Thu nhập chịu thuế tính trước

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
1. Theo tôi, có lẽ phải giới hạn lại "phạm vi của vấn đề" thì mới trao đổi chuẩn được về khái niệm và cách sử dụng từ ngữ "Thu nhập chịu thuế tính trước" trong các văn bản pháp luật hiện nay. "Phạm vi trao đổi" theo tôi tập trung vào "Các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên" để phù hợp với các quy định của Nghị định 112/2009 và Thông tư 04/2010/TT-BXD.
2. Đối với các dự án này, "Người mua công trình" cần hiểu là "Nhà nước" mà chủ đầu tư dự án là người được giao tiền đi mua công trình. Khi thoả thuận hợp đồng mua bán giữa 2 bên, "người bán" là các nhà thầu hoặc chủ đầu tư (đối với các gói thầu chủ đầu tư tự thực hiện, trường hợp này chủ đầu tư đứng vai nhà thầu) đều đưa ra giá chào trong đó đã tính tới khoản lãi của người bán (tức là tính trước "Thu nhập hay lợi nhuận chịu thuế). Như vậy, cả trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu / dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước thì trong hợp đồng vẫn phải có khoản "lãi dự kiến trước", còn việc ký Hợp đồng giao khoán nội bộ hay Quyết định giao việc chỉ là "kỹ thuật" để chủ đầu tư thực hiện và hoàn thành gói thầu / dự án tự thực hiện mà thội.
Trên thực tế, đối với các dự án trên 30% vốn nhà nước mà tự thực hiện thì chủ yếu là dự án của các DNNN. Các đơn vị khác nếu quản lý theo như cán bộ công chức, viên chức thì cơ bản đã bị chặn ở điều kiện năng lực hành nghề.
Cần tách lợi nhuận trước thuế theo quan điểm quản lý chi phí và thanh toán vì để quản lý chi phí cần thực hiện theo các quy định về quản lý chi phí. Thanh toán là theo hợp đồng.
Quy định quản lý chi phí là có thu nhập chịu thuế tính trước nên phê duyệt dự toán có thu nhập chịu thuế tính trước.
Thanh toán đối với hình thực tự thực hiện lại khác, CĐT có quan điểm thực thanh, thực chi. hoặc nói vi von: bố mẹ đưa cho con tiền để xây nhà cho bố mẹ, vậy con cái có tính thêm lợi nhuận trông coi, thực hiện không?
Rõ ràng việc thanh toán là nằm trong hợp đồng được ký.
 
L

levinhxd

Guest
Bên mình khi giao khoán thì lại vẫn có TN chịu thuế tính trước? hỏi các đồng chí tại sao thì bảo đi làm phải có lãi, chỉ có điều lãi đó gộp vào trong báo cáo tài chính chung rồi nộp thuế, hỏi sao không bỏ đi để khỏi nộp thuế? trả lời không có lợi nhuận nội bộ thì báo cáo chung bị lỗ à (làm ngoài thì lỗ, lấy lãi nội bộ để bù đắp lỗ)

Em lại nghĩ khác! Có thể đó là do cách giao khoán của bên anh như vậy!
Theo em ở đây có sự nhầm lẫn khái niệm giữa "lãi" và "chi phí chung". Trên thực tế giao khoán thì anh được giao phải có lãi họ mới làm, nhưng bản chất của Tự thực hiện lại là "Giao việc nội bộ", trong Giao việc nội bộ thì không có "lãi", mà khoản lãi đó phải được ẩn trong "phí quản lý - bản chất của Chi phí chung". Như vậy nếu dùng từ TNCTTT trong Hợp đồng khoán nội bộ là không chuẩn vô tình sẽ biến thành "Thầu chính - Thầu Phụ" (dù bản chất có vẻ là như vậy).

Còn thu nhập chịu thuế thì hạch toán chung cho việc SXKD cả công ty, chứ ko đóng thuế cho từng mục nhỏ lẻ, vì thế muốn trốn thuế cũng đâu có được, chỉ có tính toán sao để đóng ít đi thôi :) . Ví dụ thế này:
CĐTcó 1 dự án, Quyết toán vốn đầu tư là 500 tỷ. Doanh thu DA được 550 tỷ. LNTT là 50 tỷ
Tuy nhiên vì tực thực hiện nên QT vốn đầu tư chỉ là 490 tỷ. Doanh thu DA được 550 tỷ. LNTT là 60 tỷ. Trường hợp này NN không thu được Thuế TNDN của nhà thầu (vì ko thuê Nhà thầu các gói tự thực hiện) nhưng lại thu được thêm Thuế TNDN từ Chủ đầu tư.
 
