Ủy quyền trong đấu thầu

  • Khởi xướng ntgiang
  • Ngày gửi
N

ntgiang

Guest
Tình huống:
Công ty A tham gia dự thầu một gói thầu với tư cách là một nhà thầu trong Liên danh.
Người đứng đầu Công ty A ủy quyền cho cấp dưới ( Giám đốc công ty con A1 - có dấu, tài khoản riêng nhưng hoạt động theo sự ủy quyền của Công ty A ) đứng ra làm các thủ tục liên quan ( Ký thỏa thuận liên danh, ký hồ sơ dự thầu ... sử dụng hồ sơ năng lực và dấu của Công ty con )
Theo Tôi hiểu: Nếu chiểu theo quy định của Luật đấu thầu và nghị định 111 thì hồ sơ như trên là không hợp lệ vì Công ty A 1 là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Việc ủy quyền chỉ hợp lệ khi người được ủy quyền ký và sử dụng con dấu của Nhà thầu ( Công ty A ) trong các tài liệu liên quan.
Tuy nhiên tại phần chú thích trong mẫu số 2 Giấy ủy quyền - Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa Ban hành theo quyết định 521-2007 lại quy định: " Việc sử dụng con dấu ( nếu có ) trong trường hợp ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền "
Như vậy có phải đã có sự sai khác, bất hợp lý giữa các văn bản hay không? Nếu có thì phải giải quyết theo cách nào ? Mong các bạn cung nghiên cứu và giải đáp giúp.
Lưu ý: Trước đây chúng tôi cũng đã gặp trường hợp gần như trên, chỉ khác là toàn bộ hồ sơ liên quan vẫn dùng dấu của Công ty A chứ không dùng dấu của Chi nhánh hoặc Công ty con A1 và Bộ KHĐT đã có văn bản hướng dẫn là hợp lệ.
Xin cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm
NTG
 
T

td.bitexco

Guest
Ủy quyền hợp lệ

Tình huống:
Công ty A tham gia dự thầu một gói thầu với tư cách là một nhà thầu trong Liên danh.
Người đứng đầu Công ty A ủy quyền cho cấp dưới ( Giám đốc công ty con A1 - có dấu, tài khoản riêng nhưng hoạt động theo sự ủy quyền của Công ty A ) đứng ra làm các thủ tục liên quan ( Ký thỏa thuận liên danh, ký hồ sơ dự thầu ... sử dụng hồ sơ năng lực và dấu của Công ty con )
Theo Tôi hiểu: Nếu chiểu theo quy định của Luật đấu thầu và nghị định 111 thì hồ sơ như trên là không hợp lệ vì Công ty A 1 là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Việc ủy quyền chỉ hợp lệ khi người được ủy quyền ký và sử dụng con dấu của Nhà thầu ( Công ty A ) trong các tài liệu liên quan.
Tuy nhiên tại phần chú thích trong mẫu số 2 Giấy ủy quyền - Mẫu HSMT mua sắm hàng hóa Ban hành theo quyết định 521-2007 lại quy định: " Việc sử dụng con dấu ( nếu có ) trong trường hợp ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền "
Như vậy có phải đã có sự sai khác, bất hợp lý giữa các văn bản hay không? Nếu có thì phải giải quyết theo cách nào ? Mong các bạn cung nghiên cứu và giải đáp giúp.
Lưu ý: Trước đây chúng tôi cũng đã gặp trường hợp gần như trên, chỉ khác là toàn bộ hồ sơ liên quan vẫn dùng dấu của Công ty A chứ không dùng dấu của Chi nhánh hoặc Công ty con A1 và Bộ KHĐT đã có văn bản hướng dẫn là hợp lệ.
Xin cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm
NTG

Theo mình thì hồ sơ bạn nêu chỉ không hợp lệ ở chỗ "sử dụng hồ sơ năng lực của Công ty con" mà thôi. Công ty A tham gia đấu thầu thì năng lực phải là của A chứ không thể lấy năng lực của công ty con (vì đó chỉ là một phần của Công ty A, không đáp ứng được các yêu cầu về kê khai năng lực của HSMT là của Công ty A). Trường hợp này không khác gì cơ quan thuế hỏi doanh thu của Cty A là bao nhiêu thì đi trả lời doanh thu của chi nhánh).
 
