Em đang gặp một vấn đề thế này các bác ạ:
Em nhận được một hồ sơ mời thầu nhà 5 tầng, móng được thiết kế là móng băng, sâu 1,5 m so với tự nhiên,từ tim tới tim móng là 5m, móng rộng 2,2 m. khối lượng đất đào thì nó cứ tính đào theo móng băng. Và trong HSMT nó vẫn mời là 80% đào bằng máy và 20% đào bằng thủ công, biện pháp đào là móng băng.
Mong các bác cho em ý kiến ạ, cái khoản thầu thì này em còn kém lắm, các bác đừng cười em nhé!
- Em thấy nếu lập BPTC thì kiểu đào móng băng bằng máy và sửa hố móng bằng thủ công là chưa hợp lý lắm, em định làm đào ao tới cốt đáy móng, và sửa bằng thủ công từ đáy móng tới cốt đáy bê tông lót => Khối lượng đất đào và đắp trả sẽ tăng lên so với hồ sơ mời thầu => Em đưa cái này vào kiến nghị biện pháp thi công khác và chào giá khối lượng khác có đúng không các bác nhỉ?
- Thêm nữa: HSMT là cốp pha gỗ đối với dầm sàn và cột. Nhưng hiện bên em có hộp cột thép và ván khuôn, giáo chống bằng thép => em đưa cái này vào Kiến nghị biện pháp thi công khác + một bảng chào giá kèm theo có được ko bác? ( cái này mà áp đụng giá nhà nước, định mức nhà nước thì lại cao hơn giá côp pha gỗ + giáo chống gỗ => làm thế nào để chủ đầu tư chấp nhận chẳng may trúng thầu )?
Đôi điều chia sẻ:
1. Bạn nên dự trù kinh phí thực tế để thi công đào, đắp và vận chuyển đất: bao nhiêu ca máy, nhân công hoặc thuê thầu phụ ... So với giá chạy dự toán theo HSMT đưa ra. Ở đây HSMT tính 80% đào máy mình nghĩ là dư rồi. Vì vậy nếu tự tin bạn giữ nguyên dự toán còn không đề xuất đào máy 90% cho cạnh tranh chẳng hạn.
2. Cốp pha gỗ hay sắt sẽ không quan trọng nếu đơn giá trong hợp đồng là đơn giá cố định (Bạn lấy giá CP gỗ nhưng thi công thực tế là CP sắt). Nếu được điều chỉnh đơn giá sau này mình nghĩ bạn nên đổi định mức trong HSDT thành CP sắt (điều chỉnh định mức hoặc đơn giá để giá CP sắt = CP gỗ) để sau này được điều chỉnh giá nhân công chẳng hạn sẽ đỡ rắc rối cả trong vấn đề điều chỉnh giá, lập bản vẽ BPTC và thanh toán.
Chốt lại quan trọng nhất vẫn là dự toán theo HSMT đã đủ chi phí để thi công + lợi nhuận + ... chưa? đủ rồi thì cứ thể làm dự toán DT, chưa đủ thì tìm cách bổ sung, dư thì tùy cơ ứng biến...
Chia sẻ 1 cách bổ sung chi phí (với hợp đồng đơn giá cố định và khối lượng thực tế): Bạn tìm trong HSMT khối lượng công việc nào chắc chắn có phát sinh thì tăng đơn giá lên, công việc nào dư khối lượng hoặc chắc chắn sẽ giảm kl khi thanh toán thì hạ đơn giá xuống để đảm bảo giá thầu = giá dự toán CĐT nhưng sau này thanh toán thì giá thanh toán > giá dự toán CĐT.