Đã là người thì ai cũng có lỗi kể cả TVTK. NT có thể nghi ngờ có lỗi TK trong bản vẽ. Trong trường hợp này NT có phải thông báo về lỗi?
Trong HĐ giữa Equitable Debenture Assets Corporation và William Moss and Others (1984), điều này đã được quy định trong HĐ và NT phải thông báo lỗi TK.
Trường hợp Victoria University of Manchester và Hugh Wilson and Others (1984), gach ốp ngoài nhà đã bị rơi xuống. Nguyên nhân là do lỗi thiết kế và thi công chất lượng kém. Liên quan đến lỗi TK, theo JCT 63, NT phải có trách nhiệm thông báo tin là có lỗi nhưng không có trách nhiệm xem xét kỹ bản vẽ của TVTK. Trọng tài Hohn Newey nói
NT có trách nhiệm cảnh báo TVTK về lỗi mà NT tin là tồn tại trong TK tuy nhiên tôi không cho rằng NT phải nghiên cứu kỹ bản vẽ, TCKT, bảng tiên lượng để tìm ra lỗi.
-----> cái này khác VN. Thường TVTK chỉ đưa bản vẽ ở mức độ vừa phải rồi sau đó yêu nhà thầu làm “shop drawing”. Lỗi sau này xảy ra thì NT chịu.=D
(
Tranh chấp Edward Lindenberg và Joe Canning (1992) ở trên, NT bị quy kết trách nhiệm cho chi phí sửa chữa từ việc phá tường chịu lực. Bức tường mà trong bản vẽ TVTK ghi là không phải tường chịu lực.
Trách nhiệm của NT phải cảnh báo đã xảy ra trong tranh chấp giữa Plant Construction và Clive Adams Associates and Another (1999), đã được đưa ra tòa tối cao phân xử. Ford đã chỉ định Plant lắp đặt 2 thiết bị cho 1 trung tâm nghiên cứu ở Es***. Kết cấu móng và trụ đỡ đã được giao cho thầu phụ JMH thi công. Các phát sinh bao gồm cả TK cho kết cấu tạm đã được đại diện của Ford thông qua. JMH không chịu trách nhiệm về TK nhưng phải có bổn phận thi công cẩn thận với những biện pháp hợp lý. JMH là nhà thầu có kinh nghiệm nên phải có bổn phận cảnh báo những lỗi TK mà rõ ràng nguy hiểm hoặc không an toàn. Không có quyết định cuối cùng cho việc TK không an toàn nhưng không nguy hiểm.
Một vài dạng hợp đồng, VD JCT 98 điều 2.3 yêu cầu NT phải thông báo cho TVTK các sai khác trong bản vẽ do TVTK ban hành. ---> Vậy là tây ta đã có tiếng nói chung.=D>