Tại sao không đưa khấu hao vào dòng tiền để tính NPV và IRR

D

dinhgia81

Guest
Em thấy giải thích này về CPKH là đúng hơn cả giải thích nó triệt tiêu nhau. Không đưa CPKH vào dòng tiền chi vì nó sẽ trùng lắp với lại V đầu tư ban đầu hoặc V tái đầu tư.

Còn về việc Chi phí lãi vay không được đưa vào thì giải thích theo quan điểm nó đã đuợc tính ẩn trong khi dùng r rồi thì cũng không có gì sai. Có điều nó không tường minh lắm. Có một giải thích khác là do nếu đưa Chi phí trả lãi vay vào Ct thì nó cũng sẽ xảy ra trùng lắp. Trùng lắp tức là trả chi phí lãi vay 2 lần. Lần 1 là đã trả ở trong V ban đầu + khấu hao cơ bản có trong doanh thu + thu hồi vốn lưu động cuối đời dự án. Lần 2 là đã trả trong Lợi nhuận ròng thu được từ hiệu Bt-Ct rồi. Giải thích này hơi khó hiểu, tuy nhiên nó là giải thích đúng và tường minh. Chi tiết xin liên hệ : phố sách xây dựng Hoa Lư, quyển Kinh tế đầu tư, tác giả Nguyễn Văn Chọn, trang 311. :D

Vậy mọi người cho hỏi, khi tính NPV, Và IRR thi chỉ tính từ dòng tiền của : Doanh thu thuc từ kinh doanh - chi phí thực để vận hành hoạt đông -thuế ( nếu năm đó băt đầu nộp) và tổng vốn đầu tư đầu tư Po, hay tương đương với lãi thực gộp hằng năm từ kinh doanh - thuế thu nhập và tổng vôn đầu tư ban đầu Po.

Còn nếu tính NPV , IRR tư dòng tiền gồm lãi thực gộp hằng năm từ kinh doanh - thuế thu nhập - trã lãi vay của phần vốn vay trong tổng vốn đầu tư và tổng vôn đầu tư ban đầu Po là cách tính sai, vì phàn tổng vốn đầu tư ban đầu và lãi vay làm cho phàn này tăng lên 2 lần có đúng không ?
Cám ơn .
 
T

tatylic

Guest
@ chocolate_skin147 :
Theo nhận thức hiện tại của Em thì chắc chắn không đưa chi phí KHTSCĐ vào dòng tiền chi khi tính NPV và IRR thông thường. Còn ở dòng tiền thu cũng không được hiểu là có doanh thu từ KH TSCĐ. Trước tiên ta nhất trí rằng KHTSCĐ cũng được coi là một khoản thu. Khoản thu khác doanh thu thế nào thì nên bàn sau cho khỏi rối vấn đề. Khi trình bày tính toán dòng tiền thu thì không được đưa vào một mục gọi là "doanh thu từ KHTSCĐ". Đưa vào một cách tường minh là hiểu sai bản chất. Khoản thu từ KHTSCĐ này sẽ được phản ánh trong doanh thu bán hàng. Phản ánh ở chỗ là khi định giá bán sản phẩm, dịch vụ trước hết phải đạt đựoc yêu cầu là bù đắp các khoản chi phí và thu được một khoản lợi nhuận. Trong các khoản chi phí này có CPKH.
 

nguoitretuoi

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
14/1/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Mong được chỉ dẫn

Mình gần đây phải thực hiện lập và phân tích DADT!
1.mình cần tìm tài liệu về hàm toán {table} trong phân tích độ nhậy và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
2. Mình cũng đang học cách lập trình Macro vì nghe nói cái này rất hay dùng và tiện lợi!

ai có file sách mình xin 1 bản!
hoặc ai biết tên sách cho mình hỏi tên để mua tham khảo!
Mong mọi người giúp cho! :beat:
 

tranngochien

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
12/10/07
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Tại sao không đưa giá trị khấu hao vào dòng tiền hiệu số thu chi để tính các chỉ tiêu kinh tế NPV và IRR? Vấn đề này khá trừu tượng hồi TA còn đi học thầy đã nói rất kỹ, sau đi làm không nhớ rõ vì sao? Chỉ nhớ mang máng, đến khi vấp vào công việc thực tế, cãi nhau ỏm tỏi với Zap và nghiên cứu kỹ lại mới hiểu sâu được vấn đề. Hóa ra nó lại rất đơn giản. Xin mời mọi người thảo luận cùng TA về vấn đề này.

