Thế giới là phẳng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.777
Điểm thành tích
113
Đúng là thế giới là phẳng hay thực tế trái đất nhỏ lại rồi (cụm từ trái đất tròn đã xưa). Hôm nay TA họp với rất nhiều người ở phòng. Cả A, cả B, có vài B lận, họ từ nhiều nơi đến. Một vài người cầm tập tài liệu để trao đổi với TA. TA nhìn thấy quen quen mượn xem, thấy có chữ giaxaydung.vn ở góc. Tài liệu down từ giaxaydung.vn xuống và in ra... Mới đầu không ai biết TA tham gia vào giaxaydung.vn, sau có một vài người ngờ ngợ và hỏi về những cái tên quen quen.... Funny thật.=D>

Thế giới là phẳng, thế giới là phẳng, thế giới là phẳng, thế giới nằm gọn trong cái màn hình phẳng trước bạn.
 
admin test vài đoạn có ý nghĩa trong " thế giới là phẳng " cho bà con xem với, mình cũng đang muốn xem quyển đó nhưng tìm chưa ra (không có Thời gian ra hiệu sách tìm) đọc trên gia XD cho nhanh.hì hì
 
Sau khi ngồi cho một cuộc phỏng vấn, Nilekani đã dẫn nhóm TV chúng tôi dạo quanh trung tâm hội nghị toàn cầu của Infosys- tầng zero của công nghiệp outsourcing Ấn Độ. Nó là một phòng sâu thẳm lát ván ô gỗ nhìn giống một phòng học được xếp thành dãy từ một trường luật Ivy League. Ở một đầu có một màn hình đồ sộ cỡ bức tường và ở trên cao có các camera trên trần cho hội nghị từ xa. “Đây là phòng hội nghị của chúng tôi, đây có lẽ là màn hình lớn nhất châu Á - gồm bốn mươi màn hình số [gộp lại],” Nilekani tự hào giải thích, chỉ lên màn hình TV lớn nhất tôi đã từng thấy. Infosys, ông nói, có thể tổ chức một cuộc hội nghị ảo của những người chơi chủ chốt của toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của nó cho bất cứ dự án nào vào bất cứ lúc nào trên màn hình siêu cỡ đó. Như thế các nhà thiết kế Mĩ của họ có thể nói chuyện trên màn hình với các nhà viết phần mềm Ấn Độ và các nhà sản xuất Á châu của họ cùng một lúc. “Chúng tôi có thể ngồi ở đây, ai đó từ New York, London, Boston, San Francisco, tất cả đều trực tiếp [live]. Và có thể việc thực hiện là ở Singapore, cho nên người ở Singapore cũng có thể trực tiếp ở đây… Đó là toàn cầu hoá,” Nilekani nói. Phía trên màn hình có tám chiếc đồng hồ tóm tắt rất khéo ngày làm việc của Infosys: 24/7/365 [24 giờ một ngày; 7 ngày một tuần; 365 ngày một năm]. Các đồng hồ được gắn nhãn Tây Mĩ, Đông Mĩ, GMT, Ấn Độ, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Úc.
“Outsourcing chỉ là một chiều của một thứ cơ bản hơn nhiều đang xảy ra hiện nay trên thế giới,” Nilekani giải thích. “Cái xảy ra [vài] năm vừa qua là đã có một sự đầu tư ồ ạt vào công nghệ, đặc biệt trong thời đại bong bóng, khi hàng trăm triệu dollar được đầu tư để thiết lập kết nối khắp nơi trên thế giới, cáp biển và tất cả các thứ đó”. Đồng thời, ông nói thêm, máy tính đã trở nên rẻ hơn và phân tán khắp thế giới, và đã có một sự bùng nổ về phần mềm email, các phương tiện tìm kiếm như Google, và phần mềm sở hữu riêng, có thể chẻ bất cứ công việc nào và gửi một phần đến Boston, một phần đến Bangalore, và một phần đến Bắc Kinh, tạo dễ dàng cho bất cứ ai để phát triển từ xa. Khi tất cả các thứ này đột nhiên xảy ra cùng lúc vào khoảng năm 2000, Nilekani nói thêm, chúng “đã tạo ra một nền nơi việc làm tri thức, vốn trí tuệ, có thể được giao từ bất cứ đâu. Nó có thể được chia nhỏ, giao, phân phối, sản xuất và ráp lại cùng nhau lần nữa – và điều này đã cho cách làm việc của chúng ta một độ tự do hoàn toàn mới, đặc biệt việc làm có tính chất trí tuệ… Và cái mà anh đang nhìn thấy tại Bangalore ngày nay thực sự là đỉnh điểm của tất cả những điều trên kết hợp lại.”

