Tranh chấp hợp đồng. Phần 1 - Thiết kế và mời thầu

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Tranh chấp hợp đồng. Phần 1 - Thiết kế và đấu thầu

Vào box tranh chấp hợp đồng thấy hoang vắng quá. Có lẽ ở Việt Nam mình vẫn dựa vào thông lệ chủ yếu là thương lượng hoặc lùi 1 bước để tiến 2 bước. :(( Trong khi đó ở các nước khác có hẳn một đội ngũ chuyên đi đòi tiền phát sinh khi có tranh chấp hợp đồng. Ví dụ khi ở Anh khi xe bị hỏng do lao vào ổ gà, (chưa nói đến ổ trâu) thì cơ quan quản lý đường phải đến cho chủ xe. Báo chí ở Anh có đề cập đến 1 hiện tượng lái xe cố tình lao vào ổ gà cho hỏng xe, rồi sau đó đội ngũ "đòi nợ thuê" sẽ đứng ra xử lý. Người ta (claim specialist) còn đặt hẳn điều kiện chỉ lấy phí khi đòi được tiền. Tất nhiên người ta đòi theo luật.

Mình mở topic này để mọi người bàn luận xem luật của Việt Nam áp dụng thế nào. Topic gồm nhiều phần.

Phần 1 về thiết kế và đấu thầu

Phần 2 về tiến độ, kéo dài thời gian và phạt tiến độ

Phần 3 về thanh toán

Phần 4 về phát sinh (variation) và các chi phí khác (loss and expense)

Phần 5 về thời hạn hoàn thành

Phần 6 về kiện tụng

Các tình huống mình lấy trong quyển 150 Contractual problems. Xin mở đầu bằng tình huống thứ nhất.


1. Bản vẽ nhà thầu đã được tư vấn phê duyệt nhưng sau đó phát hiện ra lỗi, ai sẽ chịu chi phí, nhà thầu hay chủ đầu tư? Nếu chủ đầu tư chịu thì có thể bắt tư vấn bồi thường được không?



 
Last edited by a moderator:

daodinhdung

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
21/4/09
Bài viết
246
Điểm thành tích
43
Tuổi
52
Trích:
1. Bản vẽ nhà thầu đã được tư vấn phê duyệt nhưng sau đó phát hiện ra lỗi, ai sẽ chịu chi phí, nhà thầu hay chủ đầu tư? Nếu chủ đầu tư chịu thì có thể bắt tư vấn bồi thường được không?

Tư vấn sao lại có quyền phê duyệt hả bạn! bạn xem lại...
Còn xử lý..... bạn xem nghị đinh 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 quy định về sử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng.
Quy định rất rõ ràng các mức xử phạt: chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng hoặc thiết kế, giám sát........
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Trích:
1. Bản vẽ nhà thầu đã được tư vấn phê duyệt nhưng sau đó phát hiện ra lỗi, ai sẽ chịu chi phí, nhà thầu hay chủ đầu tư? Nếu chủ đầu tư chịu thì có thể bắt tư vấn bồi thường được không?

Tư vấn sao lại có quyền phê duyệt hả bạn! bạn xem lại...
Còn xử lý..... bạn xem nghị đinh 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 quy định về sử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng.
Quy định rất rõ ràng các mức xử phạt: chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng hoặc thiết kế, giám sát........

Tư vấn phê duyệt bản vẽ trong các trường hợp sau

- Tư vấn lập TK kỹ thuật sau đó nhà thầu lập bản vẽ thi công

- Nhà thầu tự thiết kế và thi công, (Design and Build), bản vẽ thiết kế sẽ do tư vấn duyệt.

Tớ xem NĐ 23/2009 không thấy đề cập đến 2 trường hợp trên. Điều 8 24, trong nghị định liên quan đến việc xử phạt thiết kế không đúng quy định cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế. Chỉ có điều 16 khoản 5 trong nghị định 209 quy định nhà thầu thiết kế phải bồi thường khi thiết kế không phù hợp. Theo bạn tình huống trên sẽ xử lý thế nào?
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Tranh chấp HĐ liên quan đến thiết kế

Tư vấn phê duyệt bản vẽ trong các trường hợp sau

- Tư vấn lập TK kỹ thuật sau đó nhà thầu lập bản vẽ thi công

- Nhà thầu tự thiết kế và thi công, (Design and Build), bản vẽ thiết kế sẽ do tư vấn duyệt.

Tớ xem NĐ 23/2009 không thấy đề cập đến 2 trường hợp trên. Điều 8 24, trong nghị định liên quan đến việc xử phạt thiết kế không đúng quy định cho chủ đầu tư và tư vấn thiết kế. Chỉ có điều 16 khoản 5 trong nghị định 209 quy định nhà thầu thiết kế phải bồi thường khi thiết kế không phù hợp. Theo bạn tình huống trên sẽ xử lý thế nào?

Theo tôi thì các thông tin bạn nêu chưa đủ kết luận về trách nhiệm và thẩm quyền điều chỉnh trong mọi trường hợp. Một nguyên tắc bất di bất dịch là toàn bộ hồ sơ thiết kế (giai đoạn lập Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều phải được CĐT phê duyệt.

Các trường hợp bạn nêu trên tôi đoán là bạn đang nói về hợp đồng tổng thầu EPC. Các thủ tục liên quan được quy định khá chi tiết tại Điều 18 NĐ12 và TT số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009.

Trong trường hợp nhà thầu tư vấn thiết kế không tuân thủ đúng nội dung, yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế được CĐT phê duyệt thì cơ sở pháp lý đầu tiên để "xử phạt" chính là nội dung hợp đồng tư vấn thiết kế đã ký giữa CĐT và nhà thầu thiết kế.

