Xác định vòng đời dự án

nguyenduong171

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
12/6/08
Bài viết
245
Điểm thành tích
18
Tuổi
46
Mong các anh chị trên diễn đàn giá xây dựng cho biết cơ sở chính xác nào để xác định vòng đời dự án. Đối với các dự án về đầu tư xây dựng thì xác định vòng đời dự án có cơ sở, còn các dự án đầu tư sản xuất thực sự xác định vòng đời dự án chưa được thuyết phục lắm. Vậy nhờ các anh chị trên diễn đàn tham gia thảo luận để vấn đề được rõ thêm.
 

lesong_hong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
46
Điểm thành tích
6
Tuổi
71
THAM GIA THẢO LUẬN:
Tuổi thọ kinh tế
, viết tắt là ttkt, hay còn gọi là đời dự án, hiện nay, cách hiểu chung là khoảng thời gian từ lúc kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư, bắt đầu đưa dự án vào khai thác, hay sản phẩm của dự án được sản xuất và đưa ra thị trường, hay dự án bắt đầu có doanh thu, qua quá trình phát triển, cho đến khi nó không còn khả năng mang lại hiệu quả nữa, nghĩa là doanh thu giảm dần tới không, chủ đầu tư quyết định chấm dứt dự án và bán các tài sản còn lại của dự án.
Vòng đời dự án là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng của dự án vì vậy khi chuẩn bị dự án người ta phải khảo sát rất kỹ thị trường để dự báo sát đời dự án từ đó đưa ra các tính toán kinh tế thích hợp. Trong thị trường có cạnh tranh, chỉ tiêu đời dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng là:
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm của dự án, chính sách marketing, sự thay đổi thị hiếu của khách hàng, sự phát triển của khoa học công nghệ, đối với dự án kinh doanh dịch vụ điện thoại nội hạt cũng vậy, mặc dù nhu cầu về thông tin bằng điên thoại (cố định) luôn tồn tại và phát triển cùng với sự đi lên của nền kinh tế và văn minh của nhân loaị.
- Có nhiều ví dụ trong thực tế cho việc này như:
+ Dự án thông tin cáp đối xứng Hà nội - Quảng Ninh đời dự án bằng không, mặc dù nhu cầu thông tin của dự án là rất lớn, vì công nghệ đã thay đổi quá nhanh.
+ Ví dụ nữa là dự án mạng điện thoại di động calling thành phố Hồ Chí Minh có đời khoảng 6 năm, mặc dù nhu cầu phát triển cực nhanh, nhưng đã có dịch vụ di động mobi cạnh tranh mà chính sách marketing quá chậm thay đổi dẫn đến mất thị phần.
+ Và ví dụ nữa cho dự án kinh doanh dịch vụ điện thoại cố định nội hạt, một thị trường trước đây tưởng như có thể nói là không bao giờ hết, đời dự án đối với các công ty điện thoại thuộc Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam là rất dài nên không phải tính đến. Nhưng có lẽ không ai lường trước được cách mạng Di động và Video call qua mạng (Zalo, Facebook...) hiện nay làm dịch vụ điện thoại cố định ngắn lại như thế. Do các đối thủ cạnh tranh với mức giá thấp, hoặc miễn phí như Zalo, dịch vụ có nhiều ưu điểm hơn, tiện lợ hơn, khiến cho các công ty dịch vụ điện thoại cố định mất dần thị phần dẫn đến thua lỗ.
 

alinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
28/4/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
37
Đối với các dự án lập khu tái định cư, chia lô bán đât thì vòng đời dự án là bao nhiêu?
 

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Mong các anh chị trên diễn đàn giá xây dựng cho biết cơ sở chính xác nào để xác định vòng đời dự án. Đối với các dự án về đầu tư xây dựng thì xác định vòng đời dự án có cơ sở, còn các dự án đầu tư sản xuất thực sự xác định vòng đời dự án chưa được thuyết phục lắm. Vậy nhờ các anh chị trên diễn đàn tham gia thảo luận để vấn đề được rõ thêm.
Chào bạn.Đối với các dự án khác nhau thì việc xác định tuổi thọ của dự án cũng khác nhau.Có thể xác định dựa trên cơ sở sau:
_DA đầu tư mua sắm máy móc thiết bị:tuổi thọ của máy móc thiết bị.
_DA đầu tư thực hiện hợp đồng xây dựng:thời gian thi công.
_DA đầu tư sản xuất :tuổi thọ của dây chuyền sản xuất.
_DA đầu tư cho một số công trình năng lượng.VD:Nhà máy thủy điện:tuổi thọ của bể chứa...
Đây là ý kiến của mình.Mời các Pro cho ý kiến.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.624
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Mình đã giải thích vài lần cho các bạn học viên nhưng không ghi lại. Nay có 1 bạn học viên khóa học lập Tổng mức đầu tư và Phân tích hiệu quả dự án của GXD hỏi, mình Google đọc thì có nhiều bài trên web giải thích về vòng đời dự án, đa số giải thích sai: Vòng đời dự án gồm Thời gian chuẩn bị dự án + Thời gian thực hiện dự án + Kết thúc dự án (nhiều tác giả đang hiểu là kết thúc xây dựng). Đến topic này mình thấy các bạn Lesong_hong và chuminh2212 trên giải thích chuẩn.
Mình viết thêm 1 chút để ở đây để các bạn đi sau tham khảo và các bạn học viên lớp Tổng mức đầu tư và Hiệu quả dự án có hỏi thì mình chỉ việc gửi link, không phải giải thích lại nhiều nữa, dành thời gian cho các vấn đề khác:

