Ủy quyền trong đấu thầu

  • Khởi xướng ntgiang
  • Ngày gửi
M

mrchinhsach

Guest
Ủy quyền cho xí nghiệp ký hợp đồng

Xí nghiệp là đơn vị phụ thuộc côngty, không thể có tư cách pháp lý độc lập để thực hiện các giao dịch. Do vậy, công ty trúng thầu phải ký hợp đồng, sau đó có thể giao cho Xí nghiệp trực thuộc thực hiện gói thầu nhưng phải đảm bảo các cam kết trong hồ sơ dự thầu.
 
C

Cairong

Guest
Theo tôi:
1. Ai mua HSMT thì người đó làm HSDT và dấu đóng trên HS đó phải là của bên mua HSMT.
2. Còn việc ủy quyền cho ai ko quan trọng, miễn có giấy ủy quyền hợp lệ và vẫn đóng dấu của đơn vị mua HSMT
3. Việc UQ cho đơn vị phụ thuộc mình làm HSDT, đóng dấu luôn của đơn vị đó theo mình thế là ko hợp lệ. Vì theo mẫu biên bản đánh giá và bảng DL thầu thường có 1 điều kiện tiên quyết: NT phải là người có tên trong danh sách mua HSMT
 
M

mrchinhsach

Guest
Ủy quyền

Chế định ủy quyền là chế định rất quan trọng trong kinh doanh thương mại. Nó không đơn thuần là việc chủ thể này giao cho chủ thể kia thực hiện một việc gì đó nhân danh mình mà quan trọng hơn, đó là vấn đề trách nhiệm và uy tín của thương nhân. Qua ủy quyền, nếu chúng ta là người có tiền, sẽ thấy nhà thầu có khả năng gặp lại lần sau không ? Quan trọng hơn, ủy quyền không loại trừ trách nhiệm pháp lý của người ủy quyền. Tư cách người ủy quyền và người được ủy quyền là vấn đề cần quan tâm trong tình huống chúng ta đang trao đổi. Xí nghiệp B là cơ thể của Công ty A. Vậy bạn có thể nói rằng bạn "ủy quyền" cho đôi tay mình đánh máy không, nó phải phụ thuộc bạn chứ ? Triết học là như vậy. Đời sống là cội nguồn của mọi lý lẽ.
 
N

nguyentoanpham

Guest
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần ủy quyền cho tổng giám đốc ký kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu có được không? như vậy theo luật đấu thầu thì có ảnh hưởng gì không.
 
M

minhtuong

Guest
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần ủy quyền cho tổng giám đốc ký kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu có được không? như vậy theo luật đấu thầu thì có ảnh hưởng gì không.

Theo luật thì người có thẩm quyền phê duyệt, ủy quyền ở đây là ủy quyền trong lúc chủ tịch HĐQT đi vắng hay giao hẳn việc phê duyệt này cho TGĐ?
Mình nghĩ nếu ủy quyền trong lúc Chủ tịch HĐQT đi vắng thì không sao. Mình chưa thấy có qui định cấm điều này.
Còn nếu giao hẳn công việc (theo dạng phân công, phân cấp) thì có lẽ không nên.
Dù ủy quyền cho ai chăng nữa, người có thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm.
 

quangt533

Thành viên mới
Tham gia
26/4/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
về mặt pháp lý thì theo điều 44 và 45 luật đấu thầu thì hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, ở đây thẩm quyền này không thể chuyển giao cho người khác thực hiện thay hội đồng quản trị được, luật đã cho phép HĐQT được phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt HSMT thôi.
Do vậy chủ tịch HĐQT không có thẩm quyền ủy quyền cho tổng giám đốc trong việc kí kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu được. Mà bản thân Chủ tịch HĐqT cũng không có thẩm quyền đó mà phải là cả HĐQT.
 

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
47
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần ủy quyền cho tổng giám đốc ký kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu có được không? như vậy theo luật đấu thầu thì có ảnh hưởng gì không.