G

giadutoan

Guest
- Hiện nay tôi đang gặp một trường hợp trong đấu thầu như sau: Nhà thâu tham gia đấu thầu sau đó ủy quyền cho một chi nhanh của nhà thầu đo, tham gia Ky kết Hợp đồng và thi công, thanh toán nghiệm thu. Như vậy xin hỏi các bạn chi giúp việc làm như vậy của Chủ đầu tư và nhà thầu có đúng luật không?
- Vần đề thứ hai xin hỏi các bạn giá của phụ gia Rheobuild 561 bao nhiêu tiền 1lits và tỷ lệ như thế nào trong thành phần cấp phối của bê tông M300 (bê tông mố, trụ, dầm cầu) hay nói cách khác bao nhiêu lít cho 1m3 bê tông. Xin các Bác giúp Em nhe!
 

Đào Xuân Sơn

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/10/07
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Xin trả lời Bạn như sau: Nếu nhà thầu A trúng thầu mà không ký hợp đồng lại ủy quyền cho 1 chi nhánh gọi là B đến ký hợp đồng và thi công, thanh toán nghiệm thu là sai 100%.
Nếu nhà thầu A trúng thầu và ký kết hợp đồng với chủ đầu tư, sau đó ký hợp đồng hoặc ủy quyền lại cho chi nhánh B thì không sai luật. Chi nhánh B nếu là chi nhánh hạch toán độc lập thì sẽ được coi là nhà thầu phụ.
A vẫn phải chịu trách nhiệm chính. Bạn nên ký hợp đồng với A, không nên ký với B
 
G

giadutoan

Guest
Tôi rất cảm ơn Bạn Sơn đã trả lời giúp. Tôi cũng đồng tình với quan điểm của bạn. Xin phiền bạn trả lời giúp trường hợp đó sai so với điều nào, khoản nào, của Quy chế đấu thầu. Mong bạn chỉ giúp nhé!
 
K

khanhme01

Guest
@ Giadutoan

- Hiện nay không còn khái niệm Quy chế đấu thầu như những năm 90 của thế kỷ trước.
- Theo mục b khoản 2 điều 53 Nghị định 111/2006/NĐ-CP thì Nhà thầu A sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 1 đến 3 năm vì đã vi phạm khoản 14 điều 12 của Luật Đấu thầu.

Là CĐT bạn báo cáo người có thẩm quyền QĐ đầu tư để người có thẩm quyền QĐ đầu tư quyết định về việc xử lý đối với nhà thầu A và quyết định về sự lựa chọn nhà thầu cho gói thầu (có thể là lựa chọn nhà thầu được xếp hạng thứ 2 hoặc huỷ bỏ kết quả đấu thầu :)để tổ chức đấu thầu lại).

Thân chào!
 
K

khanhme01

Guest
@ Đao Xuan Son

Trườnghợp thứ 2 bạn nêu,nhà thầu A chỉ được thực hiện hợp đồng với nhà thầu phụ khi nhà thầu A đã báo cáo CĐT bằng văn bản và được CĐT chấp thuận bằng văn bản. Và bạn nói đúng, CĐT phải ký hợp đồng với nhà thầu A trước khi nhà thầu A nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Chào thân!:)
 
P

phongkythuat

Guest
Tôi mới tham dự đấu thầu nên kinh nghiêm chưa hiều lắm xin thỉnh giáo các bạn trong tình huống sau:
Có một nhà thầu là một Công Ty cổ phần tham gia đấu thầu công trìh xây lắp của chúng tôi. Tuy nhiên, mọi văn bản liên quan đến HSdự thầu đều được ủy quyền cho 1 giám đốc Xí nghiệm trực thuộc ký. Như vậy HSDT có hợp lệ không?
Xin cảm ơn các bạn.
 
