- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.777
- Điểm thành tích
- 113
Chào mừng kỷ niệm 55 Đào tạo, 45 năm thành lập trường ĐHXD. TA lập chủ đề này ghi lại các công việc mà các thế hệ đi trước đã hoặc có thể làm làm định hướng cho các anh/em thế hệ đi sau (để các em yên tâm học tập, phấn đấu). Nhờ mọi bổ sung, chỉnh sửa thêm nhé.
Sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng (tiền thân là Khoa Kinh tế xây dựng) khi ra trường có thể làm được những công việc sau:
1. Giảng viên, giáo viên:
- Các bạn khá giỏi, có năng lực có thể được nhận lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa KTXD - trường ĐHXD. Ở đây bạn có các đích ngắm để phấn đấu vươn tới và vượt qua (về chức vụ, uy tín khoa học và sự thành đạt) là:
+ Cố GS TSKH Nguyễn Văn Chọn, xuất thân từ khoa KTXD, nguyên trưởng khoa KTXD, nguyên hiệu trưởng trường ĐHXD.
+ Ts Nguyễn Xuân Anh (KTXD xịn), đương kim trưởng phòng đào tạo ĐHXD, lãnh đạo trong công ty Tư vấn ĐHXD.
- Có nhiều bạn làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề khác:
Ví dụ:
- Đỗ Xuân Hòa lớp 42Kt1 là giảng viên ĐH Kiến trúc tp HCM
- Nguyễn Hữu Tú 44kt1 là Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và kế toán trường CĐ Xây dựng Nam Định
- Đào Thanh Tùng (hiện là Phó tổng Sông Hồng - PVSH) 43Kt1 từng là trưởng khoa KTXD Đại học Đại Nam.
- Lê Nho Huân, 43Kt1 từng là giảng viên CĐ Xây dựng số 2, Thủ Đức.
...
Các bạn có thể làm giảng viên kết hợp với việc làm thêm với các nghề ở bên dưới. Nghề này từ muôn đời nay trong văn hóa Việt được trân trọng.
Theo TA để chuẩn bị cho nghề nghiệp giáo viên:
- Khi học ở trên lớp, các bạn hãy tập tích lũy luôn. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ chính là học nội dung môn học, bài vở. Bạn hãy học (và phê phán có tiếp thu luôn) phong cách giảng dạy của thầy. Xem thầy thế hiện thế nào, tác phong ra sao, cách trình bày của thầy. Cái gì hay thì ghi nhớ, cái gì dở thì bỏ qua (hoặc nhớ rút kinh nghiệm).
- Nếu bạn mang Laptop đi, có thể hãy gõ lại các đề mục, nội dung bài giảng của thầy. Vừa phục vụ ghi nội dung bài vở và biết đâu đấy sau này làm giảng viên môn này, bạn phải soạn giáo án. Khi đó bạn mới thấy ích lợi "thừa kế lao động" quá khứ.
- Khi học môn nào, bạn cũng nên sưu tầm tất cả các tài liệu, tư liệu về môn đó vào một thư mục phục vụ cho tư liệu giảng dạy sau này.
- Thành thạo Word, PowerPoint, Excel để trình bày giáo án, slide bài giảng, bài tập. Nếu bạn biết thêm về AutoCad, Photoshop, Corel... thì việc trình bài, soạn thảo bài giảng sẽ tiện hơn. Nói chung biết càng nhiều càng tốt, kẻo thời đại CNTT học sinh hỏi ở dưới, trên bục giảng thầy lại ớ ra thì chết.
- Luôn tận dụng cơ hội tập phát biểu trước lớp, theo học khóa ngắn hạn về MC, phát biểu, diễn thuyết trước đám đông. Thậm chí bạn có thể sưu tầm một vấn đề gì đó từ website www.giaxaydung.vn sau đó nêu vấn đề cho các bạn thảo luận (chỉ cần 1 nhóm cũng được), bạn đứng dẫn dắt cuộc đó, giải thích, kết luận...
- Tích lũy kiến thức, hiểu biết xã hội, hiểu biết về ngành nghề. Các câu chuyện hài hước, dí dỏm... Các diễn đạt vui vẻ và cuốn hút sẽ làm cho các tiết học của bạn vui vẻ, được sinh viên mong chờ... Được sinh viên yêu quý, trân trọng bạn sẽ thấy thật tuyệt.
Sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng (tiền thân là Khoa Kinh tế xây dựng) khi ra trường có thể làm được những công việc sau:
1. Giảng viên, giáo viên:
- Các bạn khá giỏi, có năng lực có thể được nhận lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa KTXD - trường ĐHXD. Ở đây bạn có các đích ngắm để phấn đấu vươn tới và vượt qua (về chức vụ, uy tín khoa học và sự thành đạt) là:
+ Cố GS TSKH Nguyễn Văn Chọn, xuất thân từ khoa KTXD, nguyên trưởng khoa KTXD, nguyên hiệu trưởng trường ĐHXD.
+ Ts Nguyễn Xuân Anh (KTXD xịn), đương kim trưởng phòng đào tạo ĐHXD, lãnh đạo trong công ty Tư vấn ĐHXD.
- Có nhiều bạn làm giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề khác:
Ví dụ:
- Đỗ Xuân Hòa lớp 42Kt1 là giảng viên ĐH Kiến trúc tp HCM
- Nguyễn Hữu Tú 44kt1 là Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và kế toán trường CĐ Xây dựng Nam Định
- Đào Thanh Tùng (hiện là Phó tổng Sông Hồng - PVSH) 43Kt1 từng là trưởng khoa KTXD Đại học Đại Nam.
- Lê Nho Huân, 43Kt1 từng là giảng viên CĐ Xây dựng số 2, Thủ Đức.
...
Các bạn có thể làm giảng viên kết hợp với việc làm thêm với các nghề ở bên dưới. Nghề này từ muôn đời nay trong văn hóa Việt được trân trọng.
Theo TA để chuẩn bị cho nghề nghiệp giáo viên:
- Khi học ở trên lớp, các bạn hãy tập tích lũy luôn. Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ chính là học nội dung môn học, bài vở. Bạn hãy học (và phê phán có tiếp thu luôn) phong cách giảng dạy của thầy. Xem thầy thế hiện thế nào, tác phong ra sao, cách trình bày của thầy. Cái gì hay thì ghi nhớ, cái gì dở thì bỏ qua (hoặc nhớ rút kinh nghiệm).
- Nếu bạn mang Laptop đi, có thể hãy gõ lại các đề mục, nội dung bài giảng của thầy. Vừa phục vụ ghi nội dung bài vở và biết đâu đấy sau này làm giảng viên môn này, bạn phải soạn giáo án. Khi đó bạn mới thấy ích lợi "thừa kế lao động" quá khứ.
- Khi học môn nào, bạn cũng nên sưu tầm tất cả các tài liệu, tư liệu về môn đó vào một thư mục phục vụ cho tư liệu giảng dạy sau này.
- Thành thạo Word, PowerPoint, Excel để trình bày giáo án, slide bài giảng, bài tập. Nếu bạn biết thêm về AutoCad, Photoshop, Corel... thì việc trình bài, soạn thảo bài giảng sẽ tiện hơn. Nói chung biết càng nhiều càng tốt, kẻo thời đại CNTT học sinh hỏi ở dưới, trên bục giảng thầy lại ớ ra thì chết.
- Luôn tận dụng cơ hội tập phát biểu trước lớp, theo học khóa ngắn hạn về MC, phát biểu, diễn thuyết trước đám đông. Thậm chí bạn có thể sưu tầm một vấn đề gì đó từ website www.giaxaydung.vn sau đó nêu vấn đề cho các bạn thảo luận (chỉ cần 1 nhóm cũng được), bạn đứng dẫn dắt cuộc đó, giải thích, kết luận...
- Tích lũy kiến thức, hiểu biết xã hội, hiểu biết về ngành nghề. Các câu chuyện hài hước, dí dỏm... Các diễn đạt vui vẻ và cuốn hút sẽ làm cho các tiết học của bạn vui vẻ, được sinh viên mong chờ... Được sinh viên yêu quý, trân trọng bạn sẽ thấy thật tuyệt.
Bài viết còn đang hoàn thiện tiếp...