Thảo luận về hệ số phụ cấp

  • Khởi xướng tuanvec
  • Ngày gửi

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Giật tít vậy cho nó máu chứ thực ra cũng không có gì phải cãi nhau ở đây cả <:p

Tôi thấy cho đến giờ vẫn có rất, rất nhiều người hỏi về các hệ số phụ cấp lương (h1n và h2n). Cũng đã có nhiều reply giải đáp tản mát ở nhiều topic, nhưng tựu trung vẫn chưa có ai trực tiếp trả lời cụ thể về bản chất cũng như cách tính của các hệ số đó.

Bản thân tôi hiện cũng đang rất băn khoăn về tính chính xác cũng như tính nhất quán của chúng trong các thông tư đã ban hành.

Chính vì vậy xin phép các đại cao thủ diễn đàn giaxaydung, mở topic này để cùng nhau thảo luận và trao đổi.

----
I. THẢO LUẬN VỀ CÁC HỆ SỐ BIỂU THỊ QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG ĐƠN GIÁ SO VỚI TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU VÀ LƯƠNG CƠ BẢN CỦA CÁC NHÓM LƯƠNG

Chúng ta đã biết, khi tính bổ sung các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các khoản chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động lớn hơn 20% thì được tính bổ sung các khoản phụ cấp này theo công thức:

NC = Dnc * (1 + F1/h1n + F2/h2n) (*)

Trong đó: NC là chi phí nhân công; Dnc là chi phí nhân công chưa bao gồm các khoản phụ cấp tính thêm; F1, F2 là các khoản phụ cấp tính thêm trên lương tối thiểu và lương cơ bản; h1n, h2n là hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu và lương cơ bản của các nhóm lương thứ n.(Thông tư 07/2003/TT-BXD)


Như vậy giả sử có 1 Dự án A ở tỉnh X có các dữ liệu sau:

- Lương tối thiểu LTT = 290.000 đ/tháng​

- Phụ cấp F1 = 20% tính thêm trên lương tối thiểu

- Phụ cấp F2 = 30% tính thêm trên lương cơ bản

- Tính lương dựa trên bảng lương A6​


Để tính lương tháng cho thợ bậc 3 nhóm 1, ta thường áp dụng thẳng công thức:

NC = Dnc * (1 + F1/h1n + F2/h2n) = 649.948 * (1 + 0,2/2,342 + 0,3/1,378) = 846.986 đ ---> Lương ngày = NC/26 = 32.576 đ/ngày (a)


Trong đó Dnc tra ở bảng lương A6, cũng như h1n, h2n đều tra trong TT07.



Chúng ta vẫn thường áp dụng máy móc như thế, và không hiểu các số 649.948; 2,342 hay 1,378 lấy ở đâu ra, vì sao mà có? Làm sao để tính toán ra số đó? ... Chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng khi chuyển sang tính lương theo A1.8, nhiều người đã không biết phải tính thêm phần phụ cấp này như thế nào.

Bây giờ tôi sẽ giải thích chi tiết công thức (*) ở trên.



1. Chi tiết cách tính lương:


- Gọi Ki.n là hệ số bậc lương ứng với bậc n nhóm i. Hệ số này đã được tính toán trong bảng lương A6 và là hệ số gốc để tính toán các mức lương. Chỉ cần có hệ số này và biết mức lương tối thiểu LTT là có thể tính toán ra lương của mọi bậc thợ, nhóm lương cần tính.



- Gọi LCBi.n là lương cơ bản ứng với bậc n nhóm i


Ta có: LCBi.n = LTT * Ki.n



Khi đó:Dnc.i.n = LTT * 0,2 + LCBi.n * (1 + 0,26) (1)




Giải thích:


0,2 là hệ số phụ cấp lưu động (Mọi dự án đều được hưởng mức chung 20% này)
0,26 bao gồm hệ số phụ cấp không ổn định sản xuất (10%); lương phụ (12%); các khoản khoán cho người lao động (4%)


NCi.n = LTT * (0,2+F1) + LCBi.n * (1+0,26+F2) (2)




Áp dụng cho n = 3, i = 1, tra bảng A6 ta có K1.3 = 1,62, vậy:

Dnc.1.3 = 290.000*0,2 + 290.000*1,62*(1+0,26) = 649.948 đ


NC1.3 = 290.000*(0,2+0,2) + 290.000*1,62*(1+0,26+0,3) = 848.888 đ ----> Lương ngày = 848.888/26 = 32.650 đ (b)



So sánh (a) và (b), chúng ta sẽ thấy giữa cách tính chính xác (b) và cách tính gần đúng theo công thức (a) là khớp nhau.
 
