Thảo luận chi phí trực tiếp khác theo TT 04/2010

kimhongphong

Thành viên năng động
Tham gia
4/7/08
Bài viết
66
Điểm tích cực
15
Điểm thành tích
8
Mình thấy theo TT 04/2010, định mức chi phí trực tiếp khác điều được điều chỉnh tăng lên so với TT05/2007. Việc điều chỉnh tăng lên như thế có căn cứ gì không? Mong các bạn trả lời giúp.
 
Last edited by a moderator:
Hỏi Viện KTXD

Mình thấy theo TT 04/2010, định mức chi phí trực tiếp khác điều được điều chỉnh tăng lên so với TT05/2007. Việc điều chỉnh tăng lên như thế có căn cứ gì không? Mong các bạn trả lời giúp.
Tôi cho rằng phải có căn cứ nhưng muốn biết cụ thể bạn có thể hỏi Viện KTXD Bộ Xây dựng.
 
Mình thấy theo TT 04/2010, định mức chi phí trực tiếp khác điều được điều chỉnh tăng lên so với TT05/2007. Việc điều chỉnh tăng lên như thế có căn cứ gì không? Mong các bạn trả lời giúp.

Mình có tham gia lớp học do Công ty GXD tổ chức, chính các thầy (cô) soạn TT 04/2010 cũng có nói về việc điều chỉnh tăng trực tiếp phí khác. Có một số điểm rất đáng lưu ý mà mình muốn trao đổi lại:

Trước hết, ta cần biết trực tiếp phí khác gồm chi phí di chuyển lao động nội bộ công trường, chi phí an toàn lao động và vệ sinh môi trường, chi phí thí nghiệm vật liệu, bơm nước, vét bùn vv..

1, Trước đây các thông tư cũ có quy định Trực tiếp phí khác (TTK) = 1,5%. Như vậy với các khoản phí liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí thí nghiệm, bơm nước vét bùn mà chỉ có 1,5% là tương đối thấp. Tại các buổi lấy ý kiến các doanh nghiệp của BXD, đa phần các ý kiến đều đề xuất tăng thêm từ 1-2%, thậm chí có doanh nghiệp chuyên thi công về thoát nước còn đề xuất tăng lên 4-5% do chi phí bơm nước là quá lớn! Ngoài ra các doanh nghiệp còn kêu ca việc có sự bất công giữa các loại công trình, cụ thể công trình xây dựng dân dụng rõ ràng chi phí thí nghiệm cũng như an toàn lao động sẽ lớn hơn rất nhiều so với công trình hạ tầng, giao thông vv...

2, Hiện nay, để phù hợp hơn, BXD đã quy định nâng mức TT phí khác lên >=2% (trừ công trình hạ tầng KT ngoài đô thị). Tuy nhiên các bạn vẫn cần lưu ý thêm mấy vấn đề quan trọng sau (đặc biệt nếu bạn là nhà thầu):
+ Công trình có nhiều hạng mục công năng riêng biệt thì áp theo từng loại
(Giao thông, XD, hạ tầng vv..)
+ Đối với những công trình có yêu cầu riêng biệt về an toàn lao động như nhà cao từ 6 tầng trở lên, xi lô, ống khói của công trình công nghiệp hoặc tương tự thì phải lập thiết kế biện pháp an toàn lao động, dự toán và chủ đầu tư phê duyệt để bổ sung vào dự toán xây dựng công trình.
+ Chi phí TTK quy định ở trên không bao gồm chi phí bơm nước thường xuyên đối với các công trình phải bơm nước thường xuyên
+ Các Quy định khác rất rõ ràng với công trình Thuỷ địên, thuỷ lợi, hầm lò vv..(tham khảo phần phụ lục TT 04/2010)

