Tại sao phải học Kỹ sư định giá?

  • Khởi xướng Khởi xướng fdsa
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
F

fdsa

Guest
Nhiều lúc tôi cũng thấy băn khoăn không hiểu Kỹ sư định giá xây dựng là gì. Đã có kỹ sư xây dựng và kỹ sư kinh tế xây dựng rồi sao lại có thêm kỹ sư định giá xây dựng? KSXD hoặc kỹ sư KTXD kiêm luôn chân định giá thì tốt hơn vì am hiểu về thiết kế, thi công, quản lý dự án thì chắc chắn là sẽ hiểu sâu và rộng hơn QS thuần túy. Quan điểm các bạn thế nào?
 
Last edited by a moderator:
Hôm nay cơ quan tớ nhận được 2 tờ quảng cáo mời tham dự lớp kỹ sư định giá. Một của vện kinh tế, một của VECAS. Tớ không hiểu tại sao cứ phải học 2 lớp này thì mới được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá. Oái ăm ở chỗ người ta lại không chấp nhận trường hợp tự học rồi đến thi. Thế là thế nào nhỉ?

Lại nhớ như trường hợp trước đây lấy chứng chỉ giám sát công trình. Cũng lại phải tham dự một khóa học rồi mới được cấp chứng chỉ. Buồn một cái là có những người dạy chưa từng đi giám sát bao giờ.
 
Mình đang là sinh viên cũng quan tâm đến vấn đề này.Tuy chưa tham gia qua lớp học Kỹ sư định giá nhưng cũng được cô trưởng Khoa có nêu qua 1 số ý kiến nếu là sinh viên ngành kinh tế xây dựng sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về chuyên môn của một kĩ sư định giá, tuy là ở trường lớp ko dạy hết những kiến thức đó nhưng các giảng viên cũng đã cung cấp những cái cơ bản nhất quan trọng là bạn phải đón nhận nó như thế nào và thường xuyên tìm tòi cập nhật những thông tư hướng dẫn mới về cách lập chi phí dự toán công trình.
Nhưng theo mình thì tất cả kiến thức bạn có được ko phải ai cũng biết đến, mọi thứ phải được thể hiện qua bằng cấp.Nó cũng giống như khi bạn đi xin việc làm, trình độ của mình thể hiện qua hồ sơ xin việc, chứ mình nói ko ko vậy ai biết là bạn làm được, vì đi phỏng vấn xin việc có cả trăm người ko lẻ họ mời từng người vào thử trình độ bạn làm thế nào, người ta sẽ không có đủ thời gian và tốn kém nhiều cho việc tuyển chọn như vậy.Vì thế người ta chỉ quan tâm đến những hồ sơ có đủ yêu cầu bằng cấp chứng chỉ để phỏng vấn tiếp, do đó chứng chỉ Kỹ sư định giá cũng như thế.
Còn về vấn đề bắt buộc học qua lớp đào tạo KS định giá r mới được thi lấy chứng chỉ thì mình ko biết có phải vậy ko nhưng cũng có thắc mắc, theo mình thì nếu là 1 KS KTXD thì ko cần phải học qua lớp này và có thể đăng kí dự thi để lấy chứng chỉ, còn nếu là KS XD ko phải là dân KTXD chính cống thì nên học lớp đó r mới thi đc.Đó là quan điểm của mình, xin các bác đóng góp ý kiến
 
Last edited by a moderator:
bàn về kỹ sư định giá xây dựng

Mình thì mình nghĩ thực ra quy định có chưng chỉ kỹ sư định giá xây dựng là rất cần thiết thôi vì đó lá công cụ đầu tiên để các nhà quản lý điều hành những đối tượng hoạt động trong xây dựng và phục vụ cho công việc DTXD được hiệu quả , chặt chẽ hơn.Tuy nhiên đó chỉ là điều kiện cần thôi vì để làm tốt còn phải cần đến năng lực và kinh nghiệm thực tế của từng cá nhân cụ thể. Theo mình nghĩ bạn nói là chỉ cần học ở trường thôi là không hợp lý lấm đâu vì không phải ai cũng có khả năng đặc biệt để mà thích ứng ngay với công việc đâu chính vì thế mà trong ND 99/2007/ND_CP và QĐ 06/QĐ_BXD cũng đã quy định rất rõ điều kiện cấp chứng chỉ kỹ sư định giá là:
+Có 5 năm tham gia hoạt đọng xây dựng trước thời điểm cấp chứng chỉ
+ Đã trực tiếp tham gia thực hiện 5 công trình
+[FONT=.VnTime]§· tham gia kho¸ båi d­ìng, cËp nhËt kiÕn thøc vÒ c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®Çu t­ x©y dùng c«ng tr×nh vµ nghiÖp vô t­ vÊn qu¶n lý chi phÝ ®Çu t­ x©y dùng c«ng tr×nh theo quy ®Þnh cña Bé X©y dùng;[/FONT]
[FONT=.VnTime]+Cã b»ng tèt nghiÖp tõ cao ®¼ng trë lªn thuéc chuyªn ngµnh kinh tÕ, kinh tÕ-kü thuËt, kü thuËt do tæ chøc hîp ph¸p cña ViÖt Nam hoÆc n­íc ngoµi cÊp vµ ®ang thùc hiÖn c¸c c«ng viÖc cã liªn quan ®Õn qu¶n lý chi phÝ ®Çu t­ x©y dùng c«ng tr×nh;
[/FONT]
 