Last edited by a moderator:

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Dài quá, viết tà tà vậy. Bôi xanh bôi đỏ cho dễ nhìn :-w

2. Giải thích công thức (*)

Từ công thức (2): NCi.n = LTT * (0,2+F1) + LCBi.n * (1+0,26+F2) = LTT*0,2 + LTT*F1 + LCBi.n*F2 + LCBi.n *(1+0,26) = [LTT*0,2 + LCBi.n *(1+0,26)] + [LTT*F1 + LCBi.n*F2]= Dnc.i.n + [LTT*F1 + LCBi.n*F2] = Dnc.i.n + [LTT*F1 + LTT * Ki.n*F2] = Dnc.i.n + LTT*[F1 + Ki.n*F2] (**)

Mặt khác theo (1): Dnc.i.n = LTT * 0,2 + LCBi.n * (1 + 0,26) = LTT * 0,2 +LTT * Ki.n*LTT*1,26 = LTT(0,2 + Ki.n*1,26)

Vậy LTT =
Dnc.i.n/(0,2 + Ki.n*1,26)

Thay vào công thức (**) ta được

NCi.n = Dnc.i.n + Dnc.i.n/(0,2 + Ki.n*1,26)*[F1 + Ki.n*F2] = Dnc.i.n * [1 + F1/(0,2 + Ki.n*1,26) + F2*Ki.n/(0,2 + Ki.n*1,26)]

Đặt h1i.n = (0,2 +
Ki.n*1,26)
Đặt h2i.n =
(0,2 + Ki.n*1,26)/Ki.n

Ta có:
NCi.n = Dnc.i.n*(1 + F1/h1i.n + F2/h2i.n)

Và do đó
NC = Dnc*(1 + F1/h1n + F2/h2n) chính là công thức (*)

Như vậy, ứng với mỗi bậc lương n nhóm i tồn tại 1 hệ số h1i.n và h2i.n riêng biệt, và khác nhau giữa các nhóm và các bậc. Tại công thức (*), hai hệ số h1n và h2n là hệ số bình quân chung, cho nên các tính toán đưa ra dựa trên công thức này đều chỉ là gần đúng.

Công thức này tính toán dựa trên bậc lương 3,5/7, do đó ta hoàn toàn có thể tính ra h1n và h2n như sau:

h1n = (0,2 + Ki.3,5/7*1,26) = [0,2 + (K1.3 + K1.4)/2*1,26].

Với i = 1, h1n = [0,2 + 1,26* (1,62+ 1,78)/2] = 2,342
Tương tự, h2n = 1,378

Với i = 2, h1n = [0,2 + 1,26* (1,72+ 1,92)/2] = 2,493; h2n = 1,37

Như vậy từ đây chúng ta đã có thể hoàn toàn tính toán ra được các trị số h1n và h2n mà không cần phải máy móc tra trong TT07 nữa.
-----

Có lẽ nhìn đống công thức hỗn loạn trên đây thì rất khó hiểu, cái này là tại vì tôi viết online và không có khiếu thẩm mỹ cho lắm nên bố cục lèo nhèo rất khó đọc, các bồ thông cảm. :D

Bây giờ các bạn down file tôi đính kèm về xem xong kiểm tra lại mớ công thức là hiểu ngay

Đề nghị mod nữ nào vở sạch chữ đẹp đi ngang qua sửa hộ cái cho dễ nhìn hơn. thanks :x
 

File đính kèm

  • Bang luong A6.xls
    23 KB · Đọc: 453
Last edited by a moderator:

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Công thức (*) nói trên hoàn toàn có thể áp dụng được cho cả bảng lương A6 và bảng lương A1.8, tuy nhiên khi tính các khoản lương phụ bổ sung đối với bảng lương A1.8, chúng ta không thể sử dụng bảng hệ số h1n và h2n có sẵn trong TT07 mà phải tính toán lại.