tructiepphikhac.png
 
Last edited by a moderator:
Vật liệu do Chủ đầu tư cung cấp

Mình có tình huống khá nhậy cảm thế này, các bạn tư vấn giúp nhé:
- Bên mình làm chủ đầu tư thi công công trình xây dựng dân dụng. ĐIều khoản hợp đồng là Chủ đầu tư cung cấp vật tư (tới chân công trình). Mục đích để kiểm soát chất lượng, chủng loại vật tư và cũng một phần để giảm giá thành. Vậy trong phần Chi phí chung thì Chủ đầu tư có được hưởng một phần (ứng với cung cấp vật tư), và Thu nhập chịu thuế tính trước Chủ đầu tư có được hưởng một phần (ứng với phần vật liệu) hay không.
- Vấn đề đang tranh cãi các bạn cùng cho ý kiến nhé.
1. Ý kiến của mình:
- Theo quan điểm thì ai làm gì người đó được hưởng phần chi phí ứng với nó. Chủ đầu tư không làm được thì đi thuê, và chỉ trả chi phí ứng với phần đi thuê. Phần nào Chủ đầu tư làm thì CĐT hưởng.
- Chi phí vật liệu là một bộ phận cấu thành Chi phí trực tiếp. Chi phí vật liệu = khối lượng Vliệu x giá vật liệu tới chân công trình. Mà Chủ đầu tư đã cung cấp vật liệu tới chân công trình.
- Trong chi phí chung chi phí quản lý doanh nghiệp....... Doanh nghiệp được hưởng chi phí này là do tổ chức Nhân công, máy thi công làm việc, tổ chức cung ứng vật tư.... Vậy Bây giờ Chủ đầu tư tổ chức cung cấp tới chân công trình rùi, thì phần chi phí chung này phải được cắt cho chủ đầu tư. Vì CĐT cũng phải cử người A đi tìm vật tư, tìm nhà cung cấp, làm hợp đồng với nhà cung cấp, và các thủ tục khác liên quan đến việc cung cấp Vật tư, và cũng có một bộ phận quản lý người đi A làm việc đó. Nếu không thì ông Chủ đầu tư làm không công sao.
- Tương tự cho Thu nhập chịu thuế tính trước, vì ông chủ đầu tư cũng phải có lợi nhuận từ việc làm đó.
2. Ý kiến trái ngược (của nhà thầu):
- Chủ đầu tư chỉ cung cấp vật liệu tới chân công trình. Vấn đề còn lại là chi phí lưu kho bãi tại công trường (kho, bảo quản và người quản lý vật liệu: thủ kho), vận chuyển vật liệu trong công trường.
- Về kho thì mình đưa ra ý kiến là Theo Thông tư 04/2010 thì [FONT=&quot]"Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi công[/FONT]". Vậy Công trình phụ trợ đó bao gồm cả kho rùi.
Vấn đề quản lý vật tư tại công trường, trả lương cho thằng thủ kho vật liệu (vì nó quản lý vật liệu chứ không quản lý máy thi công hoặc nhân công), vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trường giải thích thế nào đây.
Trên đây là vấn đề của mình, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn (nếu có các bạn cho cả tài liệu đi kèm giúp nhé).
 
Mình có tình huống khá nhậy cảm thế này, các bạn tư vấn giúp nhé:
- Bên mình làm chủ đầu tư thi công công trình xây dựng dân dụng. ĐIều khoản hợp đồng là Chủ đầu tư cung cấp vật tư (tới chân công trình). Mục đích để kiểm soát chất lượng, chủng loại vật tư và cũng một phần để giảm giá thành. Vậy trong phần Chi phí chung thì Chủ đầu tư có được hưởng một phần (ứng với cung cấp vật tư), và Thu nhập chịu thuế tính trước Chủ đầu tư có được hưởng một phần (ứng với phần vật liệu) hay không.
- Vấn đề đang tranh cãi các bạn cùng cho ý kiến nhé.
.................................................

Xin cảm ơn bạn về tình huống rất hay!
Mình thì có quan điểm thế này:
1, Phải đặt câu hỏi: Tại sao Chủ đầu tư lại cung cấp vật tư mà không để nhà thầu tự mua?
- Vì Chủ đầu tư muốn có chất lượng vật tư như mong muốn
- Vì Chủ đầu tư muốn có giá thành rẻ hơn (phần chiết khấu thuộc về Chủ đầu tư :D)
- Vì Chủ đầu tư có nguồn cung cấp vật tư thuận lợi, sẵn có!
Như vậy, Chủ đầu tư đã xác định phải có lợi thì họ mới chịu trách nhiệm cung cấp vật tư cho nhà thầu.
Vậy vấn đề đặt ra là: Các chi phí đuôi nhà thầu được hưởng là có lợi?
Xin thưa: Dù nhà thầu hay Chủ đầu tư cung cấp VL thì thông thường đều được hưởng và sử dụng chi phí đó! Và có khi nếu Chủ đầu tư mua giá vật tư rẻ hơn thì chi phí đuôi mà nhà thầu được hưởng lại thấp hơn nếu để nhà thầu tự mua!

2, Bạn nói việc Chủ đầu tư đáng được hưởng 1 phần Chi phí chung hay lãi là có lý! Nhưng sẽ chia bằng cách nào đây? Chẳng lẽ thỏa thuận trong hợp đồng? Vậy vấn đề cuối cùng lại chính là Hợp đồng:
- Ngay từ ban đầu, ở khâu đàm phán HĐ, Nhà thầu và CĐT phải thỏa thuận vấn đề này. Nếu đạt được thỏa thuận chia % mà nhà thầu thấy vẫn OK thì ký HĐ và thi công, ko đạt được thì không làm (!?)
--> Chắc sẽ có ít anh nhà thầu thik ký HĐ kiểu này lắm!