Về điều kiện 5 năm kinh nghiệm thì mình cũng biết, ở đây mình đã nói trường lớp là cái cơ sở đầu tiên để có kiến thức tất nhiên là đi làm phải phải tích lũy kinh nghiệm và học hỏi thêm chứ ko có trường lớp hướng dẫn thì tự học cũng được nhưng sẽ mất thời gian hơn là được hướng dẫn trước rồi tự học thêm.Nhưng tất cả là tự mình biết bồi dưỡng trao dồi kiến thức là chính.
 
trong ND 99/2007/ND_CP và QĐ 06/QĐ_BXD cũng đã quy định rất rõ điều kiện cấp chứng chỉ kỹ sư định giá là:
+Có 5 năm tham gia hoạt đọng xây dựng trước thời điểm cấp chứng chỉ
+ Đã trực tiếp tham gia thực hiện 5 công trình
+Đã tham gia khoá bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về cơ chế chính sách đầu t xây dựng công trình và nghiệp vụ t vấn quản lý chi phí đầu t xây dựng công trình theo quy định của Bộ Xây dựng;

Cái mà mình bàn ở đây là dòng gạch chân ở trên. Tại sao phải tham gia khóa bồi dưỡng??? Nếu như khóa bồi dưỡng là miễn phí thì không vấn đề gì. Đằng này viện KT Bộ XD cũng mở lớp bồi dưỡng và thu tiền. Không biết viện KT có chấp bút cho Bộ XD để ra QĐ 06 không?

Có 2 vấn đề đặt ra

- Nếu mượn tài liệu những người đã đi học về rồi tự đọc thì có được tính đã tham gia khóa bồi dưỡng không?

- Hoặc nếu tự học từ công việc thực tế thì có cần thiết phải tham gia khóa bồi dưỡng không? Mình đã xem qua nội dung bài giảng của lớp bồi dưỡng này thì thấy chủ yếu là hệ thống hóa các văn bản pháp luật. Việc vận dụng các tình huống thực tế vào "khóa bồi dưỡng" gần như là không có.

Giờ thì mình ví dụ về một khóa học "kỹ sư định giá" ở nước ngoài.

Khóa học ở Hồng Kông, hàng xóm VN nhà mình

http://www.jrk.com.hk/seminar_previous.html

Xa hơn nữa, ở Úc
 

File đính kèm

Thật tình thì mình cũng bức xúc vấn đề này quá; Cả xã hội đang chạy ngon máy đùng một phát phải có chứng chỉ này chứng chỉ nọ mới được làm. Về bản chất các loại CCHN không phải là điều kiện cần và đủ mà chỉ đơn thuần là sự chứng nhận của mọt tổ chức có uy tín về năng lực của cá nhân hoặc tổ chức nhằm định hướng xã hội hoặc cụ thể hơn là giúp nhận ra được người thực tài; Trong thời gian gần đây Bộ quy định phải có CC mới được hành nghề, vấn đề này quả thực rất bức xúc và chẳng biết BXD và các cơ quan QLNN có kiểm tra tính hữu dụng của quy định này không, nó có phù hợp với yêu cầu thực tế xã hội hay không? VD sau khi ban hành QĐ 12/2005 về ban hành quy chế cấp CCHN hoạt động xây dựng sau đó vấp phải phản ứng XH, Bộ có CV 2646/BXD-XL để điều chỉnh một loạt các nội dung, vấn đề muốn trình bày ở đây là hình như chưa có sự nghiên cứu và chuẩn bị kỹ, hình như vẫn còn sự biến tướng của loại giấy phép con hoặc người chấp bút vẫn muốn lồng gép những lợi ích không đáng có vào đây;
Trở lại vấn đề kỹ sư định giá, các nọi dung quy định về chức năng của KS định giá tại Đ3, QD6/2008 đây là các hoạt động diễn ra liên tục, các cá nhân đã và đang làm được việc, các công trình vẫn mọc lên, việc lập dự toán, quản lý chi phí đầu tư vấn đang diễn ra vì vậy xã hội không thể dừng lại dù chỉ một giây, một khắc để đáp ứng quy định của QD6 được? Vậy sẽ ra sao đối với những hợp đồng đã được ký?, đối với những công việc đã, đang thực hiện nhưng người thực hiện chưa kịp học khóa bồi dưỡng, chưa kịp làm thủ tục xin cấp CCHN?, những trường hợp không phải do họ mà do địa phương chưa tổ chức mở lớp bồi dưỡng và chưa được cấp CCHN? họ có phạm pháp hay không.
Mặt khác hiện hay việc QL CPDTXD theo ND99 là rất thoáng, việc lập dự toán XDCT chỉ cần tham khảo định mức đơn giá và cả giá vật tư do cơ quan có thẩm quyền công bố. Chúng ta đang quản lý CPĐT theo hướng cạnh tranh để đưa đến giá hợp lý vậy tại sao bắt buộc sử dụng cái tuyệt đối (phải có CCHN) để làm công việc tương đối (tham khảo định mức, đơn giá) như vậy? liệu đây có phải là giải pháp hợp lý?
Xin phép trao đổi thêm.
 
1700.000 đồng cho 5 buổi học ( trên thực tế có nhiều nơi chỉ học được 3 ngày là nhiều ), thấy thì giảng lớt phớt, nói tào lao thiên địa ( học ở Đồng Nai ) rồi cũng cấp chứng nhận
 
Back
Top