Về nguyên tắc, mọi khoản chi phí đầu tư cho DA cần được thu hồi để hoàn vốn. Tuy nhiên, mỗi khoản chi phí có cách thức thu hồi riêng. Các chi phí tạo ra tài sản cố định của DA được thu hồi dưới hình thức khấu hao, tức là khoản tiền khấu trừ hàng năm theo mức độ sử dụng (Hao mòn) của tài sản.
Khấu hao trong kế toán được xem như là một khoản chi phí cho các tài sản đã tạo ra trước đây bằng các khoản đầu tư, vì vậy trên thực tế nó còn mang ý nghĩa như một khoản thu trong nội bộ dự án để bù đắp cho các chi phí trước đây đã bỏ ra. Vì vậy khấu hao không được coi là một khoản của dòng tiền ra (khoản chi).:beat:
 

nqthinhk46

Thành viên có triển vọng
Tham gia
12/10/07
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
về bản chất khấu hao chính là một phần trích ra từ doanh thu trong vận hành dự án để bù đắp chi phí đầu tư TSCĐ nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu. nghĩa là nó đã hàm chứa trong dòng tiền thu của dự án rồi thì tính nó vào làm gì nữa.không nên quan tâm nhiều đến khấu hao khi tính hiệu quả DA làm gì, cố gắng đảm bảo DT-CF là sẽ không bị tính trùng tính thiếu.Bạn nên tìm sách của thầy Nguyễn Văn Chọn trường ĐHXD đọc sẽ hiểu rành mạch.
 
L

luyenhuyquang

Guest
Mình là Luyện HUy Quảng. Mới ra nhập diến đàn và cũng mới ra nhập nghề Quản lý Dự án. Rất mong được trao đổi cùng các anh/chị và mong nhận được sự giúp đỡ. Nếu có thể, anh /chị cho em xin file exel tham khảo ở trên được không ạ? Em cảm ơn rất nhiều ! .
 
C

chocolate_skin147

Guest
Khấu hao và NPV

@ chocolate_skin147 :
Theo nhận thức hiện tại của Em thì chắc chắn không đưa chi phí KHTSCĐ vào dòng tiền chi khi tính NPV và IRR thông thường. Còn ở dòng tiền thu cũng không được hiểu là có doanh thu từ KH TSCĐ. Trước tiên ta nhất trí rằng KHTSCĐ cũng được coi là một khoản thu. Khoản thu khác doanh thu thế nào thì nên bàn sau cho khỏi rối vấn đề. Khi trình bày tính toán dòng tiền thu thì không được đưa vào một mục gọi là "doanh thu từ KHTSCĐ". Đưa vào một cách tường minh là hiểu sai bản chất. Khoản thu từ KHTSCĐ này sẽ được phản ánh trong doanh thu bán hàng. Phản ánh ở chỗ là khi định giá bán sản phẩm, dịch vụ trước hết phải đạt đựoc yêu cầu là bù đắp các khoản chi phí và thu được một khoản lợi nhuận. Trong các khoản chi phí này có CPKH.

.................................................................
Ờ, cái đó thì tớ biết, tớ vẫn tính như thế và hiểu như thế, tại ngày xưa học hạch toán kế toán thì cũng biết là nó sẽ đưa vào cái danh thu bán hàng rồi. Nhưng mà ở đây là lập dự án đầu tư ( cho dân dụng chẳng hạn nhé_ tớ đang làm về cái đó) thì cái doanh thu bán hàng ở đây nó là giá bán nhà hoặc cho thuê nhà dự kiến gì đó, thế thì mình đưa cái đó vào doanh thu như thế nào nhỉ? :confused: chẳng nhẽ mặc định là nó đã nằm trong cái giá đó à? Thanks bạn nhìu vì đã lắng nghe và giải đáp
 