Khi đã giao hồ sơ thiết kế cho nhà thầu thi công mà phát hiện ra các yếu tố bất hợp lý thì CĐT phải xem xét điều chỉnh thiết kế cho phù hợp, chi tiết quy định rõ tại điều 10 của TT số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009:
Điều 10. Điều chỉnh thiết kế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 209/2004/NĐ-CP
1. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền điều chỉnh thiết kế khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.
2. Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất hợp lý nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng những sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế này.
3. Trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây dựng, mục tiêu, quy mô hoặc không làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công trình thì chủ đầu tư được quyền tự điều chỉnh thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt lại.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Một nguyên tắc bất di bất dịch là toàn bộ hồ sơ thiết kế (giai đoạn lập Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều phải được CĐT phê duyệt.

Cám ơn bạn đã tham gia! Các tình huống mình nêu ra để mọi người trao đổi học hỏi lẫn nhau, không phải đánh đố. Do đó nếu bạn hay bạn nào có ý kiến thì góp ý nhé.

Giờ bàn về nguyên tắc bất di bật dịch của bạn. Không phải lúc nào CĐT cũng đủ khả năng phê duyệt bản vẽ. VD bạn định xây 1 ngôi nhà và bạn thuê TVTK. TVTK TK xong và đưa bạn xem, bạn cảm thấy được là bạn gật đầu chứ bạn làm sao biết được kết cấu tòa nhà có đủ chịu lực không.

Vì thế trường hợp mình đề cập ở đây là sau khi TVTK xong TK kỹ thuật rồi và giao cho nhà thầu triển khai bản vẽ thi công, TVTK duyệt bản vẽ thi công nhưng sau đấy phát hiện ra lỗi.

Trường hợp Design and Build là bạn có một số tiền nào đó, bạn định đầu tư xây một khách sạn chẳng hạn. Bạn yêu cầu các nhà thầu thiết kế và thi công trong khoản tiền bạn có. Để kiểm tra thiết kế của nhà thầu thì bạn thuê đơn vị TVTK kiểm tra độc lập. Lỗi cũng chỉ phát hiện ra sau khi TVTK duyệt TK của NT.

Bổ sung thêm trường hợp bạn vừa nêu, CĐT (VD cục giám định của Bộ XD) phê duyệt sau khi TVTK duyệt. Sau này phát hiện ra có lỗi do TK làm công trình bị lún.

Theo bạn các tình huống trên xử lý thế nào?
 
Last edited by a moderator:
T

td.bitexco

Guest
Khái niệm về "phê duyệt" và "triển khai thực hiện" cần phân biệt rõ

Cám ơn bạn đã tham gia! Các tình huống mình nêu ra để mọi người trao đổi học hỏi lẫn nhau, không phải đánh đố. Do đó nếu bạn hay bạn nào có ý kiến thì góp ý nhé.

Giờ bàn về nguyên tắc bất di bật dịch của bạn. Không phải lúc nào CĐT cũng đủ khả năng phê duyệt bản vẽ. VD bạn định xây 1 ngôi nhà và bạn thuê TVTK. TVTK TK xong và đưa bạn xem, bạn cảm thấy được là bạn gật đầu chứ bạn làm sao biết được kết cấu tòa nhà có đủ chịu lực không.

Vì thế trường hợp mình đề cập ở đây là sau khi TVTK xong TK kỹ thuật rồi và giao cho nhà thầu triển khai bản vẽ thi công, TVTK duyệt bản vẽ thi công nhưng sau đấy phát hiện ra lỗi.

Trường hợp Design and Build là bạn có một số tiền nào đó, bạn định đầu tư xây một khách sạn chẳng hạn. Bạn yêu cầu các nhà thầu thiết kế và thi công trong khoản tiền bạn có. Để kiểm tra thiết kế của nhà thầu thì bạn thuê đơn vị TVTK kiểm tra độc lập. Lỗi cũng chỉ phát hiện ra sau khi TVTK duyệt TK của NT.

Bổ sung thêm trường hợp bạn vừa nêu, CĐT (VD cục giám định của Bộ XD) phê duyệt sau khi TVTK duyệt. Sau này phát hiện ra có lỗi do TK làm công trình bị lún.

Theo bạn các tình huống trên xử lý thế nào?

Theo tôi thì quan niệm về phê duyệt của CĐT ở đây cần được hiểu và làm rõ một cách thấu đáo. Tôi cho rằng cái "gật đầu nếu thấy được" mà bạn nêu ở trên đó chính là phần việc "phê duyệt" hoặc "chấp thuận" của CĐT. Bạn không nên quan niệm rằng CĐT không biết gì thì làm sao dám phê duyệt, bởi lẽ việc phê duyệt chính là thẩm quyền và trách nhiệm của CĐT để khẳng định việc CĐT đã thông qua hồ sơ thiết kế đó và chính là đầu bài/cơ sở để nhà thầu thực hiện.

CĐT ký hợp đồng thiết kế với nhà thầu tư vấn thiết kế, xét trên phương diện các chủ thể của hợp đồng là hoàn toàn độc lập với việc CĐT ký hợp đồng giao thầu hạng mục/công trình đó cho nhà thầu thi công. Đơn vị tư vấn thiết kế được giao nhiệm vụ thiết kế và sau khi hoàn thành phải được CĐT kiểm tra/phê duyệt, tuân thủ đúng trình tự. Sau khi có hồ sơ được duyệt bởi CĐT thì nhà thầu thi công mới được chính CĐT giao hồ sơ để thi công (tư vấn thiết kế khôngcó thẩm quyền giao hồ sơ trực tiếp cho nhà thầu thi công).

