Thực hiện hợp đồng ký nhiều phụ lục thì khi làm quyết toán có cần ký thêm phụ lục phủ các phụ lục tr

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.586
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi: Quá trình thực hiện hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu đã ký hợp đồng gốc và ký thêm 7 phụ lục hợp đồng từ PL1, 2... đến PL7 rồi thì khi làm quyết toán mình có phải ký 1 phụ lục phủ toàn bộ các phụ lục trên không? Bên kho bạc họ yêu cầu làm, bên em đã bảo vệ 1 lần là không cần làm, CĐT và Nhà thầu đều đồng thuận.

Trả lời: Không cần bạn ạ.
Tuy nhiên, nếu có ký 1 phụ lục, gộp loại toàn bộ các PL trên thì cũng chả sao trừ khi đưa thêm vào các điều khoản bất lợi cho dự án, công trình.
Nhờ các bạn có kinh nghiệm về vấn đề này comment bổ sung thêm nếu trả lời trên chưa ổn nhé. Xin cảm ơn.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Nhà anh trả lời như trên là ổn rồi. Tôi cố tình com men cho tăng thêm bài viết để có ngày được nhiều sao, nhiều vạch như cái anh ở trên.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Theo em không cần phải lập thêm 1 phụ lục hợp đồng để phủ toàn bộ các phụ lục trước, vì không cần thiết. Bản chất của tất cả các phụ lục hợp đồng sau đó là không thể tách rời hợp đồng chính rồi. Khi quyết toán thì tập trung tất cả phụ lục hợp đồng và hợp đồng chính là được. Bên em các công trình Quyết toán làm từ trước đến giờ chưa phải làm thêm 1 phụ lục hợp đồng để phủ toàn bộ các phụ lục trước như vậy.

Cái này tùy thuộc vào thời điểm ký phụ lục hợp đồng và tính chất của phụ lục hợp đồng. Nếu như phụ lục hợp đồng ký trước thời điểm thi công cho phần phát sinh và hợp đồng chỉ cố định đơn giá thì sau này vẫn cần 1 phụ lục để chốt lại số tiền cuối cùng của cả 2 bên. VD hợp đồng gốc giữa A và B là xây 1 chung cư, bổ sung 1 phụ lục hợp đồng cho phần đường nội bộ với đơn giá mới và khối lượng đo thực tế, sau khi hoàn thành nên có 1 phụ lục mới thống nhất lại tiền. Nói chung không nên làm phụ lục hợp đồng trong thi công mà nên thông qua chỉ dẫn của CĐT hoặc TV rồi nhà thầu chấp nhận chỉ dẫn đó. Khi kết thúc hợp đồng làm 1 phụ lục cho tất cả các thay đổi. Dự án có 100 hạng mục phát sinh không lẽ làm 100 phụ lục hợp đông?
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
DLSS nói:
Cái này tùy thuộc vào thời điểm ký phụ lục hợp đồng và tính chất của phụ lục hợp đồng. Nếu như phụ lục hợp đồng ký trước thời điểm thi công cho phần phát sinh...
Bạn này nói vui thật? Đơn vị thi công căn cứ vào các biên bản xử lý kỹ thuật phát sinh thì đã có thể thi công phần khối lượng phát sinh này rồi. Thời điểm sau này ký phụ lục hợp đồng cho phần phát sinh đó cũng đâu có ảnh hưởng gì, miễn sao là có phụ lục hợp đồng cho phần phát sinh này để Chủ đầu tư có căn cứ thanh toán cho nhà thầu là được. Phát sinh nhiều lần thì làm phụ lục hợp đồng nhiều lần, chỉ cần làm phụ lục hợp đồng bổ sung cho các phần khối lượng phát sinh sau là Ok. Sau này tập hợp tất cả các phụ lục hợp đồng lại là đủ, không cần phải làm 1 cái phụ lục hợp đồng bao trùm nữa.
DLSS nói:
...Nói chung không nên làm phụ lục hợp đồng trong thi công mà nên thông qua chỉ dẫn của CĐT hoặc TV rồi nhà thầu chấp nhận chỉ dẫn đó...
Việc này là quá rõ rồi bạn ạ, nhà thầu không thể tự làm phụ lục hợp đồng và tự ký được; trước hết các phát sinh phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư, sau đó làm biên bản phát sinh xử lý kỹ thuật, lập dự toán phát sinh, thẩm tra, thẩm định và Chủ đầu tư phê duyệt và căn cứ đó mới làm phụ lục được.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Bạn này nói vui thật? Đơn vị thi công căn cứ vào các biên bản xử lý kỹ thuật phát sinh thì đã có thể thi công phần khối lượng phát sinh này rồi. Thời điểm sau này ký phụ lục hợp đồng cho phần phát sinh đó cũng đâu có ảnh hưởng gì, miễn sao là có phụ lục hợp đồng cho phần phát sinh này để Chủ đầu tư có căn cứ thanh toán cho nhà thầu là được. Phát sinh nhiều lần thì làm phụ lục hợp đồng nhiều lần, chỉ cần làm phụ lục hợp đồng bổ sung cho các phần khối lượng phát sinh sau là Ok. Sau này tập hợp tất cả các phụ lục hợp đồng lại là đủ, không cần phải làm 1 cái phụ lục hợp đồng bao trùm nữa.