Xin có ý kiến thêm:
- Chi phí kho bãi là thuộc Chi phí lán trại tạm phục vụ thi công và điều hành tại công trường;
Trên đây là 1 vài ý kiến, mong các bạn thảo luận thêm về tình huống rất hay này!
 
Mình xin có thêm ý kiến thế này: Ngoài những phần mà anh LEVINHXD nói trên thì:
- CĐT có đảm bảo được 100% chất lượng vật tư theo HSDT của nhà thầu hay không, đó là lý do để nhà thầu có thể làm kém chất lượng,
- Tiến độ cung cấp vật tư có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công trình (không phạt nhà thầu được).
Theo mình tại sao không quy định các điều khoản về phạt tiến độ, chất lượng thật chặt và dùng khoản phạt này cho chi phí quản lý dự án(vừa an toàn mà ít trách nhiệm) đó là chưa nói đến các chi phí thanh toán cho nhà thầu cấp vật tư(nếu là vốn ngân sách thì lấy tiền đâu mà thanh toán khi nhà thầu chưa có khối lượng để nghiệm thu)
Là đề tài hay đấy mong các anh em cho cao kiến
 
Tham gia một chút

Vấn đề bác dodung đưa ra rất hay, em cũng chưa gặp bao h nhưng cũng xin có 1 vài ý kiến thế này:
- Vấn đề chia phần chi phí chung và lợi nhuận: Cái này bác bảo chia 1 phần cho chủ đầu tư, về lý thì ok nhưng mà chia chác thế nào thì hợp lý đây? Chẳng lẽ lấy tỷ trọng phần chi phí vật liệu với chi phí trực tiếp để chia phần trăm? Em nghĩ thế này chắc chả có nhà thầu nào dám làm nữa đâu. Ăn phần chênh lệch vật liệu là 1 trong những lợi nhuận lớn nhất của nhà thầu, bây giờ bác cắt miếng cơm của người ta, rồi lại xin họ thêm bát nữa, hỏi ai có thể dám làm đây?
- Còn phần trả lương cho thủ kho: cái này lấy chi phí chung để trả, thằng này thuộc biên chế nhà thầu mà.
- Còn phần di chuyển vật liệu trong công trường: cái này nếu nhà thầu bố trí mặt bằng thi công tốt, thì phần chi phí này không phải tính, vì trong định mức đã có phần vận chuyển vật liệu trong phạm vi gần rồi. Còn nếu do chủ đầu tư mà bắt buộc phải bố trí xa điểm thi công, thì em nghĩ phần chi phí này chủ đầu tư phải chịu thôi.
Em mạo muội góp ý vài ý kiến, xin mọi người chỉ giáo thêm. :D
 
