Thắc mắc về Khối lượng thừa và thiếu của Đơn vị kiểm toán

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Các Bác có kinh nghiệm về Kiểm toán cho em hỏi vấn đề như sau:

Trong kiểm toán các khối lượng phát sinh theo Hồ sơ xử lý kỹ thuật. Những khối lượng nào tính dư thì đơn vị Kiểm toán lại cắt đi. Còn những khối lượng nào tính thiếu thì Đơn vị kiểm toán lại không tính bổ sung vào. Đơn vị kiểm toán nói với em rằng Khối lượng quyết toán với đơn vị thi công là khối lượng max. Tức là những khối lượng nào tính dư thì đơn vị kiểm toán cắt, còn ngược lại thì không.

Em nghe mà ức không chịu được. Không biết có quy định nào cho Đơn vị kiểm toán làm như vậy không?
 

haytaplammoiviec_gxd

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
19/7/11
Bài viết
49
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
Các Bác có kinh nghiệm về Kiểm toán cho em hỏi vấn đề như sau:

Trong kiểm toán các khối lượng phát sinh theo Hồ sơ xử lý kỹ thuật. Những khối lượng nào tính dư thì đơn vị Kiểm toán lại cắt đi. Còn những khối lượng nào tính thiếu thì Đơn vị kiểm toán lại không tính bổ sung vào. Đơn vị kiểm toán nói với em rằng Khối lượng quyết toán với đơn vị thi công là khối lượng max. Tức là những khối lượng nào tính dư thì đơn vị kiểm toán cắt, còn ngược lại thì không.

Em nghe mà ức không chịu được. Không biết có quy định nào cho Đơn vị kiểm toán làm như vậy không?


Việc này thì ko nhưng anh mà có rất nhiều người “ca hát” rồi em cũng đã có lần hỏi đơn vị kiểm toán về việc này nhưng được trả lời rằng: “ Nhiệm vụ của chúng tôi là tìm ra những phần khối lượng, đơn giá làm tăng giá trị gói thầu mà không có cơ sở để chúng tôi cắt đi, còn những phần kl,đg thiếu thì ko có trách nhiệm bù vào” đó có lẽ la quy đinh riêng của kiểm toán anh nhi???
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Các Bác có kinh nghiệm về Kiểm toán cho em hỏi vấn đề như sau:

Trong kiểm toán các khối lượng phát sinh theo Hồ sơ xử lý kỹ thuật. Những khối lượng nào tính dư thì đơn vị Kiểm toán lại cắt đi. Còn những khối lượng nào tính thiếu thì Đơn vị kiểm toán lại không tính bổ sung vào. Đơn vị kiểm toán nói với em rằng Khối lượng quyết toán với đơn vị thi công là khối lượng max. Tức là những khối lượng nào tính dư thì đơn vị kiểm toán cắt, còn ngược lại thì không.

Em nghe mà ức không chịu được. Không biết có quy định nào cho Đơn vị kiểm toán làm như vậy không?

Vấn đề này cãi miệng với nhau nhìu roài...

Đơn thuần theo quan hệ hợp đồng mà bạn...

Bạn làm thừa kệ bạn, tôi chỉ nhận phần đúng của tôi thôi, nhưng thiếu thì phải cắt giá trị phần chưa đủ!
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Kiểm toán thì "nổi tiếng" xưa nay rồi, nhưng làm gì thì làm cũng phải căn cứ theo quy định của pháp luật xây dựng. Muốn cắt hay không cắt thì phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng và quy định liên quan. Kiểm toán là họ cứ xông vào cắt, cắt và cắt như cái máy trước cái đã, sau đó họ xem thái độ và phản ứng của chủ đầu tư như thế nào. Nếu chủ đầu tư cho rằng mình làm đúng và có cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình thì kiểm toán sẽ phải nghe thôi, họ không dám manh động nếu gặp chủ đầu tư có năng lực đâu.
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Kiểm toán thì "nổi tiếng" xưa nay rồi, nhưng làm gì thì làm cũng phải căn cứ theo quy định của pháp luật xây dựng. Muốn cắt hay không cắt thì phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng và quy định liên quan. Kiểm toán là họ cứ xông vào cắt, cắt và cắt như cái máy trước cái đã, sau đó họ xem thái độ và phản ứng của chủ đầu tư như thế nào. Nếu chủ đầu tư cho rằng mình làm đúng và có cơ sở để bảo vệ quan điểm của mình thì kiểm toán sẽ phải nghe thôi, họ không dám manh động nếu gặp chủ đầu tư có năng lực đâu.


