Tư vấn giám sát có bắt buộc phải ký vào nhật ký thi công xây dựng do nhà thầu lập

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Chủ đề này mọi người đã trao đổi khá rõ ràng, tất cả các công trình mình đã từng giám sát và Quản lý dự án đều bắt buộc Tư vấn giám sát phải xác nhận vào nhật ký thi công của nhà thầu hàng ngày ở cột ý kiến của người giám sát, kiểm tra và bên cạnh sẽ có cột "biện pháp khắc phục của đơn vị thi công". Ngoài ra, Tư vấn giám sát cũng sẽ có 1 quyển nhật ký giám sát riêng để theo dõi nữa.

Tân cho mình biết căn cứ vào điều nào trong luật, nghị định để bắt buộc Tư vấn giám sát phải ký vào nhật ký thi công của nhà thầu? Ở đây mình cần 1 quy định cụ thể trong luật chứ không phải là các lý luật không có căn cứ.
Có rất nhiều việc chúng ta làm từ trước đến giờ và mặc định là đúng tuy nhiên theo các quy định thì lại không.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Tân cho mình biết căn cứ vào điều nào trong luật, nghị định để bắt buộc Tư vấn giám sát phải ký vào nhật ký thi công của nhà thầu? Ở đây mình cần 1 quy định cụ thể trong luật chứ không phải là các lý luật không có căn cứ.
Có rất nhiều việc chúng ta làm từ trước đến giờ và mặc định là đúng tuy nhiên theo các quy định thì lại không.
Cho bác xem đây liệu có thể được không......?
Hướng dẫn ghi chép nhật ký thi công xây dựng của Sở Xây dựng Bắc Ninh
HƯỚNG DẪN


Một số nội dung về nhật ký thi công xây dựng công trình​

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ các nghị định của Chính Phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;



Căn cứ các thông tư của Bộ Xây dựng: số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ các quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh: số 26/2010/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 167/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó đảm bảo chất lượng ghi chép và sử dụng nhật ký thi công xây dựng với ý nghĩa là tài liệu gốc về thi công công trình, Sở Xây dựng Bắc Ninh hướng dẫn một số ghi chép và sử dụng nhật ký thi công xây dựng công trình như sau:

1. Về hình thức: Nhật ký thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, nhật ký thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập, được đóng thành quyển, đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư công trình.

2. Về nội dung: Nhật ký phải đảm bảo tính khach quan, trung thực, chính xác phản ánh được diễn biến của quá trình thi công và giám sát thi công xây dựng; việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi vào nhật ký các nội dung: Hệ thống quản lý chất lượng công trình (danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu từ văn phòng đến công trường, chức danh, nhiệm vụ từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, từng loại công việc; mô tả vắn tắt phương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với thiết kế bản vẽ thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng (nếu có, ghi rõ nguyên nhân kèm theo biện pháp sửa chữa).

Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng và giám sát tác giả thiết kế ghi vào nhật ký các nội dung: Danh sách, nhiệm vụ và quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

3. Nhằm giúp các chủ đầu tư và đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh điều kiện thuận lợi trong việc ghi chép và sử dụng nhật ký thi công, Sở Xây dựng ban hành kèm theo văn bản này mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình để tham khảo áp dụng.

4. Yêu cầu Chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi tổ chức thi công xây dựng công trình phải nghiêm túc thực hiện các quy định về nhật ký thi công xây dựng công trình tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21, khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP, các hướng dẫn nói trên và tham khảo áp dụng mẫu nhật ký kèm theo văn bản này.

Đề nghị các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các chủ đầu tư và đơn vị thi công trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc chưa phù hợp đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


(Tài liệu kèm theo: Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình
 

File đính kèm

  • Nhat ky thi cong dang xaydung 2010 (Full).doc
    197 KB · Đọc: 187

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
35
Website
giaxaydung.vn
Cho bác xem đây liệu có thể được không......?
Hướng dẫn ghi chép nhật ký thi công xây dựng của Sở Xây dựng Bắc Ninh
HƯỚNG DẪN


Một số nội dung về nhật ký thi công xây dựng công trình​

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ các nghị định của Chính Phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;



Căn cứ các thông tư của Bộ Xây dựng: số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ các quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh: số 26/2010/QĐ-UBND ngày 12/3/2010 ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 167/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, trong đó đảm bảo chất lượng ghi chép và sử dụng nhật ký thi công xây dựng với ý nghĩa là tài liệu gốc về thi công công trình, Sở Xây dựng Bắc Ninh hướng dẫn một số ghi chép và sử dụng nhật ký thi công xây dựng công trình như sau:

1. Về hình thức: Nhật ký thi công xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng, nhật ký thi công do nhà thầu thi công xây dựng lập, được đóng thành quyển, đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư công trình.