@@@@@

- Trước tên cảm ơn các bạn đã chia sẻ tình huống.
- Ý kiến như của Lê Vinh chia sẻ cũng là lời mà các nhà thầu phàn nàn về Chủ đầu tư. Đứng ở góc độ nhà thầu thì luôn nghĩ như thế và đó là với các dự án bình thường và cũng ko có tính pháp lý, còn dự án đặc thù thì sao.
- Như tình huống cụ thể này, bên mình đang đầu tư các dự án như: Khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Dự án Khu du lịch Cù lao chàm... Đặc điểm của các dự án này là cung cấp vật tư rất khó khăn. Bà Nà thì toàn bộ vật tư thuê nhân công địa phương vác từ chân núi lên đỉnh núi (ko được đi cáp treo, ko có đường ô tô), Cù lao chàm thì xà lan đi từ bờ ra ngoài đảo mất 5tiếng... Thành ra giá vật liệu ngút trời, ví dụ xi măng 3.800đ/1kg (1người vác 1/2 bao xi măng lên đỉnh núi và xuống đến chân núi mất đúng 6 tiếng). Chính vì thế chi phí vật liệu rất cao, việc cung ứng vật tư đúng tiến độ rất khó khăn. Để tạo điều kiện cho nhà thầu thì Chủ đầu tư đã thực hiện việc cung ứng vật tư. Nhà thầu chỉ việc thi công. Do chi phí vận chuyển quá cao, nên Chi phí vật tư đội lên kinh khủng. Nó chiếm tới 60-80% chi phí xây lắp.
+ Ví dụ một công trình của bên mình trên đỉnh Bà Nà có chi phí xây dựng 30tỷ. Chi phí vật liệu hết 23tỷ, còn nhân công và máy thi công, trực tiếp phí khác khoảng 7 tỷ. Anh nhà thầu chẳng chỉ mỗi việc thi công. Anh ta ngồi trên đỉnh hóng mát chờ vật liệu lên rùi thi công mà hưởng: (30 tỷ) x (6,5%) = 1,95 tỷ tiền chi phí chung, và (30 tỷ + 1,95 tỷ) x (5,5%) = 1,76 tỷ tiền lợi nhuận trước thuế. Như vậy anh ta được hưởng 1,95 tỷ + 1,76 tỷ trong việc thực hiện ứng với mức chi phí 7tỷ (Nhân công, Máy thi công...) của anh ta. Trong khi Chủ đầu tư bục mặt lo tổ chức bố trí mua Vliệu, vận chuyển vật liệu lên chỉ vì tạo điều kiện cho nhà thầu. Xin lưu ý, giá vận chuyển nếu khoán cho nhà thầu bao nhiêu thì chủ đầu tư cũng đi thuê nhân công cũng như thế.
+ Nếu vặn lại câu hỏi là: Nếu giao cho nhà thầu thực hiện việc cung ứng vật tư thì giá vật tư phải cao lên, ví dụ ở trên xi măng là 3.800đ/1kg thì phải khoán cho nhà thầu là 4.200đ/1kg, chủ đầu tư do được cung cấp mà lợi khoản chênh 400đ/1kg thì thôi không được hưởng cái phần chi phí chung và Thu nhập chịu thuế tính trước nữa. Cách giải thích này có vẻ không khoa học. Vì giá 3.800đ/1kg là giá đã được khảo sát. Vì bên mình mua 1 bao xi măng 50Kg hết 50x900đ = 45K, thuê 1 nhân công địa phương vác 1 bao lên đỉnh (chia làm2 lần) hết 145K. Tổng 190K cho 1 bao xi măng và tính ra 3,8K/1kg. Bên chủ đầu tư chẳng tiết kiệm được gì. Mà mất thêm chi phí lo tổ chức cung ứng vật tư cho nhà thầu.
+ Mình cũng hiểu rằng các định mức chỉ mang tính "gần đúng" nhà thầu phải cân đối giữa các mục chi phí. Nhưng cấn đối thế thì ngon quá. Chủ đầu tư cung cấp vật tư nhanh, đúng chất lượng. Nhà thầu chỉ việc thi công 2 tháng là xong, rút quân và máy về lĩnh gần 4 tỷ (chi phí chung và lợi nhuận) trong khi mức sản lượng chỉ là 7 tỷ. Chủ đầu tư bở hơi tai lo vật tư thì.......
- Thiết nghĩ Các cơ quan chức năng hay các bác ở lĩnh vực nghiên cứu như viện kinh tế..... xem sét tới vấn đề này và định hướng cụ thể. Trong nghị định 112 có nói tới các công việc của Chủ đầu tư, không làm được thì đi thuê (thuê tư vấn), và nếu làm được thì được hưởng mức chi phí ứng với việc mình làm được. Tình huống trên liệu về lý có được suy luận như vậy không.
- Rất mong anh em thảo luận cùng về vấn đề này nhé.
Trân trọng!
 
Điều bác dodung nói em nghĩ là hoàn toàn hợp lý về mặt lý. Chủ đầu tư hoàn toàn có quyền hưởng mức chi phí mà họ đã làm được. Nếu như chủ đầu tư thực hiện cung ứng vật tư để tạo điều kiện cho nhà thầu thì họ có thể hưởng phần chi phí đuôi đó (còn nếu là để ăn chênh lệch rồi đòi ăn tiếp thì hơi quá, :D). Vấn đề là việc chia chác phần đuôi này thế nào thì chủ đầu tư và nhà thầu phải thỏa thuận và thống nhất với nhau (em nghĩ phần thỏa thuận này nên nêu rõ trong hợp đồng).
Còn phần ví dụ về vận chuyển vật liệu em nghĩ là không hợp lý. Khi làm dự toán CĐT phải dự tính đến chi phí vận chuyển vật liệu và tính cái này vào trong chi phí vật liệu đến chân công trình rồi ( vì vấn đề này mà có khi 1m3 cát có giá lên tới 500k/m3). Hoặc nếu không thì tính thêm phần dự toán bổ sung vận chuyển vật liệu, chứ thế này nếu bác đưa mấy trăm cái cọc bê tông lên đỉnh núi mà ép chắc là phá sản mất.
Với lại em thấy hầu hết CDT với nhà thầu thường là bạn bè thân thiết lắm, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu :D. Nên tại sao ko giao cả cho thằng nhà thầu làm cho rồi chuyện nhỉ?
 