Cụ thể, đối với nhóm 1: h1n = [0,2 + 1,26* (2,16+ 2,55)/2] = 3,167
Tương tự, h2n = 1,345
(Các nhóm khác các bạn tự tính)

Vấn đề này Bộ GTVT đã có CV 3767 đề nghị BXD có hướng dẫn tính toán lại h1n và h2n cho bảng lương A1.8 để áp dụng TT03/2005/TT-BXD một cách chính xác, nhưng đến nay vẫn chưa có phản hồi. Tuy nhiên theo tôi, dù có phản hồi hay không thì chúng ta vẫn phải tính toán lại cho đúng.

TT03 ghi rõ:

Đối với công trình xây dựng lập dự toán theo đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà được hưởng thêm các khoản lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ chính sách khác chưa tính trong đơn giá hoặc được hưởng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20%, hay được hưởng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức lớn hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công theo quy định hiện hành.

Thông tư 07 đã hết hiệu lực, hiện tại không có văn bản nào xác định lại các hệ số h1n và h2n, vậy thì chúng ta không thể bám vào 1 văn bản đã hết hiệu lực thi hành và đã không còn chính xác để tính toán. Phương pháp xác định h1n và h2n như đã trình bày ở trên là có cơ sở, đúng và dựa trên các văn bản đang còn hiệu lực. Vậy thì việc xác định lại các hệ số này, theo ý kiến của tôi, là hoàn toàn tuân thủ TT03 và các chế độ liên quan khác.

------
Xin nêu thêm 1 vấn đề cũng liên quan đến lương và phụ cấp lương để thảo luận: Trong
[FONT=&quot]TT 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của BXD hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án DTXDCT, phần phụ cấp không ổn định sản xuất 10% đã không còn được tính, vậy thì khi các địa phương lập đơn giá XDCB, vẫn tính cả phần phụ cấp này là đúng hay sai?[/FONT]
 

File đính kèm

  • Bang luong A1.xls
    22 KB · Đọc: 412

NguyenQuangHung

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/9/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
Thanks! Mình hiểu rồi! Nhưng còn cách tính phụ cấp khu vực.Ví dụ:
NC=0.3/3.6306*NC1
M=0.3/3.3116*LTLM
Hệ số 0.3 thì mình biết, đấy là hệ số của nơi mà công trình đang thi công. Thế còn các hệ số 3.6306, 3.3116 là các hệ số gì vậy? Bạn biết giải thích giùm. Cám ơn!
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Khi phụ cấp lưu động >20% thì trong công thức h1n = (0,2+Kin*1,26) và h2n = (0,2+Kin*1,26)/Kin thì hệ số 0,2 sẽ lấy như thế nào? VD: khi phụ cấp lưu động là 40% chẳng hạn thì sẽ thay hệ số 0,2 ở công thức trên là 0,4 hay lấy hệ số là (0,4-0,2)?
 
N

namgiaxd

Guest
Cảm ơn bạn HùngVina16.

Bạn nói đúng đấy, trong DGXDCB do các địa phương ban hành thì chỉ có các hệ số phụ cấp như bạn đã nói (phụ cấp lưu động 20%Lcb, các khoản lương phụ 12% Ltt và 1 số khoản có thể khoán trực tiếp cho người lao động 4% Ltt).

Do vậy khi bạn tính đon giá cho công trình cụ thể, tại địa điểm cụ thể thì sẽ phải bổ sung các hệ số này (nếu có) vào đơn giá nhân công, chú trong DG XDCB không có những hệ số này sẵn đâu, Bạn xem lại nhé tuonglucsy

