Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.624
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nếu chuẩn bị làm công việc quản lý dự án, bạn hãy tham khảo một số kiến thức cơ bản, thực tế sẽ tốt hơn khi chúng ta nắm được lý luận cơ bản. TA xin giới thiệu với các đồng nghiệp các nội dung chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Các vấn đề đã được đưa vào chương trình đào tạo Quản lý dự án của Viện Kinh tế xây dựng và Công ty Giá Xây Dựng:

I. Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình
2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
3. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- Quản lý tổng thể (điều phối)
- Quản lý tiến độ
- Quản lý chất lượng
- Quản lý chi phí
- Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng
- Quản lý rủi ro
- Các nội dung quản lý khác
5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

II. Trình tự, thủ tục lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
- Thiết kế xây dựng công trình
- Thi công xây dựng công trình
- Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng
3. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng
4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

III. Ứng dụng phần mềm tin học, công nghệ thông tin trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Ms Project)

Chi tiết các nội dung TA sẽ viết dần và đưa lên. Tuy nhiên, đừng là người thụ động, mời bạn cùng nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để viết về một hoặc nhiều nội dung ở trên. Kiến thức của bạn sẽ tích luỹ từng ngày. Cách học tốt nhất là tìm cách dạy người khác.

Đề cương nói trên tham khảo từ Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng. Trong Thông tư của Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Với hiểu biết hạn chế , cũng xin mạo muội đưa ra 1 số ý kiến trình bày theo cách hiểu của mình– mong các bạn thảo luận, bổ sung thêm nhé :
Đầu tư xây dựng công trình là gì?
Đầu tư là 1 quá trình: Bỏ vốn mua sắm > thỏa mãn nhu cầu > Thu lại hiệu quả.
Xây dựng công trình là quá trình sản xuất hàng hóa – nhưng hàng hóa ở đây là công trình xây dựng. Ngoài các đặc điểm của hàng hóa nói chung, nó có 1 số đặc điểm riêng: có giá trị lớn, có thời gian mua sắm kéo dài; hầu hết phải mua sắm theo hình thức đặt hàng; hàng mua rồi không thể di chuyển ( bất động sản); có công năng riêng; phải sử dụng nhiều tài nguyên đặc biệt là tài nguyên đất, có tác động lớn đến môi trường, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng;....
Đầu tư xây dựng công trình là việc nhà đầu tư bỏ vốn để mua sắm nhằm thỏa mãn nhu cầu có mục đích của họ trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Tại sao lại phải phân loại dự án ?
Quá trình mua sắm nào cũng phải quản lý, nhưng do đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng nên càng phải được quản lý chặt chẽ. Để quản lý phải chỉ ra được ai là người quản lý, xây dựng được bộ máy giúp việc cho người quản lý, cơ chế hoạt động, điều hành tổng thể và của từng bộ phận giúp việc.
Đồng thời, Nguyên tắc quản lý là phải tập trung. Nhưng thực tế không cá nhân, tổ chức nào có thể đủ thời gian, sức lực, năng lực để quản lý hết mọi việc – vì vậy phải phân cấp quản lý.
Để phân cấp quản lý có hiệu quả thì phải phân loại dự án để trên cơ sở đó có sự phân cấp phù hợp.
Quản lý là gì ?
+ Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc: lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt động nào đó; điêu tiết được nguồn lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận.
+ Thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển.
+ Tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là quá trình thực hiện các công việc quản lý có mục tiêu.
Mục tiêu tổng thể của Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình:
-Đáp ứng các định chế của pháp luật
-Đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư theo đúng mục đích của dự án.
Để đạt được mục tiêu tổng thể, nhà đầu tư cần những gì ?
Để đáp ứng các định chế của pháp luật, nhà đầu tư cần:
-Có đội ngũ mua hàng ( Người quản lý, Ban quản lý...) đủ năng lực chuyên môn, hiểu biết pháp luật.
-Tuân thủ nghiêm túc các định chế.
Để đảm bảo hiệu quả đồng vốn đầu tư - tức là mua sắm đúng mục đích, có hiệu quả; nhà đầu tư cần:
-Xác định rõ Mục tiêu của việc mua sắm, hàng hóa phải là hàng được phép mua theo quy định pháp luật ( Chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư...)
-Xác định địa điểm giao hàng (địa điểm xây dựng, quy hoạch)
-Xác định số lượng, loại hàng hóa định mua ( Quy mô, số lượng, loại, tính năng...)
-Xác định chất lượng hàng hóa ( tiêu chuẩn, hình dạng, kích thước, loại vật liệu....qua hồ sơ thiết kế)
-Xác định giá trị ban đầu hàng hóa định mua ( TMĐT, TDT, DT...)
-Xác định nguồn vốn, phương thức thanh toán ( nguồn vốn, cơ chế đầu tư, nộp tiền sử dụng đât....)
-Xác định thời hạn giao hàng ( Tiến độ dự án)
-Xác định nhà sản xuất để đáp ứng các yêu cầu đặt ra (Lựa chọn nhà thầu)
-Xác định các mốc kiểm tra hàng, thanh toán theo giai đoạn cụ thể với những người tham gia sản xuất hàng cho mình (tiến độ các hợp đồng...).
-Xây dựng các biện pháp đảm bảo chất lượng hàng hóa ( Giám sát, thẩm tra, thẩm định)
-Xác định chính xác giá trị hàng hóa khi nhận hàng ( Quyết toán vốn đầu tư)
-Xây dựng các giả thiết, tình huống, có các biện pháp xử lý tình huống, hạn chế rủi ro xẩy ra ( khách quan, chủ quan) trong quá trình sản xuất, giao nhận hàng.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư
 

