Tại sao không đưa VAT đầu ra và đầu vào vào NPV?

G

giang coi

Guest
Chào các bạn, mình có điều này thắc mắc gửi lên để các bạn cùng tham gia thảo thuận.
Tại sao khi tính toán phân tích đánh giá DADT thì trong dòng NPV lại không đưa VAT đầu ra và VAT đầu vào vào? Thực tế thì VAT đầu ra và đầu vào khác nhau nên sẽ có phần chênh lệch, vậy tại sao ko đưa hai yếu tố này vào phân tích?
 
P

PVN

Guest
Chào các bạn, mình có điều này thắc mắc gửi lên để các bạn cùng tham gia thảo thuận.
Tại sao khi tính toán phân tích đánh giá DADT thì trong dòng NPV lại không đưa VAT đầu ra và VAT đầu vào vào? Thực tế thì VAT đầu ra và đầu vào khác nhau nên sẽ có phần chênh lệch, vậy tại sao ko đưa hai yếu tố này vào phân tích?

Nếu là phân tích kinh tế xã hội thì không cần đưa vào (vì đối với xã hội nói chung, những khoản transfer chuyển từ túi này sang túi nọ, không tạo ra giá trị thì không đưa vào). Nhưng đối với nhà đầu tư thì phải tính chứ, khoản chênh lệch thuế là tiền tươi thóc thật cơ mà.
 

thanhnghi

Thành viên mới
Tham gia
10/10/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Chào bạn

Trước tiên mình nói rằng không phải dự án nào cũng không tính VAT vào dòng tiền, chỉ có các dự án được ưu đã VST (Nhà nước sẽ hoàn lại VAT trong thời gian vận hành) thì ta không tính đến trong tổng mức đầu tư ban đầu để phân tích;
Đối với các dự án khác: VAT vấn đánh trên sản phẩm cuối cùng, đối tượng chịu là "người" tiêu thụ cuối cùng, ví dụ các dự án đầu tư xây dựng căn hộ .... ta vẫn tính VAT vào trong TMĐT vì các khoản này Chủ đầu tư vẫn chịu - Nhà nước không hoàn lại.
 

ngtptrang

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/6/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Bản chất của VAT là đánh vào người tiêu dùng cuối cùng. Trong thời gian xây dựng, doanh nghiệp là người tiêu dùng cuối cùng nên khi phân tích tài chính: chi phí đầu tư = TMĐT (bao gồm cả thuế). Trong thời gian hoạt động, vận hành, người tiêu dùng phải nộp thuế VAT cho nhà nước thông qua doanh nghiệp.
- Nếu VAT đầu ra > VAT đầu vào: doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch cho nhà nước
- Nếu VAT đầu ra < VAT đầu vào: doanh nghiệp được nhà nước hoàn thuế.
Doanh nghiệp không hề tốn đồng chi phí vào để nộp thuế VAT trong thời gian kinh doanh. Vì thế không thể đưa VAT vào dòng chi phí hay thu nhập được.
 
N

nguyendanhhung

Guest
Thanks nhiều nhá! nhờ có bạn mà mình giải tỏa được ấm ức bấy lâu nay khi làm daktxd.
 

magic stone

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/4/13
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Mọi người cho mình hỏi là trong bảng dòng tiền, tại sao VAT đầu vào lại đưa vào "Dòng tiền vào" và VAT đầu ra lại đưa vào "Dòng tiền ra"?

Trong khi theo mình hiểu một cách nôm na, thuế GTGT có ghi trên hóa đơn đầu vào khi bạn mua hàng hóa, dịch vụ là thuế GTGT đầu vào => DN chi tiền ra thì là dòng tiền ra chứ
thuế GTGT có ghi trên hóa đơn đầu ra (liên xanh hoặc tím) khi bạn bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng là thuế GTGT đầu ra => thu tiền về thì là dòng tiền vào
 

mr.vanhc

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
11/4/13
Bài viết
28
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Có 2 vấn đề về VAT khi tính toán NPV:
1. Thực tế việc có đưa hay không đưa VAT đầu vào và đầu ra vào trong quá trình phân tích dòng tiền thì đều ra kết quả NPV vẫn như nhau mà thôi (trong trường hợp thuế suất VAT đầu vào/đầu ra đều là 10%). Nếu đưa VAT vào thì phải phân tích thêm chỉ tiêu "Chênh lệch VAT phải nộp" hoặc "Chênh lệch VAT được khấu trừ" tùy vào kết quả chênh lệch VAT đầu vào/đầu ra âm hay dương. Tôi lấy ví dụ như thế này cho dễ hiểu nhé:
- Doanh thu: 220, trong đó VAT 20. Chi phí: 110, trong đó VAT 10. Chênh lệch VAT phải nộp = 20-10=10. Lợi nhuận trước thuế = 220-110-10=100
- Trường hợp không đưa VAT vào thì Lợi nhuận trước thuế = DT thuần - CF ngoài VAT = 200-100=100.
Kết luận: Kết quả như nhau.
2. Về VAT trong tổng mức đầu tư.
Nếu đưa cả VAT vào TMĐT khi phân tích dòng tiền thì trong quá trình phân tích NPV phải bổ sung thêm chỉ tiêu "Thuế GTGT giai đoạn đầu tư được hoàn" và chỉ tiêu này được coi như là một dòng tiền sau thuế (dòng tiền thu về). Trường hợp không đưa VAT vào TMĐT thì không xem xét chỉ tiêu này nữa và kết quả cuối cùng vẫn như nhau.
 

Top