Theo tôi Ủy quyền được hiểu theo Luật dân sự chứ không phải theo luật đấu thầu, tại điều 142, 143 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11:
Điều 142: Đại diện theo ủy quyền:
1. Đại diện theo ủy quyền là đại diện sự xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản;
Điều 143: Người đại diện theo ủy quyền:
1. Cá nhân, người đại diện theo luật pháp của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người chưa đủ 15 tuổi đến 18 tuổi .....
Ở đây tất cả các hoạt động trong quá trình thực hiện dự án đều thể hiện bằng các giao dịch dân sự, việc ủy quyền hoàn toàn hợp pháp.
 

quangt533

Thành viên mới
Tham gia
26/4/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
xin trao đổi thêm về vấn đề ủy quyền:
việc ủy quyền ở đây không thể mang luật dân sự ra làm căn cứ, vì bộ luật này chỉ dự liệu những giao dịch dân sự, còn chúng ta đang dựa trên cơ sở luật đấu thầu, và trong luật này ủy quyền phải đáp ứng các tiêu chí sau: thứ nhất người ủy quyền phải có thẩm quyền thực hiện công việc mình định giao phó, thứ hai người nhận ủy quyền phải có năng lực thực hiện công việc mình được giao,
trong luật đấu thầu vì là vấn đề rất được quan tâm,( vấn đề phân cấp phân quyền đã được nhận xét là một điểm rất tiến bộ của luật đấu thầu) nên luật đã cân nhắc những việc nào được phép ủy quyền.
Và do đó trong trường hợp cụ thể này em đã trích dẫn điều 44 và 45 LDT, mong rằng có thể đưa thêm được ích lợi nào đó.
 
L

lestrong

Guest
xin trao đổi thêm về vấn đề ủy quyền:
việc ủy quyền ở đây không thể mang luật dân sự ra làm căn cứ, vì bộ luật này chỉ dự liệu những giao dịch dân sự, còn chúng ta đang dựa trên cơ sở luật đấu thầu, và trong luật này ủy quyền phải đáp ứng các tiêu chí sau: thứ nhất người ủy quyền phải có thẩm quyền thực hiện công việc mình định giao phó, thứ hai người nhận ủy quyền phải có năng lực thực hiện công việc mình được giao,
trong luật đấu thầu vì là vấn đề rất được quan tâm,( vấn đề phân cấp phân quyền đã được nhận xét là một điểm rất tiến bộ của luật đấu thầu) nên luật đã cân nhắc những việc nào được phép ủy quyền.
Và do đó trong trường hợp cụ thể này em đã trích dẫn điều 44 và 45 LDT, mong rằng có thể đưa thêm được ích lợi nào đó.

Xin bạn đọc kỹ Điều 3 của Luật Đấu thầu:
"Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ các quy định của Luật này (Luật Đấu thầu) và các quy định của các Luật khác có liên quan"
Như vậy ko chỉ áp dụng mỗi vào Luật đấu thầu, các Luật khác ở từng phạm vi sẽ cũng có mối liên hệ chặt chẽ.
Ở tình huống trên việc TDG ký kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở ủy quyền của CTHDQT thay cho Chủ tịch hội đồng quản trị thì Ông CTHDQT vẫn có trách nhiệm trong việc ký đấy.
Mình đồng tình với bạn Minhtuong về lập luận lỡ may Ông CTHDQT đang đi công tác mà ở nhà phải ký những văn bản ấy gấp thì sao?:confused:
 

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
47
xin trao đổi thêm về vấn đề ủy quyền:
việc ủy quyền ở đây không thể mang luật dân sự ra làm căn cứ, vì bộ luật này chỉ dự liệu những giao dịch dân sự, còn chúng ta đang dựa trên cơ sở luật đấu thầu, và trong luật này ủy quyền phải đáp ứng các tiêu chí sau: thứ nhất người ủy quyền phải có thẩm quyền thực hiện công việc mình định giao phó, thứ hai người nhận ủy quyền phải có năng lực thực hiện công việc mình được giao,
trong luật đấu thầu vì là vấn đề rất được quan tâm,( vấn đề phân cấp phân quyền đã được nhận xét là một điểm rất tiến bộ của luật đấu thầu) nên luật đã cân nhắc những việc nào được phép ủy quyền.
Và do đó trong trường hợp cụ thể này em đã trích dẫn điều 44 và 45 LDT, mong rằng có thể đưa thêm được ích lợi nào đó.