Chuc vui vẻ
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Khi phụ cấp lưu động >20% thì trong công thức h1n = (0,2+Kin*1,26) và h2n = (0,2+Kin*1,26)/Kin thì hệ số 0,2 sẽ lấy như thế nào? VD: khi phụ cấp lưu động là 40% chẳng hạn thì sẽ thay hệ số 0,2 ở công thức trên là 0,4 hay lấy hệ số là (0,4-0,2)?
1. Nếu bộ đơn giá tính với phụ cấp lưu động là 20% mà công trình của bạn có mức phụ cấp lưu động là 40% thì bạn tính bổ sung thêm 20% nữa theo công thức :
NC = Dnc * (1 + F1/h1n + F2/h2n)
Trong đó :
F1 khi đó là 0,2 ( các khoản phụ cấp lương tính theo lương tối thiểu chưa được tính hoặc chưa tính đủ trong bộ đơn giá )
Các hệ số h1n và h2n lấy theo quy định của từng bộ đơn giá.
2. Nếu bộ đơn giá đã tính với phụ cấp lưu động là 40% khi tính các hệ số h1n và h2n bạn thay hệ số 0,2 bằng hệ số 0,4.
Lưu ý, phụ cấp không ổn định sản xuất 10% hiện hầu như không có bộ đơn giá nào áp dụng nữa.
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Mình vừa test thử với các công thức mà bạn lieu_xieu đã đưa ra ở trên thì là hoàn toàn chính xác luôn. Mình xin nói rõ thêm về cách tính này để bạn nào mới vào nghề hiểu thêm. ở trên khi hệ số phụ cấp lưu động >20% (chẳng hạn 40%) và có thêm phụ cấp khu vực nữa thì các hệ số 0,2 trong công thức tính Dnc và h1n và h2n vẫn để nguyên chứ không thay đổi. Khi bạn áp vào công thức tính NC thì hệ số F1 sẽ được lấy tổng các khoản phụ cấp theo lương tối thiểu trừ đi 0,2 (vì hệ số phụ cấp lưu động 0,2 đã được tính rồi).
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
2. Nếu bộ đơn giá đã tính với phụ cấp lưu động là 40% khi tính các hệ số h1n và h2n bạn thay hệ số 0,2 bằng hệ số 0,4.
Bác hungvina16 có thể xem lại chỗ này được không, vì khi thay đổi phụ cấp lưu động là 40% em tính các hệ số h1n và h2n vẫn để hệ số là 0,2 mới đúng bác ạ. Khi đó F1 bác phải lấy 40%+các phụ cấp khác tính trên lương tối thiểu -0,2.
Lưu ý, phụ cấp không ổn định sản xuất 10% hiện hầu như không có bộ đơn giá nào áp dụng nữa.
Em thấy cái phụ cấp này bên em vẫn dùng đấy chứ bác. Dự toán mới nhất của bên em năm 2008 vẫn tính mà!
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Trả lời bạn VMC : Khi phụ cấp lưu động >20% thì trong công thức h1n = (0,2+Kin*1,26) và h2n = (0,2+Kin*1,26)/Kin vẫn giữ nguyên.

hệ số h1n và h2n này là hệ số bình quân và không thay đổi đối với 1 nhóm lương.

Chẳng hạn đối với nhóm 2 bảng lương A1.8 thì

h1n = 1,26*(2,31 + 2,71)/2 + 0,2 = 3,363
h2n = [1,26*(2,31 + 2,71)/2 + 0,2]/[(2,31 + 2,71)/2] = 1,34

giả sử phụ cấp lưu động là 40%, khi đó nếu bạn muốn tính lương bậc 3,5, LTT 290 chẳng hạn:

Theo công thức của TT07: NC3,5 = Dnc3,5*[1 + 0,2/3,363] = 975.154*[1 + 0,2/3,363] = 1.033.147 ---> Lương ngày = 39.736 đ

Hoặc theo công thức (2) ở trên: NCi.n = LTT * (0,2+F1) + LCBi.n * (1+0,26+F2)

NC3,5 = 290.000*(0,2 + 0,2) + 290.000*[(2,31 + 2,71)/2]*(1+0,26+0) = 1.033.148 ---> Lương ngày = 39.736 đ

Cả 2 cách đều cho 1 kết quả có sai lệch không đáng kể đối với mọi bậc lương

* Ở đây cần phải lưu ý, sử dụng công thức 2 là để tính trực tiếp phần phụ cấp có thêm cho từng bậc lương cụ thể

Còn công thức (*) của TT07 chỉ là công thức tính bình quân, và phải được bù cho tổng cộng nhân công trong toàn bộ công trình 1 lúc, tức là, sau khi đã tính dự toán ra tổng NC cho cả công trình, chẳng hạn Dnc = 2 tỷ đồng, thì khi đó mới áp dụng công thức để bù thêm phần phụ cấp này.