@@@@@@@@

Điều bác dodung nói em nghĩ là hoàn toàn hợp lý về mặt lý. Chủ đầu tư hoàn toàn có quyền hưởng mức chi phí mà họ đã làm được. Nếu như chủ đầu tư thực hiện cung ứng vật tư để tạo điều kiện cho nhà thầu thì họ có thể hưởng phần chi phí đuôi đó (còn nếu là để ăn chênh lệch rồi đòi ăn tiếp thì hơi quá, :D). Vấn đề là việc chia chác phần đuôi này thế nào thì chủ đầu tư và nhà thầu phải thỏa thuận và thống nhất với nhau (em nghĩ phần thỏa thuận này nên nêu rõ trong hợp đồng).
Còn phần ví dụ về vận chuyển vật liệu em nghĩ là không hợp lý. Khi làm dự toán CĐT phải dự tính đến chi phí vận chuyển vật liệu và tính cái này vào trong chi phí vật liệu đến chân công trình rồi ( vì vấn đề này mà có khi 1m3 cát có giá lên tới 500k/m3). Hoặc nếu không thì tính thêm phần dự toán bổ sung vận chuyển vật liệu, chứ thế này nếu bác đưa mấy trăm cái cọc bê tông lên đỉnh núi mà ép chắc là phá sản mất.
Với lại em thấy hầu hết CDT với nhà thầu thường là bạn bè thân thiết lắm, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu :D. Nên tại sao ko giao cả cho thằng nhà thầu làm cho rồi chuyện nhỉ?
Cảm ơn Ghosttiger đã chia sẻ nhé.
- Đây là tình huống thực tế bạn à. Ví dụ của mình cũng là thực tế đang triển khai.
- Giá vật liệu đó là giá tới chân công trình đó (bao gồm cả vận chuyển). Tức là giá này đã được tính toán hợp lý, hợp pháp.
- Cọc bê tông thì xin thưa bạn là đúc sẵn trên đó. Chứ ai lại đi đúc ở dưới chuyển lên.
- Chủ đầu tư và nhà thầu ok giá đó. Nhưng để đảm bảo cung ứng đủ cho thi công đúng tiến độ và lường trước các khả năng có thể sảy ra (Nhà thầu nhận cả rùi không đáp ứng được, hoặc ứng tiền tạm ứng nhưng nhà thầu đi lo việc khác ....) và để giảm bớt gánh nặng, tạo điều kiện cho nhà thầu tập trung thi công trên đỉnh. Mong các bạn không nghĩ tới quan điểm nhà thầu nhận không đáp ứng được thì phạt theo điều khoản hợp đồng, vì bên mình không mong điều đó, sau này đi giải quyết mất thời gian và công sức ảnh hưởng tới tiến độ, mà tiền thu phạt thì chẳng đáng bao nhiêu: "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
- Nhưng thỏa thuận trong hợp đồng chủ đầu tư được hưởng phần chi phí chung và Lợi nhuận ứng với phần vật tư thì nhà thầu không chịu.
- Vấn đề muốn thảo luận cùng các bạn để tìm ra câu trả lời thỏa đáng một cách khách quan nhất. Mong các bạn không đưa ra quan điểm của một bên nào cả. Hãy là người đứng giữa.
Trân trọng cảm ơn rất nhiều!
 
Last edited by a moderator:
- ....Như tình huống cụ thể này, bên mình đang đầu tư các dự án như: Khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Dự án Khu du lịch Cù lao chàm... Đặc điểm của các dự án này là cung cấp vật tư rất khó khăn. Bà Nà thì toàn bộ vật tư thuê nhân công địa phương vác từ chân núi lên đỉnh núi (ko được đi cáp treo, ko có đường ô tô), Cù lao chàm thì xà lan đi từ bờ ra ngoài đảo mất 5tiếng... Thành ra giá vật liệu ngút trời, ví dụ xi măng 3.800đ/1kg (1người vác 1/2 bao xi măng lên đỉnh núi và xuống đến chân núi mất đúng 6 tiếng). Chính vì thế chi phí vật liệu rất cao, việc cung ứng vật tư đúng tiến độ rất khó khăn. Để tạo điều kiện cho nhà thầu thì Chủ đầu tư đã thực hiện việc cung ứng vật tư. Nhà thầu chỉ việc thi công. Do chi phí vận chuyển quá cao, nên Chi phí vật tư đội lên kinh khủng. Nó chiếm tới 60-80% chi phí xây lắp.
+ Ví dụ một công trình của bên mình trên đỉnh Bà Nà có chi phí xây dựng 30tỷ. Chi phí vật liệu hết 23tỷ, còn nhân công và máy thi công, trực tiếp phí khác khoảng 7 tỷ. Anh nhà thầu chẳng chỉ mỗi việc thi công. Anh ta ngồi trên đỉnh hóng mát chờ vật liệu lên rùi thi công mà hưởng: (30 tỷ) x (6,5%) = 1,95 tỷ tiền chi phí chung, và (30 tỷ + 1,95 tỷ) x (5,5%) = 1,76 tỷ tiền lợi nhuận trước thuế. Như vậy anh ta được hưởng 1,95 tỷ + 1,76 tỷ trong việc thực hiện ứng với mức chi phí 7tỷ (Nhân công, Máy thi công...) của anh ta. ...........................
- Rất mong anh em thảo luận cùng về vấn đề này nhé.
Trân trọng!

