Trình tự, thủ tục đầu tư, các việc cần làm để triển khai xây dựng Chùa

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.625
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Nhờ các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp thảo luận, hướng dẫn các trình tự, thủ tục, các công việc cần thiết phải làm đối với dự án sau:

Hiện nay chúng tôi đang hướng dẫn chủ đầu tư là một tổ chức từ thiện xã hội thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Chùa tại địa phương với Tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng thuộc nguồn vốn xã hội hoá, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp. Tỉnh đã đồng ý về chủ trương địa điểm.
Xin cùng tham gia giải quyết vấn đề để hình thành nên một quy trình lưu lại đây để giúp những người làm công tác QLDA tham khảo để thực hiện tốt công việc.
Trân trọng cảm ơn!
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

Nhờ các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp thảo luận, hướng dẫn các trình tự, thủ tục, các công việc cần thiết phải làm đối với dự án sau:

Hiện nay chúng tôi đang hướng dẫn chủ đầu tư là một tổ chức từ thiện xã hội thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Chùa tại địa phương với Tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng thuộc nguồn vốn xã hội hoá, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp. Tỉnh đã đồng ý về chủ trương địa điểm.
Xin cùng tham gia giải quyết vấn đề để hình thành nên một quy trình lưu lại đây để giúp những người làm công tác QLDA tham khảo để thực hiện tốt công việc.
Trân trọng cảm ơn!

TA thân mến! Không phải là chuyên gia, nhưng xin có vài nội dung góp ý:
1. Đề nghị điều chỉnh QH, kế hoạch sử dung đất, nhất là nếu DA sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa (vì an ninh lương thực - thuộc thẩm quyền Thủ tướng). Đây là thủ tục chính để cấp Giấy chứng nhận quyền Sử dụng đất tôn giáo.
2. Đây có thể coi là công trình kiến trúc (tâm linh và mỹ thuật) cần có thi tuyển kiến trúc để thực hiện mục đích hữu hình và vô hình. Đồng thời phải tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia trong nhiều lĩnh vực giống như chùa tam thế Bái Đính - Ninh Bình để hiện thực không gian kiến trúc trở nên kiệt tác. Tôi có 2 bạn: Nguyễn Luận-Hội KTS VN, Đình Dũng ACCD (10-Lý Nam Đế, Hà Nội) không biết có giúp được gì không? Kiến trúc này phải mang nghệ thuật và nội dung Phật giáo, mang bản sắc dân tộc, phù hợp Kiến trúc đương đại và đáp ứng được yêu cầu của Phật tử và cộng đồng.
3. Phần Bồi thường, hỗ trợ TĐC và Đánh giá tác động môi trường không thành vấn đề, phần lập DAĐT theo quy định.
Tôi chỉ quan tâm các nội dung trên, mọi người có ý kiến trao đổi. Cảm ơn!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
2.Đây có thể coi là công trình kiến trúc (tâm linh và mỹ thuật) cần có thi tuyển kiến trúc để thực hiện mục đích hữu hình và vô hình. Đồng thời phải tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia trong nhiều lĩnh vực giống như chùa tam thế Bái Đính-Ninh Bình để hiện thực không gian kiến trúc trở nên kiệt tác.
3. Phần lập DA ĐT theo quy định.
Cảm ơn chú. Cháu xin góp ý thêm:

1. UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư và địa điểm. Vậy là mọi vấn đề đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Nguồn vốn đã xác định, mức vốn đã xác định và việc huy động vốn chắc là sẽ không khó khăn gì. Vậy là vấn đề còn lại chỉ là xác định quy mô và lựa chọn nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công nữa thôi.

Các công trình này, đúng như chú tham luận cần phải thi tuyển kiến trúc. Thậm chí cần thiết lập hội đồng thẩm định kiến trúc bao gồm các chuyên gia trong ngành để dự án được triển khai với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Cháu cũng đã từng tham gia thi công một số ngôi đền, chùa (như Tòa thánh Miếu số 9 - Khu di tích Lam Kinh - Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hóa), đền thời Lê Hoàn (Thọ Xuân, Thanh Hóa)) nên cháu thấy việc chọn lựa phương án kiến trúc đối với chùa là hết sức phức tạp. Đến nay, nghĩ về tên gọi các chi tiết, cấu kiện, kết cấu của đền - chùa, cháu còn thấy "chóng mặt".