Khửa khửa khửa…
Nhưng khi họ đã tóm đc đuôi và có đủ bằng chứng thì chủ đầu tư năng lực cỡ nào cũng nhe răng hết…
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Khửa khửa khửa…
Nhưng khi họ đã tóm đc đuôi và có đủ bằng chứng thì chủ đầu tư năng lực cỡ nào cũng nhe răng hết…
Nghĩa là mình làm sai, mà đã làm sai thì còn gì oan ức? tôi nghĩ chủ topic muốn nói đến việc cắt giảm vô cớ của kiểm toán kia.
 

dacota0102

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/12/11
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Hà Nội
Nghĩa là mình làm sai, mà đã làm sai thì còn gì oan ức? tôi nghĩ chủ topic muốn nói đến việc cắt giảm vô cớ của kiểm toán kia.
Nếu cắt vô cớ mình bảo vệ chứ? làm sao mà cắt được. Còn Chủ Đầu Tư nữa chứ, cắt lung tung thì CDT lấy đâu tiền mà hoàn trả nhà nước. Nếu họ vẫn không chịu thì chơi bài cùn là không ký biên bản. Thường là những công việc bị cắt thì đúng là có làm nhưng do thiếu, không đầy đủ thủ tục pháp lý thì CUT. Đấy mới là "oan" do ẩu tả của ông CNCT hoặc CBKT thôi!
 

deming

Thành viên năng động
Tham gia
12/10/07
Bài viết
61
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Nếu cắt vô cớ mình bảo vệ chứ? làm sao mà cắt được. Còn Chủ Đầu Tư nữa chứ, cắt lung tung thì CDT lấy đâu tiền mà hoàn trả nhà nước. Nếu họ vẫn không chịu thì chơi bài cùn là không ký biên bản. Thường là những công việc bị cắt thì đúng là có làm nhưng do thiếu, không đầy đủ thủ tục pháp lý thì CUT. Đấy mới là "oan" do ẩu tả của ông CNCT hoặc CBKT thôi!

Án tại hồ sơ,

Ông làm đúng thì ông hoàn công cũng phải đúng,...

thường thường đến 90% làm ngoài công trường thì ẩu, cắt bớt nhưng hồ sơ đẹp lắm, khớp lắm... nếu làm đúng mà đi chụp ảnh hoặc khoan lấy mẫu thì lúc ấy sẽ hết oan ức!

kêu hoài!
 

hienthuygtvt47

Thành viên năng động
Tham gia
5/6/11
Bài viết
74
Điểm thành tích
18
Các Bác có kinh nghiệm về Kiểm toán cho em hỏi vấn đề như sau:

Trong kiểm toán các khối lượng phát sinh theo Hồ sơ xử lý kỹ thuật. Những khối lượng nào tính dư thì đơn vị Kiểm toán lại cắt đi. Còn những khối lượng nào tính thiếu thì Đơn vị kiểm toán lại không tính bổ sung vào. Đơn vị kiểm toán nói với em rằng Khối lượng quyết toán với đơn vị thi công là khối lượng max. Tức là những khối lượng nào tính dư thì đơn vị kiểm toán cắt, còn ngược lại thì không.