Hướng mà bạn đang nói đến vẫn là trường hợp Tổng thầu EPC, không thể đại diện cho tất cả các tình huống đang bàn. Chính bởi CĐT không có chuyên môn thiết kế nên mới phải đi thuê đơn vị tư vấn thiết kế, nhưng CĐT có quyền khẳng định và quyền được nghe các nhà tư vấn trình bày/bảo vệ phương án/lý giải về sản phẩm mà họ hoàn thành theo nhiệm vụ được giao bởi CĐT. Tóm lại là tư vấn phải thuyết phục được CĐT, làm cho CĐT hiểu được như thế nào là hợp lý, là chuẩn mực đối với các sản phẩm nhà tư vấn đem lại cho CĐT.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Vấn đề mình đặt ra ở đây là khi có lỗi do thiết kế làm phát sinh chi phí thì chi phí đó sẽ do ai chịu. Mình ví dụ cụ thể thêm nhé

- Trường hợp 1 (Công trình do CĐT TK, tương ứng với FIDIC - Designed by Employer). TVTK lập xong TK kỹ thuật và được CĐT phê duyệt. Nhà thầu triển khai bản vẽ thi công, do hiểu nhầm về mặt tải trọng nhà thầu đã thiết kế công trình quá mức an toàn. VD như TK tầng hầm cho trung tâm thương mại, nếu TK đúng thì vách hầm dầy 0.5m là đủ nhưng do hiểu nhầm đã TK vách hầm dầy 1m làm phát sinh chi phí hết khoảng 5 tỷ. Tất nhiên việc TK đã được TVTK phê duyệt. CĐT công trình là công ty xuất nhập khẩu B, không có chuyên môn về mặt XD. CĐT dựa vào kết quả phê duyệt của TVTK để chấp thuận. Sau này CĐT phát hiện ra lỗi thiết kế. Vậy khoản chi phí phát sinh 5 tỷ CĐT có bắt TV bồi thường được không?

Trường hợp 2: nhà thầu tự TK và thi công (tương ứng với FIDIC - design and build). Bạn và vài người bạn nữa góp tiền được 50 tỷ xây khách sạn. Bạn gọi các nhà thầu đến đặt yêu cầu thiết kế và thi công trong khoảng 50 tỷ. Ngoài ra bạn thuê TVTK độc lập để thẩm định. Trong quá trình thi công, khách sạn của bạn làm lún công trình xung quanh và giờ người ta bắt đền tiền xử lý lún, VD 1 tỷ. Lỗi gây lún là do lỗi thiết kế móng k.sạn của bạn. Tất nhiên TK của nhà thầu đã được tư vấn duyệt. Vậy số tiền 1 tỷ đó sẽ xử lý thế nào theo luật Việt Nam?

Trường hợp 3: công trình hầm Thủ Thiêm. VD TK của nhà thầu về hầm đã được TVKT, CĐT, cục giám định BXD duyệt. Giờ thi công xong phát hiện hầm bị nứt và phải xử lý. Lỗi gây nứt hầm do áp dụng tiêu chuẩn TK sai chẳng hạn. Tiền xử lý hết 10 tỷ. Số tiền đó sẽ do ai chịu? CĐT hay NT? Nếu CĐT chịu thì có bắt TV bồi thường được không?

Trường hợp 4: công trình dạng tổng thầu, tương ứng với hợp đồng EPC trong FIDIC. Mình chưa làm về cái này bao giờ. Sẽ nghiên cứu các điều luật bạn đưa ra rồi trao đổi sau.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Phần tiếp theo mình lược dịch trong 150 Contractual problems của tác giả Roger Knowles. Tên các công ty tranh chấp tớ chỉ dùng chữ cái đầu tiên, vì gõ hết mỏi tay quá.


1.1 Tranh chấp giữa công ty M và công ty T 1966

*
**

Công ty M là công ty giặt là, thuê công ty T thiết kế. Thay vì việc tự thiết kế, công ty T thuê nhà thầu thiết kế kết cấu. Công ty M kiện công ty T sau khi lỗi thiết kế xảy ra tuy nhiên TVTK lập luận rằng trong hợp đồng TK có điều khoản cho phép TVTK yêu cầu NT TK kết cấu.

Luật sư của công ty T đã đưa ra một lập luận rất thuyết phục rằng TVTK thực hiện việc thay mặt CĐT để thuê NT TK kết cấu. Trọng tài kinh tế (TTKT) không chấp nhận được điều này vì nếu công ty M muốn làm vậy thì phải được CĐT đồng ý trước khi làm.

*
**

Tuy nhiên nếu hợp đồng giữa CĐT và TVTK có điều khoản CĐT thuê thầu phụ thiết kế riêng cho một hạng mục nào đó thì TVTK sẽ không chịu trách nhiệm về TK của thầu phụ, nhưng phải được CĐT đồng ý.

Trường hợp này CĐT sẽ yêu cầu thầu phụ trình bảo lãnh TK. Sau này nếu lỗi xảy ra thì có thể được bồi thường từ bảo lãnh TK.

*
**

Nếu TVTK không chịu trách nhiệm về TK thì có chịu trách nhiệm gì về lỗi TK không? Nếu TVTK kiểm tra bản vẽ của thầu phụ và phát hiện ra lỗi thì có thể bổ sung phụ lục hợp đồng đề cập các điều kiện và trách nhiệm của TVTK.

CĐT có thể kiện hoặc TVTK hoặc NT người mà thực hiện TK. Theo luật của Anh thì cả 2 cùng phải chịu trách nhiệm. CĐT có thể đòi toàn bộ tiền thiệt hại từ bất kỳ bên nào. VD như khi NT phá sản thì có thể đòi toàn bộ từ TVTK mà có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp rất tốt. Một phương án khác, CĐT có thể đưa ra tòa và tòa sẽ quyết định mỗi bên chịu bao nhiêu.