Ở trên tôi tính cho bậc lương 3,5/7 dùng công thức (*) chỉ là ví dụ ch trường hợp dwj án chỉ dùng có 1 bậc lương 3,5/7 :D:D

- Bạn NguyenQuanHung: Có thể dự toán của bạn còn tính thêm một số hệ số nào khác nữa ngoài hệ số h1n và h2n, nếu được bạn có thể bổ sung thêm các thông tin để anh em cùng nghiên cứu.
 
Last edited by a moderator:

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
hệ số h1n và h2n này là hệ số bình quân và không thay đổi đối với 1 nhóm lương.

Chẳng hạn đối với nhóm 2 bảng lương A1.8 thì

h1n = 1,16*(2,31 + 2,71)/2 + 0,2 = 3,363
h2n = [1,16*(2,31 + 2,71)/2 + 0,2]/[(2,31 + 2,71)/2] = 1,34
hệ số này phải là 1,26 chứ nhỉ, bạn lieu_xieu xem lại xem!
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
@ VMC : Đúng như bạn nói , nếu bộ đơn giá đã tính với Phụ cấp lưu động 20% thì ta chỉ tính bổ sung thêm những khoản tính thiếu ( phần chênh lệch mức phụ cấp >20%) hoặc chưa tính - mình đã đề cập ở mục 1. còn mục 2. là mình giả định với trường hợp bộ đơn giá đó tính với mức phụ cấp 40%.
Còn phần lưu ý : Mình muốn nói rằng các bộ đơn giá tỉnh hiện nay hầu như không tính phụ cấp không ổn định sản xuất 10% do đó hệ số 1,26 sẽ phải là 1,16 mới đúng.
@ liêu xiêu : Rất cám ơn bạn về bài phân tích phương pháp xác định hệ số h1n và h2n.
Có lẽ những người làm đơn giá của các tỉnh nên đọc bài này . Ở Bộ đơn giá tỉnh Nghệ an , áp dụng bảng lương A.1.8 nhưng trong phần thuyết minh vẫn ghi : Hệ số h1.1 là 2,342 - h1.2 là 2,493.....
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Em hỏi thêm các bác điều này nữa vì em chưa rõ lắm: như bạn lieu_xieu nói thì với bảng lương A1.8 thì chỉ có 3 hệ số h1n h2n ứng với 3 nhóm lương thôi phải không ạ? Và như vậy trong quá trình lập đơn giá dự toán nếu mà sử dụng nhân công thuộc nhiều nhóm lương (I, II, III) thì khi áp dụng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công thì sẽ phải điều chỉnh thủ công mà không thể điều chỉnh theo một hệ số thôi phải kô? (ví dụ: điều chỉnh hệ số NC trong sheet config ấy)? Mong các bác chỉ giáo!
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Nói về phần phụ cấp không ổn định sản xuất 10%, ở topic bên kia bạn Nguyentheanh đã giải thích như sau:

Trong thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ trưởng BXD về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, phần Quản lý đơn giá XD có quy định:

"Bảng giá nhân công xây dựng được tính toán theo mức lương tối thiểu, cấp bậc nhân công xây dựng, các loại phụ cấp tính trên tiền lương tối thiểu và tiền lương cấp bậc tại địa phương... (1)

Tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể quyết định điều chỉnh bổ sung phần chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công theo nguyên tắc mức tiền lương tối thiểu điều chỉnh không quá 2 lần mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để lập và điều chỉnh đơn giá khu vực tỉnh đồng thời gửi kết quả để báo cáo Bộ Xây dựng. (2)"

Việc tính hay không tính phụ cấp không ổn định sản xuất 10% là theo quy định này. (thể hiện yếu tố kinh tế thị trường - thu nhập, tiền lương... -> phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, không quá cứng nhắc theo một thông số chung)
.
Theo tôi giải thích như vậy chưa thuyết phục. Thứ nhất là vì ý (1) và ý (2) trong TT không liên tục với nhau. Ý (2) không phải là ý phụ của ý (1). Thứ (2) là trong ý (2), tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà các địa phương này quyết định điều chỉnh phần CPNC và CPM theo nguyên tắc tăng lương tối thiểu, chứ không phải tăng thêm phần phụ cấp nào.