Em nghe mà ức không chịu được. Không biết có quy định nào cho Đơn vị kiểm toán làm như vậy không?
Chào bạn, mình làm trong ngành kiểm toán xây dựng. và mình xin được có một số ý kiến cho bạn như sau.
Kiểm toán theo thông tư 19 và chuẩn mực 1000 thì : kiểm toán là kiểm tra trên giá trị đề nghị quyết toán.
vậy nên việc bạn làm thiếu khối lượng đấy là do sai sót bên bạn, còn những khối lượng mà bạn đề nghị quyết toán vượt so với thực tế thì tất nhiên phải cắt rồi, để đảm bảo đúng thực tế.
Nói đơn giản thế này nhé, bạn đi ra chợ mua bánh, nếu mua 1 cái thì 5k, còn mua 2 cái thì 9k (là hình thức khuyến mãi của người bán bánh)... vậy chẳng lẽ bạn cứ đòi hỏi phải trả 10k/2 chiếc bánh ak?
giá trị đề nghị quyết toán của đơn vị thi công cũng vậy, biết đâu phần giá trị đề nghị quyết toán giảm ấy là phần nhà thầu khuyến mãi cho CĐT? chẳng lẽ anh đề nghị quyết toán có 10k, cứ bắt anh phải nhận 12k?
nếu muốn đòi hỏi quyền lợi trong hồ sơ quyết toán, tốt nhất hãy làm quyết toán thật chuẩn..
Kiểm toán giúp việc cho CĐT, chả nhẽ còn phải tìm ra khối lượng thiếu để tăng lên cho nhà thầu sao? điều này k có trong hợp đồng kiểm toán mà bạn.
các chuẩn mực kiểm toán và thông tư 19 cũng đã nêu rất rõ rồi đấy!
tất cả các đơn vị kiểm toán độc lập đều làm vậy hết!
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Chào bạn, mình làm trong ngành kiểm toán xây dựng. và mình xin được có một số ý kiến cho bạn như sau.
Kiểm toán theo thông tư 19 và chuẩn mực 1000 thì : kiểm toán là kiểm tra trên giá trị đề nghị quyết toán.
vậy nên việc bạn làm thiếu khối lượng đấy là do sai sót bên bạn, còn những khối lượng mà bạn đề nghị quyết toán vượt so với thực tế thì tất nhiên phải cắt rồi, để đảm bảo đúng thực tế.
Nói đơn giản thế này nhé, bạn đi ra chợ mua bánh, nếu mua 1 cái thì 5k, còn mua 2 cái thì 9k (là hình thức khuyến mãi của người bán bánh)... vậy chẳng lẽ bạn cứ đòi hỏi phải trả 10k/2 chiếc bánh ak?
giá trị đề nghị quyết toán của đơn vị thi công cũng vậy, biết đâu phần giá trị đề nghị quyết toán giảm ấy là phần nhà thầu khuyến mãi cho CĐT? chẳng lẽ anh đề nghị quyết toán có 10k, cứ bắt anh phải nhận 12k?
nếu muốn đòi hỏi quyền lợi trong hồ sơ quyết toán, tốt nhất hãy làm quyết toán thật chuẩn..
Kiểm toán giúp việc cho CĐT, chả nhẽ còn phải tìm ra khối lượng thiếu để tăng lên cho nhà thầu sao? điều này k có trong hợp đồng kiểm toán mà bạn.
các chuẩn mực kiểm toán và thông tư 19 cũng đã nêu rất rõ rồi đấy!
tất cả các đơn vị kiểm toán độc lập đều làm vậy hết!
Cảm ơn anh đã tư vấn giúp. em xin nêu ra trường hợp cụ thể của em thế này.
Bên em là Chủ đầu tư thuê đơn vị kiểm toán. Hồ sơ này đã quyết toán và trả hết tiền cho Đơn vị thi công rồi (kể cả phần bảo hành cũng trả luôn rồi).
Giờ bên em thuê đơn vị kiểm toán. Đơn vị kiểm toán kiểm tra và cắt khối lượng , mà không phải khối lượng mà là đơn giá. Lúc lập hồ sơ thì lấy đơn giá XM PC30, nhưng khi tính bảng phần tích thì lấy XM PC40 - chênh lệch đơn giá do không chuyển về đơn giá XM PC40. Em cãi lại đơn vị kiểm toán không được nên chấp nhận khoảng cắt do đơn giá này. Nhưng trong hồ sơ em phát hiện ra có công việc vận chuyển đất đổ bỏ lúc tính khối lượng quên tính thêm hệ số nở rời của đất. Giờ em yêu cầu đơn vị kiểm toán thay đổi khối lượng chỗ đó để bù vào đơn giá bị cắt đi. Để cuối cùng giá trị kiểm toán cuối cùng không thay đổi.
Vì dù sao giá trị quyết toán đã làm rồi, không thể đòi lại tiền của đơn vị thi công được nữa.
Nếu anh là kiểm toán thì anh xử lý như thế nào?
 