L

lestrong

Guest
Tôi mới tham dự đấu thầu nên kinh nghiêm chưa hiều lắm xin thỉnh giáo các bạn trong tình huống sau:
Có một nhà thầu là một Công Ty cổ phần tham gia đấu thầu công trìh xây lắp của chúng tôi. Tuy nhiên, mọi văn bản liên quan đến HSdự thầu đều được ủy quyền cho 1 giám đốc Xí nghiệm trực thuộc ký. Như vậy HSDT có hợp lệ không?
Xin cảm ơn các bạn.

Theo Luật Đấu thầu, người đứng đầu của đơn vị tham dự thầu phải ký vào đơn dự thầu và ký hợp đồng khi trúng thầu. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc đấu thầu và trong nhiều tình huống cụ thể, người đứng đầu không thể tham gia trực tiếp nên không ký tên vào các tài liệu như được yêu cầu, mà uỷ quyền cho cấp dưới thực hiện thay. Trong trường hợp này, người đứng đầu của đơn vị tham dự thầu (ví dụ nhà thầu là công ty) có thể uỷ quyền cho cấp phó hoặc cho người đứng đầu của đơn vị cấp dưới trực thuộc (giám đốc xí nghiệp, giám đốc chi nhánh,...trực thuộc công ty) ký tên (theo sự uỷ quyền) trong đơn dự thầu. Việc uỷ quyền phải thực hiện bằng văn bản hợp lệ theo quy định. Người được uỷ quyền khi ký tên vào đơn dự thầu phải sử dụng con dấu của đơn vị tham dự thầu.
Các bạn trao đổi thêm nhé!
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Tôi mới tham dự đấu thầu nên kinh nghiêm chưa hiều lắm xin thỉnh giáo các bạn trong tình huống sau:
Có một nhà thầu là một Công Ty cổ phần tham gia đấu thầu công trìh xây lắp của chúng tôi. Tuy nhiên, mọi văn bản liên quan đến HSdự thầu đều được ủy quyền cho 1 giám đốc Xí nghiệm trực thuộc ký. Như vậy HSDT có hợp lệ không?
Xin cảm ơn các bạn.

Bạn xem lại thử khi mua hồ sơ mời thầu là "ai" mua.
Trích NĐ111
2. Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua hồ sơ mời thầu, đăng ký tham gia đấu thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ xem xét khi nhận được văn bản thông báo này trước thời điểm đóng thầu.
Bạn phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu của Công ty đó. Xem về hồ sơ năng lực (kỹ thuật và tài chính) trình bày năng lực của ai. Nếu của Công ty cổ phần đó thì phải là giám đốc công ty đó ký chứ. Còn giám đốc xí nghiệp thì không có đủ quyền để ký hồ sơ dự thầu đó.
Còn nói như lestrong thì cũng cần phải xem xét về con dấu của ai?
 
T

td.bitexco

Guest
Uỷ quyền trong đấu thầu

Tôi mới tham dự đấu thầu nên kinh nghiêm chưa hiều lắm xin thỉnh giáo các bạn trong tình huống sau:
Có một nhà thầu là một Công Ty cổ phần tham gia đấu thầu công trìh xây lắp của chúng tôi. Tuy nhiên, mọi văn bản liên quan đến HSdự thầu đều được ủy quyền cho 1 giám đốc Xí nghiệm trực thuộc ký. Như vậy HSDT có hợp lệ không?
Xin cảm ơn các bạn.