Xin có tiếp phần ý kiến như sau, về việc này không biết đã có một công trình hay văn bản nào được Nhà nước hướng dẫn hay chưa. Tuy nhiên có một lần tôi có được nghe 1 giảng viên lớp học (đang công tác ở Viện KTXD) có nói thế này:
Phần vật tư được A cấp sẽ được tính các chi phí đuôi, tuy nhiên giá đó phải phù hợp với giá mặt bằng chung trên thị trường. Nếu nó bị đội lên một cách bất thường thì cần phải tách phần chi phí vật liệu đó ra làm 2 phần:
- Phần giá phù hợp chung với giá thị trường, giá tỉnh thành phố công bố sẽ lấy làm cơ sở tính chi phí VL trực tiếp trong dự toán
- Phần còn lại được tính chi phí trước thuế VAT sau khi đã có bảng tổng hợp kinh phí
Khi đó, ví dụ: Chi phí xi măng của bạn là 3500đ = 1.000 đ (tính đuôi) + 2000 đ(không tính đuôi)
Tham khảo bảng THKP tại đây
Việc quản lý này theo tôi rất phù hợp với Chế độ chính sách nhà nước đã quy định, vừa tiết kiệm cho Chủ đầu tư, vừa đủ để Nhà thầu cảm thấy hợp lý trong hạch toán chi phí.
Ngay trong thông tư 17/2000/TT-BXD- Nhà nước cũng đã tách rất rõ ràng những chi phí vật liệu nào quá lớn sẽ phải tách để tính chi chi phí thiết bị (ví dụ: kết cấu thép lớn hơn 15 tấn, vv...)

Các bạn có thể tham khảo cách tính của Chủ đầu tư ở phần file tôi đính kèm dưới đây, trong ví dụ tôi giả sử Chủ đầu tư "bê" Cừ Larsen đến cho mình tự ép nhé!
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Về vấn đề này mình xin được góp ý :
- Về Dự án là một khu nghĩ dưỡng, và mục đích của dự án đặt ra là chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ và giá thành chi phí xây dựng hợp lý.
- Về hợp đồng : chủ đầu tư cung cấp vật tư cho nhà thầu và nhà thầu xd chỉ lo phần việc xây dựng.
- Xét về góc độ ở Chủ Đầu Tư : mục tiêu của chủ đầu tư là mong muốn cùng phối hợp tốt với Nhà thầu xây dựng để công trình khi đưa vào sử dụng sẽ đảm bảo đúng chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ và cuối cùng là có giá thành chi phí xây dựng thấp nhất.
- Xét về góc độ ở Nhà thầu : thì Chủ đầu tư phải đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư đúng tiến độ cho nhà thầu thi công, và chủ đầu tư phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là tạm ứng vốn cho nhà thầu theo điều khoản HĐ.
- Về vấn đề bạn muốn thảo luận là ở chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước, phần chi phí này ai làm thì người đấy hưởng việc này cũng là hợp lý. Xong, ở đây công trình của bạn thì lại có chi phí vật tư chiếm tỷ lệ quá lớn so với phần chi phí NC và MTC, do đó khi nhà thầu xd không đảm nhận được phần này là đã mất đi lợi nhuận khá lớn ( chắc là rất ít nhà thầu nào chịu kí hợp đồng theo loại này ).
- Vì thế, mình nghĩ là việc lựa chọn nhà thầu xây dựng có uy tín ở công trình bạn là rất quan trọng. Còn về phần chi phí chung và thu nhập chịu thuế mình nghĩ là bạn nên xét đến yếu tố của dự án mà Chủ đầu tư nên cho nhà thầu xây dựng luôn phần này hoặc CĐT lập bảng chiết tính ra giá trị là bao nhiêu (cho phần việc mà cđt sẽ thực hiện trong việc tìm nhà đối tác cung ứng vật tư..v.v.. )và phần còn lại sẽ thuộc về nhà thầu xd mà thỏa thuận hợp đồng với nhà thầu xd.
- Đó là một vài ý kiến của mình, mọi người tiếp tục thảo luận nào.
 
