*Trao đổi thêm với các bạn:
- Nguyên lý: Mọi thể hiện bằng văn bản có ký đóng dấu mới mang tính pháp lý và là "TRỌNG TÀI" để so sánh sự đúng sai.
Nếu k có "trọng tài" này thì 2 bên với 2 lý khác nhau (và đều nghe rất lôgic) thì tranh luận nhau cả ngày cũng chẳng đi đến kết luận.
- Trong vấn đề này, chúng ta đang bàn luận với nhau "định mức Chi phí BQL" đã có VAT hay chưa?
* Có 2 quan điểm:
1. Đã có VAT
2. Chưa có VAT
Cả 2 lập luận đều thấy có sự logic. Vậy phải dùng "TRỌNG TÀI" để xét.
"Trọng tài" ở đây chính là QĐ số 10/2005/QĐ-BXD. Vậy trong QĐ này mục nào nói đến %định mức BQL đã có VAT??? Mong các bạn trích dẫn!
- Nếu QĐ10/2005/QĐ-BXD có thì chẳng cần bàn cãi.
(Nhưng suy nghĩ của mình trong trường hợp này thì khi Bộ TC thay đổi VAT thì hệ số ấy sao nhỉ? -Theo mình biết trước đây phí tư vấn chịu 5%VAT, sau này mới thành 10% như bây giờ, vậy tương lai chắc gì cố định 10%??)
- Mình khẳng định: QĐ10/2005/QĐ-BXD không có nói đến %chi phí đã có VAT thì tại sao chúng ta lại khẳng định là đã có VAT (trừ trường hợp BXD có văn bản bổ sung trả lời. Nếu các bạn có thì Upload lên giúp mọi người- còn nói miệng thì k có giá trị. "Trọng tài" là phải bằng văn bản pháp lý)?
* Bàn thêm:
QĐ10/2005/QĐ-BXD nói rõ: Định mức chi phí quản lý dự án quy định tại bảng số II.1 trong phần II của văn bản này là chi phí tối đa cho các công việc quản lý dự án; bao gồm:
- Quản lý chung của dự án;
- Tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán của công trình;
- Lập hồ sơ mời dự thầu, mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn; nhà thầu thi công xây dựng; lựa chọn tổng thầu trong xây dựng; thi tuyển phương án kiến trúc (nếu có);
- Giám sát thi công xây dựng; giám sát lắp đặt thiết bị của công trình; giám sát khảo sát xây dựng;
- Kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
- Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng;
- Quyết toán và quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Thực hiện một số công việc khác (tổ chức thẩm định dự án đầu tư, thẩm định các dự toán chi phí của các công việc tư vấn yêu cầu phải lập dự toán và các công việc khác).
* Vậy thực tế, với các đầu mục công việc như vậy thì định mức chi phí BQL chỉ có tác dụng để tính tổng mức đầu tư. Còn khi thanh quyết toán thì lại theo từng danh mục công việc (thuộc chi phí BQL).
- Tổ chức thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng: theo quy định tỉnh thành.
- Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán của công trình- Lập hồ sơ mời dự thầu, mời đấu thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đấu thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn; nhà thầu thi công xây dựng - Giám sát thi công xây dựng; giám sát lắp đặt thiết bị của công trình; giám sát khảo sát xây dựng: thanh quyết toán theo định mức riêng - Quyết toán và quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình: thanh quyết toán theo định mức riêng của BXD.
- Quản lý chung của dự án - Kiểm định và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình - Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng: lập dự toán chi tiết và thanh quyết toán thể hiện qua hóa đơn….
Thông thường, trong tất cả các mục công việc trên (thuộc chi phí BQL) dù có thuê tư vấn hay CĐT tự thực hiện thì đều thanh quyết toán theo từng danh mục. Không quyết toán 1 cục Chi phí BQL (hoặc chỉ các tác dụng khi thuê đứt Tư vấn thực hiện QLDA, chủ đầu tư trả tiền sau khi hoàn thành dự án theo hóa đơn tư vấn xuất 1 cục- Trường hợp này rất hiếm).
Đối với các dự án lớn, trên thực tế chi phí BQL được lập dự toán riêng đối với 1 số mục đặc biệt – và đây là trường hợp bạn DOIMOI đã nêu (ví dụ mua sắm máy vi tính, in, xe ô tô, giấy, bút, tài liệu….). Còn các chi phí thuộc danh mục vừa nêu ở trên vẫn phải bóc tách thanh quyết toán bình thường.
Và tất nhiên thuế VAT khi tính riêng biệt như vậy thì quá rõ ràng. Với chi phí mua sắm như bạn DOIMOI nêu thì có những mục chỉ chịu 5%VAT thôi (chứ k phải 10% và không thuộc định mức % chi phí BQL).