L

levinhxd

Guest
2. Đối với các dự án này, "Người mua công trình" cần hiểu là "Nhà nước" mà chủ đầu tư dự án là người được giao tiền đi mua công trình. Khi thoả thuận hợp đồng mua bán giữa 2 bên, "người bán" là các nhà thầu hoặc chủ đầu tư (đối với các gói thầu chủ đầu tư tự thực hiện, trường hợp này chủ đầu tư đứng vai nhà thầu) đều đưa ra giá chào trong đó đã tính tới khoản lãi của người bán (tức là tính trước "Thu nhập hay lợi nhuận chịu thuế). Như vậy, cả trong trường hợp chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu / dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước thì trong hợp đồng vẫn phải có khoản "lãi dự kiến trước", còn việc ký Hợp đồng giao khoán nội bộ hay Quyết định giao việc chỉ là "kỹ thuật" để chủ đầu tư thực hiện và hoàn thành gói thầu / dự án tự thực hiện mà thội.

Em lại nghĩ DA vốn ngân sách Nhà nước chia theo Quy mô vốn thì có thể tạm phân 2 loại sau:
1, DA quy mô nhỏ hoặc thuộc Cấp quản lý Tỉnh, TP và giao lại cho Chủ đầu tư quản lý vốn đó thì Chủ đầu tư đó gần như không thể đủ năng lực để tự thực hiện được. Bởi CĐT là những UBND Tỉnh, huyện, xã ...sẽ không đáp ứng được những quy định sau về ĐK năng lực (Điều 44- NĐ 85/2009):

a) Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thông); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi công gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.

2, DA lớn và được giao cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước quản lý: Trường hợp này sẽ không tự thực hiện mà thực hiện theo các hình thức Tổng thầu EPC, Thầu chính - Thầu phụ vv...Mà dự án lớn thì việc Tự thực hiện gần như không thể. Ví như công trình Thủy điện Sơn La mà để Tập đoàn Điện Lực tự thi công thì chắc chắn là không thể rồi!

Như vậy với DA vốn ngân sách NN việc tự thực hiện sẽ không hiệu quả! mà Một trong những yêu cầu của Tự thực hiện là "mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác ".
Như vậy quan điểm của em là "DA vốn ngân sách NN sẽ rất ít có việc Tự thực hiện"
Mong thêm ý kiến của Thầy và cách anh, chị!

P/s: Bàn thêm 1 chút: Ví dụ như DA Thủy điện Sơn La, nếu Tập đoàn ĐL tự thực hiện 1 gói thầu Lắp đặt thiết bị nào đó, đương nhiên ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN => Nhưng NN lại tiết kiệm được vốn đầu tư vào DA đó => Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi". Không biết em nghĩ như thế có sai không?
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Mong thêm ý kiến của Thầy và cách anh, chị!

P/s: Bàn thêm 1 chút: Ví dụ như DA Thủy điện Sơn La, nếu Tập đoàn ĐL tự thực hiện 1 gói thầu Lắp đặt thiết bị nào đó, đương nhiên ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN => Nhưng NN lại tiết kiệm được vốn đầu tư vào DA đó => Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi". Không biết em nghĩ như thế có sai không?
Theo tôi:
1. Khi áp dụng hình thức "tự thực hiện" gói thầu theo quy định của Luật Đấu thầu cần chú ý 1 điều kiện quan trọng là:"[FONT=&quot] chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng"[/FONT] --> Cần xem lại EVN có phải nhà thầu xây dựng không? có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu "lắp đặt thiết bị nào đó" thuộc dự án thuỷ điện Sơn La không?
2. Cần suy nghĩ xem cơ sở để thanh toán cho EVN sau khi hoàn thành gói thầu tự thực hiện đó là gì? Phải chăng là dự toán gói thầu đã được duyệt, khối lượng hoàn thành thực tế đã được nghiệm thu, ...; và xem lại xem trong dự toán đã được duyệt đó có dự toán khoản "Thu nhập chịu thuế tính trước" không? để có thể khẳng định rằng "ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN"!
3. Quan điểm: "Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi"." theo tôi cũng cần xem lại để diễn đạt chuẩn xác hơn. Cần phân biệt rõ "lãi" nói ở đây đứng trên giác độ nào: giác độ chủ sở hữu vốn (Nhà nước) hay giác độ nhà thầu thực hiện gói thầu (hay chủ đầu tư tự thực hiện gói thầu).
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Em lại nghĩ DA vốn ngân sách Nhà nước chia theo Quy mô vốn thì có thể tạm phân 2 loại sau:
1, DA quy mô nhỏ hoặc thuộc Cấp quản lý Tỉnh, TP và giao lại cho Chủ đầu tư quản lý vốn đó thì Chủ đầu tư đó gần như không thể đủ năng lực để tự thực hiện được. Bởi CĐT là những UBND Tỉnh, huyện, xã ...sẽ không đáp ứng được những quy định sau về ĐK năng lực (Điều 44- NĐ 85/2009):



