Không biết các bạn nghĩ như thế nào, và đang đứng ở vị trí nào để phát biểu. Riêng cá nhân tôi làm trong lĩnh vực xây dựng tôi thấy như thế này : Qua 5 lần tăng lương cơ bản (từ 730 ) tôi thấy lương thợ ở địa phương tôi MIỀN NÚI VÙNG SÂU VÙNG XA lên được thêm 30 nghìn/ 1công , như vậy tăng chi phí nhân công ai được lợi ?
Tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm với anh ở ý kiến này. Chắc anh cho rằng doanh nghiệp hưởng lợi từ việc tăng chi phí này? Tuy nhiên, theo tôi được biết, do cơ chế hiện tại, mọi chi phí đi lại, sinh hoạt v.v... đều tăng - dự án thì ít đi và cũng không cấp đủ vốn thì nhà thầu cũng phải tự cứu lấy mình.
Hơn nữa, nếu xét theo thang - bảng lương, nếu tính lương tối thiểu chung là 1.050.000 đồng thì thợ bậc 3,0/7 mới đạt tầm 160.000 đồng/ngày công. Trừ chi phí sinh hoạt, ăn uống, đi lại, đăng ký tạm trú, tạm vắng, bảo hộ lao động v.v... khoảng 60.000 đồng/ngày (với khu vực miền núi nhà anh) thì ngày công trả cho người lao động theo định mức chỉ đạt tầm 100.000 đồng/ngày công thôi. Vậy xin hỏi: hiện tại bên nhà anh trả người lao động qua đào tạo (có bậc thợ đầy đủ quy định) là bao nhiêu tiền/ngày công?
Tôi dám khẳng định, bên nhà anh, thợ không được đào tạo bài bản (gọi là người lao động chân tay thời vụ, chưa có tay nghề chuẩn), mức thấp nhất trung bình chung hiện nay sau khi trừ các khoản chi phí phải chu cấp cho người lao động, bên nhà anh cũng phải trả người ta tầm 170.000 đồng/ngày công (tức tầm 230.000 đồng/ngày công bao gồm thêm các chi phí như ở trên). Như vậy, về mặt lý thuyết thì Doanh nghiệp liệu có được hưởng lợi?
Có chăng Bộ Xây dựng cần điều chỉnh lại định mức. Tôi thấy rất nhiều mã hiệu định mức hiện tại đang áp dụng không phù hợp với thực tế.