nhanchung

Thành viên mới
Tham gia
24/7/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo tôi Khấu hao là khái niệm thuần túy kế toán còn NPV/IRR là các khái niệm thuần túy tài chính liên quan đến dòng tiền. Ví dụ công ty của bạn có thể có thu nhập ròng (net income) là 10 tỉ. Mặc dù vậy rất có thể là công ty sẽ không có tiền trả lương cho nhân viên vào tháng tới. Đơn giả là 10 tỉ là 1 khái niệm kế toán, 1 con số được ghi nhận khi kí kết hợp đồng. Con số này có thể sẽ không tồn tại trên thực tế vì lí do bạn không thu được nợ. Tài chính vì vậy chỉ quan tâm đến bạn thực sự có bao nhiêu tiền trong túi, két, tài khoản. Đó là nguyên lý cơ bản của NPV và IRR.

Kế toán: khấu hao xuất phát từ nguyên tắc kế toán -matching (phù hợp) giữa chi phí và doanh thu. Doanh thu phát sinh trong 1 năm thì phải được áp chi phí phù hợp trong 1 năm đó. Trong các số các chi phí thì chi phí khấu hao là không có thật. Thực ra bạn đã xuống tiền 1 cục vào năm 0; còn dòng tiền khấu hao hàng năm là dòng tiền ảo. Mục đích là để matching (áp) vào doanh thu. Lợi ích rõ nhất của khấu hao là giảm thuế.

Tài chính: tài chính chỉ quan tâm đến các dòng tiền thật. Vì vậy khi tính NPV người ta buộc phải tính: bao nhiêu tiền vào/ra túi và vào thời điểm nào. Để làm điều này có nhiều cách. Nếu bạn sử dụng thu nhập ròng thì bạn biết là nó đã bị "vơi" đi 1 phần đúng bằng khấu hao (KH là 1 chi phí quy ước, không phải thật chi). Vì vậy bạn cần phải khôi phục lại dòng tiền bằng cách đưa khoản khấu hao này trở lại thu nhập ròng. Còn nếu bạn sử dụng thu nhập trước thuế, lãi xuất, khấu hao (EBITDA) thì bạn sẽ tính được dòng tiền ở lại bằng cách trừ đi các dòng tiền ra đi như thuế (để tính thuế cần có chi phí khấu hao), chi phí lãi vay. Trong cách tính thứ 2 này, chi phí khấu hao chỉ cần để tính thuế.
 

zip50

Thành viên mới
Tham gia
28/7/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
E chỉ có câu trả lời ngắn gọn thế này: NPV (net present value): giá trị hiện tại thực của dòng tiền. Vì vậy khi tính chỉ quan tâm tới những dòng tiền thực của dự án, còn khấu hao lại là dòng tiền ảo. Do vậy, không đưa vào để tính NPV
 
T

truongquannhat

Guest
Khi bạn tính NPV, thì cái đầu tiên bạn cần lưu ý là KHTSCĐ. Đây chính là " Lá chắn thuế" mà các DN thường làm sử dụng. Trước tiên bạn cần lưu ý công thức: Dòng tiền thuần = LN sau thuế + 100% KHTSCĐ. Trên danh nghĩa KH được kế toán hạch toán vào chi phí để tính LN trước thuế. Còn dòng tiền thuần như các bạn đã nói đó là dòng tiền thật mình nhận được bằng cách lấy dòng tiền thu " thật" trừ đi dòng tiền chi " thật". Nếu DA của bạn không có KHTSCĐ thì LN trước thuế của bạn, vd ra con số "A", cũng chính là dòng tiền thuần bạn thật sự có. Ngược lại nếu DA của bạn có KH thì LN trước thuế của bạn ra con số nhỏ hơn "A",(cái này chắc ai cũng biết). Khi đó con số này thật chất không phải số tiền thật của bạn, mà trong đó còn có KH của bạn nữa. Nên bạn cần cộng ngược lại 100%KHTSCĐ.
Nói dài dòng có lẽ khó hiểu mình xin tóm tắt lại vd sau:
Doanh thu: 1000 - tiền thật
Chi phí: (700) - tiền thật
KHTS: (100)
LN Trước thuế: 200 Tiền thật: 300
TSDN 50%
Thuế: 100
LN Sau thuế: 100 - Hạch toán KT. Dòng tiền: 200 = 100 LN sau thuế + KH
 