Chúng tôi ngồi trên đi văng bên ngoài văn phòng của Nilekani, đợi đội TV dựng các camera. Tại một điểm, tóm tắt các ẩn ý của tất cả điều này, Nilekani đã thốt ra một cụm từ cứ lảng vảng trong đầu tôi. Ông nói với tôi, “Tom, sân chơi đang được san phẳng”. Ý ông muốn nói là các nước như Ấn Độ bây giờ có khả năng cạnh tranh vì lao động tri thức toàn cầu như chưa từng bao giờ có - và rằng Mĩ tốt hơn hãy sẵn sàng cho điều này. Mĩ bị thách thức, nhưng, ông nhấn mạnh, sự thách thức sẽ là tốt cho Mĩ bởi vì chúng ta luôn sung sức nhất khi bị thách thức. Khi tôi rời khu Infosys về Bangalore tối hôm ấy và bị xóc suốt dọc đường ổ gà, tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về cụm từ đó: “Sân chơi đang được san phẳng”.
Cái Nandan nói, tôi nghĩ, là sân chơi đang được san phẳng… Được san phẳng? Được san phẳng? Trời ơi, ông ta nói với tôi thế giới là phẳng!” Tôi ở đây, ở Bangalore – hơn 500 năm sau khi Columbus vượt qua đường chân trời, dùng công nghệ hàng hải thô sơ của thời ông, và trở về an toàn để chứng minh dứt khoát rằng thế giới trònvà một trong những kĩ sư tinh nhanh nhất Ấn Độ, được đào tạo tại học viện kĩ thuật hàng đầu của Ấn Độ và được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại nhất hiện nay, về cơ bản đã nói với tôi là thế giới này phẳng, phẳng như màn hình mà trên đó ông ta có thể chủ trì cuộc họp toàn bộ chuỗi cung ứng toàn cầu của mình. Thậm chí lí thú hơn, ông biểu dương sự phát triển này như một điều tốt, như cột mốc mới trong sự phát triển của loài người và một cơ hội lớn cho Ấn Độ và thế giới – một sự thực đã khiến thế giới chúng ta phẳng! Ngồi đằng sau chiếc xe đó, tôi đã viết vội vàng bốn từ đó vào sổ tay của mình: “Thế giới là phẳng”. Ngay khi viết chúng, tôi nhận ra rằng đấy là thông điệp cơ bản của mọi thứ tôi đã thấy và đã nghe ở Bangalore trong hai tuần làm phim. Sân chơi cạnh tranh toàn cầu được san bằng. Thế giới được san phẳng.Khi tôi nhận rõ điều này, cả hứng khởi và sự kinh hãi tràn đầy tôi.

Trích từ: Thế giới là phẳng - Thomas L. Friedman, Những người dịch: Nguyễn Quang A, Cao Việt Dũng, Nguyễn Tiên Phong.


Thế giới là phẳng, Việt Nam phải phẳng theo, ngành xây dựng Việt Nam có phẳng không?
 
Last edited by a moderator:
...bạn sẽ đi đến kết luận lí lẽ lịch sử khái quát là đã có ba kỉ nguyên lớn của toàn cầu hoá. Thời đại đầu kéo dài từ 1492- khi Columbus dương buồm, mở ra sự giao thương giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới – cho đến khoảng 1800. Tôi sẽ gọi thời đại này là Toàn cầu hoá 1.0. Nó đã làm thế giới co lại từ một kích thước lớn thành cỡ trung bình...