Thứ 3, rõ hơn, là cũng trong TT này, phần phụ lục số 6 (Phương pháp xây dựng đơn giá) ghi rõ:

Chi phí nhân công: NC = Bi * giNC * (1 + f)

Trong đó Bi: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trược tiếp của công tác hoặc kết cấu XD thứ i theo cấp bậc bình quân trong ĐM dwj toán XDCB.

giNC là mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với cấp bậc quy định trong ĐM dự toán XDCBcuar công tác hoặc kết cấu thứ i.

f là tổng các khoản phụ cấp, lương phụ .. có tính chất ổn định được tính vào đơn giá bằng công thức f = f1 + f2

Trong đó f1 là tổng các khoản phụ cấp lương có tính chất ổn định được tính vào đơn giá

f2 là một số khoản lương phụ được tính bằng 12% LCB và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động được tính bằng 4% LCB
Như vậy, không có khoản 10% phụ cấp không ổn định như trước đây

Liên quan đến vấn đề này BXD cũng đã có công văn trả lời cho TEDI (Số 225/BXD-KTTC ngày 29/12/2006) khẳng định đến nay vẫn chưa có thỏa thuận nào liên bộ cho phép áp dụng khoản phụ cấp này.

Từ đó có thể thấy, các tỉnh khi áp dụng TT04 và bảng lương A1.8 vẫn áp dụng phụ cấp không ổn định sản xuất là không có cơ sở. :D

@VMC: post trước mình đã sửa lại. thanks :D

Em hỏi thêm các bác điều này nữa vì em chưa rõ lắm: như bạn lieu_xieu nói thì với bảng lương A1.8 thì chỉ có 3 hệ số h1n h2n ứng với 3 nhóm lương thôi phải không ạ? Và như vậy trong quá trình lập đơn giá dự toán nếu mà sử dụng nhân công thuộc nhiều nhóm lương (I, II, III) thì khi áp dụng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công thì sẽ phải điều chỉnh thủ công mà không thể điều chỉnh theo một hệ số thôi phải kô? (ví dụ: điều chỉnh hệ số NC trong sheet config ấy)? Mong các bác chỉ giáo!

Nếu sử dụng nhiều nhòm lương trong 1 dự toán thì mình nghĩ là bạn phải tính thủ công, chứ không thể áp dụng công thức bình quân được vì không có công thức nào vừa bình quân cho nhóm vừa bình quân cho bậc cả :D
 
Last edited by a moderator:

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Mình thấy trong phần tính lương nhân công của dự toán mình đang xem thì Viện kinh tế - BXD vẫn tính hệ số không ổn định sản xuất là 10% và viện dẫn theo Thông tư 03/2002/TT-BLDTBXH ngày 9/01/2002. (Dự án này to nên CĐT thuê VKT làm dự toán riêng). Như vậy là vẫn có thể áp dụng TT03 để tính hệ số này đấy chứ!
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Mình thấy TT03 đã hết hiệu lực từ ngày 22/1/2005, làm sao áp dụng được nữa nhỉ :D
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Mình thấy TT03 đã hết hiệu lực từ ngày 22/1/2005, làm sao áp dụng được nữa nhỉ :D
Bạn chỉ cho mình văn bản nào quy định điều này để mình căn cứ tính toán lại vì cái này do VKT đưa lên nên mình phải xem xét kỹ để còn chiến đấu!
Vậy là với dự toán mà dùng nhiều chi phí nhân công các nhóm khác nhau thì phải lập bảng tính lương riêng rồi phải không bạn lieu_xieu, như vậy lại phải chỉnh thủ công mất thời gian nhỉ :D
 
Last edited by a moderator:

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Tôi đi ăn tí đã. Úp cho bạn cái này là được. âhdkkflglg;
 