Last edited by a moderator:
@@@@@@@@@

...
Phần vật tư được A cấp sẽ được tính các chi phí đuôi, tuy nhiên giá đó phải phù hợp với giá mặt bằng chung trên thị trường. Nếu nó bị đội lên một cách bất thường thì cần phải tách phần chi phí vật liệu đó ra làm 2 phần:
- Phần giá phù hợp chung với giá thị trường, giá tỉnh thành phố công bố sẽ lấy làm cơ sở tính chi phí VL trực tiếp trong dự toán
- Phần còn lại được tính chi phí trước thuế VAT sau khi đã có bảng tổng hợp kinh phí
Khi đó, ví dụ: Chi phí xi măng của bạn là 3500đ = 1.000 đ (tính đuôi) + 2000 đ(không tính đuôi)
Tham khảo bảng THKP tại đây
Việc quản lý này theo tôi rất phù hợp với Chế độ chính sách nhà nước đã quy định, vừa tiết kiệm cho Chủ đầu tư, vừa đủ để Nhà thầu cảm thấy hợp lý trong hạch toán chi phí.
Ngay trong thông tư 17/2000/TT-BXD- Nhà nước cũng đã tách rất rõ ràng những chi phí vật liệu nào quá lớn sẽ phải tách để tính chi chi phí thiết bị (ví dụ: kết cấu thép lớn hơn 15 tấn, vv...)
.........
Trước hết cảm ơn Lê vinh và Tiến Lợi đã chia sẻ. Nhưng ý kiến của hai bạn vẫn chưa rõ ràng lắm.
1. Về ý kiến của Tiến lợi: Mình cũng nghĩ như bạn, ai thực hiện việc nào thì người đó được hưởng phần đó. Như ví dụ mà mình nêu, nhà thầu chỉ thực hiện ứng với phần chi phí 7 tỷ mà được hưởng khoản chi phí chung và lợi nhuận gần 4 tỷ. Như vậy không hợp lý.
2. Về ý kiến của Lê Vinh:
- Mình đã đọc Thông tư 17/2010/TT-BXD mà bạn gửi lên và có thấy mục quy định phần chi phí vật liệu bất thường phải tính riêng, nhưng đó quy định cho kêt cấu bê tông và kết cấu thép, và được quy định cụ thể là cấu kiện thép <15 tấn. Nhưng ở đây vật liệu đâu có giống thế, mà nếu áp dụng để dùng thì áp thế nào vì nhà thầu nói giá vật liệu đến chân công trình được quy định là bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho ... Khó cãi quá :(
- Ý như bạn nói thì ví dụ chi phí vật liệu đến chân công trình là 3.000đ, báo giá liên sở 1.000đ, thì chỉ tính đuôi cho phần 1.000đ và phần 2.000đ (vận chuyển, lưu kho bãi, bốc xếp ...) thì không tính đuôi. Như vậy là không phù hợp với cách tính chi phí vật liệu trong dự toán. Rõ ràng chi phí vật liệu được tính dựa trên Giá vật liệu đến chân công trình mà giá đến chân công trình là 3.000đ rùi. Vậy tách sao đây.
- Bạn có thể nói rõ hơn tài liệu nào hướng dẫn vấn đề này không.
4. Tổng hợp: Mong các bạn thảo luận xoay quanh nội dung này:
- Nếu chủ đầu tư thực hiện việc cung cấp vật tư thì Chủ đầu tư có được cắt lại (hay là được hưởng) phần chi phí chung và Lợi nhuận trước thuế hay không (Không chỉ với trường hợp của mình là giá vật liệu cao, mà ứng với tất cả các trường hợp nói chung).
- Nếu được cắt lại (hưởng) thì cách tính như thế nào (theo mình nghĩ thì tính tỷ lệ tương ứng).
- Có tài liệu nào quy định hoặc hướng dẫn thực hiện trong trường hợp này không.
Rất mong mọi người chia sẻ để chúng mình cùng hiểu thêm vấn đề.
Trân trọng cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
Theo mình thì nếu chủ đầu tư cung cấp vật tư cho B đến chân công trình rồi thì vật tư đó thuộc gói thầu A cấp vật tư, thế nên đương nhiên trong gói thầu XL thì B không được hưởng phần chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước của phần vật tư đó.
 
Thảo luận

Mình là dự toán bên nghành Viễn thông, công trình nào vật tư chính cũng do bên A cấp. Có lẽ do đặc thù vật tư của nghành. Một số tỉnh thì cho nhà thầu hưởng cả, một số tỉnh tính phần trăm (do thảo thuận hai bên). Nên tính phần trăm là hợp lý cho cả hai bên.
 