... Kỉ nguyên lớn thứ hai, Toàn cầu hoá 2.0, kéo dài từ 1800 đến 2000, bị gián đoạn bởi Đại Khủng hoảng và Chiến tranh Thế giới I và II. Thời đại này làm thế giới co từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ. Trong Toàn cầu hoá 2.0, nhân tố then chốt của thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu, đã là các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia này tiến hành toàn cầu hoá vì thị trường và lao động... ...vào khoảng năm 2000 chúng ta đã bước vào một kỉ nguyên mới hoàn toàn: Toàn cầu hoá 3.0. Toàn cầu hoá 3.0 làm thế giới co từ cỡ nhỏ xuống cỡ bé tí và đồng thời san bằng sân chơi. Và trong khi động lực trong Toàn cầu hoá 1.0 là các nước tiến hành toàn cầu hoá và động lực trong Toàn cầu hoá 2.0 là các công ti tiến hành toàn cầu hoá, động lực trong Toàn cầu hoá 3.0 - thứ cho nó đặc trưng độc nhất vô nhị - là năng lực mới tìm thấy cho các cá nhân để cộng tác và cạnh tranh toàn cầu. Và cái đòn bẩy cho phép các cá nhân và các nhóm đi toàn cầu dễ đến vậy và suôn sẻ đến vậy không phải là sức ngựa, không phải là phần cứng, mà là phần mềm - tất cả các loại ứng dụng mới – cùng chung với sự sáng tạo ra một mạng cáp quang toàn cầu biến tất cả chúng ta thành láng giềng sát vách. Bây giờ các cá nhân phải, và có thể, hỏi, Tôi hợp với cạnh tranh và các cơ hội toàn cầu ngày nay ở chỗ nào, và làm sao tôi có thể, tự mình, cộng tác với những người khác một cách toàn cầu? Song Toàn cầu hoá 3.0 không chỉ khác các kỉ nguyên trước ở chỗ nó làm thế giới co lại và phẳng thế nào và nó trao quyền cho các cá nhân ra sao. Nó khác ở chỗ Toàn cầu hoá 1.0 và Toàn cầu hoá 2.0 chủ yếu do các cá nhân và doanh nghiệp Âu Mĩ dẫn dắt. Tuy Trung Quốc thực sự là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỉ mười tám, chính các nước, các công ti, những người thăm dò phương Tây tiến hành phần lớn việc toàn cầu hoá và định hình hệ thống. Nhưng về sau này, điều này sẽ ngày càng ít đúng hơn. Bởi vì nó làm thế giới co lại và phẳng, Toàn cầu hoá 3.0 ngày càng nhiều sẽ được dẫn dắt không chỉ bởi các cá nhân mà cũng bởi các nhóm cá nhân – phi Tây phương, không da trắng – đa dạng hơn nhiều. Các cá nhân từ mọi nơi của thế giới phẳng đều được trao quyền.

Trích từ: Thế giới là phẳng - Thomas L. Friedman, Những người dịch: Nguyễn Quang A, Cao Việt Dũng, Nguyễn Tiên Phong.

Toàn cầu hóa 3.0 - thời kỳ trao quyền cho các cá nhân. Quảng cáo bản thân - chứng tỏ bản thân.
 
Last edited by a moderator:
Đây là một quyển sách mà sau khi đọc xong mình cũng thấy rất thích thú với cách nhìn nhận của Thomas L. Friedman. Rõ ràng, với công cụ máy tính và một cơ sở hạ tầng mạng , chúng ta có thể kết nối với cả thế giới, chia sẻ và làm nhỏ các công việc lại. Với các nước phát triển, có thể họ đã tiến xa so với Việt Nam ở một mặt nào đó, nhưng với công nghệ hiện nay chúng ta vẫn có cơ hội thể hiện mình trên một thị trường toàn cầu. Làm sao để giaxaydung được biết đến và thành công trên toàn thế giới ? :-w Vì thế giới bây giờ là phẳng - như cái màn hình ở trước mặt mình ... Và cũng rất mong là giaxaydung còn kết nối cả những cảm xúc "con người" với nhau nữa. :x
 
Thế giới phẳng là thế giới ai ai ngồi trước màn hình máy tính đều bình đẳng công bằng như nhau, mọi thứ đều có thể chia sẻ
 
Thế giới phẳng là thế giới ai ai ngồi trước màn hình máy tính đều bình đẳng công bằng như nhau, mọi thứ đều có thể chia sẻ

Thế giới phẳng là thế giới ai ai ngồi trước màn hình máy tính đều có vẻ bình đẳng công bằng như nhau, dường như mọi thứ đều có thể chia sẻ

Ở tỷ lệ 1/1,000,000,000 thì cái gì cũng có vẻ phẳng lắm, phải zoom lên...:x:cool:x(
 
[FONT=&quot]Bản chất của thế giới hiện tại là không phẳng, dù các bác có zoom lên hay xuống thì vẫn không phẳng. Vậy mới cần những người làm cho nó ngày càng phẳng hơn. Vấn đề là người đó làm cho thế giới phẳng bằng cách nào? Bằng sức tưởng tượng của ngày 11/9, ngày chiếc máy bay chở bao người vô tội đâm vào hai tòa tháp của TTTMTG cũng làm chết bao người vô tội hay bằng sức tưởng tượng của ngày 9/11, ngày người ta phá đổ bức tường Berlin mở ra cả một thế giới phẳng giữa hai thế giới khác nhau. Phải không nhỉ? Các bác thuộc trường phái sức tưởng tưởng nào, kéo người ta lên bằng mình hay kéo người ta xuống bằng mình?

Bản The World is flat bằng tiếng Anh nè. Có ai có hứng không nhỉ?
[/FONT]
 

File đính kèm

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top