2. Về nội dung: Nhật ký phải đảm bảo tính khach quan, trung thực, chính xác phản ánh được diễn biến của quá trình thi công và giám sát thi công xây dựng; việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi vào nhật ký các nội dung: Hệ thống quản lý chất lượng công trình (danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu từ văn phòng đến công trường, chức danh, nhiệm vụ từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, từng loại công việc; mô tả vắn tắt phương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với thiết kế bản vẽ thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng (nếu có, ghi rõ nguyên nhân kèm theo biện pháp sửa chữa).

Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng và giám sát tác giả thiết kế ghi vào nhật ký các nội dung: Danh sách, nhiệm vụ và quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

3. Nhằm giúp các chủ đầu tư và đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh điều kiện thuận lợi trong việc ghi chép và sử dụng nhật ký thi công, Sở Xây dựng ban hành kèm theo văn bản này mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình để tham khảo áp dụng.

4. Yêu cầu Chủ đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi tổ chức thi công xây dựng công trình phải nghiêm túc thực hiện các quy định về nhật ký thi công xây dựng công trình tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21, khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP, các hướng dẫn nói trên và tham khảo áp dụng mẫu nhật ký kèm theo văn bản này.

Đề nghị các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các chủ đầu tư và đơn vị thi công trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc chưa phù hợp đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


(Tài liệu kèm theo: Mẫu nhật ký thi công xây dựng công trình

Văn bản hướng dẫn của Sở xây dựng Bắc Ninh chỉ có tác dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thôi, nó không phải là văn bản QPPL có tác dụng trong cả nước như Luật, Nghị định, Thông tư. Theo quan điểm của em nếu thi công tại tỉnh khác (Bắc Ninh), nếu tỉnh đó không có quy định rõ ràng và trong hợp đồng cũng không quy định TVGS ký vào Nhật ký thi công thì nếu xét theo Luật mà nói không có cơ sở để ép TVGS ký vào Nhật ký thi công.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Văn bản hướng dẫn của Sở xây dựng Bắc Ninh chỉ có tác dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thôi, nó không phải là văn bản QPPL có tác dụng trong cả nước như Luật, Nghị định, Thông tư. Theo quan điểm của em nếu thi công tại tỉnh khác (Bắc Ninh), nếu tỉnh đó không có quy định rõ ràng và trong hợp đồng cũng không quy định TVGS ký vào Nhật ký thi công thì nếu xét theo Luật mà nói không có cơ sở để ép TVGS ký vào Nhật ký thi công.
Vậy của cục giám định thì thế nào hả bác..........?
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Cường, địa chỉ Email (cuongnstkv@gmail.com) hỏi: "Tôi công tác ở Ban quản lý dự án, trong quá trình thực hiện ghi nhật ký thi công công trình chúng tôi đã thực hiện ghi nhật ký thi công theo hướng dẫn được quy định tại Điểm 3.4, khoản 3, phần II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng. Nhưng Nhật ký chung cho công trình có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng ghi theo hướng dẫn tại phụ lục I của TCVN ISO 4055 : 1985".


Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng "Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng" sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyển trong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phần của Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác giả thiết kế. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.

Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi vào Phần thứ nhất của nhật ký thi công xây dựng công trình các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của nhà thầu tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người); diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; mô tả vắn tắt ph¬ương pháp thi công; tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của bộ phận quản lý chất lượng tại hiện trường về chất l-ượng thi công xây dựng. Phần nhật ký của nhà thầu thi công xây dựng có thể lập theo mẫu Phụ lục 1 của "TCVN 4055-1985-Tổ chức thi công".

Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào Phần thứ hai của sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung: danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng; những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.

2. Quy định nêu trên đã được thay thế bới quy định tại Điều 15 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng như sau:

Điều 15. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP

1. Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.

2. Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm:

a) Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát tác giả thiết kế.

b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường.

c) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên có liên quan.
 

Top