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Vấn đề này các thầy đã dạy rất kỹ rồi nha, bác TA đi học mà mải lo chuyện vợ con không để ý bài gì cả. Các thầy đã nhấn mạnh rất nhiều lần 2 khoản không được đưa vào chi phí khi tính hiệu quả tài chính là khấu hao và lãi vay:
- Khấu hao là giá trị nguyên giá tài sản được phân bổ vào nhiều năm. Trong khi phân tích hiệu quả tài chính dự án, thì giá trị này đã được đưa vào ngay từ năm 0 (nó chính là vốn đầu tư ban đầu Go), do đó nó không được đua vào dòng tiền chi của các năm nữa (đưa vào là tính trùng lặp đấy).
Mặt khác, theo quy ước tính toán, chỉ tính những khoản thực thu thực chi thôi, mà khấu hao không phải là một khoản thực chi, nên không được đưa vào.
- Lãi vay cũng không được đua vào dòng chi phí vì nó đã được dùng để xác định r (lãi suất tối thiểu chấp nhận được)

Theo mình lãi vay có hai phần:
- Lãi vay trong thời gian xây dựng (chi phí này không đưa vào dòng chi vì nó nằm trong tổng mức đầu tư rồi)
- Lãi vay trong thời gian hoạt động, theo mình chi phí này phải đưa vào dòng chi chứ, xin các bác cho ý kiến?
 

lesong_hong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
46
Điểm thành tích
6
Tuổi
71
Chuyện "Tại sao không đưa khấu hao vào dòng tiền để tính NPV và IRR"
hôm nay mình mới đọc, chuyện cũ những mình thấy nó không cũ vì xem bài các thành viên viết trên trang này thì thấy vấn đề chưa sáng, vậy mới góp thêm lời để mọi người tham khảo.
Theo tôi thì: Khấu hao là khoản "thu hồi vốn" bỏ ra ban đầu của chủ sở hữu, giả sử bạn vay tiền ngân hàng, thì theo định kỳ, bạn sẽ trả cho ngân hàng 2 khoản: lãi vay và một phần số tiền bạn đã vay, nghĩa là ngân hàng đã "đầu tư" nên được lãi và nhận về khoản "thu hồi vốn". IRR hay NPV là cách tính lãi trên vốn chủ sở hữu bỏ ra nên không thể đưa khoản khấu hao vào là quá đúng rồi. Ngoài ra đưa khấu hao vào chi phí để tính chênh lệch thu chi là quy định có lợi cho chủ sở hữu vì nó làm giảm thuế thu nhập mà chủ sở hữu phải nộp. Từ ý nghĩa của IRR và NPV nêu trên cũng suy ra lãi vay trả cho ngân hàng không thể đưa vào tính vì nó đâu phải lãi từ vốn chủ sở hữu.
Tóm lại: nguyên tắc kinh doanh là chỉ tính lãi từ khoản tiền mình bỏ ra thôi, có tiền cho ngân hàng vay thì chỉ tính lãi thôi chứ.
 
C

chuotdong

Guest
Tóm lại: nguyên tắc kinh doanh là chỉ tính lãi từ khoản tiền mình bỏ ra thôi, có tiền cho ngân hàng vay thì chỉ tính lãi thôi chứ.
Vay ngân hàng hay cho ngân hàng vay bạn ? không hiểu ý bạn. Về lý thuyết thì tương đối rõ ràng, các bạn phải tính vào dự án cụ thể mới rõ vấn đề. Mình cũng đang tính khi nào xong sẽ post lên mạng để cùng trao đổi.
Ngay cả chỉ số lạm phát cũng vậy, phải tính vào
 