Bạn ơi tất cả những hoạt động phù hợp với pháp luật của cá nhân, pháp nhân trong quá trình thực hiện đầu tư đều là giao dịch dân sự. Nói như bạn : Tại Nguồn vốn Ngân sách cấp có thẩm quyền phê duyệt KHĐT, KQLCNT chỉ có Quốc Hội, hình thức phân nguồn vốn chẳng phải cũng là một hình thức ủy quyền đó sao: Quốc Hội UQ TTCP, TTCP UQ cho các bộ, ngành, UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã đó thôi. Bạn nên đọc lại phần Giao dịch dân sự trong Luật dân sự nhé. :p(Thế này nhé: Bạn có thể định nghĩa từ: "Đại diện hợp pháp" trong Luật đấu thầu theo Luật đấu thầu được không?) Cụ thể: Tại quê tôi có dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện phôi thép và nhà máy đóng tàu (Dự án do TTng CP là cấp có thẩm quyền theo Luật đấu thầu và các nghị định hướng dẫn khác đang triển khai giai đoạn I ). TTngCP Ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt KHĐT và KQLC nhà thầu XD nhà máy luyện phôi thép, Ủy quyền cho Vinashin phê duyệt KHĐT và KQLC nhà thầu xây dựng nhà máy đóng tàu như vậy cũng sai hay sao.
 
Last edited by a moderator:

quangt533

Thành viên mới
Tham gia
26/4/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
vậy mọi người giải thích tại sao trong luật đấu thầu qui định có vấn đề mà người có thẩm quyền được quyền phê duyệt, có vấn đề người có thẩm quyền phê duyệt hoặc ủy quyền, ( ví dụ điều 60 luật đấu thầu), chả lẽ người làm luật ghi thừa à, kế hoạch đấu thầu thì chỉ có quyền phê duyệt, còn hồ sơ mời thầu thì được phê duyệt lẫn ủy quyền phê duyệt???
Xin hỏi cần gì phải ghi như vậy?
 
N

nguyễn thị hạnh

Guest
Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần ủy quyền cho tổng giám đốc ký kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu có được không? như vậy theo luật đấu thầu thì có ảnh hưởng gì không.

Việc Ủy quyền trước hết khẳng định:
- Luật đấu thầu không có quy định cấm trong trường hợp này.
- UQ thuộc phạm vi điều chỉnh bởi Luật Dân sự (bạn nào nói không phải thì nên đi hỏi các Luật sư để chắc ăn nhé): Luật dân sự hoàn toàn cho phép điều này. Tôi muốn trích dẫn ra đây các điều quy định và các văn bản dưới luật quy định về việc UQ nhưng rất dài. Bạn có thể đọc thêm Luật dân sự để hiểu rõ.

Kết luận: UQ thoải mái.
 

quangt533

Thành viên mới
Tham gia
26/4/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
"Hoạt động đấu thầu phải tuân thủ các quy định của Luật này (Luật Đấu thầu) và các quy định của các Luật khác có liên quan"
Như vậy ko chỉ áp dụng mỗi vào Luật đấu thầu, các Luật khác ở từng phạm vi sẽ cũng có mối liên hệ chặt chẽ.
Ở tình huống trên việc TDG ký kế hoạch đấu thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở ủy quyền của CTHDQT thay cho Chủ tịch hội đồng quản trị thì Ông CTHDQT vẫn có trách nhiệm trong việc ký đấy.
Mình đồng tình với bạn Minhtuong về lập luận lỡ may Ông CTHDQT đang đi công tác mà ở nhà phải ký những văn bản ấy gấp thì sao?"
Dạ, nguyên văn lời của bác hongcong, xin trả lời bác là theo điều 41 nghị định hướng dẫn LDT thì khoản 1 hắn nói với các dự án do TTg trực tiếp đầu tư thì TTg có trách nhiệm phê duyệt KHDT, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kết ảu lựa chọn NT...
Nhưng trong khoản 2 và khoản 3 thì Nghị định có ghi rõ là TTg phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt KHDT, KQ chỉ định thầu đối với các dự án bí mật quốc gia, an ninh an toàn năng lượng..
Khoản 3 cũng dự liệu thêm trường hợp đặc biệt điều 24 LDT
Như vậy vẫn có trường hợp ttg được ủy quyền phê duyệt KHDT trong những trường hợp cụ thể.
Em nghĩ là như vậy????
 
L

lestrong

Guest
vậy mọi người giải thích tại sao trong luật đấu thầu qui định có vấn đề mà người có thẩm quyền được quyền phê duyệt, có vấn đề người có thẩm quyền phê duyệt hoặc ủy quyền, ( ví dụ điều 60 luật đấu thầu), chả lẽ người làm luật ghi thừa à, kế hoạch đấu thầu thì chỉ có quyền phê duyệt, còn hồ sơ mời thầu thì được phê duyệt lẫn ủy quyền phê duyệt???
Xin hỏi cần gì phải ghi như vậy?