Theo mình thì việc uỷ quyền này hoàn toàn hợp lệ, tuân theo đúng quy định của Luật Đấu Thầu và Luật Dân sự. Theo đó ông Giám đốc XN thuộc Công ty có quyền và trách nhiệm trong phạm vi được uỷ quyền để tham gia vào gói thầu mà Công ty đang chuẩn bị. Tuy nhiên cũng xin lưu ý là ông Giám đốc công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi của người được uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền.
@tanlinh : Trường hợp này rõ ràng là Công ty cổ phần tham dự thầu chứ không phải xí nghiệp. GĐ công ty uỷ quyền cho cấp dưới ký đơn và HSDT là hoàn toàn hợp lệ (xem lại Luật đấu thầu và Luạt dân sự).
 
Last edited by a moderator:
P

phongkythuat

Guest
Theo mình thì việc uỷ quyền này hoàn toàn hợp lệ, tuân theo đúng quy định của Luật Đấu Thầu và Luật Dân sự. Theo đó ông Giám đốc XN thuộc Công ty có quyền và trách nhiệm trong phạm vi được uỷ quyền để tham gia vào gói thầu mà Công ty đang chuẩn bị. Tuy nhiên cũng xin lưu ý là ông Giám đốc công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi của người được uỷ quyền trong phạm vi uỷ quyền.
@tanlinh : Trường hợp này rõ ràng là Công ty cổ phần tham dự thầu chứ không phải xí nghiệp. GĐ công ty uỷ quyền cho cấp dưới ký đơn và HSDT là hoàn toàn hợp lệ (xem lại Luật đấu thầu và Luạt dân sự).

Xin cảm ơn tất cả các bạn, nhưng tôi hỏi thêm: Trường hợp công ty cổ phần này ủy quyền cho giám đốc xí nghiệp ký HSDT và sử dụng con dấu của Xí nghiệp đó thì có được không?
 
L

lestrong

Guest
Còn nói như lestrong thì cũng cần phải xem xét về con dấu của ai?

Người đứng đầu chi nhánh (giám đốc chi nhánh) thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân (giám đốc công ty) thì pháp nhân (là công ty) vẫn có quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh do chi nhánh xác lập thực hiện. Do đó, trong trường hợp giám đốc chi nhánh ký đơn dự thầu trên cơ sở uỷ quyền của giám đốc công ty, thì giám đốc công ty vẫn có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế mà giám đốc chi nhánh đã ký.
Người được uỷ quyền khi ký tên vào đơn dự thầu phải sử dụng con dấu của đơn vị tham dự thầu.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Xin cảm ơn tất cả các bạn, nhưng tôi hỏi thêm: Trường hợp công ty cổ phần này ủy quyền cho giám đốc xí nghiệp ký HSDT và sử dụng con dấu của Xí nghiệp đó thì có được không?

Như đã trao đổi ở trên của bác lestrong đó. Khi hồ sơ dự thầu sử dụng năng lực của công ty cổ phần mà lại sử dụng dấu của xí nghiệp thì chắc chắn không được rồi!
 
T

td.bitexco

Guest
Có sử dụng con dấu của người được uỷ quyền không?

Xin cảm ơn tất cả các bạn, nhưng tôi hỏi thêm: Trường hợp công ty cổ phần này ủy quyền cho giám đốc xí nghiệp ký HSDT và sử dụng con dấu của Xí nghiệp đó thì có được không?

Mình xin trao đổi với bạn là chắc chắn không được sử dụng con dấu của xí nghiệp. Người được uỷ quyền khi ký tên vào đơn dự thầu thì phải sử dụng con dấu của đơn vị tham dự thầu (Công ty cổ phần). Điều này cũng phù hợp với quy định của Bộ Luật dân sự bạn tìm hiểu thêm nhé.
 