1.2 Tranh chấp giữa công ty J và B năm 1998

TK tường ngăn giữa khu bán hàng và nhà kho bị lỗi. Do việc TK phòng cháy không đạt yêu cầu nên đã phát sinh cháy. Bên kiến trúc muốn giảm trách nhiệm bằng cách nói rằng bản vẽ đã được gửi cho kỹ sư kết cấu để nhận xét. Vấn đề này được quyết định rằng nếu bên kiến trúc muốn gửi bản vẽ cho kết cấu để nhận xét về việc chống cháy thì phải nêu rõ trong văn bản yêu cầu. Việc đơn thuần gửi bản vẽ để nhận xét mà không chỉ ra khu vực cụ thể thì không đủ điều kiện để chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

1.3 Tranh chấp giữa công ty S và S 1994.

*
**

NT phụ TK đường hầm thoát nước. NT chính chịu trách nhiệm về TK. TCKT yêu cầu TK phải trình cho TVTK. Đường hầm xảy ra nứt do lỗi TK. TVTK ra văn bản phê duyệt công việc vào ngày 21-9-1990 với điều kiện các đoạn nứt phải được chống thấm tốt. Điều 8.2 của ICE 5th mà có giá trị pháp lý cao hơn so với hợp đồng quy định NT không chịu trách nhiệm TK cho các bộ phận kết cấu vĩnh cửu. Điều 8.2 mâu thuẫn với TCKT quy định NT phải chịu trách nhiệm TK.

NT đòi phát sinh cho công việc sửa chữa. Tòa Scoland, sau khi xem xét phê duyệt của TVTK đối với bản vẽ, phán quyết nhà thầu có quyền tin rằng TK được phê duyệt sẽ không bị nứt. Văn bản của TVTK ngày 21-9-90 được coi là chỉ dẫn cho công việc phát sinh và nhà thầu được thanh toán cho công việc này.

*
**

CĐT thu hồi chi phí từ TVTK do lỗi TK về công việc của NT sẽ phụ thuộc 1 số yếu tố. Nếu lỗi TK do NT hoặc NT phụ thì thu hồi từ NT. Nếu không thể thu hồi từ NT, VD do phá sản, thì thu hồi từ TVTK. CDT sẽ xem xét hơp đồng ký với TVTK. Nếu vấn đề này được mang ra tòa thì tòa sẽ quyết tất cả các bên tham gia vào TK sẽ cùng chịu.

1.4 Tranh chấp giữa công ty L và K 1998.

Tranh chấp liên quan đến việc thiết kế vách hầm. Tường do công ty C (NT) TK. L nhận xét công ty K (TV) đã không phát hiện ra lỗi trong bản tính của NT, do đó hầm rất sâu và đội chi phí rất nhiều. Lỗi là do NT hiểu nhầm về tải trọng trong bản vẽ. Hợp đồng quy định NT phải chịu trách nhiệm TK dù được TV phê duyệt. TV chịu trách nhiệm với CĐT về việc sửa lỗi, tìm ra những chi tiết không rõ hoặc không cần thiết. Tòa qđịnh TV phải kiểm tra và phát hiện ra lỗi và việc không tìm ra lỗi là vi phạm hợp đồng.

1.5 Tranh chấp giữa công ty G và M và Davis Langdon and Everest 1998 (may không phải là Davis Langdon & Seah)

Đại diện CĐT, DLE chịu trách nhiệm phê duyệt bản vẽ thi công. Tòa phán quyết TVTK công ty M chịu số tiền 940000[FONT=&quot] £[/FONT] và DLE chịu 807 388 [FONT=&quot]£


[/FONT]
 
Last edited by a moderator:
P

PVN

Guest
Có lẽ các bác tranh luận trên 2 hệ quy chiếu khác nhau, ví dụ: đối với dự án vốn nhà nước thì
daodinhdung nói:
Tư vấn sao lại có quyền phê duyệt hả bạn! bạn xem lại...
hay
td.bitexco nói:
Một nguyên tắc bất di bất dịch là toàn bộ hồ sơ thiết kế (giai đoạn lập Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều phải được CĐT phê duyệt.
.

Nhưng nếu dự án tư nhân thì có lẽ Chủ đầu tư [Ông chủ thực sự] thích thuê ai, ủy quyền cho ai phê duyệt mà chẳng được, giống như bạn xây cái nhà riêng của bạn thôi; có khi tin tư vấn đến mức cho tư vấn cả quyền chọn nhà thầu, mua vật liệu chắc cũng chẳng ai cấm. Nên tư duy quản lý dự án tư nhân, dự án nước ngoài khác rất nhiều dự án nhà nước.

Nên có lẽ đề nghị bạn DLSS khi đưa ra case (án lệ) nên nói ngay từ đầu: case đó ở nước nào, áp dụng luật nào, ứng dụng được cho những trường hợp nào ở VN, nếu được thì nói thêm Hợp đồng theo standard form nào. Như thế theo mình trao đổi sẽ dễ hơn.

Chắc bạn DLSS làm ở Davis Langdon & Seah. Thế thì oách rồi. Mong được học hỏi các case hay của bạn. Có tài liệu gì hay của Davis Langdon & Seah thì share cho ACE với. Cheer!!!
 
P

PVN

Guest
Vấn đề mình đặt ra ở đây là khi có lỗi do thiết kế làm phát sinh chi phí thì chi phí đó sẽ do ai chịu. Mình ví dụ cụ thể thêm nhé

- Trường hợp 1 (Công trình do CĐT TK, tương ứng với FIDIC - Designed by Employer). TVTK lập xong TK kỹ thuật và được CĐT phê duyệt. Nhà thầu triển khai bản vẽ thi công, do hiểu nhầm về mặt tải trọng nhà thầu đã thiết kế công trình quá mức an toàn. VD như TK tầng hầm cho trung tâm thương mại, nếu TK đúng thì vách hầm dầy 0.5m là đủ nhưng do hiểu nhầm đã TK vách hầm dầy 1m làm phát sinh chi phí hết khoảng 5 tỷ. Tất nhiên việc TK đã được TVTK phê duyệt. CĐT công trình là công ty xuất nhập khẩu B, không có chuyên môn về mặt XD. CĐT dựa vào kết quả phê duyệt của TVTK để chấp thuận. Sau này CĐT phát hiện ra lỗi thiết kế. Vậy khoản chi phí phát sinh 5 tỷ CĐT có bắt TV bồi thường được không?