2, DA lớn và được giao cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước quản lý: Trường hợp này sẽ không tự thực hiện mà thực hiện theo các hình thức Tổng thầu EPC, Thầu chính - Thầu phụ vv...Mà dự án lớn thì việc Tự thực hiện gần như không thể. Ví như công trình Thủy điện Sơn La mà để Tập đoàn Điện Lực tự thi công thì chắc chắn là không thể rồi!

Như vậy với DA vốn ngân sách NN việc tự thực hiện sẽ không hiệu quả! mà Một trong những yêu cầu của Tự thực hiện là "mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác ".
Như vậy quan điểm của em là "DA vốn ngân sách NN sẽ rất ít có việc Tự thực hiện"
Mong thêm ý kiến của Thầy và cách anh, chị!

P/s: Bàn thêm 1 chút: Ví dụ như DA Thủy điện Sơn La, nếu Tập đoàn ĐL tự thực hiện 1 gói thầu Lắp đặt thiết bị nào đó, đương nhiên ko phải thuê nhà thầu, khi đó TNCTTT bản chất là không có => Nhà nước ko thu được thuế thu nhập DN => Nhưng NN lại tiết kiệm được vốn đầu tư vào DA đó => Như vậy bản chất công trình vốn NSNN thì cũng không quan tâm nhiều đến "Lãi". Không biết em nghĩ như thế có sai không?
Tôi lại không nghĩ như vậy. Ở đây có khái niệm tự thực hiện cần phải được hiểu như thế nào? mối quan hệ giữa CĐT và nhà thầu tự thực hiện như tế nào sẽ quyết định vấn đề TNCTTT.
Nhà thầu tự thực hiện là công ty con, 100% vốn của công ty mẹ nhưng hạch toán độc lập khi được giao thực hiện gói thầu thì có được coi là tự thực hiện không?
Nhà thầu là công ty hạch toán phụ thuộc, nhà thầu là Xí nghiệp thi công có con dấu, tài khoản riêng, là đơn vị hạch toán cấp 2 khi tự thực hiện thì cũng khác và nhà thầu là xí nghiệp, đội thi công không có con dấu, tài khoản riêng thì tự thực hiện lại càng khác.
Do vậy khi bàn về TNCTTT có hay không khi tự thực hiện thì theo tôi phụ thuộc vào chính mô hình quản lý của doanh nghiệp, cách tổ chức quản lý chi phí của DN hơn là việc quản lý theo các quy định chung
Về dự án cần tổ chức quản lý chi phí theo các quy định (30% vốn NN trở lên) theo tôi không giới hạn ở các dự án vốn NSNN mà còn có vốn NN ở các DNNN. Chính các dự án sử dụng trên 30% vốn NN ở DNNN mới có hình thức tự thực hiện.
 

