Xin có tiếp phần ý kiến như sau, về việc này không biết đã có một công trình hay văn bản nào được Nhà nước hướng dẫn hay chưa. Tuy nhiên có một lần tôi có được nghe 1 giảng viên lớp học (đang công tác ở Viện KTXD) có nói thế này:
Phần vật tư được A cấp sẽ được tính các chi phí đuôi, tuy nhiên giá đó phải phù hợp với giá mặt bằng chung trên thị trường. Nếu nó bị đội lên một cách bất thường thì cần phải tách phần chi phí vật liệu đó ra làm 2 phần:
- Phần giá phù hợp chung với giá thị trường, giá tỉnh thành phố công bố sẽ lấy làm cơ sở tính chi phí VL trực tiếp trong dự toán
- Phần còn lại được tính chi phí trước thuế VAT sau khi đã có bảng tổng hợp kinh phí
Khi đó, ví dụ: Chi phí xi măng của bạn là 3500đ = 1.000 đ (tính đuôi) + 2000 đ(không tính đuôi)
Tham khảo bảng THKP tại đây
Việc quản lý này theo tôi rất phù hợp với Chế độ chính sách nhà nước đã quy định, vừa tiết kiệm cho Chủ đầu tư, vừa đủ để Nhà thầu cảm thấy hợp lý trong hạch toán chi phí.
Ngay trong thông tư 17/2000/TT-BXD- Nhà nước cũng đã tách rất rõ ràng những chi phí vật liệu nào quá lớn sẽ phải tách để tính chi chi phí thiết bị (ví dụ: kết cấu thép lớn hơn 15 tấn, vv...)
Các bạn có thể tham khảo cách tính của Chủ đầu tư ở phần file tôi đính kèm dưới đây, trong ví dụ tôi giả sử Chủ đầu tư "bê" Cừ Larsen đến cho mình tự ép nhé!