dung k26

Thành viên mới
Tham gia
26/5/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Mình là dung k26 thành viên mới của giá xd, rất mong giá xd và các thành viên hướng dẫn mình một việc mà hiện nay mình đang băn khoăn.Hiện nay mình đang làm công việc quản lý dự án và đang thuê 1 đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xd cơ sở hạ tầng( đây là một hạng mục trong tổng dự án phát triển khu đô thị mới )như vậy việc lập dự án dầu tư xd cơ sở hạ tầng theo nghị định 71/NĐ-CP/2010 thì có đảm bảo căn cứ pháp lý để xin cấp phép đầu tư cho tổng dự án hay không.
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Mình là dung k26 thành viên mới của giá xd, rất mong giá xd và các thành viên hướng dẫn mình một việc mà hiện nay mình đang băn khoăn.Hiện nay mình đang làm công việc quản lý dự án và đang thuê 1 đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xd cơ sở hạ tầng( đây là một hạng mục trong tổng dự án phát triển khu đô thị mới )như vậy việc lập dự án dầu tư xd cơ sở hạ tầng theo nghị định 71/NĐ-CP/2010 thì có đảm bảo căn cứ pháp lý để xin cấp phép đầu tư cho tổng dự án hay không.
Anh xem kỹ Điều 6 thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng về Thủ tục hồ sơ xin cấp phép đầu tư dự án nhà ở.
Trong trường hợp của anh nếu đã lập dự án đầu tư xd cơ sở hạ tầng thì chắc là phải có bản vẽ quy hoạch 1/2000 rồi chứ anh và phải có Tổng mức đầu tư toàn bộ dự án rồi chứ anh?
Nếu vậy thì đã đủ cơ sở xin chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở rồi.
Trong trường hợp của anh chưa xin chấp thuận đầu tư dự án mà đã lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo em nghĩ là vẫn chưa được đâu.
Bên em là khi có hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/2000 là phải xin chấp thuận đầu tư dư án ngay.
Với dự án dưới 500 căn thì chỉ xin chấp thuận đầu tư ở UBND huyện thôi. Còn trên 500 căn thì phải xin UBND tỉnh và cơ quan tham mưu là Sở Xây dựng.
Chúc anh thành công.
 

ntpvan

Thành viên mới
Tham gia
27/5/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
cám ơn bài gửi của bạn zero_11! đã tìm được đúng tài liệu mình đang cần.
 

