Sự hài hòa trong nền quản lý của phật giáo

mrphan882

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
23/4/09
Bài viết
22
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Nền quản lý Phật giáo là quản lý tự tâm

Quản lý đồ vật hay sự việc rất dễ, thậm chí quản lý tiền bạc cũng không khó, bởi tiền không biết cự cãi, chỉ có người mới biết. Mỗi người đều có tư duy khác nhau, nên quản lý người là khó nhất. Nhưng, một khi chúng ta có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối phương, tán dương và tiếp nạp đối phương, vấn đề quản lý trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Khó quản lý nhất là chính mình, do vậy, bước thứ nhất của quản lý là quản lý bản thân: không phải phép thì chớ nhìn, không phải phép thì chớ nghe, không phải phép thì chớ nói, không phải phép thì chớ động. Quản lý tốt mình, sau đó mới quản lý người khác được. Mà Phật pháp chính là phương pháp quản lý “tâm”.

Vận dụng kỹ xảo quản lý cần phải có trí tuệ. Khi tôi còn là học tăng, nếu có người phạm lỗi, tự viện liền phạt người đó lạy Phật, quỳ hương. Nhưng tôi nghĩ rằng lễ Phật, lễ Bồ tát là hành vi của thánh nhân. Do vậy, khi tôi quản lý Phật học viện, có học tăng phạm lỗi, tôi không phạt họ quỳ hương, mà phạt họ ngủ.

Người phạm lỗi lần đầu cảm thấy buồn cười, nhưng một người nằm trên giường, nghe chánh điện vang tiếng tụng kinh của đồng môn, từ từ sẽ phát hiện, tụng kinh lễ lạy cùng đại chúng là một việc tươi đẹp biết chừng nào, ngủ thật là việc buồn chán.

Tình yêu thương và tôn trọng là điểm mấu chốt trong quản lý

Từng có tịnh nữ trong học viện đến tìm tôi, nói Đài Loan rất hiếm có biểu diễn trượt băng, nếu như không đi xem, thật là tiếc suốt đời. Tôi phải làm sao? Vi phạm thanh quy để cho cô đi, hay để cô suốt đời hối tiếc?

Thật ra, tôi cho rằng tất cả quy củ đều có thể thay đổi, nên tôi cho cô 200 tệ, lấy lý do mua dùm tôi đồ vật, cho phép cô đi.

Rốt cuộc, cô không hề hối tiếc, tôi cũng không vi phạm nội quy của viện.

Có rất nhiều nữ sinh Phật học viện cảm thấy chính mình chưa được thoa son môi, mặc qua quần áo đẹp, nếu như xuất gia, sẽ hối tiếc.

Nên, khi tôi ra nước ngoài liền mua vật phẩm cho các cô. Khi nhân viên hải quan nhìn thấy hành lý của Tăng sĩ có những vật phẩm như vậy, họ ngạc nhiên vô cùng, nhưng tôi thì vẫn cứ tự nhiên. Tôi chỉ muốn làm thỏa ước nguyện nho nhỏ của các học trò mà thôi.

Quyền nghi độ người, nghĩ nhiều về người khác, một khi nhu cầu của đối phương được đáp ứng và nhận được sự tôn trọng, tự nhiên tình nguyện tiếp nhận sự lãnh đạo của chúng ta.

Quản lý nhà Phật là bảo đảm sự hài hòa, đồng điệu

Khi đạt được sự hài hòa, bất luận thời điểm nào, chúng ta đều rất hạnh phúc.

Quần áo không đồng màu sắc, nếu biết cách phối hợp thì rất vừa mắt; các món ăn có nhiều khẩu vị, nếu biết cách điều phối thì rất ngon; trên mặt, năm giác quan không đồng, nếu hài hòa thì rất đẹp.

Đạo Phật gọi tu sĩ là “Hòa thượng”, nói rõ người xuất gia có lục hòa: kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân. Hòa thượng chính là lấy chữ Hòa làm trước. Hòa thượng thật ra chỉ trụ trì chùa, giống như hiệu trưởng của trường, quán triệt quy củ tự viện, duy trì được hài hòa trong tập thể.

Người người đều tìm tòi hài hòa an vui, nên thế giới hòa bình cộng hưởng, không nên tranh đua.