File đính kèm

  • QD25LDTBXH - Bai bo cac VB.doc
    137 KB · Đọc: 315

NguyenQuangHung

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/9/08
Bài viết
19
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
Chào bạn! Công trình của tôi tính chi phí nhân công như sau:
NC= NC2+NC3
NC2=1.1593*NC1
NC3=0.3/3.6306*NC1
Trong đó NC1-Đơn giá trong nhân công đã tính lương phụ, phụ cấp khoán, phụ cấp lưu động, phụ cấp không ổn định sản xuất.
NC2- Chuyển lương từ nhóm 1 qua lương nhóm 3.
Nc3- Phụ cấp khu vực
Các hệ số khác thì mình hiểu, chỉ có hệ số 3.6306 được tính như thế nào?
Còn một công thức tính máy nữa: M2=0.3/3.316*LTLM
Các bác mổ xẻ giùm với! Rất cám ơn!
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Chuẩn bị lên khỉ với rừng à lên khỉ với gái bản quên lên rừng với khỉ nhầm lên rừng với gái bản và khỉ ngồi lọ mọ ném luôn cái này lên để bà con xô xát :D

II. VỀ CÁC HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI TỪ MỨC LTT THẤP HƠN LÊN MỨC LTT CAO VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC NHÓM

1. Hệ số chuyển đổi từ LTT 144.000 đ lên các mức lương khác cao hơn

Tính từ khi công bố mức lương tối thiểu 144.000 đ (TT08/1/1/1997) đến nay đã có các lần tăng LTT sau:

* TT02/19/5/2000 tăng từ 144.000 đ lên 180.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc = 1,25


Để tính toán hệ số này, ta chỉ cần lấy lương tháng của bậc thợ 3,5/7 (áp mức LTT 180) chia cho lương tháng cũng bậc thợ này nhưng áp mức LTT 144; Sử dụng nhóm nào cũng như nhau.

Dùng bảng lương A6 để kiểm tra công thức trên:

NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 180 = 448.776 đ
NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 144 = 359.021 đ
Knc = 448.776/359.021 = 1,25

(Các bạn kiểm tra nhóm khác cũng cho cùng kết quả này)

* TT03/13/2/2001 tăng từ 180.000 đ lên 210.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc = 1,46

Tương tự áp dụng công thức trên để tính kiểm tra:

NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 210 = 523.572 đ
NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 144 = 359.021 đ
Knc = 448.776/359.021 = 1,46


* TT034/27/6/2002 tăng từ 210.000 đ lên 252.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc1 = 1,75 (đ/c từ 144 lên 252) và Knc2 = 1,2 (đ/c từ 210 lên 252)
Kiểm tra:

NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 252 = 628.286 đ
NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 210 = 523.572 đ
NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 144 = 359.021 đ
Knc1 = 628.286/359.021 = 1,75
Knc2 = 628.286/523.572 = 1,2

* TT05/14/3/2003 tăng từ 252.000 đ lên 290.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc1 = 2,01 (đ/c từ 144 lên 290) và Knc2 = 1,38 (đ/c từ 210 lên 290)

Kiểm tra:

NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 290 = 723.028 đ
NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 210 = 523.572 đ
NC3,5/7^^nhóm 2^^lương 144 = 359.021 đ
Knc1 = 723.028/359.021 =2,01
Knc2 = 723.028/523.572 = 1,38



Đến đây cách tính của tôi và cách tính trong các TT của BXD vẫn khớp nhau về kết quả.


* TT03/04/3/2005 chuyển đổi từ bảng lương A6 sang bảng lương A1.8; hệ số điều chỉnh nhân công Knc1 = 2,784 (đ/c từ 144^A6 lên 290^A1.8); Knc2 = 2,232 (đ/c từ 180^A6 lên 290^A1.8); Knc3 = 1,912 (đ/c từ 210^A6 lên 290^A1.8); Knc3 = 1,385 (đ/c từ 290^A6 lên 290^A1.8)

Để tính kiểm tra các hệ số này, chúng ta lấy lương tháng của bậc thợ 3,5/7 NHÓM I (áp mức LTT 290 của bảng lương A1.8) chia cho lương tháng NHÓM I cũng bậc thợ này nhưng áp mức LTT 144 của bảng lương A6;

NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 290^^A1.8 = 918.517 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 290^^A6 = 679.180 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 210^^A6 = 491.820 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 180^^A6 = 421.560 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 144^^A6 = 337.248 đ


Knc1 = 918.517/337.248 =2,724
Knc2 = 918.517/421.560 =2,179
Knc3 = 918.517/491.820 =1,868Knc4 = 918.517/679.180 =1,352


Rõ ràng các hệ số này nhỏ hơn các hệ số mà TT03 đã tính toán, nhưng nó lại cơ bản trùng với những hệ số đã tính trong công văn 3767 của Bộ GTVT gửi Viện KT Bộ xây dựng:Theo công văn này các hệ số lần lượt là (2,718; 2,179; 1,88; 1,362)



Như vậy theo tôi, hình như các hệ số TT03 đã bị tính toán thiếu chính xác.