khongtenso0

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/1/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Em có 1 dự án hạ tầng, trong dự án đó có nhiều gói thầu khác nhau, thời gian khác nhau. Hiện nay còn 2 gói thầu nữa là kết thúc dự án. Nhưng đơn vị tư vấn quản lý dự án làm việc kém quá. Vậy mình có thể cho thanh lý hợp đồng và thuê tư vấn QLDA khác làm tiếp không ? Cách thức thế nào ạ ?
Xin cảm ơn các anh chị trả lời.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.624
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Em có 1 dự án hạ tầng, trong dự án đó có nhiều gói thầu khác nhau, thời gian khác nhau. Hiện nay còn 2 gói thầu nữa là kết thúc dự án. Nhưng đơn vị tư vấn quản lý dự án làm việc kém quá. Vậy mình có thể cho thanh lý hợp đồng và thuê tư vấn QLDA khác làm tiếp không ? Cách thức thế nào ạ ?
Xin cảm ơn các anh chị trả lời.
Bạn căn cứ vào điều khoản chấm dứt hợp đồng trong hợp đồng của bạn để thực hiện. Bạn mở hợp đồng của bạn ký với đơn vị tư vấn QLDA đó xem điều khoản đó nói thế nào.
1. Nếu trong hợp đồng có quy định cứ thế thực hiện theo.
- Bạn có thể gửi văn bản hoặc thỏa thuận qua điện thoại là 2 bên sẽ chấm dứt hợp đồng, nêu rõ lý do bên đó năng lực kém quá.
- Nếu bên TV QLDA đồng ý chấm dứt hợp đồng thì 2 bên làm biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, giải quyết hết các nghĩa vụ cho nhau.
- Nếu bên TV QLDA không đồng ý chấm dứt hợp đồng thì yêu cầu phải thay người, bổ sung nhân lực thực hiện để đảm bảo đúng nội dung công việc, chất lượng như điều khoản thỏa thuận. Nếu không đáp ứng thì căn cứ vào đó để lấy lý do yêu cầu chấm dứt hợp đồng (thậm chí đền bù thiệt hại), cần làm biên bản thỏa thuận giữa 2 bên.
2. Nếu trong hợp đồng làm sơ sài, ko có quy định thì 2 bên phải thỏa thuận. Bạn cứ vin vào lý do chất lượng kém để không nghiệm thu công việc, không thanh toán tiền...
 

khongtenso0

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/1/09
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Cám ơn anh nguyentheanh đã trả lời.
Hiện nay bên em đang thỏa thuận với đơn vị tư vấn QLDA đó để thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên điều em lo lắng là không biết sao này các thủ tục quyết toán, kiểm toán ... (vì chưa có công trình nào quyết toán cả) nó có ảnh hưởng gì đến cả 1 dự án không. Thuê tư vấn QLDA mới có dính dáng gì công việc đến dự án cũ không ạ.
 

mymy67

Thành viên mới
Tham gia
15/8/18
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.themanorcentralpark.vip
Đúng là có 1 vài điều mình cần học hỏi thêm
 

suachuanhadrhome

Công ty TNHH Sửa chữa nhà Doctor Home
Tham gia
22/5/20
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Nơi ở
283/26-28 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10
Website
drhome.com.vn
Cho em hỏi là công cụ quản lý dự án công trình xây dựng tốt thì nên dùng cái nào ạ, em đang định dùng Microsoft Project để quản lý mấy công trình vì hiện tại em chưa biết nào phù hợp, hoặc Trello được không ạ? Em cảm ơn.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.624
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Cho em hỏi là công cụ quản lý dự án công trình xây dựng tốt thì nên dùng cái nào ạ, em đang định dùng Microsoft Project để quản lý mấy công trình vì hiện tại em chưa biết nào phù hợp, hoặc Trello được không ạ? Em cảm ơn.
- Dùng Microsoft Project để lập và quản lý tiến độ thì OK, nhưng khó dùng để quản lý được tất cả các lĩnh vực của Quản lý dự án
- Dùng Trello thì hợp với việc quản lý các đầu việc: việc nào cần làm, việc nào đang làm, ai làm và việc nào đã xong, các ý kiến thảo luận... Nhưng quản lý dự án xây dựng công trình còn nhiều thứ nữa như: trình bày bản tiến độ, bản dự toán, quản lý hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu chất lượng, nghiệm thu khối lượng, lưu dấu vết các phiên bản tài liệu trao đổi giữa các bên, hoặc xuất báo cáo tình hình thực hiện các công việc... khá là khó khăn.
- Mình và anh/em Công ty CP Giá Xây Dựng vẫn đào tạo Ms Project miễn phí cho nhiều người và sử dụng Trello để quản lý các dự án lập trình các phần mềm GXD, cũng khá ổn.
 

Top