Trường hợp 2: nhà thầu tự TK và thi công (tương ứng với FIDIC - design and build). Bạn và vài người bạn nữa góp tiền được 50 tỷ xây khách sạn. Bạn gọi các nhà thầu đến đặt yêu cầu thiết kế và thi công trong khoảng 50 tỷ. Ngoài ra bạn thuê TVTK độc lập để thẩm định. Trong quá trình thi công, khách sạn của bạn làm lún công trình xung quanh và giờ người ta bắt đền tiền xử lý lún, VD 1 tỷ. Lỗi gây lún là do lỗi thiết kế móng k.sạn của bạn. Tất nhiên TK của nhà thầu đã được tư vấn duyệt. Vậy số tiền 1 tỷ đó sẽ xử lý thế nào theo luật Việt Nam?

Trường hợp 3: công trình hầm Thủ Thiêm. VD TK của nhà thầu về hầm đã được TVKT, CĐT, cục giám định BXD duyệt. Giờ thi công xong phát hiện hầm bị nứt và phải xử lý. Lỗi gây nứt hầm do áp dụng tiêu chuẩn TK sai chẳng hạn. Tiền xử lý hết 10 tỷ. Số tiền đó sẽ do ai chịu? CĐT hay NT? Nếu CĐT chịu thì có bắt TV bồi thường được không?

Trường hợp 4: công trình dạng tổng thầu, tương ứng với hợp đồng EPC trong FIDIC. Mình chưa làm về cái này bao giờ. Sẽ nghiên cứu các điều luật bạn đưa ra rồi trao đổi sau.

Mình cũng bỏ làm claim hợp đồng ngoại một thời gian rồi nên không tự tin trao đổi lắm (hơn nữa còn tỷ thứ particulars không hiểu trọn vẹn thì khó comment). Nhưng theo những nguyên tắc chung mình còn nhớ được thì ý kiến ý cò thế này, các bạn trao đổi thêm:

Trường hợp 1: Theo hợp đồng giữa CĐT-NT (FIDIC - Designed by Employer) thì CĐT chịu trách nhiệm về thiết kế do mình cung cấp; nhưng NT phải chịu trách nhiệm về thiết kế của mình (nếu mình nhớ kg nhầm thì HĐ FIDIC có câu: dù CĐT phê duyệt cũng không relieve trách nhiệm của NT).

Như vậy đầu tiên là xem xét ai thiết kế nội dung này [chiều dày] (chứ kg quan trọng ai phê duyệt). Nếu là TV thiết kế thì CĐT chịu trách nhiệm theo hợp đồng xây lắp, và [may be] đòi lại TV theo Hợp đồng tư vấn.

Nếu NT thiết kế thì NT chịu trách nhiệm, và CĐT [may be] không trả phần khối lượng dư thừa. Tuy nhiên, ở đây bắt đầu xuất hiện thủ tục variation & claim. Nên coi xem câu chữ trong văn bản phê duyệt của CĐT có tính chất là một instruction không, nếu là instruction [cho phép variation] thì CĐT coi như đã chấp nhận phần tăng thêm đó, và phải thanh toán. Cho nên có một thủ thuật rất hay dùng là: phê duyệt thì nên ghi là consent (no objection) thôi, không nên ghi là approval.

Trường hợp 2:
Theo Design & Build thì vẫn có thể claim Unforeseeable conditions, nên rất dễ đổ tội lún cho "Unforeseeable condition" (vì đất đai thuộc âm phủ mà, không dễ mà "foresee" hết được). Còn nếu CĐT chứng minh được đó là defect thiết kế, hoặc NT không chứng minh được "Unforeseeable conditions" thì nhiều khả năng NT phải đền.

Trường hợp 3:
Cũng tương tự như Trường hợp 1, nhưng ở đây lỗi của NT có vẻ rõ hơn.

Trường hợp 4:
Theo HĐ EPC thì trách nhiệm của NT rất nặng, và phải tính hết rủi ro, vì đến "Unforeseeable difficulties" NT cũng phải chịu cơ mà, "Employer's Requirements" rất đơn giản, nên hầu hết lỗi thuộc về nhà thầu.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Có lẽ các bác tranh luận trên 2 hệ quy chiếu khác nhau, ví dụ: đối với dự án vốn nhà nước thì hay .

Nên có lẽ đề nghị bạn DLSS khi đưa ra case (án lệ) nên nói ngay từ đầu: case đó ở nước nào, áp dụng luật nào, ứng dụng được cho những trường hợp nào ở VN, nếu được thì nói thêm Hợp đồng theo standard form nào. Như thế theo mình trao đổi sẽ dễ hơn.

Hi bạn.

Đọc thấy chữ ký của bạn chắc gặp cao nhân rồi.

Trường hợp 1: VD cụ thể hơn, khi TK, TV ghi chung chung chiều dày hầm 0.5~1m chẳng hạn thay đổi tùy theo từng vị trí. NT tính toán trường hợp bất lợi nhất và áp dụng chiều dày 1m cho toàn bộ chiều dài. Vậy theo điều khoản nào của VN để lấy lại chi phí phát sinh 5 tỷ do TK quá an toàn? TV chịu bao nhiêu? NT chịu bao nhiêu?

Trường hợp 2: Unforseen conditions được coi như bất khả kháng thì CĐT sẽ chịu). Mình đã giả thiết ngay từ đầu là lỗi thiết kế. Vậy 50 tỷ xử lý lún nhà hàng xóm thì mỗi đồng chí chịu bao nhiêu?

Trường hợp 2: như bạn nói thì vẫn mang cảm tính. Theo thông lệ mà tớ biết thì chắc NT chịu hết. Vậy bao nhiều tiền thuê TV để làm gì?