L

lucky knight

Guest
em có cái bài này tính thử, các bác xem em tính đúng không nhé, đề bài trong file pdf, còn phần tính toán em tính trong file excel.
trong câu hỏi nó bảo có nên duy trì dự án này không ?. theo em tính ra được cái ENPV khoảng cỡ gần 14000k thấp hơn cái giá 50000k. thì không nên làm dự án , mà bán cai lease ấy luôn ,không biết em nghĩ thế đúng hay sai, mong các bác chỉ giáo.
với cả phần tính toán của em các bác xem thấy có sai sót gì không nhé.
View attachment Case study report_CFG_Final.pdf

View attachment case study.xls
cám ơn các bác nhiều
 
N

nguyendanhhung

Guest
may quá, mình đang làm đồ án ktxd gặp phần này mà thấy mơ hồ quá. thanks nhé
 
C

chuotdong

Guest
Các bạn xem cách tính tôi áp dụng, theo ý tưởng tính thử hiệu quả theo 2 phương pháp NPV và Thời gian hoàn vốn. pass=chuotdong
 

File đính kèm

  • Hieuqua Dautu1.rar
    39,4 KB · Đọc: 1.091

lesong_hong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
46
Điểm thành tích
6
Tuổi
71
Vay ngân hàng hay cho ngân hàng vay bạn ? không hiểu ý bạn. Về lý thuyết thì tương đối rõ ràng, các bạn phải tính vào dự án cụ thể mới rõ vấn đề. Mình cũng đang tính khi nào xong sẽ post lên mạng để cùng trao đổi.
Ngay cả chỉ số lạm phát cũng vậy, phải tính vào
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi. trả lời cho điều bạn chưa rõ thế này nhé: Tôi có tiền, tôi mang số tiền ấy cho ngân hàng vay thì tôi hưởng lãi trên số tiền đó.
Trường hợp Nếu tôi mang số tiền đó mua cổ phiếu (đầu tư) thì có hai khoản tôi có thể thu được:
1. lãi cổ tức
2. vốn gốc gia tăng qua mỗi chu kỳ kinh doanh (giá trị thị trưòng của cổ phiếu). tôi có thể bán cổ phiếu của tôi để thu hồi vốn.
Trường hợp nếu tôi mang số tiền đó mua máy móc để sản xuất kinh doanh thì tôi có 3 khoản thu:
1. lãi kinh doanh hàng kỳ
2. thu hồi vốn qua khấu hao
3. tiền thanh lý máy móc khi không kinh doanh nữa
xét 3 trường hợp trên IRR hoặc NPV của tôi là tính từ dòng tiền lãi tôi thu được hàng năm.
một vấn đề nữa cần thảo luận là đầu tư băng tiền vay ngân hàng hoặc bằng tiền mình bỏ ra thì trường hợp nào có lợi hơn
 
L

LÊ THỊ CAM

Guest
bạn có thể gửi mình xem file cụ thể được không, cảm ơn nhiều.
 

Kimminhanh

Thành viên mới
Tham gia
6/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Hỏi vể tiếp nối Dự án BOT .

Tớ có một bài thế này mà băn khoăn ko biết hỏi ai!!!
Cty tớ là cty BOT về thu phí đường bộ, đến năm 2017 hết hạn đầu tư và fải chuyển giao. Giờ cần phải lập một dự án để kéo dài thời hạn thu phí bằng cách xây dựng thêm hạ tầng tiếp nối. Giờ giả định là nguồn vốn để thực hiện dự án này là 300 tỷ và huy động bằng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thời hạn 7 năm. trả lãi hàng năm bằng cách dùng lợi nhuận không chia của dự án hiện tại (hay là lợi nhuận của DN hiện tại) để trả lãi. Lúc nàu doanh thu của dự án chưa có, thời điểm phát sinh DT sẽ được tính đúng thời điểm dự án hiện hữu kết thúc. Có chi phí thì sẽ phát sinh thời điểm năm 2015 ví dụ như chi phí bảo dưỡng hạ tầng ... Lúc này, Tổng vốn đầu tư sẽ là 300 tỷ + khoản lãi phải trả trong các năm ---> Đúng không? Dòng tiền của dự án mới này sẽ thế nào, chẳng hạn như chi phí lãi trái phiếu có được tính vào chi phí tính Thuế TNDN ko?...
 

Top