Nhà thầu thi công: theo cháu đây là công trình đặc thù, nguồn vốn không phải là vốn nhà nước nên áp dụng hình thức chỉ định thầu sẽ phù hợp.

Nhà thầu giám sát: chỉ định thầu. Đồng thời thuê hội đồng chuyên gia giám sát trong quá trình thi công.

3. Đây là công trình tôn giáo, không cần lập dự án đầu tư. Chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

4. Khi lập dự toán, nên đưa thêm chi phí khởi công - khánh thành và tổ chức thật tốt khâu trên cho thêm phần long trọng./.
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
3. Đây là công trình tôn giáo, không cần lập dự án đầu tư. Chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

4. Khi lập dự toán, nên đưa thêm chi phí khởi công - khánh thành và tổ chức thật tốt khâu trên cho thêm phần long trọng./.

Đúng như vậy. DAĐT phải lập là cái chung thôi. Đây là công trình văn hóa tôn giáo nên phải mang tính nghệ thuât, xã hội và phong thủy thể hiện nét riêng của Phật giáo Việt Nam. Vậy thì Quy hoạch, kiến trúc, thiết kế và thi công phải thật hoàn hảo (mặc dù rất phức tạp), nhất là phần nội thất của chùa không lai căng Ấn độ, Trung Quốc mà phải tạo ra sản phẩm Made in Vietnam.
 

kts hao

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/7/08
Bài viết
87
Điểm thành tích
8
Hiện nay các văn bản pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục đầu tư các công trình tôn giáo bao gồm các văn bản chính là:
- Mục 2 (Điều 19 – Điều 26) Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hiệu lực kể từ ngày 01/4/2009.
- Thông tư số 03/2009/TT-BXD (Chương II) ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Hiệu lực kể từ ngày 11/5/2009.
- Điều 28,29 Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 của Chính phủ, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Có hiệu lực từ ngày 25/3/2005.
- Các văn bản hướng dẫn của từng địa phương.
(Tôi sẽ trình bầy thêm về vấn đề này!)
 

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm thành tích
18
Thảo luận

Đối với việc đầu tư xây dựng các công trình tôn giáo không mang nặng tính công nghệ nhưng theo ý kiến riêng tôi đối với DA này đã có chủ trương đồng ý của cơ quan có thẩm quyền thì phần thủ tục có lẽ không có gì phức tạp bởi lẽ để có chủ trương này thì các cơ quan liên quan như Bộ KH-ĐT,Bộ XD,Bộ TN-MT,Ban tôn giáo CP,chính quyền địa phương đã thống nhất cao rồi;Còn trình tự cũng không phức tạp lắm giống như thựchiện một DA bình thường.Vấn đề cốt lõi là quy hoạch chi tiết ,kiến trúc cảnh quan và tính nghệ thuật của công trình tâm linh,nhất là nội dung nhất quán của Phật giáo thể hiện những kết cấu đơn lẻ phải phù hợp với tổng thể DA một cách hài hoà giữa xưa và nay,giữa Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt nam,giữa lối mòn và đương đại...Vì vậy,trong quy hoạch,kiến trúc và thi công phải có nhiều người tham gia ngoài tính chuyên môn cao trong các lĩnh vực kiến trúc,hội hoạ,XD, vật liệu, xây,mộc,đúcđồng,đẽo đá...phải là những chuyên gia am hiểu về kiến trúc Phật giáo,tư tưởng,giáo lý của Phật và nhận thức của xã hội.Ví dụ như chiếc cầu đá qua suối Giải oan ở Yên tử mà ah Dũng ở ACCD đã phải tập hợp rất nhiều chuyên gia như kiến trúc,hoạ sĩ thiết kế hoa văn,hoạ tiết,kỹ sư tính toán kết cấu để lắp ghép giữa móng,mố và mặt cầu,ký sư địa chất tính toán ổn định CT,kỹ sư thuỷ văn tính lưu lượng lũ,độ cao bình thường,độ cao gia cường v..v..mới đáp ứng cơ bản một công trình này trong tổng thể DA.Quả là phức tạp!Xin có vài lời,gọi là"múa rìu qua mắt thợ"-Mong thông cảm.
 
Last edited by a moderator:

Top