T

thuongevn

Guest
Chào tất cả các bạn, may quá, tôi cũng đang gặp tình huống tương tự như ban PHONGKYTHUAT, tôi cung muôn tham khảo ý kiến các bạn, tình hống của tôi như sau:
1 công ty A do ông Nguyễn văn X làm giám đốc tham dự gói thầu xây lắp do chúng tôi làm chủ đầu tư có ủy quyền cho 1 đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp B do ông Nguyễn văn Y làm giám đốc.
Nội dung ủy quyền:
1.Thay mặt Công ty A ký kết văn bản liên quan đến HSDT công trình...
2. Quyết định và chữ ký của ông Nguyễn văn Y có giá trị như quyết định và chữ ký của ông Nguyễn văn X.
(Toàn bộ HSDT lấy năng lực của Công ty A song chữ ký của ông Nguyễn văn Y và con dấu hoàn toàn của Xí nghiệp B)
Theo các bạn nội dung ủy quyền trên có hợp lệ không.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Chào tất cả các bạn, may quá, tôi cũng đang gặp tình huống tương tự như ban PHONGKYTHUAT, tôi cung muôn tham khảo ý kiến các bạn, tình hống của tôi như sau:
1 công ty A do ông Nguyễn văn X làm giám đốc tham dự gói thầu xây lắp do chúng tôi làm chủ đầu tư có ủy quyền cho 1 đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp B do ông Nguyễn văn Y làm giám đốc.
Nội dung ủy quyền:
1.Thay mặt Công ty A ký kết văn bản liên quan đến HSDT công trình...
2. Quyết định và chữ ký của ông Nguyễn văn Y có giá trị như quyết định và chữ ký của ông Nguyễn văn X.
(Toàn bộ HSDT lấy năng lực của Công ty A song chữ ký của ông Nguyễn văn Y và con dấu hoàn toàn của Xí nghiệp B)
Theo các bạn nội dung ủy quyền trên có hợp lệ không.

Điều này là hoàn toàn không được. Bạn có thể tham khảo mục 1, chương III trong bộ luật dân sự về những quy định chung của pháp nhân.
Điều 94. Pháp nhân
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
2- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực của công ty A nhưng liệu ông giám đốc xí nghiệp B có đủ tư cách pháp nhân để ký vào hồ sơ sự thầu này không?
Mong các bạn tiếp tực thảo luân!
 
T

td.bitexco

Guest
Ủy quyền

Chào tất cả các bạn, may quá, tôi cũng đang gặp tình huống tương tự như ban PHONGKYTHUAT, tôi cung muôn tham khảo ý kiến các bạn, tình hống của tôi như sau:
1 công ty A do ông Nguyễn văn X làm giám đốc tham dự gói thầu xây lắp do chúng tôi làm chủ đầu tư có ủy quyền cho 1 đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp B do ông Nguyễn văn Y làm giám đốc.
Nội dung ủy quyền:
1.Thay mặt Công ty A ký kết văn bản liên quan đến HSDT công trình...
2. Quyết định và chữ ký của ông Nguyễn văn Y có giá trị như quyết định và chữ ký của ông Nguyễn văn X.
(Toàn bộ HSDT lấy năng lực của Công ty A song chữ ký của ông Nguyễn văn Y và con dấu hoàn toàn của Xí nghiệp B)
Theo các bạn nội dung ủy quyền trên có hợp lệ không.

Bạn theo dõi topic này và đọc lại một lượt các comment ở dưới thì sẽ có câu trả lời ngay. Theo như các ý kiến các bài trước thì việc ủy quyền là hợp lệ nhưng khi ông Nguyễn văn Y sử dụng con dấu của xí nghiệp mình (xí nghiệp B) để dùng trong HSDT thì lại không hợp lệ. Bạn nên phân biệt chủ thể tham gia đấu thầu là Công ty A chứ không phải Xí nghiệp B nên mọi vấn đề lien quan, phát sinh trong các giao dịch hay liên hệ đều là của Công ty A do đó phải sử dụng con dấu của Công ty A. Ông Y chỉ là người được ủy quyền thay mặt ông A để oàn thành các nội dung ủy quyền (về mặt pháp nhân) chứ Xí nghiệp B không thể "thay mặt" công ty A trong trường hợp này.:D
 

tanhduan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/11/07
Bài viết
49
Điểm thành tích
18
Thế nhưng ..