Như mình đã nói từ đầu thì mỉnh lấy các tình huống tranh chấp ở nước ngoài để xem luật Việt Nam áp dụng thế nào. Các dự án ODA mà mình biết thì hơi tù mù, giống như bạn nói ở trên là khi mặc dù bản vẽ NT được phê duyệt nhưng NT vẫn phải chịu trách nhiệm. Do đó cứ có lỗi gì thì nhà thầu chịu hết. Vốn nhà nước thì NT càng ít có cơ hội bình đẳng hơn so với vốn ODA. Mình sẽ dịch các tình huống và cách giải quyết ở nước ngoài để đối chiếu với luật Việt Nam. Bạn nào rành về luật Việt Nam cứ phang thật lực. =D>

Td.bitexco viết: "Một nguyên tắc bất di bất dịch là toàn bộ hồ sơ thiết kế (giai đoạn lập Dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công) đều phải được CĐT phê duyệt". TH này chỉ đúng khi CĐT đủ năng lực, còn phần lớn CĐT hoặc đại diện CĐT (PMU) thuê TV kiểm tra rồi đưa lên CĐT duyệt. Tình huống 1 rất rõ ràng Bản vẽ nhà thầu đã được tư vấn phê duyệt nhưng sau đó phát hiện ra lỗi, ai sẽ chịu chi phí, nhà thầu hay chủ đầu tư? Nếu chủ đầu tư chịu thì có thể bắt tư vấn bồi thường được không? Như vậy tình huống này có thể xảy ra đối với cả dự án vốn nhà nước và vốn tư nhân.

Theo như những thông tin ở trên thì mình tạm kết luận là

Theo luật Việt Nam: không quy định cụ thể về chia sẻ trách nhiệm giữa TV và NT do lỗi thiết kế cho cả công trình vốn nhà nước và vốn tư nhân. Tỷ lệ đền bù do lỗi thiết kế giữa TV và NT cũng không có quy định.

Nếu không có bạn nào bình luận thêm thì tớ sẽ dịch nốt phần kết luận về tình huống trên ở nước ngoài.
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
TỔNG KẾT



Việc TV phê duyệt TK của NT thường không làm giảm trách nhiệm của NT. CĐT phải chịu chi phí phát sinh sẽ đòi lại từ NT là người chuẩn bị bản vẽ và TV là người phê duyệt/kiểm tra. Tòa án sẽ quyết định tỷ lệ đền bù. --> Đoán mò chắc ở nước ngoài phải có luật thì tòa mới xử được.


Khi CĐT chịu chi phí phát sinh thì bên TV phải đền bù nếu trách nhiệm TK được đề cập trong hợp đồng TK và lỗi xảy ra do sai sót trong việc kiểm tra.

Tranh chấp giữa công ty S và S, 1994, TK không chính xác đã được TV phê duyệt. NT được quyền đòi phát sinh từ CĐT cho việc sửa chữa. Đây là một "tiền lệ xấu" về nguyên tắc pháp lý cơ bản là một bên không thể lấy lợi nhuận từ lỗi của bên khác. (Nguyên văn: This case seems to cut across the accepted legal principle that one cannot benefit from one's own errors).

[FONT=&quot]
[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Trước khi viết tiếp về tình huống 2 thì mình liệt kê một số dạng hợp đồng trong xây dựng đề cập trong quyển 150 Contractual problems

JCT: Joint Contracts Tribunal, dạng hợp đồng này do các tổ chức sau soạn ra Association of Consulting Engineers, the British Property Federation, the Construction Confederation, the Local Government Association, the National Specialist Contractors Council, the Royal Institute of British Architects, the Royal Institution of Chartered Surveyors and the Scottish Building Contract Committee.

NEC: New Engineering and Construction Contract, do the Institution of Civil Engineers soạn dùng cho các dự án giao thông và xây dựng (Civil, construction)

ICE:
Hợp đồng cho các dự án giao thông và thủy điện (civil works) do các tổ chức sau soạn the Conditions of Contract Standing Joint Committee (CCSJC), the Civil Engineering Contractors Association (CECA) and the Association of Consulting Engineers (ACE).

GC/Works/1 (1998 and 1999)

FIDIC Contract. Đây là hợp đồng mà BXD "nội địa hóa" để áp dụng cho VN. Đáng tiếc là hợp đồng FIDIC có rất nhiều dạng nhưng BXD mới chỉ "Việt hóa" hợp đồng do CĐT TK (?). Mình chưa kịp đọc văn bản mà td.bitexco ghi ở trên về EPC nên không biết cái EPC đấy có lấy từ FIDIC không? Đọc trên mạng thấy FIDIC chỉ dùng cho những nước phát triển phải sử dụng vốn vay của các ngân hàng quốc tế chứ bản thân các nước phát triển người ta cũng không dùng FIDIC. Có lẽ luật pháp người ta chặt chẽ hơn cả FIDIC nên không dùng.


Chi tiết về các loại hợp đồng trên có thể đọc và mua ở link sau

http://www.ribabookshops.com/site/contractslist.asp?cat=311&477
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
2. Tình huống 2: NT có chịu trách nhiệm TK khi CĐT chỉ định TV và không có điều khoản nào trong hợp đồng đề cập về trách nhiệm TK của NT.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Dịch tiếp.


Tranh chấp giữa Edward Lindenberg và Joe Canning, 1992. Nguyên đơn thuê bị đơn (NT) cho việc chuyên đổi chức năng sử dụng phòng trong căn hộ. Trong quá trình thi công, tường chịu lực bị đập đi do đó đã gây ảnh hưởng đến căn hộ tầng trên. Nguyên đơn kiện bị đơn cho việc vi phạm hợp đồng và/hoặc sự cẩu thả (negligence), đòi trả lại số tiền mà nguyên đơn phải bồi thường cho chủ căn hộ. Nguyên đơn lập luận Canning vi phạm điều khoản về an toàn thi công, cẩu thả trong việc phá tường chịu lực mà không có kết cấu chống đỡ tạm thời.

Vụ việc được kết luận

- Không có thỏa thuận giữa các bên, Canning được quyền đòi thanh toán (quantum merit basis) cho nhân công và vật liệu

- Có điều khoản ràng buộc Canning trong việc đảm bảo thi công an toàn như một nhà thầu đủ năng lực. Canning đã cung cấp các kế hoạch dựa vào khảo sát của Edward mà trong đó không chỉ rõ tường nào không phải tường chịu lực. Tuy nhiên là NT thi công thì Canning phải biết tường dầy 30cm chính là tường chịu lực. Vì thiếu sự cẩn trọng mà đáng ra nhà thầu chuyên nghiệp phải có nên Canning đã vi phạm hợp đồng nhưng không chịu trách nhiệm về sự cẩu thả.