dacota0102

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/12/11
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Hà Nội
chào bạn, mình làm trong ngành kiểm toán xây dựng. Và mình xin được có một số ý kiến cho bạn như sau.
Kiểm toán theo thông tư 19 và chuẩn mực 1000 thì : Kiểm toán là kiểm tra trên giá trị đề nghị quyết toán.
Vậy nên việc bạn làm thiếu khối lượng đấy là do sai sót bên bạn, còn những khối lượng mà bạn đề nghị quyết toán vượt so với thực tế thì tất nhiên phải cắt rồi, để đảm bảo đúng thực tế.
Nói đơn giản thế này nhé, bạn đi ra chợ mua bánh, nếu mua 1 cái thì 5k, còn mua 2 cái thì 9k (là hình thức khuyến mãi của người bán bánh)... Vậy chẳng lẽ bạn cứ đòi hỏi phải trả 10k/2 chiếc bánh ak?
Giá trị đề nghị quyết toán của đơn vị thi công cũng vậy, biết đâu phần giá trị đề nghị quyết toán giảm ấy là phần nhà thầu khuyến mãi cho cđt? Chẳng lẽ anh đề nghị quyết toán có 10k, cứ bắt anh phải nhận 12k?
Nếu muốn đòi hỏi quyền lợi trong hồ sơ quyết toán, tốt nhất hãy làm quyết toán thật chuẩn..
Kiểm toán giúp việc cho cđt, chả nhẽ còn phải tìm ra khối lượng thiếu để tăng lên cho nhà thầu sao? điều này k có trong hợp đồng kiểm toán mà bạn.
Các chuẩn mực kiểm toán và thông tư 19 cũng đã nêu rất rõ rồi đấy!
Tất cả các đơn vị kiểm toán độc lập đều làm vậy hết!
rất cảm ơn bạn rất nhiều, nhưng theo mình được biết thì các đơn vị kiểm toán độc lập mà chủ đầu tư thuê thì phần nhiều là họ kiểm tra khối lượng, hồ sơ pháp lý để giúp chủ đầu tư không bị cắt xén nhiều khi công trình bị thanh tra, kiểm toán nhà nước "rờ" vào? (tất nhiên cái gì nhà thầu vô lý thì kiểm toán độc lập vẫn kiến nghị chủ đầu tư cắt chứ?)
 