Việc này là quá rõ rồi bạn ạ, nhà thầu không thể tự làm phụ lục hợp đồng và tự ký được; trước hết các phát sinh phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư, sau đó làm biên bản phát sinh xử lý kỹ thuật, lập dự toán phát sinh, thẩm tra, thẩm định và Chủ đầu tư phê duyệt và căn cứ đó mới làm phụ lục được.

Nhà em ví dụ cho dễ hình dung. Giờ bác ký hợp đồng với em xây 1 khu chung cư. Khi đang thi công bác muốn bên em thi công phần san lấp và đường nội bộ. Trước khi đồng ý làm thì bác phải ký phụ lục hợp đồng cho em xem tạm ứng bao nhiêu, điều kiện thanh toán nghiệm thu thế nào. Giá trị hợp đồng lúc đó chỉ là tạm tính. Sau khi em làm xong không phải sẽ ký với nhau 1 phụ lục chốt lại giá trị hợp đồng cuối cùng sao? Hay là lúc này chỉ cần làm 1 bảng quyết toán xác nhận lại giá trị cuối cùng của công trình?
 
Last edited by a moderator:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Trước khi đồng ý làm thì bác phải ký phụ lục hợp đồng cho em xem tạm ứng bao nhiêu, điều kiện thanh toán nghiệm thu thế nào.
Cái này thì chắc là thương thảo hợp đồng thì đúng hơn.

Về nguyên tắc việc điều chỉnh giá hợp đồng phải phù hợp với nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của Nhà nước có liên quan tương ứng với từng thời kỳ.
Sau khi em làm xong không phải sẽ ký với nhau 1 phụ lục chốt lại giá trị hợp đồng cuối cùng sao
Nhà thầu chả dại gì mà đị thực hiện khi giá trị hợp đồng là tạm tính, rõ ràng giai đoạn này khối lượng cũng như giá trị đã được tính toán cụ thể. Để sau khi thực hiện xong các bên lại đem nhau ra tòa tranh cãi nhau về giá trị, đơn giá. Còn phức tạp hơn khi HĐ là trọn gói hay đơn giá cố định.

Sao lại là hợp đồng tạm tính?
Giá trị hợp đồng tạm tính thì vẫn có, ví như: Hợp đồng tư vấn khảo sát, lập dự án...
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Chào bạn!
Qua các bài viết thảo luận của mọi người, bạn phải hiểu bản chất việc thanh toán của hợp đồng là như thế nào? Sao lại là hợp đồng tạm tính? vì nó chẳng có giá trị pháp lý gì cả (chắc để lập ra cho vui và để đơn vị thi công an tâm hơn trước khi thực hiện thi công hạng mục này). Chẳng ai thanh toán cho bạn với cái hợp đồng tạm tính này cả, mà chỉ có hợp đồng chính thức mới có giá trị.
Việc chính xác ở đây phải là: Khi bạn muốn có phát sinh hạng mục thì phải có chủ trương đồng ý của cấp có thẩm quyền chấp thuận (hoặc chủ trương đồng ý của Chủ đầu tư nếu trong thẩm quyền của ông Chủ đầu tư này), căn cứ chủ trương này, bạn lập dự toán phát sinh và thẩm tra, sau đó Chủ đầu tư ra quyết định phê duyệt giá trị dự toán phát sinh này, căn cứ đó các bên sẽ ký kết phụ lục hợp đồng chính thức bổ sung phần khối lượng phát sinh này luôn. Vậy là OK chứ không có cái gì là tạm tính ở đây cả.