Theo mình thì nếu chủ đầu tư cung cấp vật tư cho B đến chân công trình rồi thì vật tư đó thuộc gói thầu A cấp vật tư, thế nên đương nhiên trong gói thầu XL thì B không được hưởng phần chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước của phần vật tư đó.
Bạn nói thế ko hoàn toàn đúng.Có quy định nào như bạn nói không?Bởi lẽ CPC là nhà thầu được hưởng, từ việc cung cấp vật tư, kho bãi, quản lý vật tư và cung cấp theo đúng tiến độ.Nếu như bạn cung cấp vật tư thì theo mình nên thỏa thuận trong hợp đồng phần chi phí đó có thể giảm xuống chứ ko cắt hoàn toàn được.Còn giảm xuống bao nhiêu thì do thỏa thuận, bởi lẽ con số đó ko cố định mà.
 
Trong câu hỏi này, tiện mình muốn hỏi thêm chút xíu. Nếu là dự án dùng vốn ngân sách thì khi làm quyết toán phải đầy đủ phần đuôi mới được hưởng(làm theo đúng quy định nhà nước).Nhưng với trường hợp bên A cung cấp vật liệu, sau khi thỏa thuận %CPC với nhà thầu về phần VL mình cấp thì phần chênh đó sẽ được bên A hưởng, như thế tiền nhà nước vào túi bên A sao?(^-^)
 
Xin có tiếp phần ý kiến như sau, về việc này không biết đã có một công trình hay văn bản nào được Nhà nước hướng dẫn hay chưa. Tuy nhiên có một lần tôi có được nghe 1 giảng viên lớp học (đang công tác ở Viện KTXD) có nói thế này:
Phần vật tư được A cấp sẽ được tính các chi phí đuôi, tuy nhiên giá đó phải phù hợp với giá mặt bằng chung trên thị trường. Nếu nó bị đội lên một cách bất thường thì cần phải tách phần chi phí vật liệu đó ra làm 2 phần:
- Phần giá phù hợp chung với giá thị trường, giá tỉnh thành phố công bố sẽ lấy làm cơ sở tính chi phí VL trực tiếp trong dự toán
- Phần còn lại được tính chi phí trước thuế VAT sau khi đã có bảng tổng hợp kinh phí
Khi đó, ví dụ: Chi phí xi măng của bạn là 3500đ = 1.000 đ (tính đuôi) + 2000 đ(không tính đuôi)
Tham khảo bảng THKP tại đây
Việc quản lý này theo tôi rất phù hợp với Chế độ chính sách nhà nước đã quy định, vừa tiết kiệm cho Chủ đầu tư, vừa đủ để Nhà thầu cảm thấy hợp lý trong hạch toán chi phí.
Ngay trong thông tư 17/2000/TT-BXD- Nhà nước cũng đã tách rất rõ ràng những chi phí vật liệu nào quá lớn sẽ phải tách để tính chi chi phí thiết bị (ví dụ: kết cấu thép lớn hơn 15 tấn, vv...)

Các bạn có thể tham khảo cách tính của Chủ đầu tư ở phần file tôi đính kèm dưới đây, trong ví dụ tôi giả sử Chủ đầu tư "bê" Cừ Larsen đến cho mình tự ép nhé!
Anh cho em hỏi, trong phần tham khảo cách tính anh gửi, cái phần TT giá cừ larsen của anh ý thì (1,7%+3,5%) của anh là gì vậy?
 
Bạn tham khảo ĐM 1776, chương 3 có nói đến hao phí trong công tác đóng hay ép cừ:
- Hao phí vật liệu cọc cho 1 lần đóng nhổ ứng với thời gian cọc nằm trong công trình <=1 tháng là 1,17%
- Hao phí sứt mẻ, tòe đầu cừ đóng vào đất cấp I, II = 3,5%/1 lần đóng nhổ
 
Bac dodungktxd tham khao cong van sau cua BXD de co phuong an xu ly
BỘ XÂY DỰNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số : 2714/BXD-KTXD
V/v: Hướng dẫn xác định trực tiếp phí khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước cho phần vật tư A cấp
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2009.


Kính gửi : Công ty cổ phần Đạt Phương​
Trả lời văn bản số 2441/CV/ĐP-KHĐT ngày 02/11/2009 của Công ty cổ phần Đạt Phương đề nghị hướng dẫn lập dự toán công trình cầu Kon Brai Km139- Quốc lộ 24 - tỉnh Kon Tum, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau :
Theo quy định tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng, thì phần vật tư do Chủ đầu tư cấp cho Nhà thầu được coi là vật liệu cấu thành vào kết cấu công trình nên được tính vào chi phí vật liệu trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng công trình. Chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước tính như qui định hiện hành mà không phân biệt vật tư đó được cấp từ nguồn nào; và Nhà thầu được hưởng các chi phí này để chi cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Căn cứ ý kiến trên, Công ty cổ phần Đạt Phương làm việc với Chủ đầu tư để thực hiện theo quy định./.


Nơi nhận :
- Như trên;
- Lưu : VP,Vụ KTXD(Th8).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Sơn
 
Back
Top