hienthuygtvt47

Thành viên năng động
Tham gia
5/6/11
Bài viết
74
Điểm thành tích
18
Cảm ơn anh đã tư vấn giúp. em xin nêu ra trường hợp cụ thể của em thế này.
Bên em là Chủ đầu tư thuê đơn vị kiểm toán. Hồ sơ này đã quyết toán và trả hết tiền cho Đơn vị thi công rồi (kể cả phần bảo hành cũng trả luôn rồi).
Giờ bên em thuê đơn vị kiểm toán. Đơn vị kiểm toán kiểm tra và cắt khối lượng , mà không phải khối lượng mà là đơn giá. Lúc lập hồ sơ thì lấy đơn giá XM PC30, nhưng khi tính bảng phần tích thì lấy XM PC40 - chênh lệch đơn giá do không chuyển về đơn giá XM PC40. Em cãi lại đơn vị kiểm toán không được nên chấp nhận khoảng cắt do đơn giá này. Nhưng trong hồ sơ em phát hiện ra có công việc vận chuyển đất đổ bỏ lúc tính khối lượng quên tính thêm hệ số nở rời của đất. Giờ em yêu cầu đơn vị kiểm toán thay đổi khối lượng chỗ đó để bù vào đơn giá bị cắt đi. Để cuối cùng giá trị kiểm toán cuối cùng không thay đổi.
Vì dù sao giá trị quyết toán đã làm rồi, không thể đòi lại tiền của đơn vị thi công được nữa.
Nếu anh là kiểm toán thì anh xử lý như thế nào?
Chào bạn, mình là con gái bạn ak.
1. Trường hợp Kiểm toán giảm trừ như thế là đúng rồi.
2. Còn trường hợp đất đổ bỏ đi nhân với hệ số nở rời có phải ý bạn là: Vd đất đổ đi tại nơi đào là 100m3, khi vận chuyển đổ đi sẽ tính là 100 x K (K là hệ số nở rời)
Như thế này là sai bạn ak.
Trong định mức 1776 (kể cả Đm 24) có nói:
CHƯƠNG II

CÔNG TÁC ĐÀO, ĐẮP ĐẤT, ĐÁ, CÁT

THUYẾT MINH

Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v..) Trường hợp cần phải phát rừng phát tuyến, chặt, đào gốc cây, bụi cây, phá dỡ một số loại kết cấu trước khi đào, đắp thì áp dụng theo công tác đã được định mức trong chương I.
- Công tác đào, đắp đất được định mức cho trường hợp đào đắp đất đá, cát bằng thủ công và đào đắp đất, đá, cát bằng cơ giới.
- Trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng máy mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư, .v.v.) thì khối lượng làm bằng thủ công áp dụng định mức đào đắp đất, đá, cát bằng thủ công tương ứng.
- Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.
- Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.
- Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
- Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
- Vận chuyển đất, đá bằng ôtô tự đổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly <300m; <500m; <700m và <1000m tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển.

Như vậy có nghĩa rằng bạn tính hệ số nở rời cho đất vận chuyển đi đổ là sai.
Kiểm toán không có ý kiến gì về vấn đề này sao?
3. Công trình giờ mới kiểm toán, chưa phê duyệt quyết toán, tiền đã trả cho nhà thầu thì cứ thu hồi bình thường thôi.đây là việc của Sở tài chính mà bạn, nếu có quyết định thu hồi mà nhà thầu không trả thì truy cứu trách nhiệm doanh nghiệp.
Trong trường hợp này nếu như nhà thầu đã giải thể thì mới là vấn đề cần suy nghĩ, vì truy cứu trách nhiệm cho ai? Với ai? Nhưng mình nghĩ Kiểm toán trong trường hợp này cần mềm mỏng để giúp đỡ CĐT
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tôi thấy nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này mà ít người quan tâm đến địa vị pháp lý của kiểm toán (trừ bạn hienthuygtv47- làm kiểm toán). Đơn vị kiểm toán độc lập có quyền bảo lưu các ý kiến của mình, CĐT và người thuê kiểm toán nếu có ý kiến trái chiều, kiểm toán có thể nghiên cứu và ghi các ý kiến ngoại trừ (nếu có).
@TuananhCE : không thể lấy cái sai này bù cái sai khác được đâu, khối lượng sai là việc của khối lượng, đơn giá là việc của đơn giá.
Việc thừa đương nhiên phải cắt.
Việc thiếu muốn bổ sung thì các đơn vì phải làm hồ sơ bổ sung (đề nghị ký lại biên bản nghiệm thu, điều chỉnh lại hợp đồng và nghiệm thu thanh toán) chứ không thể bắt kiểm toán tự bổ sung vào được.
 

