H
Hoaly
Guest
1. Vị trí trọng tâm
Về mặt tổ chức, Giám đốc dự án là trung tâm cùa dự án, là cầu nối và mấu chốt của sự phối hợp hài hòa giữa các bên của dự án. Giám đốc dự án không chỉ là trung tâm của quản lý dự án ( tức là người chỉ huy), để dự án thực hiện có hiệu quả và có trình tự mà còn là trung tâm điều tiết, liên kết giữa các bên có liên quan đến dự án.
Tiến hành Quản lý dự án về cơ bản là tiến hành Quản lý con người. Quá trình thực hiện toàn bộ dự án không những đề cập các bên của dự án trên nhiều phương diện như người ủy quyền ( khách hàng), bên đầu tư, bên vay vốn, nhà cung ứng vật tư, thiết bị, bên thiết kế, cố vấn, tư vấn.... mà còn đề cập đến rất nhiều người có liên quan đến dự án của nhiều phương diện khác nhau. Giữa họ khó tránh khỏi những nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột và những sự cố lớn.
Tất cả những vấn đề này đề cần có ngời giải quyết. Người chịu trách nhiệm phối hợp và hòa giải những vấn đề này chính là Giám đốc quản lý dự án.
Giám đốc dự án là người đại diện toàn quyền của dự án, toàn quyền quản lý dự án, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiên mục tiêu của dự án.
2. Vị trí của người tham gia hợp pháp:
Về quan hệ hợp đồng: giám đốc quản lý dự án với danh nghĩa là đại diên ( chỉ định) của đơn vị nhận hợp đồng trở thành người tham gia hợp pháp thực hiện quản lý hợp đồng có quyền lực pháp luật tối cao đại diện cho bên nhận hợp đồng, thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm toàn bộ về hợp đồng. Khi cần thiết cũng có thể sửa đổi Hợp dồng.
Quyền lực, trách nhiệm và lợi ích của Giám đốc dự án chịu sự ràng buộc và bảo vệ của pháp luật.
Trong quá trình xử lý mối quan hệ các bên tham gia và các bên có liên quan đên Dự án, giám đốc phải có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng và có quyền từ chối những nghĩa vụ và trách nhiệm mang tính áp đặt ngoài hợp đồng. Đó chính là nguyên tắc cao nhất của người tham gia hợp pháp (phù hợp pháp luật).
3. Vị trí điều hành phối hợp:
Xét về góc độ điều hành, giám đốc dự án là người điều hành thực tế thông tin có liên quan, tiến độ thực hiện và hệ thống mục tiêu .. mà cấp trên đưa xuống. Công việc điều hành được chia làm 2 loại:
Điều hành bên ngoài:
Mỗi một dự án đều nằm trong một môi trường / điều kiện nhất định. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có nhiều thông tin đến từ bên ngoài (như nhà cung cấp vật tư, vật liệu, khách hàng, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan : quần chúng, xã hội... Những thông tin này có thể là tốt, (cung cấp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt để thực hiện dự án...) Cũng như có thể là chưa tốt, cảm trở việc thực thi dự án ...Tất cả những vấn đề này đều được giám dốc dự án tiến hành xử lý , giải quyết một cách hợp lý ( biết cách liên hệ và tổng hợp) để cuối cùng rút ra được những nhân tố lợi hại khi thực hiện dự án và tiến hành quản lý dự án tốt hơn.
Điều hành bên trong
Giám đốc dự án là người tham gia dự án hợp pháp do người có quyền hoặc người được ủy quyền của dự án chỉ định thông qua hình thức hợp đồng. Giám đốc dự án có quyền quản lý cao nhất đối với dự án hay nói cách khác là có trách nhiệm trọn gói đối với toàn bộ dự án. Do đó, giám đốc dự án chính là người vạch quyết sách và đề ra các mục tiêu, kế hoach, phương án. Người quyết sách là người có quyền điều hành nội bộ cao nhất.
Giám đốc dự án chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ dự án thực hiện dự án có hiệu quả cao để cuối cùng đạt được mục tiêu dự định.
Tóm lại, Giám đốc dự án là người thực hiện toàn diện mục tiêu của dự án, vừa cần phải đưa ra yêu cầu đối với khách hàng, vừa phải chịu trách nhiệm trước mục tiêu dự án, vừa chịu trách nhiệm trước mục tiêu lợi nhuận đối với người ủy quyền của dự án, tức đơn vị chủ quản trực tiếp của dự án.