* TT16/13/10/2005 tăng từ 290.000 đ lên 350.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc1 = 3,36 (đ/c từ 144 lên 350); Knc2 = 2,69 (đ/c từ 180 lên 350); Knc3 = 2,30 (đ/c từ 210 lên 350); Knc4 = 1,67 (đ/c từ 290 lên 350)

Lại tính toán tương tự như trên:

Kiểm tra:

NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 350^^A1.8 =1.108.555 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 290^^A1.8 = 918.517 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 290^^A6 = 679.180 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 210^^A6 = 491.820 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 180^^A6 = 421.560 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 144^^A6 = 337.248 đ


Knc1 = 1.108.555/337.248 =3,287
Knc2 = 1.108.555/421.560 =2,63
Knc3 = 1.108.555/491.820 =2,254 Knc4 = 1.108.555/679.180 =1,632

Như vậy các hệ số tính toán ra cũng lệch so với TT16.

**** Ở đây có 1 điểm mà chưa thấy ai nói tới, đó là khi tăng lương từ 290 lên 350, nếu trước đã sử dụng bảng 1.8 thì điều chỉnh bằng hệ số nào?

Theo cách tính trên, hệ số đó phải là : 1.108.555/918.517 = 1,207, chứ không thể sử dụng hệ số 1,632 nói trên.

* TT07/10/11/2006 tăng từ 350.000 đ lên 450.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc1 = 4,32 (đ/c từ 144 lên 450); Knc2 = 3,45 (đ/c từ 180 lên 450); Knc3 = 2,95 (đ/c từ 210 lên 450); Knc4 = 2,14 (đ/c từ 290 lên 450)

Kiểm tra:

NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 450^^A1.8 =1.425.285
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 350^^A1.8 =1.108.555 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 290^^A1.8 = 918.517 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 290^^A6 = 679.180 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 210^^A6 = 491.820 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 180^^A6 = 421.560 đ
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 144^^A6 = 337.248 đ


Knc1 = 1.425.285/337.248 =4,226 (lệch)
Knc2 = 1.425.285/421.560 =3,381 (lệch)
Knc3 = 1.425.285/491.820 =2,898 (lệch) Knc4 = 1.425.285/679.180 =2,099 (lệch)

Từ 350 lên 450 điều chỉnh theo hệ số: 1.425.285/1.108.555 = 1,286

* TT03/25/1/2008 tăng từ 450.000 đ lên 540.000 đ ; hệ số điều chỉnh nhân công Knc1 = 1,2;tăng từ 450.000 đ lên 580.000 đ hệ số điều chỉnh Knc2 = 1,29;tăng từ 450.000 đ lên 620.000 đ hệ số điều chỉnh Knc3 =1,378

Đối với lần tăng này, chúng ta lại tính toán không khác gì những hệ số đã tính toán với bảng lương A6, cụ thể:

NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 620^^A1.8 =1.963.726
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 580^^A1.8 =1.837.304
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 540^^A1.8 =1.710.342
NC3,5/7^^nhóm 1^^lương 450^^A1.8 =1.425.285

Knc1 = 1.710.342/1.425.285 =1,2 (đúng)
Knc2 = 1.837.304/1.425.285 =1,29 (đúng)
Knc3 = 1.425.285/1.425.285 =1,378 (đúng)


Như vậy đến đây có thể đặt ra một nghi vấn: Liệu có phải là khi tính các hệ số chuyển đổi bình quân các bậc lương từ bảng lương A6 thành bảng lương A1.8, kể từ Thông tư 03/tháng 3/2005 đến Thông tư 07/tháng 11/2006, Bộ Xây dựng đã tính toán nhầm lẫn hay không? hay là họ có các cách tính khác mà chúng ta không biết?

Nếu có cách tính khác tại sao đến nay Bộ XD chưa trả lời Bộ GTVT về các vấn đề công văn 3767 đã nêu ra?


Mong các bạn trao đổi để có đáp án thuyết phục.
 

Top