dacota0102

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
21/12/11
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Hà Nội
Tôi thấy nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này mà ít người quan tâm đến địa vị pháp lý của kiểm toán (trừ bạn hienthuygtv47- làm kiểm toán). Đơn vị kiểm toán độc lập có quyền bảo lưu các ý kiến của mình, CĐT và người thuê kiểm toán nếu có ý kiến trái chiều, kiểm toán có thể nghiên cứu và ghi các ý kiến ngoại trừ (nếu có).
Bên mình là nhà thầu, vừa bảo vệ khối lượng xong với đơn vị kiểm toán, công trình nhóm C. Chủ Đầu Tư thuê kiểm toán. Trong quá trình làm việc với kiểm toán độc lập, các khối lượng, đơn giá vật liệu, căn cứ pháp lý đều bị xem xét rất kỹ, cái gì mình không giải trình được thì kiểm toán cắt, cái gì thiếu căn cứ pháp lý thì kiểm toán độc lập yêu cầu bổ sung. Quả thực nếu là kiểm toán độc lập mà cắt vô lý là không có. Còn việc kiểm toán độc lập bảo lưu ý kiến, cắt roẹt một cái thì mình cũng đã gặp nhưng hợp đồng kt với cdt sau đó bị thanh lý, thuê người khác!:)). Tất nhiên về địa vị pháp lý như anh (?) naat nói thì quả thực chắc là không nhiều người hiểu cặn kẽ được.
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Nghĩa là mình làm sai, mà đã làm sai thì còn gì oan ức? tôi nghĩ chủ topic muốn nói đến việc cắt giảm vô cớ của kiểm toán kia.
Bạn nên xem kỹ lại tình huống của chủ topic, ở đây kiểm toán không hề cắt giảm vô cớ đâu mà CĐT muốn lái kiểm toán để hợp thức hóa cái sai của mình
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Tôi thấy nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này mà ít người quan tâm đến địa vị pháp lý của kiểm toán (trừ bạn hienthuygtv47- làm kiểm toán). Đơn vị kiểm toán độc lập có quyền bảo lưu các ý kiến của mình, CĐT và người thuê kiểm toán nếu có ý kiến trái chiều, kiểm toán có thể nghiên cứu và ghi các ý kiến ngoại trừ (nếu có).
@TuananhCE : không thể lấy cái sai này bù cái sai khác được đâu, khối lượng sai là việc của khối lượng, đơn giá là việc của đơn giá.
Việc thừa đương nhiên phải cắt.
Việc thiếu muốn bổ sung thì các đơn vì phải làm hồ sơ bổ sung (đề nghị ký lại biên bản nghiệm thu, điều chỉnh lại hợp đồng và nghiệm thu thanh toán) chứ không thể bắt kiểm toán tự bổ sung vào được.
Vậy theo anh là cái sai thừa không thể bù cho cái sai thiếu được.
Kiểm toán chỉ kiểm những cái sai thừa thôi còn những cái sai thiếu thì muốn bổ sung thì phải làm lại hồ sơ nghiệm thu thanh toán?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Vậy theo anh là cái sai thừa không thể bù cho cái sai thiếu được.
Kiểm toán chỉ kiểm những cái sai thừa thôi còn những cái sai thiếu thì muốn bổ sung thì phải làm lại hồ sơ nghiệm thu thanh toán?
Kinh nghiệm trong việc này là kiểm toán sẽ ra dự thảo báo cáo kiểm toán, nêu các tồn tại cần khắc phục.Sau khi CĐT và các nhà thầu khắc phục xong tồn tại, kiểm toán sẽ ra báo cáo cuối cùng.
Việc khắc phục là trách nhiêm của CĐT và các nhà thầu chứ không phải kiểm toán.
TuananhCE muốn kiểm toán tự kiến nghị bổ sung thiếu là không thể, trong trường hợp này, tôi hiểu CĐT và nhà thầu muốn khắc phục thêm phần thiếu. Nhưng giả sử trường hợp khác, CĐT không hề mong muốn bổ sung, thừa cắt bỏ, thiếu mặc kệ (nếu ai làm nhà thầu thi công các dự án vốn NS rất rõ chủ trương này), kiểm toán bảo vẫn còn thiếu, nhà thầu đến đòi tiền CĐT thì kiểm toán lấy tiền ra trả à.
Nguyên tắc kiểm toán là kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ theo các tiêu chuẩn, chuẩn mực của ngành chứ không phải là theo ý kiến mong muốn của CĐT hay bất kỳ đơn vị nào có lợi ích liên quan đến cuộc kiểm toán.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Bạn nên xem kỹ lại tình huống của chủ topic, ở đây kiểm toán không hề cắt giảm vô cớ đâu mà CĐT muốn lái kiểm toán để hợp thức hóa cái sai của mình
Tôi nghĩ chắc là không phải sai, mà do các thủ tục pháp lý như biên bản xử lý kỹ thuật, thiết kế - dự toán phát sinh, nghiệm thu thanh toán...chưa đầy đủ, rõ ràng nên kiểm toán cắt bỏ thôi. Nếu đúng vậy thì CĐT vẫn có thể hợp thức hóa được.
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
673
Điểm thành tích
63
Kiểm toán độc lập họ căn cứ đúng mà làm: Hình thức hợp đồng, hoàn công, giá trị quyet toán...Ra báo cáo kiểm toán => Cấp phê duyệt kiểm toán lại ( kiểm toán nội bộ ) nếu lỗi do nhà thầu về số học không thể hiện trong hoàn công hoặc có thể chỉnh sửa được thì mời nhà thầu lên phản bien và tạo điều kiện cho nhà thầu sửa ( sau không kêu ca gì nữa ).
 