Về mặt tổ chức, Giám đốc dự án là trung tâm cùa dự án, là cầu nối và mấu chốt của sự phối hợp hài hòa giữa các bên của dự án. Giám đốc dự án không chỉ là trung tâm của quản lý dự án ( tức là người chỉ huy), để dự án thực hiện có hiệu quả và có trình tự mà còn là trung tâm điều tiết, liên kết giữa các bên có liên quan đến dự án.
Tiến hành Quản lý dự án về cơ bản là tiến hành Quản lý con người. Quá trình thực hiện toàn bộ dự án không những đề cập các bên của dự án trên nhiều phương diện như người ủy quyền ( khách hàng), bên đầu tư, bên vay vốn, nhà cung ứng vật tư, thiết bị, bên thiết kế, cố vấn, tư vấn.... mà còn đề cập đến rất nhiều người có liên quan đến dự án của nhiều phương diện khác nhau. Giữa họ khó tránh khỏi những nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột và những sự cố lớn.
Tất cả những vấn đề này đề cần có ngời giải quyết. Người chịu trách nhiệm phối hợp và hòa giải những vấn đề này chính là Giám đốc quản lý dự án.
Giám đốc dự án là người đại diện toàn quyền của dự án, toàn quyền quản lý dự án, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiên mục tiêu của dự án.
2. Vị trí của người tham gia hợp pháp:
Về quan hệ hợp đồng: giám đốc quản lý dự án với danh nghĩa là đại diên ( chỉ định) của đơn vị nhận hợp đồng trở thành người tham gia hợp pháp thực hiện quản lý hợp đồng có quyền lực pháp luật tối cao đại diện cho bên nhận hợp đồng, thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm toàn bộ về hợp đồng. Khi cần thiết cũng có thể sửa đổi Hợp dồng.
Quyền lực, trách nhiệm và lợi ích của Giám đốc dự án chịu sự ràng buộc và bảo vệ của pháp luật.
Trong quá trình xử lý mối quan hệ các bên tham gia và các bên có liên quan đên Dự án, giám đốc phải có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng và có quyền từ chối những nghĩa vụ và trách nhiệm mang tính áp đặt ngoài hợp đồng. Đó chính là nguyên tắc cao nhất của người tham gia hợp pháp (phù hợp pháp luật).
3. Vị trí điều hành phối hợp:
Xét về góc độ điều hành, giám đốc dự án là người điều hành thực tế thông tin có liên quan, tiến độ thực hiện và hệ thống mục tiêu .. mà cấp trên đưa xuống. Công việc điều hành được chia làm 2 loại:
Điều hành bên ngoài:
Mỗi một dự án đều nằm trong một môi trường / điều kiện nhất định. Trong quá trình thực hiện dự án sẽ có nhiều thông tin đến từ bên ngoài (như nhà cung cấp vật tư, vật liệu, khách hàng, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan : quần chúng, xã hội... Những thông tin này có thể là tốt, (cung cấp hỗ trợ, tạo điều kiện tốt để thực hiện dự án...) Cũng như có thể là chưa tốt, cảm trở việc thực thi dự án ...Tất cả những vấn đề này đều được giám dốc dự án tiến hành xử lý , giải quyết một cách hợp lý ( biết cách liên hệ và tổng hợp) để cuối cùng rút ra được những nhân tố lợi hại khi thực hiện dự án và tiến hành quản lý dự án tốt hơn.
Điều hành bên trong
Giám đốc dự án là người tham gia dự án hợp pháp do người có quyền hoặc người được ủy quyền của dự án chỉ định thông qua hình thức hợp đồng. Giám đốc dự án có quyền quản lý cao nhất đối với dự án hay nói cách khác là có trách nhiệm trọn gói đối với toàn bộ dự án. Do đó, giám đốc dự án chính là người vạch quyết sách và đề ra các mục tiêu, kế hoach, phương án. Người quyết sách là người có quyền điều hành nội bộ cao nhất.
Giám đốc dự án chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ dự án thực hiện dự án có hiệu quả cao để cuối cùng đạt được mục tiêu dự định.
Tóm lại, Giám đốc dự án là người thực hiện toàn diện mục tiêu của dự án, vừa cần phải đưa ra yêu cầu đối với khách hàng, vừa phải chịu trách nhiệm trước mục tiêu dự án, vừa chịu trách nhiệm trước mục tiêu lợi nhuận đối với người ủy quyền của dự án, tức đơn vị chủ quản trực tiếp của dự án.