Ở đây là giá trị hợp đồng tạm tính cho phần công việc san lấp và làm đường tạm. Bên yêu cầu làm phát sinh là CĐT. Khối lượng chưa chốt được khi ký hợp đồng nên giá trị trong phụ lục hợp đồng chỉ làm tạm tính. Về nguyên tắc phụ lục hợp đồng phải ký trước khi làm để tránh những rủi ro cho cả 2 bên. Ví dụ như CĐT yêu cầu những thứ không hợp lý, đơn giá CĐT xây dựng theo định mức thấp hơn giá trị thực tế nhà thầu bỏ ra, ....

Sau khi 2 bên đã thống nhất, vd khối lượng tạm tính là 1000m3 x đơn giá cố định 200.000đ/khối không phải ra giá trị phụ lục hợp đồng tạm tính sao??? Khi thi công xong là 15000m3 x 200.000 thì có phải làm phụ lục tiếp không hay là làm bản quyết toán ra giá trị hợp đồng gốc và phần bổ sung?
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Ở đây là giá trị hợp đồng tạm tính cho phần công việc san lấp và làm đường tạm. Bên yêu cầu làm phát sinh là CĐT. Khối lượng chưa chốt được khi ký hợp đồng nên giá trị trong phụ lục hợp đồng chỉ làm tạm tính. Về nguyên tắc phụ lục hợp đồng phải ký trước khi làm để tránh những rủi ro cho cả 2 bên. Ví dụ như CĐT yêu cầu những thứ không hợp lý, đơn giá CĐT xây dựng theo định mức thấp hơn giá trị thực tế nhà thầu bỏ ra, ....

Sau khi 2 bên đã thống nhất, vd khối lượng tạm tính là 1000m3 x đơn giá cố định 200.000đ/khối không phải ra giá trị phụ lục hợp đồng tạm tính sao??? Khi thi công xong là 15000m3 x 200.000 thì có phải làm phụ lục tiếp không hay là làm bản quyết toán ra giá trị hợp đồng gốc và phần bổ sung?
Về nguyên tắc, những phần phát sinh phải được lập, thẩm định, phê duyệt và ký hợp đồng/phụ lục hợp đồng trước khi thi công. Đồng nghĩa với việc nhà các anh phải xác định được giá trị công việc phát sinh đó trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng. Tại sao phải thế thì các anh ai cũng biết. Lý do: một là xác định giá trị nằm trong TMĐT, hai là xác định tính ràng buộc pháp lý giữa các bên để thực hiện, tránh tranh chấp.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt. Do yêu cầu hoặc khách quan hoặc cấp bách về tiến độ hoặc một lý do nào đó mà người ta vừa thiết kế, vừa thẩm định, vừa thi công và cũng vừa ký luôn cái phụ lục hợp đồng hoặc nhiều phụ lục hợp đồng một lúc. Khi đó, đến lúc mà dự án ở giai đoạn xác định được chính xác giá trị, người ta sẽ làm cái hợp đồng/phụ lục hợp đồng điều chỉnh. Mà đó là cái lý do mà anh ADSL nói ở trên.

Các anh bản chất như thế nào, ai cũng biết rõ tường tận và trong thực tế biết rõ sẽ phải xử lý ra làm sao. Nhưng đôi khi lên tranh luận như đúng rồi.

Con vợ già nhà tôi nó vừa bảo: "Một tấn cát xây nhẹ hơn một tấn thép". Cãi nhau mãi từ sáng tới giờ chưa phân biệt thắng thua. Điên cả đầu.
 

Top