Nhưng hài hòa không có nghĩa là đồng hóa.

Trong dàn nhạc, có người thổi sáo, có người kéo nhị hồ, không đồng nhạc cụ, phát không đồng âm thanh, đoàn hợp xướng có âm cao âm trầm, song chỉ cần phối hợp với nhau, có thể phát sinh ca khúc kỳ diệu. Nếu như chúng ta đến phòng mỹ thuật, mỗi một bức họa đều giống nhau, thì không có gì đẹp mắt.

Xã hội có nhiều loại người, chủng tộc, tôn giáo, tính cách, nghèo hèn, xuất thân, chức trách, giáo dục đều không giống nhau, do vậy trong cái khác tìm cái giống, chúng ta đều là nhân loại, đều có Phật tính, nhân tính.

Tôi xin kể một câu chuyện: Có bữa nọ, năm ngón tay tranh cãi, ngón nào cũng giành làm lớn.

Ngón cái nói: “Tôi là ngon nhất, tôi đứng nhất, làm anh cả, các ngươi phải nghe lời tôi”.

Ngón trỏ nói: “Gia vị thị hiếu, mọi người đều dùng tôi để nếm mùi vị, chỉ trỏ, nên tôi có quyền uy nhất”.

Ngón giữa không phục, bảo: “Tôi ở chính giữa, dài nhất và cao nhất, vì sao các ngươi không nghe lời của tôi?”.

Ngón áp út nói: “Vàng bạc kim cương đều được mang trên thân tôi, tôi rất đáng giá”.

Mọi người tranh cãi không thôi, ngón út lẳng lặng chưa nói, đợi mọi người nói xong, nhẹ nhàng thể hiện: “Tôi nhỏ nhất, đứng sau cùng, không có gì tranh hơn thua, nhưng khi chủ nhân chắp tay lễ Phật, tôi gần Phật, gần Bồ tát nhất”.

Chỉ có cung kính lẫn nhau mới có thể đem đến hài hòa. Malaysia là một quốc gia đa chủng tộc và tôn giáo, chính đảng cũng nhiều, điều này không lo lắm, chỉ cần mọi người đối xử với nhau có tình lý, đạo lý thì mọi người đều có thể là số một. Một người làm không được việc gì lớn, song năm ngón tay hợp lại mới là một nắm đấm, cho nên Malaysia đoàn kết là vì vậy.

Tuy tôn giáo rất chú trọng hài hòa, nhưng giữa các tôn giáo cũng có tranh chấp, chúng ta là đại diện cho tôn giáo phải giải thích vấn đề này như thế nào?

Thật ra, rất khó có thể có sự hài hòa, vì đây là thế giới Sa bà. Chúng sanh phải trải qua khổ nạn mới hiểu được tính quan trọng của sự hài hòa.
Lúc trước, chùa của tôi rất nhỏ, không có cách nào chứa nhiều người, nhưng mượn đất của giáo đường bên cạnh, họ không bao giờ từ chối.

Có một ông cha nói với tôi: “Nếu như ông sinh ra tại Mỹ, ông sẽ là một ông cha; nếu như tôi sinh ra tại Đài Loan, tôi sẽ là một ông thầy. Chỉ vì chúng ta sanh ra khác địa điểm, nên cơ ngộ, tín ngưỡng của chúng ta khác nhau”. Tuy tôi là một Hòa thượng, nhưng đối với bất cứ tôn giáo nào tôi cũng hết sức tôn trọng, đối xử bình đẳng.

Chúng ta chỉ là một phần tử của đại chúng, cũng giống như cây đinh, con ốc nhỏ trong căn phòng lớn, cần phải dựa vào nhau. Như giáo lý Duyên khởi mà Phật đã dạy vậy.

Nhiều việc trong cuộc sống thường nhật, ăn mặc, đi đứng, ngủ nghỉ đều là do mọi người nương dựa vào nhau mà thành việc. Do vậy, mỗi một người cần phải cống hiến năng lực của mình để trợ duyên cho người khác. Nương tựa vào nhau, nhờ tài năng cống hiến chính mình, mọi người mới hạnh phúc, mỹ mãn và tự tại.

( Sưu tầm )
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top