- Edward được thu hồi 7484[FONT=&quot] £[/FONT] (số tiền phải trả cho chủ hộ cộng với phí trách nhiệm nghề nghiệp) không bao gồm phí cho sự cẩu thả

- Edward đã cẩu thả qua việc đội ngũ Edward cung cấp mặt bằng cho Canning mà không chỉ chính xác tường nào là tường chịu lực. Chỉ chỉ dẫn miệng về việc phá tường mà không chỉ dẫn về cung cấp kết cấu chống đỡ. Bên nguyên đơn phải chịu 75% và bị đơn chịu 25%. Do đó Edward chỉ được thu hồi 1871[FONT=&quot] £[/FONT].

- Canning được trả “quantum meruit” là 4893 [FONT=&quot]£[/FONT]. Số tiền này ít hơn số tiền tạm ứng 7000 [FONT=&quot]£[/FONT] và Canning phải trả lại số tiền chênh lệch.

--------

Không hiểu luật Việt Nam áp dụng cho trường hợp trên thế nào? Bác nào biết xin viết cho vài dòng bằng không lại phải kết luận luật VN không đề cập đến trường hợp này.

Bài viết sau tôi sẽ viết về khái niệm quantum meruit mà không rõ trong tiếng Việt gọi là gì.
 
Last edited by a moderator:

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Quantum Meruit

Vài ví dụ về các trường hợp áp dụng Quantum Meruit

1

Tại Mỹ. Ông A (nguyên đơn) nói với hàng xóm là sẽ xây tường rào xung quanh khu đất của tất cả các nhà, các nhà cùng được hưởng lợi ích từ hàng rào. Ông A nói rằng nếu ông ấy làm thì sẽ rẻ hơn thuê người khác làm. Hàng xóm ông A đồng ý tuy nhiên không đề cập đến giá cả. Ông A xây xong hàng rào và yêu cầu hàng xóm trả cho ông ấy về giá trị hàng rào cho nhà hàng xóm (khoảng ½ giá trị hàng rào). Hàng xóm ông A từ chối. Ông A có quyền yêu cầu thanh toán dựa trên QM. Đòi hỏi này là hợp lý theo luật vì đã có sự thỏa thuận giữa các bên, ông A xây hàng rào vì nghĩ sẽ được thanh toán một phần công. Nếu ông A có thể kiện ra tòa dựa trên QM, và thường là thắng.

Tại Canada. QM không dựa vào luật hợp đồng mà dựa vào sự thu lợi không hợp pháp “unjust erichment”. Việc thỏa thuận giữa các bên sẽ được coi là cái khiên trong các vụ kiện tụng chứ không bao giờ coi là mũi giáo. Vì thế việc thỏa thuận không coi là hành động. Thay vào đó QM dựa vào việc ngăn cản hàng xóm ông A không được thu lợi không hợp pháp bằng việc đồng ý cho ông A xây hàng rào với giả thiết là ông A sẽ được trả công.

2.

Khi vi phạm hợp đồng. QM được sử dụng trong trường hợp vi phạm hợp đồng. VD 1 NT thi công trường học, NT thi công được nửa chừng rồi dừng lại (vi phạm hợp đồng). NT được quyền đòi thanh toán cho những công việc đã hoàn thành dựa trên QM (tuy nhiên trường học sẽ đòi NT bồi thường thiệt hại do việc phải tìm NT mới)

3.

Nguyên đơn bị cấm thi công theo hợp đồng dài hạn khi một số hợp đồng khác đã thương thảo xong. Nguyên đơn có thể kiện bị đơn ra tòa dựa trên những khoản lời mà bị đơn đã thu được. Bên thứ 3 có thể kiện nguyên đơn.

4.

Công ty B ký hợp đồng dài hạn với nhà hát để độc quyền tổ chức trong một giai đoạn nhất định. Đơn vị này đã ký hợp đồng với các đơn vị khác trong toàn bộ giai đoạn đó nhưng sau đó phát hiện nhà hat không đủ đk an toàn. Đơn vị này hủy bỏ thanh toán cho đến khi nhà hát sửa chữa xong. Nhà hát không sửa chữa mà thay vào đó hủy toàn bộ hợp đồng với công ty B trước khi công ty B thu được lợi nhuận từ việc tổ chức sự kiện. Sau khi hợp đồng bị hủy, nhà hát tổ chức các chương trình mà đã được công ty B ký hợp đồng, thu được lợi nhuận và không trả tí gì cho công ty B. Nhà hát cũng hủy bỏ 1 vài chương trình mà không có lý do gì. Tòa quyết định công ty B có quyền được thanh toán dựa trên QM


Link tham khảo

http://en.wikipedia.org/wiki/Quantum_meruit
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Tổng kết tình huống 2

Luật Việt Nam: không quy định trách nhiệm và tỷ lệ bồi thường cho công trình sử dụng cả vốn nhà nước lẫn vốn tư nhân

Theo 150 Contractual Problems (150 CP): Khi CĐT thuê TV và trong hợp đồng không đề cập đến trách nhiệm thiết kế của NT thì điều đó không có nghĩa NT không phải chịu trách nhiệm TK. Trường hợp Joe Canning ở trên bản vẽ đã chỉ sai vị trí tường chịu lực. Tuy nhiên NT vẫn vi phạm hợp đồng vì đã không quan tâm đúng mức mà 1 NT bình thường phải nhận ra việc tường ấy chính là tường chịu lực.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
3. Tình huống 3: NT chính có phải chịu trách nhiệm khi TK của NT phụ được chỉ định bị lỗi?