Mình xin được nói thêm thế này:
Cấp có thẩm quyền ở đây ko phải đích danh phải là Ông (bà) Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng; Chủ tịch tỉnh; Chủ tịch HDQT... Cái quan trọng là con dấu đóng lên chũ ký ấy.
Còn ủy quyền ở đây chính là ủy quyền cho cấp dưới, ví dụ: TTg CP ủy quyền cho Bộ trưởng; Chủ tịch UBND tỉnh,... phê duyệt HSMT chẳng hạn.
 
M

minhtuong

Guest
vậy mọi người giải thích tại sao trong luật đấu thầu qui định có vấn đề mà người có thẩm quyền được quyền phê duyệt, có vấn đề người có thẩm quyền phê duyệt hoặc ủy quyền, ( ví dụ điều 60 luật đấu thầu), chả lẽ người làm luật ghi thừa à, kế hoạch đấu thầu thì chỉ có quyền phê duyệt, còn hồ sơ mời thầu thì được phê duyệt lẫn ủy quyền phê duyệt???
Xin hỏi cần gì phải ghi như vậy?

Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền
1. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.
2. Phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu.
3. Phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
4. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
5. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.
6. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Vậy bạn đã rõ, có vấn đề thì người có thẩm quyền có thể ủy quyền, nhưng có vấn đề không được ủy quyền. Không phải Luật bị thiếu hay thừa chữ đâu. Còn vấn đề về ủy quyền thì bạn tham khảo luật dân sự, như các bạn khác đã nói.
 
Last edited by a moderator:

lanchi

Thành viên mới
Tham gia
2/5/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Hoàn toàn được ủy quyền, nhưng người ủy quyền vẫn phải chịu trách nhiệm nếu người được ủy quyền làm sai.
 
L

lethang_8518

Guest
Trong phần thảo luận ở trên tôi nhận thấy có hai vấn đề như thế này.
- Việc ủy quyền cho cấp phó, trưởng đơn vị phụ thuộc, giám đốc chi nhánh ký đơn dự thầu, ký các văn bản quy định trong giấy ủy quyền là có hợp pháp không?
- Nếu trong trường hợp được ủy quyền thì nếu không sử dụng con dấu của công ty mà sử dụng con dấu của đơn vị phụ thuộc, chi nhánh thì có hợp pháp không ?
Theo tôi được biết :
- Việc người đại diện hợp pháp của công ty (TGD, GD) ủy quyền cho cấp phó, giám đốc chi nhánh tham dự thầu như các quy định trong giấy ủy quyền là hợp pháp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của người được ủy quyền này.
- Còn việc sử dụng con dấu của đơn vị phụ thuộc, chi nhánh trong hồ sơ thầu là không hợp pháp theo khoản 1 điều 6 NĐ 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001.
Xin mọi người bàn luận thêm!
 
Last edited by a moderator:

behaykhocptit

Thành viên mới
Tham gia
1/11/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
em có mấy tình huống muốn tham khảo ý kiến các anh chị mong các anh chi giúp đỡ :
TH1:thực hiện kế hoạch đấu thầu được duyệt doanh nghiệp T tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước đối với gói "Máy tính và lắp đặt hệ thống mạng".Đơn vị A là ch nhánh của tổng công ty F , có nhiều kinh nghiệm và năng lực đối với gói thầu này đã tham gia đấu thầu .Đơn dự thầu của A do PGĐ kí ttreen cơ sở giấy ủy quyền của giám đốc theo đúng pháp luật .Kinh nghiệm và tài chính đơn vị A kê khai trong hồ sơ dự thầu là của tổng công ty F có kèm theo giấy ủy quyền của TGĐ tổng công ty F cho phép đơn vị A được sử dụng kinh nghiệm và năng lực của tổng công ty để tham gia đấu thầu gói thầu trên .

Hỏi :việc ủy quyền của TGĐ tổng công ty F đối với đơn vị A như vậy có hợp lệ không ? Tu cách tham gia dự thầu của đơn vị A có được coi là hợp lệ không?
 

behaykhocptit

Thành viên mới
Tham gia
1/11/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
TH2: Trong số các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu tham gia đấu thầu gói thầu thực hiện một công trình xây lắp có tổng công ty A và công ty thành viên của tổng công ty A là công ty B

Hỏi : cả hai đơn vị nnayf cùng tham dự trong cùng một gói thầu như trên có hợp lệ hay không ?
 

Top