G
gacon0208
Guest
Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn.
1. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
2.Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam được xem là thị trường then chốt ở Châu Á của tập đoàn Capitaland. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã đưa ra rất nhiều cơ hội cho các công ty bất động sản quốc tế, điển hình như Capitaland. Capitaland hiện đang tìm kiếm cơ hội đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác cùng các đối tác chiến lược trong nước.
Tại Việt Nam, Tập đoàn CapitaLand hiện diện đầu tiên ở hai thành phố chính Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu trong lĩnh vực nhà ở và căn hộ dịch vụ. Tập đoàn cam kết sẽ đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam cũng như cam kết phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược địa phương hóa, các hoạt động của CapitaLand chủ yếu được các nhân viên bản địa điều hành và thực hiện. Tập đoàn cũng tổ chức các hoạt động đóng góp cho xã hội Việt Nam và đây được coi như một phần của nỗ lực của công ty đóng góp cho trách nhiệm xã hội.
The Vista An Phú của CapitaLand đạt giải thưởng Bất động sản Quốc tế do CNBC trao tặng
Trong năm 2006, CapitaLand thành lập văn phòng tại TP HCM, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản và bắt đầu triển khai đầu tư dự án căn hộ cao cấp đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2006, CapitaLand thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh để tập trung vào thị trường BĐS và đầu tư lần đầu tiên vào thị trường nhà ở tại Việt Nam. Trong năm 2008, CapitaLand mở thêm một văn phòng tại Hà Nội để hỗ trợ việc mở rộng kinh doanh vào thị trường đầy tiềm năng này. Nhân sự của công ty tại hai thành phố này đã tăng lên gần 80 người và phần lớn là người Việt Nam, phù hợp với chiến lược nội địa hóa nguồn nhân lực của công ty và cam kết phát triển nguồn nhân lực địa phương.
Mulberry Lane - Dự án mang tầm vóc quốc tế của CapitaLand tại Hà Nội
Năm 2008 và 2009, CapitaLand Việt Nam được trao giải thưởng Rồng Vàng dành cho dịch vụ tốt nhất, là một trong những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tháng7 năm 2009, CapitaLand (Việt Nam) đã đoạt giải thưởng Chiến lược Marketing tốt nhất với dự án The Vista tại Giải thưởng Bất động sản Quốc tế do CNBC trao tặng.
Nhóm căn hộ Ascott đã tạo được chỗ đứng vững mạnh tại Việt Nam. Ascott là chủ sở hữu và điều hành lĩnh vực căn hộ dịch vụ cao cấp lớn nhất thế giới với sáu thương hiệu Somerset cùng tổng số hơn 1.000 căn hộ ở Việt Nam.
3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở nào?
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở nào?
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
1. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp?
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
2.Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam được xem là thị trường then chốt ở Châu Á của tập đoàn Capitaland. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã đưa ra rất nhiều cơ hội cho các công ty bất động sản quốc tế, điển hình như Capitaland. Capitaland hiện đang tìm kiếm cơ hội đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác cùng các đối tác chiến lược trong nước.
Tại Việt Nam, Tập đoàn CapitaLand hiện diện đầu tiên ở hai thành phố chính Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu trong lĩnh vực nhà ở và căn hộ dịch vụ. Tập đoàn cam kết sẽ đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam cũng như cam kết phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược địa phương hóa, các hoạt động của CapitaLand chủ yếu được các nhân viên bản địa điều hành và thực hiện. Tập đoàn cũng tổ chức các hoạt động đóng góp cho xã hội Việt Nam và đây được coi như một phần của nỗ lực của công ty đóng góp cho trách nhiệm xã hội.

The Vista An Phú của CapitaLand đạt giải thưởng Bất động sản Quốc tế do CNBC trao tặng
Trong năm 2006, CapitaLand thành lập văn phòng tại TP HCM, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản và bắt đầu triển khai đầu tư dự án căn hộ cao cấp đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2006, CapitaLand thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh để tập trung vào thị trường BĐS và đầu tư lần đầu tiên vào thị trường nhà ở tại Việt Nam. Trong năm 2008, CapitaLand mở thêm một văn phòng tại Hà Nội để hỗ trợ việc mở rộng kinh doanh vào thị trường đầy tiềm năng này. Nhân sự của công ty tại hai thành phố này đã tăng lên gần 80 người và phần lớn là người Việt Nam, phù hợp với chiến lược nội địa hóa nguồn nhân lực của công ty và cam kết phát triển nguồn nhân lực địa phương.

Mulberry Lane - Dự án mang tầm vóc quốc tế của CapitaLand tại Hà Nội
Năm 2008 và 2009, CapitaLand Việt Nam được trao giải thưởng Rồng Vàng dành cho dịch vụ tốt nhất, là một trong những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tháng7 năm 2009, CapitaLand (Việt Nam) đã đoạt giải thưởng Chiến lược Marketing tốt nhất với dự án The Vista tại Giải thưởng Bất động sản Quốc tế do CNBC trao tặng.
Nhóm căn hộ Ascott đã tạo được chỗ đứng vững mạnh tại Việt Nam. Ascott là chủ sở hữu và điều hành lĩnh vực căn hộ dịch vụ cao cấp lớn nhất thế giới với sáu thương hiệu Somerset cùng tổng số hơn 1.000 căn hộ ở Việt Nam.
3. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở nào?
Trước hết chúng ta phải có quan điểm cụ thể về vai trò của văn hoá doanh nghiệp. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Mọi cải cách chỉ thực sự có tính thuyết phục khi nó tách ra khỏi lợi ích cá nhân, còn văn hoá doanh nghiệp thì phải bảo vệ cho mọi quyền lợi và lợi ích của cá nhân.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở nào?
Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
Tổng hợp từ Internet và CapitaLand