 
T

thangtn

Guest
Trước khi viết tiếp về tình huống 2 thì mình liệt kê một số dạng hợp đồng trong xây dựng đề cập trong quyển 150 Contractual problems

JCT: Joint Contracts Tribunal, dạng hợp đồng này do các tổ chức sau soạn ra Association of Consulting Engineers, the British Property Federation, the Construction Confederation, the Local Government Association, the National Specialist Contractors Council, the Royal Institute of British Architects, the Royal Institution of Chartered Surveyors and the Scottish Building Contract Committee.

NEC: New Engineering and Construction Contract, do the Institution of Civil Engineers soạn dùng cho các dự án giao thông và xây dựng (Civil, construction)

ICE:
Hợp đồng cho các dự án giao thông và thủy điện (civil works) do các tổ chức sau soạn the Conditions of Contract Standing Joint Committee (CCSJC), the Civil Engineering Contractors Association (CECA) and the Association of Consulting Engineers (ACE).

GC/Works/1 (1998 and 1999)

FIDIC Contract. Đây là hợp đồng mà BXD "nội địa hóa" để áp dụng cho VN. Đáng tiếc là hợp đồng FIDIC có rất nhiều dạng nhưng BXD mới chỉ "Việt hóa" hợp đồng do CĐT TK (?). Mình chưa kịp đọc văn bản mà td.bitexco ghi ở trên về EPC nên không biết cái EPC đấy có lấy từ FIDIC không? Đọc trên mạng thấy FIDIC chỉ dùng cho những nước phát triển phải sử dụng vốn vay của các ngân hàng quốc tế chứ bản thân các nước phát triển người ta cũng không dùng FIDIC. Có lẽ luật pháp người ta chặt chẽ hơn cả FIDIC nên không dùng.


Chi tiết về các loại hợp đồng trên có thể đọc và mua ở link sau

http://www.ribabookshops.com/site/contractslist.asp?cat=311&477
t
Ban co the up cuon 150 contractual problems cho minh tham khao duoc khong?
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Dịch tiếp tình huống 3

Vấn đề này đề cập trong hợp đồng ICE 6th và 7th như sau: Đối với những khoản tạm tính (prime coat, provisional sum) bao gồm việc thiết kế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật cho bất kỳ phần nào của kết cấu vĩnh cửu hoặc thiết bị phải được chỉ rõ trong hợp đồng, và phải được bao gồm trong bất kỳ hợp đồng thầu phụ nào. Trách nhiệm của NT chính chỉ liên quan đến những điều đã chỉ ra.

Từ điều trên, ICE đã chỉ rõ ràng khi nào NT chính liên quan đến việc thiết kế của thầu phụ.

JCT 98, điều 35.21, tương tự như ICE 6th và 7th, cũng chỉ rõ NT chính không chịu trách nhiệm về việc TK của thầu phụ.

Trong tranh chấp giữa Norta và John Sick (1977) tòa tối cao Ailen đã ra phán quyết về trách nhiệm thầu chính về lỗi TK thầu phụ khi trong hợp đồng thầu chính không đề cập đến trách nhiệm thiết kế. CĐT ký hợp đồng xây dựng nhà máy giấy dán tường. Trước khi chấp thuận hồ sơ thầu của thầu chính, CĐT đồng ý báo giá của HE cho TK, cung cấp và thi công kết cấu phần trên bao gồm cả mái. HE trở thành nhà thầu phụ chỉ định cho John Sick. Khi thi công xong máy bị dột do lỗi TK. CĐT định khắc phục thiệt hại từ NT chính John Sick. Không có điều khoản nào trong hợp đồng với John Sick về trách nhiệm TK. CĐT lập luận nhiệm vụ TK đã bao hàm (imply) trong HĐ. Tòa tối cao Ailen chỉ ra không có điều khoản nào trong HĐ về TK và vì vậy John Sick không chịu trách nhiệm.

(Dịch đến đây mới thấy cái từ bao hàm nguy hiểm. Một dạng của chỉ tay năm ngón. Bảo đúng cũng được, sai cũng được):(:)((

JCT 98, điều 42 có quy định về thi công cho 1 hạng mục cụ thể mà CĐT phải chỉ ra yêu cầu cho thi công là như thế nào. Trước khi thi công NT phải cam kết đầy đủ và chi tiết cho công tác thi công đó. NT phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ lỗi nào mà đã ghi trong cam kết, có thể bao gồm cả lỗi TK của thầu phụ nếu lỗi này do bất cẩn quá mức (reasonable skill and care). -----> Quá hay, NT chỉ chịu trách nhiệm những gì đã cam kêt.=D>=D>

Một số dạng hợp đồng phi tiêu chuẩn hoặc sửa đổi của hợp đồng tiêu chuẩn thì lại chỉ rõ NT chính phải chịu trách nhiệm trước CĐT về tất cả lỗi của thầu phụ bao gồm cả TK. --- > không hiểu TT06 hướng dẫn hợp đồng của BXD thuộc hợp đồng tiêu chuẩn hay phi tiêu chuẩn?

Tổng kết

Theo luật VN: tớ tạm thống kê không có quy định gì về vấn đề này cho cả nguồn vốn nhà nước và tư nhân. Bạn nào có ý kiến khác thì viết nhé.

Theo 150CP: NT chính chịu trách nhiệm về TK của thầu phụ khi hợp đồng có điều khoản về vấn đề này. Trong trường hợp CĐT “lỡ quên” không ghi vào HĐ thì phải chỉ ra đã bao gồm nghĩa vụ này. Hơi khó cho CĐT vì thuê thầu phụ TK thường toàn mấy ông “đi đêm” với nhau, đặc biệt sẽ là quá khó nếu thầu chính không tham gia gì cả. Do đó lời khuyên cho CĐT nên bắt thầu phụ cam kết về TK.

Phần lớn các dạng HĐ thông dụng chỉ rõ rằng thầu chính không chịu trách nhiệm về TK của thầu phụ

--------

Dear thangtn. Tớ đang dịch cho mọi người vào tranh luận đây. Bạn có rỗi thì tham gia dịch cùng tớ được không? Nếu được thì PM cho tớ email của bạn.
 

Top