tuananhce03

<font color="red">Thành viên BQL Diễn đàn</font>
Tham gia
5/10/08
Bài viết
400
Điểm thành tích
43
Kiểm toán độc lập họ căn cứ đúng mà làm: Hình thức hợp đồng, hoàn công, giá trị quyet toán...Ra báo cáo kiểm toán => Cấp phê duyệt kiểm toán lại ( kiểm toán nội bộ ) nếu lỗi do nhà thầu về số học không thể hiện trong hoàn công hoặc có thể chỉnh sửa được thì mời nhà thầu lên phản bien và tạo điều kiện cho nhà thầu sửa ( sau không kêu ca gì nữa ).
Thông thường bên em là Chủ đầu tư thường kiểm tra kỹ khối lương, đơn giá do nhà thầu lập. Có trường hợp là bên em tính khối lượng phát sinh rồi chuyển cho đơn vị thi công, giám sát kiểm tra rồi ký vào. Thường thì bên em bắt rất chặt khoois lượng phát sinh nên không có chuyện khối lượng nhà thầu không làm mà có tính giá trị phát sinh.
Ở đây khi em nói là giá trị quyết toán đơn vị đã thanh lý với chủ đầu tư. Giờ hồ sơ mới đem kiểm toán độc lập, khi kiểm toán thì đơn vị kiểm toán có tính những khối lượng phát sinh thừa. Tuy nhiên phía bên em là chủ đầu tư thấy khối lượng thừa đó không đáng bao nhiêu so với khối lượng mà tính thiếu cho đơn vị thi công. Em xin nói rõ là chủ đầu tư và đơn vị thi công chẳng liên quan hay thông đồng gì với nhau. Nhưng em thấy đơn vị kiểm toán cứ tìm những cái sai thừa mà cắt, còn những cái sai mà thiếu mà giả vờ bỏ qua thì cũng không công bằng lắm.
Em ví dụ các bác đi mua 2 loại rau, người bán rau bán cho bác một loại đắt, một loại rẻ hơn so với giá thị trường. Chung quy laij thì tổng giá trị các bác mua hai loại rau đó cũng không đổi. Chẳng lẽ các bác lại than phiền ông bán rau phải tính giá rau này cao lên và giá rau kia thấp xuống cho đúng giá. Rồi bác cũng trả với số tiền tương tự.
Đành rằng kiểm toán độc lập là không theo ý muốn hay lợi ích của bên nào nhưng chẳng lẽ kiểm toán độc lập lại muốn gây bất lợi cho các bên.
 

Top