sách Nhà nước. Chủ đầu tư sẽ báo cáo các khoản chi phí này qua Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành, đơn vị quản lý về vốn hoặc đơn vị chủ quản.

Cũng chưa đến mức cứ sai thì lôi nhau ra phạt theo Nghị định số 23/2009/NĐ-CP đâu. Vì thường thì dự án nào cũng có sai sót nhất định. Xử lý theo quy trình khép kín, bảo đảm công bằng - minh bạch - hiệu quả là điều quan trọng nhất.
Cảm ơn về diễn biến quyết toán của bác, e từng giám sát 1 công trình trong đó nhà thầu được tạm ứng sau khi ký hợp đồng lên đến 90% (cái này thì sai luật chắc chắn), và sau đó thì việc nghiệm thu hay ký kết của bên giám sát cũng không có ý nghĩa nhiều khi tiền đã được ứng gần hết.
Nhưng e không hiểu nếu nhà thầu không chịu trả lại tiền đã tạm ứng cho chủ đầu tư (và nhà thầu cũng không có dự án được thanh toán qua hệ thống của đơn vị cấp phát vốn) thì giải quyết thế nào.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Cảm ơn về diễn biến quyết toán của bác, e từng giám sát 1 công trình trong đó nhà thầu được tạm ứng sau khi ký hợp đồng lên đến 90% (cái này thì sai luật chắc chắn), và sau đó thì việc nghiệm thu hay ký kết của bên giám sát cũng không có ý nghĩa nhiều khi tiền đã được ứng gần hết.
Nhưng e không hiểu nếu nhà thầu không chịu trả lại tiền đã tạm ứng cho chủ đầu tư (và nhà thầu cũng không có dự án được thanh toán qua hệ thống của đơn vị cấp phát vốn) thì giải quyết thế nào.
Cái thời anh em mình còn áp dụng Nghị định 99/2007/NĐ-CP, hình như ngày 13/6/2007 thì phải, lúc đó ứng vô tư, ứng thoải mái nên chủ đầu tư cho nhà thầu ứng 90% cũng không phạm Luật. Thế nên khối ông ứng tiền dự án xong thì chạy sang kinh doanh bất động sản chứ không tập trung vào thi công công trình đó thôi.

Còn việc thu hồi, trừ khi nhà thầu phá sản, và thủ tục ưu tiên thanh toán khi phá sản không cho phép ông Nhà nước thu hồi dẫn đến Nhà nước không thu hồi được vốn, còn lại thì Nhà nước đủ công cụ để "tóm cổ" bằng được khoản tiền này. Nhưng xem lại quy định về ưu tiên khi giải thế, phá sản, Nhà nước vẫn được ưu tiên đó thôi.
 

Top