andrea179

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
9/10/09
Bài viết
36
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Tôi lại không nghĩ như vậy. Ở đây có khái niệm tự thực hiện cần phải được hiểu như thế nào? mối quan hệ giữa CĐT và nhà thầu tự thực hiện như tế nào sẽ quyết định vấn đề TNCTTT.
Nhà thầu tự thực hiện là công ty con, 100% vốn của công ty mẹ nhưng hạch toán độc lập khi được giao thực hiện gói thầu thì có được coi là tự thực hiện không?
Nhà thầu là công ty hạch toán phụ thuộc, nhà thầu là Xí nghiệp thi công có con dấu, tài khoản riêng, là đơn vị hạch toán cấp 2 khi tự thực hiện thì cũng khác và nhà thầu là xí nghiệp, đội thi công không có con dấu, tài khoản riêng thì tự thực hiện lại càng khác.
Do vậy khi bàn về TNCTTT có hay không khi tự thực hiện thì theo tôi phụ thuộc vào chính mô hình quản lý của doanh nghiệp, cách tổ chức quản lý chi phí của DN hơn là việc quản lý theo các quy định chung
Về dự án cần tổ chức quản lý chi phí theo các quy định (30% vốn NN trở lên) theo tôi không giới hạn ở các dự án vốn NSNN mà còn có vốn NN ở các DNNN. Chính các dự án sử dụng trên 30% vốn NN ở DNNN mới có hình thức tự thực hiện.

Em xin mạo muội có một số ý kiến để các anh chị xem xét:

1. Bên em là DNNN sử dụng vốn nhà nước để thực hiện các DAĐTXD. Em đồng ý với anh naat là việc tính CPC hoặc TNCTTT trong công trình chỉ định thầu, tự thực hiện là tùy vào mô hình, cơ chế quản lý chi phí của doanh nghiệp. Ko phải ý kiến chủ quan mà vì việc này theo em biết thì không có văn bản chính thức nào quy định nên DNNN tự chủ động trong việc sử dụng chi phí.

2. Em chỉ thắc mắc về TNCTTT của phần vật tư A cấp trong dự toán gói thầu xây lắp: đồng ý là khi lập DT phải tính đủ TNCTTT do chưa xác định vật tư là A cấp hay B cấp. Tuy nhiên, khi lập giá gói thầu, đã xác định VT A cấp/B cấp thì không thể tính TNCTTT của phần VT A cấp này và đưa vào DT gói thầu xây lắp để đem đi đấu thầu.
Theo TT04, “TNCTTT là lợi nhuận của doanh nghiệp xây lắp” nên về nguyên tắc chỉ được tính bằng định mức tỷ lệ theo phần “sản phẩm” do doanh nghiệp xây lắp cung cấp.
Về nhận định, lý luận là vậy nhưng theo TT04 thì “TNCTTT tính bằng định mức tỷ lệ trên chi phí trực tiếp” mà “chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu (bao gồm vật tư A cấp và B cấp), nhân công, máy thi công và trực tiếp phí khác”. Nghĩa là ko cấm việc tính TNCTTT của phần vật tư A cấp.
Mà phương châm của em là thà sai lý thuyết chứ phải đúng luật. Nhưng khi làm thì vẫn khó chịu nên đưa ra ý kiến để các anh chị cho ý kiến giúp.
Thanks all./.
 

npanhtuan

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/5/09
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Mình lại có ý kiến khác với Levinhxd. Theo mình, thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận tính trước cho nhà thầu, đó là khoản lợi nhuận nhà thầu thu được cho phần bỏ ra đầu tư để hoàn thành công trình. Vật tư A cấp, nhà thầu ko bỏ công sx, cũng không mua, nên không được tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu có, chỉ được tính phần công lắp đặt.
Mong chỉ giáo thêm!
Mình cũng nghĩ như anh này, theo mình TNCTTT là lợi nhuận dự kiến đối với những hạng mà nhà thầu thực hiện.
 

ductho2410

Thành viên có triển vọng
Tham gia
22/7/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Bạn nên tham khảo các khoản chi phí trong dự toán công trình tại Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 về Hướng dẫn lập và quản lý chi phí trong đầu tư và xây dựng công trình. Trong thông tư đó nói rõ các bản chất, cách tính toán các khoản phí.
 

Namtrungsafety

Thành viên có triển vọng
Tham gia
19/9/19
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
29
Nơi ở
Hà Nội
Website
namtrungsafety.com
Mình lại có ý kiến khác với Levinhxd. Theo mình, thu nhập chịu thuế tính trước là lợi nhuận tính trước cho nhà thầu, đó là khoản lợi nhuận nhà thầu thu được cho phần bỏ ra đầu tư để hoàn thành công trình. Vật tư A cấp, nhà thầu ko bỏ công sx, cũng không mua, nên không được tính vào thu nhập chịu thuế. Nếu có, chỉ được tính phần công lắp đặt.
Mong chỉ giáo thêm!
Đồng ý với bác
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top