Ví dụ: Hà Tĩnh ưu ái cho Formosa thuê đất 70 năm. Nên các dự án của Formosa thực hiện trên đất đó lập sẽ chỉ tối đa là 70 năm thôi. Nếu bây giờ lập thì phải nhỏ hơn, bởi vì từ khi được cho phép 70 năm thì đã trôi qua nhiều năm rồi.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu NPV, IRR là của nước ngoài du nhập vào Việt Nam, trước mình học phương pháp này các thầy khuyến cáo nó chỉ dự báo chính xác cho dự án có vòng đời 30 năm trở lại. Tuy nhiên, người Việt toàn tính toán phân tích dự án cho cả 50 năm, 70 năm hoặc cả trăm năm (ai mà có tầm nhìn xa được thế cơ chứ, ngoài Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm ngày xưa có 1 số sấm truyền đến đời sau vẫn thây đúng).

Khi trước mình đọc phần Help của Excel để biết cách sử dụng hàm NPV, IRR... trong đó cũng khuyến cáo chỉ với khoảng 30 đối số. Tức là hàng ngàn kỹ sư của Excel khi nghiên cứu về Tài chính dự án cũng đã khuyến cáo tầm 30 năm. Sau phiên bản Excel 2016 họ đã tăng lên được 254 đối số, cái này mình đoán là do cởi bỏ ràng buộc về khả năng tính toán và sức mạnh của phần cứng CPU chứ ko ai dự đoán được dự án tương lai hơn 250 năm như thế cả, với lại lý thuyết của NPV, IRR chắc vẫn không đổi.

Nói chung việc xác định vòng đời của dự án nó tùy thuộc từng dự án, từng hoàn cảnh cụ thể, điều kiện thực tiễn, điều kiện thị trường và ý muốn của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư nào cũng có thể muốn dự án của mình lâu dài, nhưng thực tiễn lại không cho phép hoặc thị trường đổ vỡ... Con số này cũng giống như tuổi thọ của của dự án thành công ty: khi thành lập ra không biết công ty này sẽ vận hành được bao lâu. Rất nhiều công ty của Mỹ cả trăm năm rồi vẫn phá sản ra đi, nhưng khi vận hành người ta luôn có gắng kéo dài nó nhất có thể.

Bạn nào có tuổi 1 tý đều biết bài hát của nhạc sỹ Trần Tiến: Hà Nội những năm 2000. Đây là 1 ví dụ điển hình của việc lựa chọn, dự báo vòng đời của dự án. Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, chúng tôi nghĩ về năm 2000 chúng tôi có thể lên sao hỏa, mọi thứ sẽ tuyệt vời lắm, mọi người lên tiên hết. Giờ chúng ta đi qua năm 2000 21 năm rồi, chẳng ai có thể ngờ Covid làm 85.000 công ty phá sản (tức là hơn 85.000 nhân X dự án chấm dứt vòng đời, X là số dự án của mỗi công ty).

Trong bài hát “Hà Nội những năm 2000” của Trần Tiến có đoạn lời như sau: “Hà Nội! những năm hai nghìn; Trời cao Thăng Long bay lên; Nhà cao vươn trong mây xanh; Phố vẫn nhỏ, con đường vẫn nhỏ; Để em bước trong thu vàng…”.

Trần Tiến đã đúng khi dự đoán Hà Nội những năm 2000 “phố vẫn nhỏ, con đường vẫn nhỏ” và “nhà cao vươn trong mây xanh”. Có điều khi đó Trần Tiến chắc không dự đoán được “nhà cao vươn trong mây xanh” được hình thành bởi “quy hoạch băm nát Thủ đô”, bởi những “vi phạm nghiêm trọng” của một số sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố Hà Nội... (trích từ 1 bài báo)

Mình lan man 1 chút liên hệ bài hát của Trần Tiến để các bạn dễ hình dung về lựa chọn vòng đời dự án.

Khi làm bài toán độ nhạy để quyết định đầu tư dự án: có tình huống cố định các yếu tố khác, kéo dài hoặc thu ngắn thời gian vòng đời dự án để xem các chỉ tiêu thay đổi như nào, ảnh hưởng đến dự án như nào.
 

Top