Bạn theo dõi topic này và đọc lại một lượt các comment ở dưới thì sẽ có câu trả lời ngay. Theo như các ý kiến các bài trước thì việc ủy quyền là hợp lệ nhưng khi ông Nguyễn văn Y sử dụng con dấu của xí nghiệp mình (xí nghiệp B) để dùng trong HSDT thì lại không hợp lệ. Bạn nên phân biệt chủ thể tham gia đấu thầu là Công ty A chứ không phải Xí nghiệp B nên mọi vấn đề lien quan, phát sinh trong các giao dịch hay liên hệ đều là của Công ty A do đó phải sử dụng con dấu của Công ty A. Ông Y chỉ là người được ủy quyền thay mặt ông A để oàn thành các nội dung ủy quyền (về mặt pháp nhân) chứ Xí nghiệp B không thể "thay mặt" công ty A trong trường hợp này.:D
hic, trường hợp này một lần mình cũng hỏi trong một buổi học về đấu thầu thì thầy giáo có uy tín tham gia đã trả lời thế này (mình đã ghi lại) và cũng đối chứng với một quyển Luật Đấu thầu nhà xuất bản Bộ kế hoạch đấu tư ấn hành:
Nội dung như sau: Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho ng đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu (nếu có) trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền--> như vậy thì dấu của Xí nghiệp hoàn toàn có thể chấp nhận được:eek: Mình cũng đã tranh luận với cả thầy giáo nhưng thầy giáo có lưu ý thể này:
Hồ sơ dự thầu ( Hồ sơ đề xuất) đó lấy năng lực của Xí nghiệp mới được đóng dấu xí nghiệp tức là phải lấy năng lực của xí nghiệp, còn nếu lấy năng lực của Công ty mà không hề có một chút năng lực tài chính+kinh nghiệm nào của xí nghiệp thì không được lấy dấu xí nghiệp để đóng dấu vào đơn dự thầu. Ok! hoàn toàn chính xác, mong các bạn trao đổi thêm ?
 
L

lestrong

Guest
hic, trường hợp này một lần mình cũng hỏi trong một buổi học về đấu thầu thì thầy giáo có uy tín tham gia đã trả lời thế này (mình đã ghi lại) và cũng đối chứng với một quyển Luật Đấu thầu nhà xuất bản Bộ kế hoạch đấu tư ấn hành:
Nội dung như sau: Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho ng đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu (nếu có) trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền--> như vậy thì dấu của Xí nghiệp hoàn toàn có thể chấp nhận được:eek: Mình cũng đã tranh luận với cả thầy giáo nhưng thầy giáo có lưu ý thể này:
Hồ sơ dự thầu ( Hồ sơ đề xuất) đó lấy năng lực của Xí nghiệp mới được đóng dấu xí nghiệp tức là phải lấy năng lực của xí nghiệp, còn nếu lấy năng lực của Công ty mà không hề có một chút năng lực tài chính+kinh nghiệm nào của xí nghiệp thì không được lấy dấu xí nghiệp để đóng dấu vào đơn dự thầu. Ok! hoàn toàn chính xác, mong các bạn trao đổi thêm ?

1. Hồ sơ dự thầu ( Hồ sơ đề xuất) đó lấy năng lực của Xí nghiệp mới được đóng dấu xí nghiệp tức là phải lấy năng lực của xí nghiệp ==>đã lấy năng lực của xn đi đấu thầu thì dĩ nhiên GD xn là người ký đơn dự thầu và sử dụng con dấu của xn tham gia đấu thầu rồi.
2. còn nếu lấy năng lực của Công ty mà không hề có một chút năng lực tài chính+kinh nghiệm nào của xí nghiệp thì không được lấy dấu xí nghiệp để đóng dấu vào đơn dự thầu==> Như ý kiến của các bạn đóng góp từ đầu topic đến giờ.
 

Top